Lời khen ngợi mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là ở trẻ em tuổi mầm non. Nó được coi là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Việc khen ngợi trẻ đúng cách sẽ là phần thưởng vô cùng quý giá cho con. Bài viết này SMIS sẽ chia sẻ cho quý phụ huynh cách khen ngợi trẻ đúng cách mang lại hiệu quả tốt nhất và một số lưu ý khi sử dụng lời khen. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Lợi ích của việc sử dụng lời khen ngợi đúng cách

Trong quá trình giao tiếp với mọi người, việc sử dụng lời khen ngợi khéo léo đúng cách sẽ giúp mối quan hệ giao tiếp trở nên tốt đẹp hơn, Khen ngợi cũng là kỹ năng quan trọng trong giao tiếp. Lời khen ngợi chân thành sẽ giúp tạo mối quan hệ bạn bè, thầy cô, gia đình tốt hơn.

Cách khen ngợi trẻ phù hợp
Cách khen ngợi trẻ phù hợi trẻ

Về mặt tinh thần, khi được nghe lời khen ngợi sẽ tạo ra một chất dopamine được sản sinh ra trong bộ não. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh và nó liên quan tới việc tạo ra cảm xúc vui vẻ, tự hào, hài lòng và hạnh phúc. Vì thế ai cũng mong muốn được khen ngợi và đánh giá cao.

Do đó, khi khen ngợi trẻ đúng cách, hào hứng và vui vẻ sẽ là phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá. Trong học tập, thi đua khen ngợi sẽ tạo động lực giúp trẻ cố gắng phấn đấu đạt thành tích cao trong học tập. Còn ở đời sống, khen ngợi sẽ giúp trẻ biết được đâu là việc tốt cần phát huy và đâu là việc không nên làm.’

2. Khen ngợi trẻ như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất

2.1. Khen ngợi một cách chân thành và trung thực

Thường người lớn không để ý đến những hành vi tích cực, chỉ chú ý tới việc bắt lỗi, tới hành vi tiêu cực của trẻ. Vì thế khen ngợi trẻ nên nói một cách chân thành và trung thực với thái độ tích cực. Nếu trẻ chơi xong đồ chơi và cất gọn lại thì hãy khích lệ con bằng một câu nói như: “Đúng rồi, con đã cất gọn đồ chơi để lần sau có thể chơi tiếp”.  Điểm này phải có thật và cụ thể để con cảm thấy được khen ngợi, vui vẻ và tin tưởng. Điều quan trọng là thái độ và giọng nói của cha mẹ phải chuyển tải được điều tích cực, trẻ sẽ ghi nhận và lần sau sẽ tiếp tục phát huy điểm tốt.

2.2.Khen ngợi trẻ bằng những từ ngữ mang tính mô tả và cụ thể

Lời khen tích cực sẽ là động lực giúp trẻ cố gắng hơn trong mọi hoạt động. Vì thế khi khen ngợi trẻ cần diễn đạt với những từ ngữ mang tính mô tả và cụ thể nhất. Hạn chế lời khen chung chung và phóng đại. Ví dụ: “Bố mẹ rất thích cách con sắp xếp đồ chơi, rất gọn gàng và cẩn thận con ạ:. Như vậy trẻ sẽ hiểu được hành động đáng khen của mình và hiểu đây là lời khen chân thật, cụ thể hơn là lời khen chung chung như: “Con ngoan quá!”.

Lời khen sẽ phản tác dụng nếu phụ huynh không nói cụ thể là trẻ đã làm gì tốt hoặc nếu trẻ chẳng làm gì đáng kể thì trẻ sẽ nghĩ rằng mình không cần làm gì mà vẫn được khen ngợi.

Khen ngợi trẻ đúng cách 
Cách khen ngợi trẻ đúng cách hiệu quả

2.3.Khen ngợi những nỗ lực và quá trình của trẻ

Những đứa trẻ sẽ vui hơn khi nhận được sự khen ngợi từ sự nỗ lực và quá trình làm việc hơn so với những bạn nhỏ được ca ngợi về trí thông minh. Việc khen ngợi trẻ thông minh về cơ bản là ca ngợi chúng vì tài năng di truyền chứ không phải vì những gì trẻ đang cố gắng, nỗ lực thực hiện.

Có nhiều đứa trẻ thích giúp bạn chăm sóc con chó nhỏ ở nhà nhưng đôi khi lại gây ra rắc rối thì bố mẹ có thể nói điều này: Mẹ biết rất khó để mang bát nước cho con chó mà không bị đổ, nhưng mẹ thích cách con đang cố gắng thực hiện. Hay những đứa trẻ thích chơi đá bóng hãy thử khen chúng như sau: Bố thích cách con chạy theo bóng trên sân.

2.4.Thể hiện sự đồng cảm với niềm vui của trẻ

Khi trẻ đạt được một thành tích mới lớn hơn so với năng lực của con hãy thể hiện sự khen ngợi đồng cảm với niềm vui của trẻ. Bạn không cần phải liên tục khen ngợi trẻ mà thay vào đó vui vẻ lắng nghe con chia sẻ, đồng cảm với niềm vui của con hơn. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiếp tục được khen trẻ có thể mất đi hứng thú và niềm đam mê của mình. Bởi hành đồng được thúc đẩy bởi niềm đam mê nảy sinh bên trong khi kết hợp với phần thưởng lời khen bên ngoài sẽ làm sự tò mò, niềm vui của trẻ ban đầu bị giảm đi.

2.5.Tránh khen ngợi so sánh

Cha mẹ nên chú ý tránh khen ngợi so sánh với con như: Thật tuyệt khi con đã thắng bạn A kia”. Đặc biệt là một đứa trẻ ghét thua cuộc sẽ được đốt cháy ngọn lửa động lực ngay lập tức khi bị so sánh với mọi người xung quanh. Về lâu dài thì lời khen này không hề tốt và có hiệu quả. Con trẻ lúc nào cũng nghĩ phải giành chiến thắng, sự thắng thua sẽ bị lặp đi lặp lại. Nếu chiến thắng người khác là nguồn động lực cho con thì động lực sẽ mất khi thua cuộc. Bạn nên so sánh con với chính mình ở quá khứ như: “ Một tháng trước, con mới đọc được bảng chữ cái mà nay đã đọc thuộc được cả phép toán rồi, con mẹ giỏi quá”.

2.6.Tránh khen ngợi công việc dễ dàng hoặc khen ngợi quá mức

Khi con làm được một điều gì nhỏ mà không cần quá nhiều sức lựa cha mẹ không nên khen. Bởi nếu được khen, trẻ có thể sẽ không vui bởi vì chúng sẽ nghĩ người lớn chỉ nghĩ mình làm được điều đó thôi. Trong các nghiên cứu gần đây, việc nhận được quá nhiều lời khen sẽ tạo ra sự tự ái cho trẻ. Vì thế hãy khen ngợi trẻ khi đã vượt qua được điều gì đó đủ khó khăn hơn so với năng lực của trẻ.

3. Lưu ý cần thiết khi sử dụng lời khen với trẻ

Để những lời khen ngợi có hiệu quả tối đa và không gây ra tác dụng ngược nào cho trẻ thì bố mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  •  Đừng bao giờ khen đứa trẻ thông
  •  Nên khen nhiều hơn chê
  •  Khen ngợi trẻ đúng cách theo từng độ tuổi
  • Không nên khen ngợi con theo cảm xúc của bố mẹ
  • Chỉ khen ngợi trẻ khi bố mẹ muốn thay đổi hành vi của trẻ

4. Lắng nghe chia sẻ từ các  giáo viên trường Sakura  Montessori

Theo cô Đoàn Hường – giáo viên Montessori Quốc tế, thành viên Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm thuộc Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori, việc thưởng, phạt trẻ có thể làm trẻ ngay lập tức thay đổi hành vi của mình ngay tại thời điểm đó nhưng cách làm này lại ảnh hưởng trực tiếp tới tâm sinh lý và tính cách của trẻ. 

Thực tế đã chứng minh, khi trẻ quen với việc nhận phần thưởng khi hoàn thành điều gì đó, chúng sẽ muốn nhiều hơn thế hoặc bị phụ thuộc vào phần thưởng, điều này dẫn đến thụ động và thiếu tự lập. Ngoài ra, khi trẻ quen với việc bị phạt, con sẽ có cảm giác xấu hổ hoặc tức giận dẫn đến rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin hoặc xuất hiện trạng thái chống đối. Thậm chí, nhiều trẻ khi lớn lên trở thành những con người cục cằn và cũng thích áp dụng hình phạt đối với người khác giống như khi còn nhỏ trẻ đã phải chịu đựng…

Ngược lại, nếu người lớn ghi nhận quá trình hoàn thành của trẻ, khích lệ trẻ bằng những lời nói như “Con đã rất cố gắng hoàn thành bức tranh này/ Cô nhìn thấy rất nhiều màu xanh được sử dụng trong bức tranh này…” thay vì lời khen “Con vẽ đẹp quá!”. Trẻ sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn và sẽ không phụ thuộc vào phần thưởng nếu người lớn ghi nhận. Việc này cũng sẽ góp phần rèn luyện tính độc lập, sự tự tin, quyết đoán trong hành động và tinh thần trách nhiệm của trẻ đối với công việc, vấn đề trong cuộc sống. 

Giáo viên Montessori luôn động viên, khích lệ và kỷ luật tich cực trẻ để trẻ cảm thấy thoải mái nhất

Trẻ cũng sẽ dễ dàng nhận ra lỗi lầm của mình hơn, sẵn sàng điều chỉnh hành vi nếu thay vì trách phạt, người lớn chịu tìm hiểu nguyên nhân, lắng nghe con chia sẻ, định hướng trẻ cách giải quyết vấn đề, chịu trách nhiệm với việc mình làm và không làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ. – Cô Hường chia sẻ. 

Thay vì thưởng, phạt, ba mẹ nên ứng xử như thế nào?

Cô Hoàng Tuyên – giáo viên Montessori Quốc tế, thành viên Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm thuộc Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori cho biết: “Chúng tôi tin rằng mỗi trẻ đều đang ở trong hành trình phát triển kỷ luật tự giác và các phần thưởng cần được xuất phát từ bên trong (tự nhận thức) hơn là từ những ngoại lực tác động. Cho nên, hình thức “khích lệ, động viên” và “kỷ luật tích cực” theo phương pháp Montessori nên được áp dụng tại gia đình với trẻ để mang lại những kết quả tích cực trên trẻ.” 

Những bạn nhỏ được khích lệ, động viên và kỷ luật tích cực sẽ vui vẻ, hạnh phúc và học được nhiều điều hay trong hành trình trưởng thành của mình

Ba mẹ có thể tham khảo một số “tip” trong việc khích lệ, động viên và vận dụng phương pháp kỷ luật tích cực mà giáo viên Montessori tại Sakura Montessori áp dụng với trẻ mỗi ngày dưới đây. 

4.1. Khuyến khích ý chí nội tại và tập trung vào quá trình nỗ lực hơn là kết quả cuối cùng

Theo đó, các giáo viên Montessori tại Sakura Montessori luôn quan sát quá trình trẻ thực hiện để có thể có những lời khích lệ, động viên cụ thể, phù hợp; nhìn nhận cảm xúc của trẻ, mời gọi trẻ nói lên những điều trẻ làm được và sử dụng lời khen ngợi mô tả tập trung vào công việc mà trẻ hoàn thành. 

Giáo viên Montessori không khen bằng những câu nói như “Con giỏi lắm” mà khích lệ, động viên trẻ. 

Điều đó không có nghĩa giáo viên Montessori không trao cho trẻ ngôn ngữ tích cực mà ngôn ngữ của chúng tôi dành khen trẻ là khác nhau. Chúng tôi cố gắng sử dụng các cụm từ khuyến khích ý chí nội tại của trẻ và tập trung vào quá trình nỗ lực hơn là kết quả cuối cùng.” – Cô Tuyên cho biết. 

Ví dụ: Khi trẻ vẽ xong một bức tranh đẹp và mang tới khoe ba mẹ, hãy lên tiếng trước, gợi mở sự chia sẻ của trẻ bằng lời nói hào hứng “Con có muốn giới thiệu với ba mẹ về bức tranh này không?”; nhìn nhận cảm xúc của trẻ “Ba mẹ thấy con đang rất tự hào về những gì mình vừa làm” và khen ngợi mô tả tập trung “Ba mẹ thấy con đã rất cố gắng để vẽ xong bức tranh này.”

Cách làm này vừa khiến con tự hào về những thành quả mình tạo nên, cảm nhận được sự ghi nhận, đồng cảm, sẻ chia của ba mẹ vừa thôi thúc động lực cố gắng hơn nữa trong con. 

4.2. Nhìn nhận lỗi sai như cơ hội để trẻ học hỏi

Với góc nhìn này, ba mẹ có thể áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực ngay từ những lời nói, thái độ và hành động của mình.

Cô Tuyên cho biết: “Khi áp dụng kỷ luật tích cực, các giáo viên tại Sakura Montessori luôn tôn trọng cảm xúc của con tại thời điểm đó, cố gắng hiểu cảm xúc của con bằng cách thể hiện sự đồng cảm, thiết lập những nguyên tắc với sự đồng thuận của trẻ, đưa ra sự lựa chọn cho con kèm theo các hướng dẫn hành động cụ thể và sử dụng lời nói lên cảm nhận của bản thân. 

Ví dụ: Khi con không muốn mặc áo khoác, hãy tôn trọng cảm xúc của con và thể hiện sự thấu hiểu của bạn qua những câu hỏi nhẹ nhàng “Con không muốn mặc áo khoác, con đang buồn phải không?”. 

Sau đó, hãy cùng con thiết lập các nguyên tắc “Nếu con không mặc áo khoác thì mẹ không biết rằng con có sẵn sàng để ra ngoài chơi hay không?” rồi đưa ra những lựa chọn và hướng dẫn trẻ như “Con muốn tự mặc áo khoác hay mẹ sẽ giúp con mặc”

Ba mẹ đừng quên sử dụng lời nói lên cảm nhận bản thân: “Mẹ lo rằng con sẽ bị lạnh khi đi ra ngoài trời mà không có áo khoác”, “Khi con mặc áo khoác ấm con sẽ không bị ốm vì trời rất lạnh”.”

Sự khéo léo và kiên quyết của người lớn khi thực hiện kỷ luật tích cực sẽ giúp trẻ hiểu các hành vi và giới hạn của chúng trong môi trường xã hội để ứng xử lịch sự, nhã nhặn và hợp tác linh hoạt. 

5. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây SMIS sẽ gợi ý cho phụ huynh một số lời khen ngợi hay, ý nghĩa dành cho trẻ khi đạt được những thành tựu đáng kể nhé.

5.1. Những lời khen xinh đẹp như thế nào?

Để khen trẻ xinh đẹp thì bạn có thể sử dụng các câu khen như: Cô bé đáng yêu quá, nhìn con vô cùng dễ thương,.. để có thể giúp con tự tin hơn và tỏa sáng thay vì khen con xinh quá.

5.2. Những lời khen con học giỏi ra sao?

Thay vì khen: “Con thông minh quá”, “ con học giỏi quá” thì cha mẹ có thể khen trẻ như: “ Tốt lắm, đó là phần thưởng cho sự nỗ lực của con”. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được cha mẹ đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của con chứ không phải vì tài năng bẩm sinh.  

5.3. Cách khen trẻ sơ sinh phù hợp?

Để khen trẻ sơ sinh, bạn có thể dùng từ “trộm vía” trước lời khen. Như “trộm vía” dễ thương quá, trộm vía bé bụ bẫm quá, chúc bé trộm vía mau ăn chóng lớn, thấy ghét quá,… để thể hiện sự yêu mến với bé.

Trên đây là những chia sẻ về cách khen ngợi trẻ đúng cách để đạt hiệu quả cao trong quá trình phát triển. Việc khen ngợi trẻ là tốt nhưng phải xuất phát từ trái tim và sử dụng đúng cách để có thể khuyến khích con. Vì thế, quý phụ huynh nên thường xuyên khen ngợi trẻ để làm chất xúc tác giúp con tự tinphát triển toàn diện mình hơn nữa nhé. 

0/5 (0 Reviews)