Mục lục show

Trên thực tế nhiều bậc phụ huynh cho rằng trẻ dưới 2 tuổi còn nhỏ chưa cần dạy dỗ nghiêm khắc. Nhưng sự chiều chuộng có thể khiến trẻ trở nên khó bảo, không nghe lời. Mặt khác nếu cha mẹ chọn cách dạy trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh không thích hợp sẽ dẫn đến tình trạng tồi tệ hơn. Trong nội dung bài viết dưới đây, Sakura Montessori sẽ chia sẻ 10 cách dạy trẻ “cực ngọt” đã được nhiều bậc phụ huynh thực hiện thành công.

10 cách dạy trẻ 1-2 tuổi bướng bỉnh
10 cách dạy trẻ 1-2 tuổi bướng bỉnh

Trẻ 1 tuổi bướng bỉnh, trẻ 2 tuổi bướng bỉnh và những lo lắng của cha mẹ

Phụ huynh nào cũng mong muốn con ngoan ngoãn, nghe lời, phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên có những giai đoạn trẻ lì lợm, khó bảo và ngang bướng khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Thời kỳ 1 – 2 tuổi là một trong những giai đoạn như vậy.

1. Tâm lý trẻ 1 tuổi và nguyên nhân trẻ không nghe lời

Trong quá trình nuôi dạy trẻ 1 tuổi nhiều bậc huynh ngạc nhiên bởi nhiều khi trẻ không nghe lời, bướng bỉnh. Để giải thích rõ nguyên nhân cha mẹ cần tìm hiểu tâm lý trẻ 1 tuổi. Giai đoạn 1 tuổi trẻ hiếu động, bắt đầu tò mò khám phá thế giới, hứng thú khi tiếp xúc với những điều mới lạ.

Tuy nhiên, việc nhận thức còn non nớt nên trẻ chưa phân biệt được đúng sai và chưa hiểu hết được những điều người lớn căn dặn.

Trẻ muốn làm theo ý mình, không chịu nghe lời cha mẹ khiến chúng ta mệt mỏi, bực tức. Những tác động mạnh mẽ về lời nói, hành động có thể làm ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ. Vì vậy, trong cách dạy trẻ 1 tuổi bướng bỉnh cha mẹ nên yêu thương, chăm sóc, giáo dục, chỉ dẫn bé đúng cách giúp con cân bằng và phát triển tốt nhất.

>> Tìm hiểu về các thời kì nhạy cảm và cách tận dụng để giúp con phát triển đúng cách 

2. Tâm lý trẻ 2 tuổi và nguyên nhân trẻ bướng bỉnh

Bước vào độ tuổi lên 2, trẻ bắt đầu có sự thay đổi nhận thức, tâm lý bị xáo trộn, dễ phản ứng thái quá. Bé biết thể hiện cảm xúc, giao tiếp nhiều hơn với môi trường xung quanh. Lúc này con có những phản kháng với những điều không thích, muốn làm theo ý mình. Thậm chí có những bé luôn làm ngược lại những điều cha mẹ nói.

>> Xem thêm: Khủng hoảng tuổi lên 2 và những điều ba mẹ cần biết

Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2
Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2

Khi con làm sai, ăn vạ quấy khóc, không chịu nghe lời khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy bất lực. Để giải quyết tình trạng này nhiều bố mẹ chọn cách quát mắng, sử dụng đòn roi với trẻ. Cách cư xử bạo lực này càng khiến cho trẻ trở nên lì lợm hơn. Các chuyên gia đánh giá đây là phương pháp giáo dục không hiệu quả. Con ở lứa tuổi “ẩm ương” nên bố mẹ cần tìm cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh đúng đắn, nếu không mọi việc dạy dỗ trở nên phản tác dụng.

>> Đọc thêm: Dạy tiếng Anh cho trẻ 2 tuổi, tại sao không?

3. Trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh có đáng lo không?

cách dạy trẻ 1-2 tuổi bướng bỉnh
Trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh có đáng lo không?

Theo tâm lý trẻ 1 tuổi và tâm lý trẻ 2 tuổi thì thái độ bướng bỉnh, chống đối của trẻ là sự phát triển bình thường. Đây chính là dấu hiệu trẻ bắt đầu xuất hiện lòng tự trọng, cái tôi cá nhân, có suy nghĩ của riêng mình. Vì vậy, khi con thay đổi không còn nghe lời, cha mẹ hãy bình tĩnh và tìm ra phương pháp uốn nắn, giáo dục kịp thời.

Khắc phục sự ương bướng của con bằng những phương pháp đúng đắn là cách giúp trẻ vượt qua giai đoạn “khủng hoảng”. Lưu ý quan trọng trong cách dạy trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh là cha mẹ đừng quên sự giận giữ, cố chấp là một phần bình thường của con. Từ đó phụ huynh cần điềm tĩnh, cảm thông với trẻ khi giải quyết mọi vấn đề.

10 cách dạy trẻ 1 và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh cha mẹ thực hiện là thành công

Chắc hẳn nhiều bậc phụ huynh cảm thấy rất buồn, bất lực bởi con không nghe lời, nghịch ngợm và chống đối. Tuy nhiên nếu tìm ra cách dạy trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh phù hợp, cha mẹ khiến con trở nên ngoan ngoãn, nghe lời. Bên cạnh đó bé phát huy được tính độc lập, sự tự tin, thông minh và sáng tạo.

>> Ba mẹ cũng có thể cân nhắc cho bé đi học mầm non từ sớm, cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này nhé!

1. Chọn thời điểm thích hợp để dạy trẻ

Sự khéo léo của cha mẹ trong cách dạy trẻ bướng bỉnh thể hiện ở việc chọn thời điểm thích hợp để giáo dục bé. Bởi vì không phải lúc nào con cũng thực hiện theo những điều mà cha mẹ đặt ra. Ví dụ vào thời điểm mà con đang làm những việc yêu thích, cha mẹ không nên bắt trẻ dừng lại ngay lập tức để đưa ra yêu cầu.

Hãy đợi đến khi trẻ kết thúc việc con đang làm dang dở, để khiến bé không cảm thấy khó chịu, mất tập trung, miễn cưỡng thực hiện theo lời cha mẹ. Tâm lý bé thoải mái, con sẽ dễ dàng tiếp nhận, nghe lời và thực hiện nhanh chóng mọi việc khác.

2. Không la mắng, hãy giảng giải và đáp ứng mong muốn phù hợp của trẻ

Khi trẻ chuẩn bị thực hiện một hành động không tốt, có thể gây hậu quả đừng ngay lập tức la mắng con. Cha mẹ hãy giải thích cho con về tình huống xấu, dạy con cách xử lý thích hợp.

Ví dụ: Con chuẩn bị với ly nước trên cao, hãy lấy ly nước đó xuống giải thích cho con cha mẹ lấy giúp sẽ không bị đổ. Sau đó đưa cho trẻ ly nước nếu con muốn uống.

cách dạy trẻ 1-2 tuổi bướng bỉnh
Không la mắng, hãy giảng giải và đáp ứng mong muốn phù hợp của trẻ

Tuy nhiên không phải mọi trường hợp cha mẹ đều đáp ứng mong muốn của trẻ. Với những hành động nguy hiểm, có thể gây bị thương cha mẹ cần lấy đi và nghiêm túc ngăn cấm. Đồng thời giảng giải cho con hậu quả giúp bé ghi nhớ.

Bí quyết dạy con không vất vả cùng Sakura Montessori

3. Dạy trẻ 1 – 2 tuổi bướng bỉnh mềm mỏng nhưng dứt khoát

Không phải mềm mỏng trong mọi trường hợp trẻ sẽ ngoan ngoãn, bạn cần mắng con khi bé vi phạm lỗi nghiêm trọng. Khi con có hành động, lời nói không đúng hãy nhìn thẳng vào bé và giải thích một cách nghiêm túc về cái sai của trẻ. Đảm bảo con có thể hiểu rõ hậu quả của việc mình làm, cha mẹ không dung túng cho những sai lầm đó.

Trong trường hợp này, áp dụng cách dạy trẻ 1 tuổi bướng bỉnh hay cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh giải thích nhẹ nhàng, xoa dịu hay bỏ qua trẻ có xu hướng lặp lại hành động đó. Lâu dần trở thành thói hư, tật xấu khó bỏ mà cha mẹ khó để dạy dỗ, sửa sai.

4. Phớt lờ những yêu cầu không hợp lý của con

Làm lơ khi con giận giữ, khóc lóc, ăn vạ có vẻ là cách khá khắc nghiệt không phải cha mẹ nào cũng làm được. Tuy nhiên phớt lờ những yêu cầu quá đáng của con là cách hay để đối phó với 1 đứa trẻ đang nổi giận.

Khi trẻ bướng bỉnh, mất kiểm soát mọi biện pháp kỷ luật, lời giải thích thường không mấy hiệu quả. Cha mẹ nên chọn cách làm lơ và đợi cơn giận của con qua đi. Tuy nhiên đừng bỏ bé lại 1 mình khiến con sợ hãi, hãy đảm bảo trẻ ở trong tầm mắt. Khi con bình tĩnh trở lại, hãy trao cho trẻ 1 cái ôm xoa dịu, lúc này hãy giải thích, để bé hiểu hành động sai lầm của mình. Nhắc nhở con lần sau không nên tái phạm nữa.

5. Suy nghĩ như 1 đứa trẻ để tìm ra cách dạy trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh phù hợp

Khi nhìn thấy những hành động không mà người lớn cho là sai trái, cha mẹ rất dễ nổi giận. Lúc này bạn hãy thử đặt mình vào vị trí của con, suy nghĩ như một đứa trẻ để hiểu sự thú vị trong đó. Ví dụ: Khi chơi con để lại 1 mớ hỗn độn, nếu là con cha mẹ sẽ thấy đây là bé đang khám phá xung quanh theo cách của mình.

Suy nghĩ như 1 đứa trẻ để tìm ra cách dạy trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh phù hợp
Suy nghĩ như 1 đứa trẻ để tìm ra cách dạy trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh phù hợp

Như vậy, chúng ta không bắt buộc con phải dừng lại ngay lập tức và dọn dẹp. Điều cần làm là đợi con dừng hoạt động hãy đưa ra yêu cầu. Bên cạnh đó, cha mẹ có thể chọn cách cùng tham gia chơi với trẻ và định hướng cho con những thói quen tốt. Khi thấy cha mẹ hòa nhập cùng mình, trẻ vui vẻ, tin tưởng và thoải mái nghe theo lời dạy của người lớn.

6. Không ép buộc trẻ làm những điều mà bé không thích

Bước vào tuổi lên 2, trẻ trở thành cá thể độc lập, con muốn tự do đưa ra quyết định của mình. Lúc này việc ép buộc trẻ làm theo điều cha mẹ muốn là cướp đoạt quyền tự do của con. Mặc dù những yêu cầu của cha mẹ là tốt cho bé nhưng nếu ngăn cản con dễ phản ứng lại, trở nên khó bảo hơn.

Thay vì yêu cầu con phải làm theo, cha mẹ hãy mềm mỏng đưa ra cho con những lựa chọn. Mặc dù các lựa chọn vẫn nằm trong tầm kiểm soát nhưng trẻ cảm thấy mình được quyết định. Ví dụ: Trước khi đi ngủ hãy đưa ra cho con 2 quyển truyện và con chọn sẽ đọc truyện nào. Khi con muốn ăn kem mà đang bị ho, cha mẹ gợi ý cho con những món ăn vặt lành mạnh khác.

7. Cách dạy trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh: Khen ngợi và động viên trẻ đúng lúc

Cách dạy trẻ 1 tuổi bướng bỉnh hay cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh được nhiều cha mẹ áp dụng hiệu quả là thường xuyên khen ngợi và động viên trẻ. Khi có có sự nỗ lực, hoàn thành tốt 1 việc nào đó bé cũng rất muốn được cha mẹ ghi nhận. Cha mẹ quan tâm, hiểu con, biết được những việc con làm còn khiến trẻ cảm nhận được tình yêu thương. Con sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa, trở nên ngoan ngoãn và nghe lời hơn.

Tuy nhiên khen ngợi không có nghĩa là cha mẹ bỏ qua mọi khuyết điểm của con. Cha mẹ cần có những hình phạt để con nhận biết đúng sai và không lặp lại thói xấu nữa. Tuy nhiên hình phạt ở đây không khuyến khích bạo lực, không áp đặt khiến trẻ không hiểu tại sao mình bị phạt như vậy.

8. Hướng dẫn và đồng hành cùng con khám phá thế giới

Từ 1 – 2 tuổi bé có nhiều sự thay đổi trong nhận thức, tâm lý, giao tiếp… Đây là thời gian con mong muốn khám phá thế giới, chạm vào mọi vật để tự cảm nhận mọi thứ. Lúc này cha mẹ nên hướng dẫn và đồng hành cùng con trong các hành trình hoạt động vì con chưa nhận biết hết được đâu là sự an toàn, đâu là nguy hiểm.

Hướng dẫn và đồng hành cùng con khám phá thế giới
Hướng dẫn và đồng hành cùng con khám phá thế giới

Nếu bạn muốn trẻ làm việc gì hãy hướng dẫn con cách làm bằng cách bước đơn giản, cụ thể. Cha mẹ nên làm mẫu nếu con chưa hiểu để lần sau bé có thể tự thực hiện. Ví dụ: Giúp con phân biệt những thứ có thể cầm, nắm như quả bóng, đồ chơi… Dạy con những gì không nên chạm vào như dao, lửa. Dạy con cách thu dọn đồ chơi khi cùng làm với trẻ.

9. Đặt giới hạn cho trẻ bằng kỷ luật

Dù con còn nhỏ, thì trong cách dạy trẻ 1 tuổi bướng bỉnh hay cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh cha mẹ vẫn cần đặt ra cho con những giới hạn, khuôn khổ nhất định. Đồng thời cha mẹ cần đảm bảo con hiểu những thứ được phép và không được phép làm. Tuy nhiên việc này không dễ dàng nhất là với những đứa trẻ bướng bỉnh. Dù khó khăn nhưng chỉ cần cha mẹ kiên nhẫn, chúng ta sẽ thất con có sự thay đổi theo thời gian.

Cha mẹ hãy nhớ việc đứa trẻ 1 – 2 tuổi chưa phân biệt, ghi nhớ được quy tắc là hoàn toàn bình thường. Chúng ta có thể giải quyết vấn đề này bằng cách thường xuyên nhắc nhở để con nhớ. Hoặc đưa ra thêm một vài hướng giải quyết dự phòng khác.

Ví dụ: Nhắc bé lỗi bé thường xuyên gặp phải “con đừng giành đồ chơi của bạn nhé, hai người cùng chơi sẽ vui hơn”. Nếu con không thích em vì ganh tị hãy để con gần gũi, tiếp xúc với em nhiều hơn. Trong trường hợp đi ngủ con sợ bóng tối hãy để đèn ngủ trong phòng…

10. Khuyến khích con học theo tấm gương tốt

Trong giai đoạn này trẻ thường thích bắt chước người lớn, cha mẹ hãy coi đây là cơ hội để dạy dỗ trẻ. Cha mẹ trở thành tấm gương tốt về cách cư xử đúng mực, hành động đúng đắn để con học theo. Đồng thời tạo ra môi trường sống xung quanh tốt khiến con học hỏi được những điều hay, lẽ phải.

Ví dụ: Con không chịu mặc áo khoác, cha mẹ có thể nói “trời lạnh quá, không mặc áo khoác sẽ ho mất, mẹ con mình cùng chọn áo khoác để mặc nhé”. Hoặc “Món ăn này rất mềm, thơm ngon, bố và con mỗi người ăn 1 miếng đi”…

Một số lưu ý vàng cho cha mẹ khi dạy trẻ 1 – 2 tuổi bướng bỉnh

Hành trình giáo dục trẻ 1 tuổi và 2 tuổi bướng bỉnh không dễ dàng khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu tìm đáp án giải quyết. Tuy nhiên không phải cách dạy trẻ nào cũng có thể áp dụng và mang lại ngay hiệu quả. Vì vậy trong quá trình đó cha mẹ cần chú ý một số lưu ý vàng dưới đây để mang lại thành công:

  • Kiên nhẫn: Dạy trẻ là cả 1 quá trình dài, nhất là với những bé còn nhỏ giai đoạn 1 – 2 tuổi. Chính vì vậy khi áp dụng cách dạy trẻ 1 tuổi bướng bỉnh hay cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh cha mẹ cần kiên nhẫn, tinh tế, khéo léo. Đảm bảo sau 1 thời gian chúng ta sẽ thấy được sự thay đổi tích cực của con. Mọi sự nóng vội dễ dẫn đến việc làm “sụp đổ” mọi công sức đã bỏ ra.
  • Không áp dụng phương pháp cực đoan: Cha mẹ tuyệt đối không nên mắng mỏ, sử dụng đòn roi vì dễ gây phản ứng ngược. Nó có thể khiến con trở nên ngang bướng, chống đối thậm chí làm tổn thương tâm lý trẻ.
  • Áp dụng cách dạy trẻ 1 tuổi và 2 tuổi bướng bỉnh linh hoạt: Mỗi đứa trẻ có tính cách, sự thay đổi tâm lý khác nhau nên phương pháp dạy trẻ cần áp dụng linh hoạt. Sự thay đổi phù hợp sẽ giúp quá trình dạy dỗ con đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Cha mẹ luôn là tấm gương: Trẻ 1 – 2 tuổi có xu hướng học và làm theo người lớn. Vì vậy, cha mẹ nên là tấm gương cư xử, hành động, giao tiếp đúng mực để con học tập theo.

Câu hỏi thường gặp

1. Biểu hiện trẻ 1 – 2 tuổi bướng bỉnh như thế nào?

Trẻ 1 – 2 tuổi bướng bỉnh có những biểu hiện cha mẹ dễ dàng nhận thấy, cụ thể:

  • Khi bị yêu cầu, bắt buộc làm việc gì đó không thích trẻ giận dỗi, khóc lóc
  • Trẻ dễ cáu gắt, ăn vạ và luôn nói không với tất cả mọi thứ
  • Trẻ nhất định không muốn làm tất cả mọi việc người lớn yêu cầu
  • Trẻ đồng ý làm theo yêu cầu của cha mẹ nhưng sau đó không thực hiện
  • Đang làm việc gì đó nhưng bỏ dở không chịu làm tiếp
  • Cha mẹ hướng dẫn trẻ thực hiện việc gì đó trẻ thể hiện sự chống đối bằng việc không chú ý, nhìn ra hướng khác

2. Cha mẹ nên làm gì khi trẻ nói không trong mọi tình huống?

Nhất quyết nói không trong mọi tình huống là dấu hiệu rõ ràng của việc trẻ bướng bỉnh. Để giải quyết vấn đề cha mẹ có thể thực hiện một vài cách dưới đây:

  • Không quát mắng, ép buộc, dọa nạt con phải thực hiện yêu cầu
  • Đưa ra 1 vài phương án cho trẻ chọn lựa, tránh từ “không” ở trẻ
  • Kích thích trẻ quyết định bằng cách đếm từ 1 đến 5

3. Cách phạt trẻ 1 – 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả?

Trẻ 1 – 2 tuổi có hành vi tiêu cực, không nghe lời cha mẹ nên đưa ra hình phạt. Phạt đúng cách, trẻ nhận thức được hành động sai của mình, từ đó thay đổi để trở nên ngoan ngoãn hơn.

Vậy hình phạt nào là phù hợp giúp bé nhìn nhận được sai lầm của mình, nhận lỗi và không tái phạm? Trong trường hợp này cha mẹ có thể áp dụng một số hình phạt như sau:

  • Phạt trẻ ở mình trong không gian an toàn với 1 khoảng thời gian nhất định
  • Phạt trẻ không được chơi món đồ chơi yêu thích
  • Phạt trẻ không được ra ngoài và nói rõ thời gian thực hiện hình phạt

Trên đây là 10 cách dạy trẻ 1 tuổi và trẻ 2 tuổi bướng bỉnh nhiều cha mẹ thực hiện và đã thành công. Tuy nhiên khi áp dụng cha mẹ nên linh hoạt theo đặc điểm tính cách của con và trong trường hợp nhất định. Sakura Montessori hi vọng với những thông tin này, phụ huynh có thể tìm được cách nuôi dạy con khoa học và toàn diện nhất.

0/5 (0 Reviews)

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm