Với triết lý giáo dục đầy khác biệt, phương pháp Montessori được đánh giá là một phương pháp giáo dục toàn diện, mang đến nhiều lợi ích cho hàng triệu trẻ em trên thế giới. Nhưng Montessori là gì thì không phải bậc phụ huynh nào cũng hiểu rõ.

Trong bài viết dưới đây, Trường Mầm non Sakura Montessori sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ  hơn về Montessori

  • Montessori là gì?
  • 5 lĩnh vực cốt lõi & 5 đặc điểm của Montessori
  • Ưu nhược điểm của Montessori
  • So sánh phương pháp Montessori và phương pháp Reggio Emilia & Steiner
Phương pháp Montessori được đánh giá là một phương pháp giáo dục toàn diện, mang đến nhiều lợi ích cho hàng triệu trẻ em trên thế giới

I. Montessori là gì?

Theo quý phụ huynh Montessori là gì? Montessori là một phương pháp giáo dục được nghiên cứu và phát triển bởi tiến sỹ, bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori – xây dựng dựa trên các nghiên cứu về các giai đoạn phát triển của trẻ và đặc điểm tâm sinh lý từ 0 đến 6 tuổi. 

Phương pháp giáo dục Montessori lấy khả năng tự học của trẻ là nền tảng cơ sở, chú trọng vào việc khai thác tiềm năng sẵn có của mỗi đứa trẻ. Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động, tìm hiểu và thể hiện những kiến thức đã ghi nhận được theo cách riêng của mình. Các giáo viên không áp đặt, chỉ quan sát và đưa ra gợi ý hỗ trợ khả năng tự phát triển, tự học của trẻ.

Tiên phong trong phương pháp giáo dục Montessori tại Việt Nam từ 2011, chương trình giảng dạy Montessori tại Sakura Montessori mang đến cho các con một môi trường giáo dục hiện đại thấm đẫm triết lý của Maria Montessori:

  • Phương pháp Cá nhân hóa học tập (personalized learning)
  • Phương pháp học tập thông qua việc làm (learning by doing)
  • Lớp học Montessori trộn lẫn lứa tuổi
  • Chu trình làm việc liên tục không ngắt quãng
  • Môi trường lớp học được chuẩn bị sẵn sàng
  • Tôn trọng sự tự do mang tính kỷ luật
  • Môi trường học tập không có sự thưởng/phạt, thi đua, so sánh

Phương châm của Montessori là lấy trẻ làm trung tâm, tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt của từng trẻ. Từ đó tạo điều kiện cho trẻ phát triển theo khả năng riêng của mình và khuyến khích sự chủ động với môi trường xung quanh.  Phương pháp Montessori giúp trẻ học hỏi toàn diện, tiếp nhận tri thức đa lĩnh vực và bồi dưỡng các giá trị cốt lõi như tính Độc lập, sự tự tin, tính Kỷ luật, sự Tôn trọng, Tình Yêu thương và Tinh thần Hợp tác. Những đứa trẻ được giáo dục theo phương pháp Montessori sẽ có đầy đủ kiến thức và kỹ năng để làm chủ và vững bước vào tương lai.

Hiện nay, phương pháp Montessori đã và đang phổ biến trên toàn thế giới và được áp dụng vào chương trình giảng dạy tại các trường học của Mỹ, Anh, Pháp, New Zealand, Hà Lan, Canada, Úc, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam…

Bồi dưỡng các giá trị cốt lõi cho con, tại sao không?

II. Nội dung phương pháp Montessori

5 lĩnh vực cốt lõi của phương pháp giáo dục Montessori

5 lĩnh vực cốt lõi của phương pháp giáo dục Montessori gắn bó chặt chẽ, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau và đóng vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học. Ngoài ra, 5 lĩnh vực cốt lõi mang đến lợi ích lớn giúp trẻ không ngừng hoàn thiện bản thân, lĩnh hội kiến thực, kỹ năng một các tự nhiên nhất. Trẻ luôn cảm thấy thoải mái tiếp thu, không bị gò bó và qua đó phát triển tài năng và trí tuệ một cách nhanh chóng.

5 lĩnh vực giảng dạy Montessori
5 lĩnh vực giảng dạy Montessori

Giáo dục theo phương pháp giáo dục Montessori trẻ được phát triển 5 lĩnh vực, cụ thể: 

1. Thực hành cuộc sống

Phương pháp Montessori giúp trẻ có những bài học cơ bản trong thực hành cuộc sống. Những thói quen sinh hoạt hàng ngày được hình thành liên quan đến các hoạt động như tự mặc đồ, đi giày dép, cất dọn đồ chơi, tự đi vệ sinh… Ngoài ra các bé còn được rèn luyện thói quen chăm sóc môi trường xung quanh như tưới rau, lau bụi trên giá kệ…

Phương pháp Montessori giúp trẻ có những bài học cơ bản trong thực hành cuộc sống
Phương pháp Montessori giúp trẻ có những bài học cơ bản trong thực hành cuộc sống

Montessori hướng dẫn bé cách sắp xếp và làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Từ đó trẻ biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh chung và giữ gìn vệ sinh môi trường. Cao hơn trẻ chủ động trong việc tương trợ và giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh. 

>> Tìm hiểu thêm về lĩnh vực thực hành cuộc sống Montessori

2. Giác quan

Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển 5 giác quan
Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển 5 giác quan

Montessori sử dụng nhiều giáo cụ trực quan trong dạy và học nhằm giúp bé dễ dàng làm quen, nhận biết sự khác biệt giữa cảm giác và tri giác. Các hoạt động học tập, vui chơi, khám phá… vận động tối đa 5 giác quan trên cơ thể. Từ đó giúp trẻ quan sát, so sánh sự vật, hiện tượng, tự suy luận và đưa ra kết luận hay hướng giải quyết vấn đề. 

>> Tìm hiểu thêm về lĩnh vực giác quan Montessori

3. Toán học

Montessori giúp trẻ làm quen với toán học thông qua các biểu tượng số học, nhận biết về lượng, thực hiện các phép tính từ đơn giản.
Montessori giúp trẻ làm quen với toán học thông qua các biểu tượng số học, nhận biết về lượng, thực hiện các phép tính từ đơn giản.

Toán học là khái niệm trừu tượng nhất trong tất cả các thông tin chuyển đến não bộ để tư duy xử lý. Vì vậy các giáo cụ Montessori là phương tiện tốt để giúp trẻ tiếp thu từ cụ thể đến trừu tượng, từ phức tạp đến đơn giản cho các dữ liệu, dữ kiện toán học. Thông qua quá trình học tập này, các con số trở nên dễ hiểu hơn với trẻ.

Montessori giúp trẻ làm quen với toán học thông qua các biểu tượng số học, nhận biết về lượng, thực hiện các phép tính từ đơn giản. Trẻ sớm được hình thành thói quen tư duy từ sớm, xây dựng nền tảng toán học vững chắc. 

>> Tìm hiểu thêm về lĩnh vực toán học Montessori

4. Ngôn ngữ

Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy
Phương pháp Montessori giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy

Phương pháp Montessori chú trọng phát triển ngôn ngữ, trẻ có khả năng bày tỏ cảm xúc của chính mình thông qua lời nói. Các hoạt động học tập ngôn ngữ của trẻ được thiết kế qua các trò chơi ghép thẻ với tranh, ghép từ với dụng cụ trực quan, nghe và chọn từ đúng, hoàn thành câu hoàn chỉnh… 

Giai đoạn 6 năm đầu đời là thời kỳ nhạy cảm của trẻ về ngôn ngữ cần được chú trọng. Tận dụng sự tối ưu của chương trình học tập, các hoạt động vui chơi cho trẻ làm quen ngôn ngữ mọi lúc, mọi nơi. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về ngôn ngữ, linh hoạt về tư duy. Bên cạnh đó trẻ sớm nhận biết mặt chữ, tô chữ, ghép từ thành câu tạo tiền để cho việc học các môn học liên quan đến ngôn ngữ như Tiếng Việt, Ngữ Văn sau này. 

>> Tìm hiểu thêm về lĩnh vực ngôn ngữ Montessori

5. Văn hóa (Lịch sử, Địa lý, Khoa học, Nghệ thuật)

Phương pháp Montessori cung cấp cho trẻ các kiến thức liên quan đến văn hóa nghệ thuật như Lịch sử, Địa lý, Khoa học
Phương pháp Montessori cung cấp cho trẻ các kiến thức liên quan đến văn hóa nghệ thuật như Lịch sử, Địa lý, Khoa học

Phương pháp Montessori cung cấp cho trẻ các kiến thức liên quan đến văn hóa nghệ thuật như Lịch sử, Địa lý, Khoa học… Các bài học của lĩnh vực văn hóa giúp trẻ phát triển bản thân, thích nghi với văn hóa nơi mình sinh sống và học tập. Từ đó trẻ trở nên độc lập, tự chủ tự tin và trở thành thành viên có ích cho xã hội.

5 đặc điểm nổi trội của phương pháp giáo dục Montessori

Có lẽ những thông tin cơ bản trên đã mang đến cho quý vị phụ huynh những mường tượng cụ thể về Montessori là gì. Nhưng để hiểu rõ hơn về phương pháp này, các bậc phụ huynh cần nắm rõ đặc điểm nổi trội của Montessori.

Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori là tôn trọng sự tự do mang tính kỷ luật dựa trên việc lấy tự học của trẻ là nền tảng cơ bản. Vai trò của tính tự lập, tự do trong khuôn khổ cho phép được đề cao trong việc hình thành nhân cách của trẻ. Bên cạnh đó, phương pháp Montessori cũng rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện, trang bị đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực và rèn luyện các kỹ năng để hội nhập toàn cầu.

Dưới đây là tổng hợp một số đặc trưng cơ bản của phương pháp giáo dục Montessori:

5 đặc điểm nổi trội của phương pháp giáo dục Montessori
5 đặc điểm nổi trội của phương pháp giáo dục Montessori

1. Môi trường được chuẩn bị sẵn sàng

Môi trường được chuẩn bị sẵn sàng, thỏa mãn các nhu cầu học tập và vui trẻ của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Môi trường học Montessori là môi trường đạt chuẩn đã được thiết kế và chuẩn bị sẵn một cách đồng bộ từ trong lớp học, đến sân trường, các khu vui chơi hoạt động. Tiêu chuẩn đảm bảo thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận, sự nhạy cảm đồng thời kích  thích sự phát triển toàn diện của trẻ.

Môi trường được chuẩn bị sẵn sàng, thỏa mãn các nhu cầu học tập và vui trẻ của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi.
Môi trường được chuẩn bị sẵn sàng, thỏa mãn các nhu cầu học tập và vui trẻ của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi.

Một đặc điểm khác biệt của môi trường học Montessori là không gian phải đủ rộng, thông thoáng và gần gũi với thiên nhiên. Lớp học được sắp xếp khoa học, ngăn nắp với các chức năng riêng đáp ứng tất cả các hoạt động khoa học, ngôn ngữ, nghệ thuật, giác quan…. Sân chơi có nhiều cây xanh, ánh sáng và nhiệt độ thích hợp và có các loại đồ chơi vận động thú vị. Trẻ có môi trường để tự trải nghiệm và khám phá.

2. Trẻ em là trung tâm

Trẻ được tôn trọng, chu trình “làm việc” của các con không bị ngắt quãng hay làm phiền trong quá trình học hỏi, trải nghiệm. Montessori là phương pháp giáo dục trẻ em là trung tâm của lớp học. Trẻ được tự do làm điều mình thích, tự học hoặc học theo nhóm với các giáo cụ được đã được sắp xếp. 

Trong giờ học trẻ được khuyến khích tự khám phá và tiếp thu các kiến thức theo khả năng và nhu cầu. Việc làm này kích thích khả năng tự học hỏi, phát triển tư duy, khuyến khích phát triển năng lực cá nhân của trẻ.

Cha mẹ hoàn toàn yên tâm bởi ngoài giờ tự học trẻ vẫn được dẫn dắt bởi các giáo viên. Các giờ học cùng giáo viên cả lớp sẽ tập trung lại và thầy cô hướng dẫn, đồng thời trẻ được thực hành thực tế.

Trong mỗi lớp học Montessori, các trẻ ở nhiều độ tuổi cùng học tập cùng sinh hoạt. Trẻ học từ các bạn cùng lớp, các bé có cơ hội hướng dẫn lẫn nhau tạo nên môi trường tương tác hiệu quả. Lớp học trộn tuổi tương tự như một xã hội thu nhỏ giúp rèn luyện tính cách, cách ứng xử, giao tiếp.

3. Giáo viên là người hướng dẫn và hỗ trợ

Giáo viên Montessori không phải đứng lớp nhiều, không thường xuyên hướng dẫn, dạy trẻ như trong các lớp học truyền thống. Giáo viên Montessori đóng vai trò là người hướng dẫn, người “trợ lý đắc lực”  và hỗ trợ ngay khi trẻ cần.

Giáo viên Montessori đóng vai trò là người hướng dẫn, người “trợ lý đắc lực” và hỗ trợ ngay khi trẻ cần.
Giáo viên Montessori đóng vai trò là người hướng dẫn, người “trợ lý đắc lực” và hỗ trợ ngay khi trẻ cần.

Giáo viên dành nhiều thời gian để quan sát từng bé, không can thiệp hay tác động nhiều vào quá trình tự học và khám phá của trẻ. Thầy cô giống như người bạn cùng học, cùng chơi nhưng hỗ trợ, định hướng giúp trẻ phát triển một cách tốt nhất. 

Tất cả giáo viên Montessori đều được đào tạo kiến thức sư phạm, luôn kiên trì, tận tâm và yêu trẻ. Họ không có thái độ áp đặt mà tôn trọng sự phát triển tự nhiên của mỗi bé trong lớp. 

4. Giáo cụ đa dạng, ưu việt

Đặc điểm nổi bật của giáo cụ Montessori là đa dạng, ưu việt và an toàn cho trẻ. Các giáo cụ được thiết kế dựa theo nhu cầu giảng dạy, mô hình bài học, sử dụng chất liệu an toàn và phù hợp cho với các bé. Trẻ em được học hỏi khái niệm, kiến thức thông qua trải nghiệm thực tế với các giáo cụ trực quan, sinh động giúp khơi gợi hứng thú khám phá tri thức của trẻ.

Giáo cụ được sắp xếp khoa học, gọn gàng trên các kệ theo thứ tự tăng dần từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Giáo cụ rất thân thiện, thường xuyên được làm mới, thiết kế bổ sung phù hợp với nội dung môn học 

5. Môi trường giáo dục toàn diện

Montessori có sự tính toán kỹ lưỡng và chi tiết trong từng bước khi dạy trẻ và được coi là phương pháp giáo dục toàn diện nhất. Trong đó chú trọng trong xây dựng cơ sở vật chất, đường nét kiến trúc, thiết kế giáo trình và chuẩn bị đầy đủ dụng cụ hỗ trợ dạy và học. 

Giáo viên là những người tận tâm, tâm huyết, hết lòng yêu thương và hỗ trợ trẻ. Giáo viên có hiểu biết sâu sắc về các giai đoạn phát triển của trẻ, được đào tạo bài bải kiến thức, kỹ năng chuyên môn nhằm mang đến kết quả dạy học tốt nhất.

Montessori có sự tính toán kỹ lưỡng và chi tiết trong từng bước khi dạy trẻ và được coi là phương pháp giáo dục toàn diện nhất.
Montessori có sự tính toán kỹ lưỡng và chi tiết trong từng bước khi dạy trẻ và được coi là phương pháp giáo dục toàn diện nhất.

Môi trường Montessori không có khen thưởng và kỷ luật, thay vào đó là khích lệ và kỷ luật tích cực. Trẻ không phải ganh đua về điểm số, bị “nhồi nhét” kiến thức hay “chạy đua” theo bất cứ chương trình học cứng nhắc nào. Trẻ thoải mái vui chơi mỗi ngày, tự khám phá khả năng của mình, được bồi dưỡng những thói quen, cách ứng xử và đức tính tốt. 

Hoàn thành chương trình mầm non Montessori, các bé phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ trở thành những đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh, nhân hậu. 

Tìm hiểu về nguyên tắc, đặc điểm và ứng dụng phương pháp Montessori

III. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Montessori

ưu nhược điểm của phương pháp Montessori
ưu nhược điểm của phương pháp Montessori

5 ưu điểm của phương pháp Montessori

1. Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật

Tự giác, kỷ luật và một đức tính tuyệt vời mà cha mẹ nào cũng muốn rèn luyện cho trẻ. Thông qua phương pháp giáo dục Montessori, giáo viên hỗ trợ trẻ tự lựa chọn thời gian tham gia và thực hiện hoạt động theo kế hoạch nhất định. Các bé dần hình thành khả năng quản lý thời gian một cách chủ động. 

Bên cạnh đó nguyên tắc Montessori là trao quyền và tôn trọng các lựa chọn của trẻ. Việc chú trọng các hoạt động tự chăm sóc bản thân, chăm sóc cơ thể, môi trường xung quanh hình thành nên tính tự giác và kỷ luật cho từng hoạt động thường ngày ở trẻ. 

2. Hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp

Tại các lớp học Montessori, hệ thống giáo cụ được sắp xếp khoa học, cẩn thận và ngăn nắp. Trẻ được tự do lựa chọn đồ vật theo các hoạt động của mình. Tuy nhiên sau khi hoàn thành các hoạt động, bài học giáo viên sẽ hướng dẫn để trả đặt đồ vật về vị trí ban đầu. Theo thời gian hình thành cho trẻ thói quen gọn gàng, ngăn nắp trong cuộc sống.

Hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp
Hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp

3. Khơi gợi tiềm năng và sự sáng tạo

Montessori tạo điều kiện cho trẻ tự do lựa chọn và thực hiện các hoạt động theo cá tính, cách riêng mình. Từ đó khơi gợi được tiềm năng tự nhiên sẵn có, phát triển khả năng tư duy sáng tạo bên trong của trẻ

Bên cạnh đó việc trẻ được tiếp xúc với môi trường, với bạn bè ở nhiều lứa tuổi giúp con mở rộng tư duy với thế giới. Bên cạnh đó mở ra những hướng suy nghĩ và cách thức giải quyết khác nhau cho cùng 1 vấn đề. Tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này ở các cấp học cao hơn và khi bước ra xã hội. 

4. Tự do trải nghiệm thế giới xung quanh

Các bài học trong giáo dục theo phương pháp Montessori không bó buộc trong môi trường lớp học. Trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm thế giới xung quanh một cách an toàn thông qua vai trò hướng dẫn của giáo viên.

Trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm thế giới xung quanh một cách an toàn thông qua vai trò hướng dẫn của giáo viên.
Trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm thế giới xung quanh một cách an toàn thông qua vai trò hướng dẫn của giáo viên.

Trẻ được tự do chọn lựa hoạt động, học tập và khám phá theo cách của riêng mình. Khi trẻ gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề giáo viên sẽ hỗ trợ nhưng không được can thiệp sâu và hành động, quyết định của trẻ. 

5. Phát triển toàn diện các kỹ năng quan trọng

Thông qua các hoạt động tương tác đa giác quan trong phương pháp Montessori, các kỹ năng quan trọng của trẻ được phát triển một các tự nhiên và không ngừng hoàn thiện. Trong đó có 8 năng lực quan trọng là: 

  • Phát triển ngôn ngữ
  • Phát triển năng lực quan sát, tập trung và ghi nhớ
  • Phát triển tính độc lập, yêu thích khám phá thế giới
  • Hình thành tư duy phản biện, chủ động giải quyết vấn đề phát sinh
  • Phát triển khả năng vận động tinh (Cổ tay, ngón tay)
  • Phát triển khả năng vận động thô (chạy nhảy)
  • Nâng cao khả năng cảm thụ nghệ thuật
  • Hiểu được các khái niệm đơn giản

5 nhược điểm của phương pháp Montessori

1. Tốn kém chi phí

Phương pháp giáo dục Montessori đã và đang được áp dụng phổ biến tại hàng trăm nước trên toàn thế giới. Phương pháp này đã mang đến nhiều ưu việt hơn hẳn so với các phương pháp truyền thống. Tuy nhiên chương trình học chuẩn Montessori có chi phí đắt đỏ phục vụ cho việc chuẩn bị tài liệu, giáo cụ, đồ chơi, trang thiết bị và tuyển chọn, đào tạo đội ngũ giáo viên.

Chương trình học chuẩn Montessori có chi phí đắt đỏ phục vụ cho việc chuẩn bị tài liệu, giáo cụ, đồ chơi, trang thiết bị.Chương trình học chuẩn Montessori có chi phí đắt đỏ phục vụ cho việc chuẩn bị tài liệu, giáo cụ, đồ chơi, trang thiết bị.
Chương trình học chuẩn Montessori có chi phí đắt đỏ phục vụ cho việc chuẩn bị tài liệu, giáo cụ, đồ chơi, trang thiết bị.

Tại Việt Nam, không phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cho trẻ theo học tại các trường Montessori quốc tế. Với mức thu nhập khá và trùng bình khó có thể đáp ứng được nhu cầu chi phí cho các chương trình học này. 

2. Không chú trọng phát huy trí tưởng tượng

Một trong những hạn chế lớn nhất của phương pháp giáo dục Montessori là luôn tập trung nhấn mạnh thực tế, không chú trọng phát huy trí tưởng tượng. Theo Maria Montessori “Trí tưởng tượng sẽ làm trẻ xa rời thực tế”. Do đó giáo dục Montessori để cao việc cho trẻ được tiếp xúc với giáo cụ trực tiếp có sẵn. 

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề này được nhiều chuyên gia đánh giá cần nhanh chóng khắc phục. Khoa học đã chứng minh việc phát huy trí tưởng tượng sẽ mang đến lợi ích tuyệt vời cho sự phát triển của trẻ.

Phương pháp giáo dục Montessori là luôn tập trung nhấn mạnh thực tế, không chú trọng phát huy trí tưởng tượng
Phương pháp giáo dục Montessori là luôn tập trung nhấn mạnh thực tế, không chú trọng phát huy trí tưởng tượng

3. Độc lập mọi lúc mọi nơi không phải lúc nào cũng tốt

Montessori luôn đề cao nguyên tắc rèn luyện tính tự lập sớm ở trẻ. Tuy nhiên không phải cơ sở giáo dục nào cũng có chương trình giảng dạy đảm bảo quy chuẩn của Montessori. Dẫn đến việc trẻ độc lập mọi lúc, mọi nơi và có thể tách rời khỏi môi trường, trở nên cứng nhắc và mất đi khả năng làm việc theo nhóm. 

Trong khi ở hiện tại, kỹ năng teamwork luôn được đánh giá cao và trở nên thiết yếu nhằm mang lại hiệu quả làm việc tốt nhất. Vì vậy sự độc lập quá mức có thể là điều có hại gây ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ sau này. 

4. Lớp học tự do không phù hợp với số đông trẻ

Tại các lớp học Montessori, các bé được học tập trong môi trường tự do khám phá, tự do chọn lựa hoạt động yêu thích. Do đó trẻ theo học chương trình học này có thể gặp khó khăn khi chuyển cấp lên các lớp học truyền thống trật tự và có tính kỷ luật.

5. Chương trình học Montessori không đồng nhất

Montessori khác hoàn toàn với chương trình học truyền thống nên nhiều bậc phụ huynh còn cảm thấy lạ lẫm và khó thích nghi. Trên thực tế ở các địa điểm khác nhau các chương trình giảng dạy Montessori không có sự đồng nhất.

Montessori là gì? Sự riêng rẽ còn thể hiện có chương trình thực hiện với các đối tượng trẻ khác nhau
Sự riêng rẽ còn thể hiện có chương trình thực hiện với các đối tượng trẻ khác nhau

Sự riêng rẽ còn thể hiện có chương trình thực hiện với các đối tượng trẻ khác nhau. Do đó không chỉ phụ huynh mà nhiều giáo viên còn cảm thấy có nhiều sự khác biệt. Do đó trước khi quyết định chọn cho trẻ theo học, cha mẹ nên tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng về sự phù hợp.

Câu hỏi thường gặp

1. Cha mẹ có thể dạy trẻ bằng phương pháp Montessori tại nhà không?

Cha mẹ hoàn toàn có thể ứng dụng các nguyên tắc Montessori để dạy trẻ tại nhà. Cha mẹ cần chú ý 5 nguyên tắc cơ bản là tôn trọng, trao quyền cho con lựa chọn, dạy con giao tiếp, dạy con tự lập, kiên nhẫn yêu thương và hỗ trợ con. 

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả mong muốn cha mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về phương pháp Montessori. Ứng dụng thực tế một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện gia đình. Thường xuyên trao đổi với giáo viên ở trường để có sự thống nhất. Hãy áp dụng mô hình từ sớm, nhất là trong giai đoạn đầu đời của trẻ để có định hướng tốt nhất. 

2. Tại sao lại tổ chức lớp học Montessori với nhiều độ tuổi? 

Một trong những đặc điểm nổi bật của phương pháp Montessori là lớp học trộn nhiều độ tuổi cùng nhau. Giáo dục Montessori đã trải qua hàng trăm năm ứng dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới với trẻ ở nhiều độ tuổi khác nhau. Việc trộn độ tuổi trong lớp học giúp các bé học tập hiệu quả hơn, cùng quan sát, cùng lắng nghe và thực hành với giáo cụ khai thác tiềm năng học tập của riêng mình. 

Trẻ có sự giúp đỡ lẫn nhau, bạn lớn hướng dẫn bạn nhỏ, bạn biết hướng dẫn bạn chưa biết tạo nên không khí học tập hòa đồng. Bên cạnh đó việc tiếp xúc với các bạn khác trong lớp học giúp trẻ hình thành tính cách, cách giao tiếp ứng xử như trong xã hội thu nhỏ. Thông qua lớp học trộn độ tuổi, trẻ có thể tối đa hóa sự phát triển cả về kiến thức, kỹ năng và giao tiếp. 

3. Sự khác biệt giữa lớp học truyền thống và lớp học Montessori?

Trong lớp học Montessori trẻ em được di chuyển tự do, tự chọn lựa hoạt động theo nhu cầu của riêng mình. Trẻ được học các kiến thức, kỹ năng tương tự trong các lớp học truyền thống nhưng học theo cách tự chủ. Giáo viên Montessori không đóng vai trò là người hướng dẫn, giảng dạy trực tiếp mà chỉ hỗ trợ, định hướng cho trẻ. 

Lớp học Montessori trộn các độ tuổi tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp, chia sẻ kiến thức, kỹ năng một cách tự nhiên. Hoàn toàn không có sự cạnh tranh, chỉ trích, la mắng hay chạy đua theo thành tích. 

Nội dung bài viết là các giải đáp Montessori là gì và phân tích sự khác biệt của phương pháp giáo dục này với phương pháp Reggio Emilia và Steiner. Hi vọng thông tin trên giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về Montessori và có sự lựa chọn phương pháp giáo dục thích hợp nhất cho trẻ.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email