Montessori là gì? Phương pháp giáo dục Montessori được đặt tên theo tiến sỹ người Ý Maria Montessori (1870–1952). Đây là một phương pháp khoa học, hiện đại và hoàn thiện đã mang lại những tiến bộ đáng kể trong giáo dục mầm non. Montessori giúp thúc đẩy tiềm năng của trẻ và đặc biệt luôn tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý thuận theo tự nhiên. Hãy cùng trường mầm non montessori Sakura Montessori tìm hiểu chi tiết về phương pháp giáo giục này nha!

Phương Pháp Montessori là gì?

Tập trung thúc đẩy tiềm năng sẵn có trong mỗi đứa trẻ dưới một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở, trao quyền cho trẻ là đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp Montessori. Ngoài ra, giáo viên giảng dạy Montessori luôn cần được đào tạo bài bản; Giờ học montessori cũng luôn sử dụng những giáo cụ chuyên biệt.

Đặc điểm nổi bật của phương pháp Montessori chính là tôn trọng đối với cá tính riêng biệt, tính tự lập và tự do được kết hợp với yếu tố kỷ luật của từng đứa trẻ. Việc giáo dục kỹ năng sống tự lập giúp trẻ tự mình bước vào cuộc sống với sự mạnh mẽ và trưởng thành, điều mà Montessori coi là một trong những mục tiêu hàng đầu của phương pháp này. Hơn nữa, phương pháp Montessori còn đặc biệt tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, đồng thời cung cấp cho trẻ kiến thức thực tế và thiết thực.

Trường mầm non quốc tế Montessori sẽ xây dựng nền tảng cơ bản cho mỗi đứa trẻ. Nền tảng này sẽ được xây dựng ngay từ những năm đầu đời, đặc biệt là giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi.

Qua đó, trẻ được phát triển đồng đều về mặt não bộ, khả năng thu nhận kiến thức cũng như hình thành những kỹ năng xã hội từ rất sớm. Tử đó có kỹ năng học tập độc lập, giao tiếp hiệu quả, tinh thần hợp tác và đoàn kết cao.

>> Đọc thêm: Phương pháp Montessori 0-3 tuổi

5 lĩnh vực của phương pháp giáo dục Montessori

5 lĩnh vực giảng dạy Montessori
5 lĩnh vực giảng dạy Montessori

Montessori là phương pháp giáo dục hiện đại, khoa học đã và đang được áp dụng tại nhiều nước phát triển trên thế giới. Phương pháp Montessori chuẩn quốc tế tối ưu sự toàn diện của trẻ. Cùng khám phá 5 lĩnh vực quan trọng của phương pháp Montessori chuẩn quốc tế tại đây nhé.

1. Phát triển giác quan

Phương pháp montessori giúp trẻ tự lập
Thực hành Montessori – Giác quan

Kênh duy nhất tiếp nhận thông tin đưa đến não bộ của trẻ là cảm giác giác quan. Phương pháp Montessori cho trẻ 0 – 6 tuổi giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng giác quan từ yếu đến thành thục. Phát triển giác quan giúp trẻ thích ứng với mọi tình huống, làm cho việc học hỏi trở nên nhanh hơn. Vận dụng 5 giác quan giúp trẻ chủ động khám phá thế giới.

Ứng dụng các bài tập dành lĩnh vực phát triển giác quan cho trẻ đảm bảo trẻ vận dụng cả 5 giác quan để chủ động khám phá thế giới. Trẻ phát triển đồng thời 5 giác quan là nghe (thính giác), nhìn (thị giác), nếm (vị giác), ngửi (khứu giác), chạm (xúc giác) và cảm quan về không gian (vận động).

>> Đọc thêm: 5 nguyên tắc vàng của phương pháp Montessori

2. Ngôn ngữ

Lĩnh vực ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Montessori phát triển giác quan khuyến khích trẻ thể hiện, bày tỏ bản thân mình bằng lời, trẻ được hướng dẫn cách nhận biết mặt chữ và tô chữ…

Ngôn ngữ không phải là 1 lĩnh vực riêng lẻ, nó bao trùm lên tất cả các hoạt động khác. Montessori đưa ngôn ngữ trở thành nền tảng vững chắc cho tương lai đọc – viết sau này. Phát triển ngôn ngữ giữ mục tiêu mang đến sự phát triển toàn diện ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy cho trẻ.

3. Toán học

Hệ thống Trường Mầm non quốc tế Sakura Montessori được thành lập vào tháng 8/2011, tiên phong áp dụng triết lý giáo dục Montessori vào giảng dạy, đặt nền móng phát triển cho phương pháp Montessori tại Việt Nam.
Thực hành Montessori – số học

Tiếp cận Toán học trong Montessori trẻ được làm quen với các biểu tượng số học thông qua nhận biết về lượng mang tính cụ thể. Từ đó nhận biết các con số, các phép tính về số học (cộng, trừ, nhân, chia) đơn giản…

Toán học giữ vai trò to lớn trong hành trình phát triển của trẻ. Việc học toán là khởi đầu trong lĩnh vực học tập tập trung vào việc mang lại khái niệm thứ tự. Toán học giúp trẻ hình thành tính độc lập, khả năng phối hợp tai mắt linh hoạt

4. Văn hóa (Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Nghệ thuật)

Không dừng lại ở đó, Montessori còn đóng vai trò phát triển lĩnh vực Văn hóa gồm đa dạng các nội dung về lịch sử, địa lý, khoa học, nghệ thuật phù hợp với từng lứa tuổi cảu trẻ. Montessori văn hóa giúp trẻ em hiểu được vị trí của mình, khám phá thế giới muôn màu xung quanh.

Nội dung phương pháp giáo dục Montessori văn hóa là trẻ được học về các đất nước, động vật, thời gian, lịch sử, âm nhạc… Từ đó nhanh chóng thích nghi với môi trường sống và trở thành 1 thành viên có ích cho xã hội.

>> Tìm hiểu về chương trình văn – thể – mỹ tại Sakura Montessori

5. Thực hành cuộc sống

Thực hành cuộc sống là dạy trẻ tương tác với môi trường xung quanh, đây là lĩnh vực quan trọng giúp trẻ trở nên độc lập. Trẻ được học các bài học liên quan đến tự phục vụ bản thân (mặc/cởi áo khoác, buộc dây giày, chuẩn bị đồ ăn…) và chăm sóc môi trường (lau bụi trên lá, tưới cây, lau bụi trên giá kệ,…).

Những bài học này tạo cho con tính độc lập, sự tập trung, khả năng tự chủ và phối hợp, sự tự tin, tự nhận thức bản thân. Đây là mục tiêu học tập tuyệt vời với chi phí tiết kiệm nhất mà trẻ có thể luyện tập mọi lúc, mọi nơi thông qua những thứ có sẵn. Thực hành cuộc sống là hoạt động có ý nghĩa, mang đến cơ hội phát triển kỹ năng toàn diện

Nguyên tắc của phương pháp giảng dạy Montessori 

Montessori là phương pháp giáo dục sở hữu những nguyên tắc riêng. Những nguyên tắc này đã hỗ trợ tốt mang đến hiệu quả toàn diện cho trẻ. Mời phụ huynh cùng tìm hiểu 6 nguyên tắc cơ bản của phương pháp này.

1. Tôn trọng, không áp đặt trẻ

Montessori là gì? Đó là phương pháp giáo dục có nguyên tắc quan trọng về “Tôn trọng quyền tự do của trẻ khi chọn cách học”. Ở các lớp học Montessori, trẻ được tự do lựa chọn hoạt động yêu thích theo nhịp độ phát triển của từng trẻ, ưu tiên sự phát triển tính tập trung và cá nhân. Trẻ không bị thúc ép, bắt buộc và so sánh với bất cứ ai.

Việc đi ngược với nguyên tắc Montessori ,thầy cô và ba mẹ áp đặt suy nghĩ của mình lên trẻ, bắt trẻ phải theo ý mình hoàn toàn sẽ khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy vốn có. Vì vậy nhiệm vụ của chúng ta là đảm bảo an toàn cho con, hãy để trẻ tự do khám phá trong nhà và ngoài trời theo cách của riêng mình. Từ đó con tiếp thu những cái mới một cách tự nhiên theo hướng trẻ muốn. Trẻ sẽ học được cách tự lập và kích thích trí tuệ của trẻ phát triển.

2. Học tập luôn đi kèm với thực hành

Môi trường học tập mở phát triển trí tưởng tượng
Học tập luôn đi kèm với thực hành

Cách tốt nhất giúp trẻ vận dụng tốt được những điều học được là để trẻ tham gia vào các hoạt động thực tiễn. Trẻ có xu hướng bắt chước những hoạt động mà bản thân quan sát được. Do đó, mục đích của giáo dục Montessori là chỉ ra cách thực hiện các nhiệm vụ, để trẻ phát triển theo cách tự thực hiện chúng.

Trong các hoạt động thực hành cuộc sống tại Sakura Montessori, trẻ sẽ được trải nghiệm những kỹ năng thực tế như rót nước, tự mặc và cởi quần áo, để giày đúng nơi quy định, ăn uống lành mạnh hay chăm sóc môi trường bằng cách giữ lớp học sạch đẹp, tưới cây, quét bụi… Ngoài ra, trẻ cũng được hướng dẫn  một số thói quen tốt trong cuộc sống như chờ đợi đến lượt mình, chờ hoạt động mình muốn làm. Ngoài ra, trẻ được hướng dẫn cách đưa ra những lời nhận xét có tính chất xây dựng tích cực và biết lắng nghe người khác.

Những kỹ năng này sẽ giúp các con trở nên tự tin, chủ động và sẵn sàng cho cuộc sống tương lai.

3. Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Khi thấy trẻ đang say mê chơi một món đồ chơi nào đó, bố mẹ không nên xen vào ngoại trừ có một lý do đặc biệt. Trẻ cần sự tập trung để tìm ra nhiều cách chơi của riêng mình, cũng như giải quyết vấn đề gặp phải trong lúc chơi.

4. Môi trường thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt

Với quan niệm giáo dục truyền thống, chúng ta thường trao thưởng để khuyến khích con đạt tới thành tích nào đó. Khi trẻ mắc lỗi, người lớn sẽ trừng phạt bằng việc đánh đòn, la mắng. Nhiều phụ huynh rất hay so sánh với các bạn khác để mong con nhìn bạn học theo.

Tuy nhiên, giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori không tồn tại và không được phép tồn tại trao thưởng và trừng phạt. Nếu trẻ làm sai một việc nào đó, hãy minh họa cách làm đúng cho trẻ. Hãy khích lệ, động viên và ghi nhận sự cố gắng của trẻ thay vì trao thưởng, khen ngợi. Đừng nghiêm trọng hóa vấn đề mà hãy tập trung giúp trẻ nhận thức được những việc trẻ làm chưa đúng. Chúng ta không nên so sánh trẻ này với trẻ khác, bởi trẻ có sự đặc biệt có tiềm năng phát triển của riêng mình.

5. Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ

Theo tiến sĩ Maria Montessori, thiên nhiên giúp trẻ nhận thức được thực tế. Có rất nhiều hoạt động học tập và các cuộc phiêu lưu kỳ thú dành cho trẻ diễn ra ngoài trời với không khí trong lành thay vì ở tại lớp học hoặc trong nhà. Từ đó giúp trẻ luôn hững khởi, vui vẻ, tìm hiểu và khám phá những kiến thức mới.

6. Giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ

Cha mẹ giúp đỡ
Giáo viên luôn đồng hành cùng bé

Với Montessori, trẻ sẽ là trung tâm của các hoạt động học tập. Nhà trường và gia đình phải chú trọng khai thác những tiềm năng có sẵn ở trẻ. Thầy cô giáo hay ba mẹ chỉ đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh và tự học theo năng lực và sở thích của riêng mình.

Thay vì áp đặt con theo cách của mình, ba mẹ và thầy cô nên làm bạn, đồng hành cùng các con, làm bạn với con. Trước khi phán xét việc trẻ làm đúng hay sai, chúng ta nên dạy con bằng cách làm mẫu trước để trẻ có thể nhìn nhận những điều đúng đắn.

Người lớn cần phải cân bằng nguyên tắc không can thiệp trực tiếp vào việc học của trẻ, nhưng lại không được bỏ rơi trẻ. Hãy quan sát đưa ra những gợi ý và hỗ trợ tối đa khả năng tự phát triển của mỗi trẻ trong từng giờ học.

So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia

Montessori và Reggio Emilia là 2 phương pháp giáo dục sớm hiện đại được nhiều chuyên gia đánh giá cao và áp dụng phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên mỗi phương pháp đều có ưu điểm riêng, cùng so sánh 2 phương pháp này để nhìn nhận và đánh giá cha mẹ nhé.

1. Những điểm giống nhau của phương pháp Montessori và Reggio Emilia

Phương pháp Montessori và Reggio Emilia đã mang đến “luồng gió mới” cho tư duy về giáo dục sớm cho các bậc phụ huynh tại Việt Nam. Đây là phương pháp giáo dục khác nhau nhưng có nhiều điểm tương đồng:

So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia
So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia
  • Nguyên lý giáo dục mang tính chất kiến tạo: Đây là 2 phương pháp giáo dục có chung nguyên lý mang tính chất kiến tạo. Điều này đồng nghĩa với việc giáo dục khơi dậy tiềm năng khám phá của trẻ để hình thành kiến thức. Những ham muốn học hỏi bẩm sinh được khai thác thông qua các tương tác với thế giới xung quanh
  • Trẻ em là trung tâm trong mọi hoạt động: Môi trường giáo dục được chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng yêu thích để trẻ tự do khám phá và tự quyết định không gian hoạt động của mình. Cha mẹ hay giáo viên tôn trọng quá trình học tập và có điều chỉnh không gian phù hợp với sự hứng thú và say mê của trẻ. Từ đó giúp trẻ nâng cao khả năng, phát triển tiềm năng của mình.
  • Phát triển đa giác quan: Hoạt động học tập của Montessoi và Reggio Emilia hướng đến kích thích toàn diện cả 5 giác quan, nâng cao khả năng phát triển toàn diện. Ví dụ: Trẻ được tiếp xúc, tìm tòi, khám phá cảm nhận âm thanh thông qua tiếng chuông và gõ theo nhịp phách khác nhau. Tập tô, tập vẽ các nét chữ với nhiều màu sắc khác nhau…

>> Xem thêm: So sánh phương pháp Montessori và Reggio Emilia chi tiết

2. So sánh sự khác nhau của giáo dục Montessori và Reggio Emilia

Montessori và Reggio Emilia là 2 phương pháp giáo dục hoàn toàn độc lập, được xây dựng bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu thế giới. Đây cũng là phương pháp nhận được đánh giá cao về tính hiệu quả trong quá trình giáo dục sớm cho trẻ. Vậy đâu là đặc điểm để phân biệt giữa 2 phương pháp này. 

Ngay dưới đây là bảng so sánh những đặc điểm khác biệt giữa phương pháp Montessori và Reggio Emilia:  

Nội dung Phương pháp giáo dục 

Montessori

Phương pháp giáo dục 

Reggio Emilia

Mục tiêu giáo dục Tôn trọng tính độc lập, năng lực và quyền lựa chọn của mỗi trẻ. Giúp trẻ phát triển các kỹ năng cá nhân theo mục tiêu đã đề ra một cách tự nhiên nhất. Đề cao khả năng làm việc theo nhóm, tinh thần hợp tác giữa các trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển khả năng sáng tạo.
Chương trình giáo dục Chương trình giáo dục được đầu tư nghiên cứu bài bản, chặt chẽ phù hợp với từng lứa tuổi. Tài liệu, giáo trình, giáo cụ được chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ để trẻ tự do khám phá. Giáo viên là người hỗ trợ. Trẻ học tập, trao đổi và kết nối tự do với các giáo viên. 
Môi trường giáo dục Lớp học bày trí đơn giản, sắp xếp khoa học và không gian học tập yên tĩnh. Nhằm mục đích giúp trẻ tập trung tư duy, nghiên cứu, khám phá khi tương tác với học liệu.  Lớp học trưng bày nhiều học liệu giúp trẻ khám phá và trải nghiệm

So sánh Montessori và Steiner

Montessori và Steiner là 2 phương pháp giáo dục hiện đại, mang đến hiệu quả giáo dục sớm rất cao với trẻ. Mặc dù sở hữu nhiều điểm tương đồng nhưng 2 phương pháp riêng biệt và có nhiều điểm khác biệt. Cùng so sánh sự giống và khác nhau của Montessori và Steiner nhé.

1. Những điểm tương đồng của phương pháp Montessori và Steiner

Montessori và Steiner là 2 phương pháp giáo dục được đánh giá cao với nhiều điểm tương đồng:

Montessori là gì? Phương pháp Montessori và Steiner
Phương pháp Montessori và Steiner
  • Kích thích sự phát triển toàn diện của trẻ: Kích thích trẻ phát triển mạnh về sức sáng tạo, nâng cao tiềm lực các mặt xã hội của trẻ một cách độc lập và tự chủ. 
  • Trẻ em là trung tâm: Trẻ em đóng vai trò là trung tâm, giáo viên tôn trọng lựa chọn của trẻ và là người hướng dẫn khi cần thiết.
  • Phối hợp giữa xã hội, gia đình và nhà trường trong giáo dục trẻ: Xã hội, gia đình và nhà trường là 3 yếu tố không thể tách rời trong quá trình giáo dục theo 2 phương pháp này. 
  • Không thưởng, phạt: Trẻ không phải chịu áp lực về thành tích, không thưởng phạt, không có sự cạnh tranh trong học tập. Trẻ được đánh giá qua ghi chép quan sát của giáo viên qua hoạt động hàng ngày, hoàn toàn không do điểm số hay các bài kiểm tra.

2. So sánh điểm khác nhau của phương pháp Montessori và Steiner

Phương pháp Montessori và Steiner có chung mục tiêu giáo dục đặt trẻ ở vị trí trung tâm nhằm phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của các bé. Tuy nhiên 2 phương pháp có sự khác biệt rõ rệt ở các yếu tố: 

Nội dung Phương pháp giáo dục 

Montessori

Phương pháp giáo dục 

Steiner

Mục tiêu giáo dục Đặt trẻ ở vị trí trung tâm, phát huy tối đa tiềm năng của trẻ thông qua các dụng giáo cụ học tập phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.  Cân bằng giữa việc học tập và phát triển thể chất, trí tuệ và tính cảm của trẻ phù hợp với lứa tuổi. Từ đó thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Chương trình giáo dục Lớp học sử dụng các giáo cụ riêng phong phú với các bé trộn độ tuổi. Giáo cụ học tập đa dạng gồm nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, khoa học, thực hành cuộc sống… giúp các bé chủ động khám phá kiến thức một cách chủ động, độc lập. Giáo viên hỗ trợ và hướng dẫn khi cần thiết.  Đề cao việc học trong lúc chơi, tập trung và hoạt động thực tiễn và thủ công. Nhấn mạnh trí tưởng tượng của trẻ trong suốt quá trình học tập và vui chơi một cách sáng tạo. 
Môi trường giáo dục Lớp học bố trí các đồ chơi, dụng cụ học tập giúp trẻ có kiến thức thực tế về thế giới xung quanh. Trẻ hình thành khả năng phân biệt rõ thế giới thực và thế giới ảo. Sử dụng đồ chơi, dụng cụ học tập là phương tiện luyện tập trí tưởng tượng. Thông qua đó trẻ tự tìm tòi, sáng tạo ra các mục đích sử dụng khác nhau của các món đồ đó. 

>> Xem thêm: So sánh chi tiết phương pháp Steiner và Montessori

Câu hỏi thường gặp

1. Phân biệt lớp học Montessori và lớp học truyền thống?

Montessori giảng dạy các nội dung tương tự như lớp học truyền thông nhưng hoạt động hoàn toàn khác biệt. Giáo viên Montessori hướng dẫn trẻ tự khám phá, chia sẻ kiến thức một cách tự nhiên. Trẻ chủ động học tập một cách tập trung, tăng cường tính tự giác và yêu thích việc học.

2. Tại sao Montessori xếp trẻ theo các nhóm tuổi?

Không giống như lớp học truyền thống, Montessori xếp trẻ thành 3 nhóm tuổi: nhóm lớp mẫu giáo, nhóm 3 – 6 tuổi và nhóm 6 đến 9 tuổi. Việc phân chia theo nhóm tuổi giúp trẻ hỗ trợ tốt cho nhau trong quá trình học tập. Trẻ lớn hơn đóng vai trò lãnh đạo, hướng dẫn, chủ động chia sẻ kiến thức. Trẻ nhỏ hơn quan sát, học tập theo và nhận sự quan tâm, giúp đỡ của trẻ lớn. Sự tương tác qua lại mang đến nhiều cơ hội để xây dựng cộng đồng và nuôi dưỡng sự phát triển của lòng tự trọng.

3. Trẻ em nào phù hợp với Montessori?

Nội dung phương pháp giáo dục Montessori đã sử dụng thành công với trẻ theo thuộc mọi dân tộc, tôn giáo, trình độ kinh tế – xã trong gần 100 năm qua. Tuy nhiên hiệu quả còn phụ thuộc vào từng trẻ, có trẻ làm tốt hơn theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Trên đây là những thông tin về phương pháp Montessori mà cha mẹ cần nhớ khi giáo dục con theo phương pháp này để đạt được hiệu quả tốt nhất.

0/5 (0 Reviews)