Từ lâu, kỷ luật tích cực đã trở thành chuẩn mực vàng cho những mọi người làm việc với trẻ. Có thể nói phương pháp này là chìa khóa vàng để nuôi dạy con hiệu quả mà nhiều bậc phụ huynh áp dụng. Bài viết này SMIS sẽ giải đáp cho bạn kỷ luật tích cực là gì? Làm thế nào để giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ hiệu quả.

Ngoài ra, hãy cùng Sakura Montessori khám phá những triết lý giáo dục hiện đại giúp các bé tạo lập được kỷ luật tích cực như thế nào nhé!

Triết lý giáo dục trao quyền tại Sakura Montessori
Triết lý giáo dục trao quyền tại Sakura Montessori

1. Kỷ luật tích cực là gì?

Kỷ luật tích cực là phương thức giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ, không làm tổn thương về thể xác lẫn tinh thần trẻ. Kỷ luật tích cực là sự kết hợp giữa sự kiên định và mềm mỏng dựa trên các nguyên tắc được thiết lập giữa giáo viên và trẻ, giữa phụ huynh và trẻ sao cho phù hợp với tâm sinh lý của trẻ , khiến bất cứ đứa trẻ nào cũng được học cách hợp tác linh hoạt và tinh thần kỷ luật tích cực mà không bị tổn thương tới lòng tự trọng.

kỉ luật tích cực
Kỷ luật tích cực là phương thức giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho trẻ

2. Vì sao nên kỷ luật tích cực?

Kỷ luật tích cực không liên quan tới trừng phạt mà nội dung chính của kỷ luật tích cực là tập trung vào việc dạy các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống cần thiết cho trẻ mầm non. Việc học các kỹ năng kỷ luật tích cực sẽ rèn luyện khả năng tư duy, cách nói không, sự cảm nhận của trẻ về việc khám phá, theo đuổi một sự vật, hiện tượng nào đó và phạm vi giới hành vi bé đã từng được dạy dỗ.

Dựa vào kỷ luật tích cực sẽ giúp phụ huynh có thể xây dựng mối quan hệ lâu dài về tình yêu thương, sự tôn trọng, giúp bố mẹ và con cùng giải quyết các tình huống gặp phải trong cuộc sống dễ dàng hơn.

>> Tìm hiểu: Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ và những điều ba mẹ cần biết

Trẻ được kỷ luật tích cực sớm sẽ học được rất nhiều thứ, có thể tự lập sớm và ngoan ngoãn hơn những bạn nhỏ không được rèn kỷ luật. Nhờ vào kỷ luật tích cực sớm, bé Soup tại trường mầm non Sakura Montessori đã có thể tự làm được rất nhiều việc, giúp mẹ không khỏi hạnh phúc vì điều đó. Ba mẹ hay theo dõi bé nha!

3. 7 nguyên tắc và phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ em

3.1. Hiểu về ý nghĩa hành vi của trẻ

Naomi Aldort, tác giả cuốn sách “Raising Our Children, Raising Ourselves” (tạm dịch: Nuôi dạy con cái, nuôi dạy chính mình) cho rằng trẻ con luôn muốn ứng xử tốt; nếu chúng hành xử sai thì hẳn là phải có lý do nào đó.

“Điều quan trọng nhất là cha mẹ phải nhận ra rằng bất kể con đang làm gì, dù chúng ta có thể dán nhãn đó là hư, nhưng thực ra con chỉ đang làm việc đó hết sức mình mà thôi. Cha mẹ có nhiệm vụ tìm ra nguyên nhân tại sao con làm như thế” – Aldort chia sẻ.

Tiến sĩ giáo dục Jane Nelsen – Tác giả của Bộ sách Kỷ luật Tích cực dành cho phụ huynh và giáo Viên cũng cho rằng: “Trẻ cư xử tốt hơn khi chúng cảm thấy tốt hơn”.

Ba mẹ cần làm chính là hiểu ý nghĩa đằng sau hành vi của trẻ để con cảm thấy mình được thấu hiểu, được tôn trọng và sẻ chia. Khi đã hiểu được căn nguyên hành vi của trẻ, phụ huynh có thể dễ dàng loại bỏ nguyên nhân đó hoặc chữa lành cảm xúc khiến đứa trẻ không còn động cơ làm như vậy nữa.

Trước những hành động không đúng của con, bạn mẹ hãy tự hỏi có phải trẻ gây sự hay đánh nhau với anh/chị/em là vì muốn được sự thu hút của bạn không? Hay trẻ tự dưng bực tức là vì trẻ có ức chế tâm lý không diễn tả thành lời,.. Khi đã nắm rõ được nguyên căn hãy giúp con thoải mái tâm lý, đồng cảm và luôn chia sẻ, thấu hiểu cho hành động của con.

>> Khám phá Bí quyết dạy con tự tin dành riêng cho cha mẹ

kỉ luật tích cực
Hiểu về ý nghĩa các hành vi của con

3.2. Giữ tỉnh táo, kiểm soát bản thân khi dạy con

Những phút nóng giận chúng ta thường khó giữ tỉnh táo. Tiến sĩ Katharine C. Kersey, tác giả cuốn sách “The 101s: A Guide to Positive Discipline” (tạm dịch “Hướng dẫn kỷ luật tích cực”), cho biết: “Cha mẹ phải mô phỏng những hành vi mà cha mẹ muốn trẻ làm theo. Hãy nhớ nếu cha mẹ cứ la hét, đánh nhau thì con cái sẽ bắt chước.”

Nhà sáng lập Love and Logic – Jim Fay cũng cho rằng: “Thái độ giận dữ và thất vọng của cha mẹ dẫn đến những hành vi sai trái của con”.

Cha mẹ không muốn trẻ làm điều gì không đúng thì đừng làm hành vi tương tự trước mặt trẻ bởi trẻ học rất nhanh. Cha mẹ nên làm gương cho con với những hành động đúng đắn. Khi nóng giận, cha mẹ không được quát mắng, cáu gắt mà hãy đếm từ 1-10 để lấy lại bình tĩnh kiểm soát cảm xúc của bản thân. Như vậy con trẻ và chính bản thân bạn sẽ có thời gian tích cực để điều chỉnh hành động của mình tốt hơn.

Do đó, thay vì quát mắng khi con bạn làm sai, sao bạn không thử nhẹ nhàng nhắc nhở con, chẳng hạn khi con ném đồ chơi dù đã được nhắc là dừng hành động đó lại, hãy nhẹ nhàng nói “Trời ơi, thật buồn con lại ném xe tải đi lần nữa. Mẹ nghĩ bạn xe tải sẽ bỏ đi mất thôi!”

>> Phát triển nhận thức cho trẻ toàn diện tại các trường mầm non

3.3. Ngăn chặn mọi hành vi không đúng mực của bé dù là nhỏ nhất

Nhiều ba mẹ hay bỏ qua những hành vi xấu của con ngay từ khi còn nhỏ vì cho rằng lớn lên tự khắc sẽ tốt hơn nhưng sự thật không có điều gì dễ dàng có thể trôi qua mà nó sẽ khiến trẻ hình thành quen xấu này ngay từ nhỏ. Vì thế ba mẹ cần phải dập tắt hành vi xấu của con khi mới bắt đầu.

Đôi khi con sẽ tranh cãi lại lệnh của cha mẹ. Khi điều đó xảy ra, Jim Fay cho rằng biện pháp hòa giải là nhắc đi nhắc lại một câu đơn giản: “Cha/mẹ yêu con nên không muốn tranh cãi với con đâu.”

Việc “ngăn chặn” những cư xử không đúng mực ngay từ bé sẽ giúp trẻ hiểu được hành động nào đúng, hành động nào sai và biết cách kiểm soát phần nào hành vi của mình

Ví dụ nếu con cắn bạn hãy ôm vai con và nói đó là hành vi xấu không tốt. Nếu con vẫn tiếp tục, hãy tách con ra khỏi tình huống đó. Việc “ngăn chặn” các cư xử không đúng mực ngay từ bé sẽ giúp trẻ hiểu được hành động nào đúng, hành động nào sai và biết cách tự kiểm soát hành vi của mình.

3.4. Thể hiện chú ý vào những hành vi của con mà bạn thích

Trẻ thường cư xử sai hoặc không vừa ý để gây sự chú ý và quan tâm của ba mẹ. Vây nên đôi khi bạn cần lờ đi các hành vi mà bạn không muốn con lặp lại. Có thể ví dụ như: Khi con khóc lóc, rên rỉ thì ba mẹ cứ giả vờ điếc và bỏ đi, con sẽ nhanh chóng hiểu ra chúng nên nói chuyện với bạn chứ không phải quấy khóc.

3.5. Nói giảm nói tránh

Phụ huynh đừng bao giờ nói ra những từ như: Đừng, Không được, Không,.. quá nhiều lần sẽ khiến trẻ cảm thấy ba mẹ đang cố kiểm soát và ra lệnh cho chúng. Thay vào đó ba mẹ nên đưa ra gợi ý về hành vi tích cực để thay đổi hành vi sai trái của con. 

 Ví dụ khi cùng đi siêu thị với cha mẹ mà con quấy khóc, hay nhờ con giúp nhặt cam vào giỏ hay sắp xếp lại đồ trong giỏ mua sắm..

kỉ luật tích cực
Nói giảm nói tránh sự vật, hiện tượng

3.6. Hãy cho con biết bạn đang mệt mỏi

Cảm giác mệt mỏi mỗi khi con quấy khóc cha mẹ nào chắc cũng từng gặp phải. Lúc này bạn đã từng nhắc nhở con hay chưa. Rằng ba mẹ cũng đang mệt mỏi. Đây gọi là nguyên tắc mệt mỏi.

Ví dụ: Để chấm dứt cuộc cãi nhau giữa các con, ba mẹ có thể nói là: Các con đừng cãi nhau ở đây, nghe các con cãi nhau ba mẹ rất mệt mỏi, chắc không còn sức đưa các con đi chơi, đi xem film nữa rồi.

>> 5 Phương pháp giáo dục trẻ mầm non nổi tiếng trên thế giới

3.7. Không phần thưởng

Khi con làm được điều tốt, điều ngoan thì tâm lý cha mẹ sẽ thưởng cho con một cái gì đó như kẹo, bánh,.. Tuy nhiên không nên làm điều này vì điều đó sẽ khiến trẻ cho rằng đó là nghĩa vụ, phải có thưởng mới làm.  Ba mẹ hãy thì thầm, nói chuyện với con rằng bạn yêu con và trân trọng con rất nhiều để con hiểu được . Đây sẽ là cách đầu tư tốt thay vì bất cứ khoản thưởng nào bạn dành cho con.

4. Một số câu hỏi liên quan

4.1. Cần lưu ý điều gì khi áp dụng giáo dục kỷ luật tích cực

Để áp dụng giáo dục kỷ luật tích cực đúng cách và đạt hiệu quả tốt, bạn cần lưu ý một số điều sau: Không nên đe dọa con bằng cách hình phạt nếu con phạm lỗi hoặc dành thời gian để lắng nghe, tâm sự, chia sẻ với trẻ nhiều hơn.

4.2. Ví dụ về kỷ luật tích cực

VD1: Nếu con chia sẻ một món đồ chơi với bạn hoặc anh chị em đừng quên khen ngợi con về hành vi tốt của mình và nói cho con biết cần phải tiếp tục thực hiện điều đó với mọi người xung quanh.

VD2: Thay vì yêu cầu con như Dừng chạy! Không được nghịch! Chia bánh cho bạn đi! thì hãy nói một cách nhẹ nhàng hơn như Đi bộ, Chơi cẩn thận, Chia sẻ,..để con không cảm thấy bị bố mẹ quát mắng, khó chịu.

>> 15 cách dạy con của người Nhật hay nhất cha mẹ nên tham khảo

4.3. Các vấn đề của kỷ luật tích cực

Vấn đề nổi bật của kỷ luật tích cực là tăng cường hiểu biết về phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực cho trẻ. Bên cạnh đó là hỗ trợ giáo viên thực hiện các biện pháp, vận dụng phương pháp giáo dục kỷ luật tích cực trong giảng dạy tốt nhất.

Trên đây là những chia sẻ về kỷ luật tích cực là gì? Cách để rèn luyện phương pháp kỷ luật tích cực cho trẻ hy vọng mang đến nhiều kiến thức bổ ích cho quý cha mẹ. Nếu ba mẹ đang tìm môi trường giáo dục chất lượng cho con hãy liên hệ với SMIS để được tư vấn và giải đáp thắc mắc nhanh nhất nhé.

0/5 (0 Reviews)