2 tuổi là thời điểm đánh dấu sự thay đổi rõ rệt về đặc điểm tâm lý của trẻ. Đây cũng là lúc các ba mẹ liên tục phải đối mặt với sự khủng hoảng của trẻ. Làm cách nào để đối phó khủng hoảng tuổi lên 2 của con? Hãy cùng các chuyên gia Sakura Montessori cùng lý giải nhé!

1. Đặc điểm tâm lý trẻ 2 tuổi

Theo các chuyên gia tâm lý, những thay đổi tâm lý của trẻ lên 2 chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, nhờ quan sát và thấu hiểu, thông qua một số đặc điểm dưới đây, ba mẹ sẽ thấy sự khác biệt rõ ràng của trẻ 2 tuổi. Các biểu hiện này có thể xuất hiện vào lúc trẻ 18 tháng và kéo dài tới 30 tháng tuổi.

❓ Liệu có bao giờ người lớn vô tình lãng quên những đôi mắt nhỏ đang dõi theo mình? Liệu chúng ta có đang chỉ dẫn trẻ sai cách?

Luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một tấm gương phản chiếu của chính chúng ta…

Trẻ mong muốn thể hiện bản thân

Nhiều cha mẹ không để ý đến thay đổi của trẻ 2 tuổi. Tuy nhiên trẻ 2 tuổi đã có nhiều sự phát triển tâm lý, tính cách hơn so với giai đoạn trước.

Trẻ có thể khăng khăng đòi làm bằng được những gì ba mẹ không cho phép. Trẻ muốn tự thử thách với những việc khó hoặc nói không với những gì trẻ không thích. Các con muốn được đáp ứng vô điều kiện những mong muốn của mình.

Trẻ có nhu cầu tự lập

Trẻ có nhu cầu tự lập
Trẻ có nhu cầu tự lập

Việc bướng bỉnh muốn làm theo ý của mình xảy ra ở nhiều trẻ. Vì những bạn nhỏ 2 tuổi dần hình thành thói quen tự lập, tự chủ và mong muốn được tự quyết định những việc trẻ muốn. Ví dụ: Trẻ muốn tự chọn quần áo, giày dép các con thích hay đòi ăn, đòi làm như người lớn…

Trẻ nhạy cảm với các mối quan hệ xã hội

Trong giai đoạn trước, bé có thể thích chơi 1 mình, không mè nheo, quấy khóc người lớn. Ở giai đoạn này, trẻ đặc biệt thích tương tác với mọi người xung quanh. Thay vì tự chơi một mình, con thích chơi với bạn bè, anh chị hoặc người lớn. Các con mong muốn được kết nối nhiều hơn nữa, đồng cảm và chia sẻ cảm xúc với mọi người.

>> xem them: Có nên giáo dục sớm cho con?

Trẻ thích bắt chước người lớn

Bắt đầu 2 tuổi, trẻ thích bắt chước người lớn như đòi ăn món ăn của người lớn, làm theo hành động của ba mẹ, nhại giọng ba mẹ… Cha mẹ cần chú ý đến hành động và lời nói của mình để làm gương cho trẻ.

Tìm hiểu thêm về tâm lý và cảm xúc của con?

2. Khủng hoảng tuổi lên 2 là gì?

Khủng hoảng tuổi lên 2 là giai đoạn chuyển biến tâm lý rõ rệt của trẻ ở thời kỳ từ 18 tháng đến 3 tuổi. Giai đoạn này trẻ gặp khó khăn với việc phụ thuộc vào người lớn và xuất hiện các biểu hiện, mong muốn được tự lập theo ý mình.

khủng hoảng tuổi lên 2
Khủng hoảng tuổi lên 2: Làm sao để đồng hành cùng con?

>> Đọc thêm: Cẩm nang khủng hoảng tuổi lên 3 và cách đồng hành cùng con

3. Khủng hoảng tuổi lên 2 và nguyên nhân

Theo các chuyên gia giáo dục, ở bất cứ độ tuổi nào, trẻ đều có thể rơi vào các khủng hoảng với mức độ bộc lộ khác nhau do đặc điểm tâm sinh lý của trẻ thay đổi liên tục. Giai đoạn trẻ lên 2 cũng có nhiều biểu hiện khủng hoảng. Cùng tìm hiểu các biểu hiện của con để nhận biết

3.1 Lý do dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2

Giai đoạn từ 0-3 tuổi luôn là giai đoạn không dễ dàng cho ba mẹ trong việc giúp con làm quen và trải nghiệm thế giới. Đặc biệt khi trẻ lên 2, con có nhiều thay đổi khiến nhiều phụ huynh cảm thấy lo lắng. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ là bởi: 

  • Thay đổi về tâm sinh lý của trẻ

Ở giai đoạn 0-3, trẻ thay đổi và tăng trưởng nhanh chóng về mặt cảm xúc, con muốn được yêu thương, chấp nhận, tôn trọng, thấu hiểu, ấm áp và được nâng niu bảo vệ.

Trong giai đoạn khủng hoảng, trẻ cần sự hỗ trợ lớn từ cha mẹ. Nhiều ba mẹ chọn áp dụng phương pháp Montessori 0-3 tuổi cho trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện, độc lập và tư duy tốt hơn.

The Dewey School

  • Trẻ có nhu cầu thể hiện bản thân

Một nguyên nhân nữa có thể kể đến là do ở thời điểm này, trẻ bắt đầu muốn thể hiện suy nghĩ của bản thân qua lời nói nhưng vốn từ hạn chế khiến con khó diễn đạt được. Nếu cha mẹ không kịp thời thấu hiểu, hỗ trợ trẻ càng dễ khó chịu, “khủng hoảng” với chính mình và với người khác.

  • Trẻ chưa biết cách thể hiện nhu cầu của mình

Ngoài ra, thể chất và cảm xúc của con ở giai đoạn này cũng chưa hoàn thiện khiến con không thể tự giải quyết vấn đề của riêng mình và dễ thất vọng khi khó giao tiếp, kết nối hay hoàn thành nhiệm vụ một cách đầy đủ. Nếu cha mẹ không bắt kịp được nhu cầu của các con thì các con sẽ bộc lộ rất nhiều các hành vi thách thức, chống đối quyết liệt với tất cả mọi người.

Chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tình trạng khủng hoảng của trẻ, bởi mỗi trẻ có biểu hiện không giống nhau. Từ đó kịp thời có những tác động giúp con nhanh chóng vượt qua thời kỳ này.

>>Đọc thêm: Tìm hiểu bí quyết dạy con ngoan theo phương pháp Montessori

3.2 Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ

Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ
Biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ

Thực tế cho thấy không đứa trẻ nào cũng rơi vào trạng thái khủng hoảng tuổi lên 2. Ngoài ra, mỗi đứa trẻ khác nhau có biểu hiện khủng hoảng khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện giúp chúng ta nhận biết có lẽ con đang khủng hoảng tuổi lên 2 và cần ba mẹ đồng hành cùng con vượt qua giai đoạn này. Cụ thể:

Bùng nổ cảm xúc dữ dội (cáu giận, bực tức…)

Bùng nổ cảm xúc dữ dội (cáu giận, bực tức…)
Bùng nổ cảm xúc dữ dội (cáu giận, bực tức…)

Trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 có thể đột ngột thể hiện cảm xúc gay gắt, dữ dội như ăn vạ vô cớ, khóc to, gào thét không lý do. Sở dĩ trẻ có những biểu hiện này do trí tuệ của bé đã phát triển nhưng lại không thể hiện được bằng lời nói, hành động cho người lớn hiểu.

Ví dụ: Trẻ không tự đi giày hay không tìm thấy đồ chơi, con không thể diễn đạt được cảm xúc nội tại của mình cho ba mẹ hiểu và con khóc gào…

Nói không với mọi yêu cầu người lớn đưa cho trẻ: Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, trẻ có thể nói không cả ngày. Trẻ nói không không có nghĩa là phủ định mà là trẻ muốn gây chú ý và tạo sự khác biệt.

Tất cả những hành động này là trẻ muốn nhận lại phản hồi bằng tương tác hoặc sự bộc lộ cảm xúc rõ rệt của người lớn. Trẻ đặc biệt thích thú với điều đó.

Khó kiểm soát cảm xúc của mình

Trẻ dễ dao động cảm xúc, có thể cực vui hoặc cực buồn. Mọi cung bậc cảm xúc của trẻ ở thời kỳ này đều diễn ra nhanh chóng và khó kiểm soát. Ngoài ra, bé có thể cáu giận, tức tối ngay lập tức khi không vừa ý, biểu hiện bằng các hành động như ăn vạ, ném đồ đạc, cào, cáu, cắn…

Những biểu hiện thái quá của trẻ có thể khiến nhiều phụ huynh không giữ được bình tĩnh, dẫn đến trừng phạt hay quát mắng là trẻ ngày càng mất kiểm soát. Nghiêm trọng hơn, hành động của cha mẹ có thể khiến trẻ tổn thương tâm lý. 

Thích tự làm mọi thứ theo cách riêng

Những em bé khủng hoảng tuổi lên 2 rất thích được tự làm mọi thứ theo cách riêng của trẻ. Trẻ thường xuyên không tuân theo các nguyên tắc hay cách làm của ba mẹ trước đó. Ví dụ: trẻ tự xúc cơm dù cầm thìa sai cách, đi dép trái, đeo găng tay, đeo tất khác màu nhau…

Nguyên nhân dẫn đến hành động này bởi những biến chuyển tâm lý thúc đẩy bé tự lập để chứng minh bản thân và thể hiện sở thích của mình.

Biếng ăn – biểu hiện khủng hoảng của trẻ lên 2

Biếng ăn
Trẻ biếng ăn

Một trong những biểu hiện của khủng hoảng tuổi lên 2 chính là biếng ăn. Nguyên nhân có thể là do quá trình cai sữa đột ngột, thay đổi thực đơn hay khẩu phần ăn. Trẻ bị mất cảm giác ngon miệng, mệt mỏi hoặc mải chơi nên không chịu ăn.

Tình trạng biếng ăn có thể kéo dài hoặc ngắn tùy theo mỗi trẻ. Khi cha mẹ thay đổi thực đơn khiến trẻ ngon miệng tình trạng này có thể tự biến mất.

Khủng hoảng khóc đêm ở trẻ 2 tuổi

Khóc đêm
Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, thức đêm và quấy khóc

Một số trẻ sẽ có biểu hiện khủng hoảng lên 2 là khóc đêm. Trẻ bị rối loạn giấc ngủ, ngủ ngày, thức đêm và quấy khóc, đòi chơi… Nguyên nhân tình trạng này có thể do ban ngày trẻ trải qua các cung bậc cảm xúc mạnh như phấn khích, vui buồn lẫn lộn hoặc do trẻ háo hức muốn thực hiện kỹ năng mới.

4. Đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 như thế nào?

Đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng
Ba mẹ sẽ là người hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2

Khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ có lẽ là cơn ác mộng với nhiều ba mẹ khi không thể chế ngự những cơn nổi loạn của con. Nhưng nếu ba mẹ biết ứng xử và hành động khéo léo dựa trên sự thấu hiểu trẻ, ba mẹ sẽ chính là người hỗ trợ, giúp đỡ và đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2.

Kinh nghiệm đồng hành cùng con vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2

Ba mẹ cùng lắng nghe những bí quyết giúp con vượt qua thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2 dưới kinh nghiệm của những chuyên gia Montessori quốc tế từ Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori.

Hiểu và đồng cảm với trẻ

Hiểu, đồng cảm, đặt mình vào vị trí của trẻ là 1 trong những cách tốt nhất để cha mẹ cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng. Trẻ nhỏ là một cá thể độc lập và các con luôn muốn được thừa nhận, cư xử như “một người trưởng thành”. Vì vậy, bất cứ khi trẻ buồn, khóc hay bực bội… trẻ luôn cần người lớn chia sẻ với bé.

Phương Pháp Glenn Doman
Hiểu và đồng cảm cho trẻ

Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, tất cả những câu cấm đoán, ra lệnh đó chỉ làm tăng cảm giác khó chịu trong con. Con sẽ càng ngang bướng, khó bảo, cảm thấy mất an toàn và có xu hướng bạo lực. Tính cách này ảnh hưởng tới hành vi ứng xử của con với người khác, thậm chí gây nên những hậu quả khôn lường.

Vì vậy, hãy lắng nghe, quan sát những hành động, lời nói của con để thấu hiểu vấn đề con gặp phải. Hãy cho con những lời gợi mở sự chia sẻ để con trải lòng như “À, con không thích cái này phải không?”, “Con bị ngã nên con đau đúng không?”, “Con muốn ăn bánh à?”, “Con đang khó chịu trong người phải không”…

Điều này không chỉ giúp bé nguôi ngoai, dễ chịu mà còn tạo dựng niềm tin giữa con cái và ba mẹ hơn. Hơn nữa, cách giao tiếp của ba mẹ với trẻ sẽ giúp các con cải thiện vốn từ vựng để có thể tự diễn tả cảm xúc hoặc ý muốn, nhu cầu của bản thân.

Quan sát để ngăn ngừa cơn giận dữ của con

Các chuyên gia và nhiều phụ huynh đều cho rằng, người lớn có thể dự đoán các thời điểm trẻ kích động. Từ đó có những cách xoa dịu tâm trạng và giúp con lấy lại bình tĩnh trong thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2. Ngoài ra, các giáo viên Montessori Quốc tế cũng khuyến khích bố mẹ nên chủ động nói cho trẻ biết mình định làm gì trước khi hành động.

Ví dụ: Khi chuẩn bị đưa con ra ngoài, bạn có thể nói với con rằng: “Mẹ sẽ giúp con thay quần áo nhé!”, “con ngồi chơi chờ mẹ thay quần áo nhé!”, “Chân con bị đau, mẹ sẽ bế con ra xe với bố nhé!”… Cách làm này giúp bé cảm thấy được tôn trọng khi người lớn luôn hỏi ý kiến của mình trước khi hành động. Và dù chưa hình dung được mọi chuyện diễn ra như thế nào nhưng con cũng có thể dần quen mà không bị choáng ngợp hay bối rối.

Các giáo viên Montessori đặc biệt nhấn mạnh về việc quan sát từng hành động, cử chỉ, hành vi… của trẻ. Thông qua quan sát, người lớn có thể dự đoán được trẻ thường xuyên thay đổi cảm xúc, hành động lúc nào và vì lý do gì.

Ví dụ: Những ngày bạn thấy con mệt mỏi là khoảng thời gian con rất dễ khóc lóc, tức giận vô cớ… Cho nên, hãy dành thời gian quan tâm con, quan sát biểu hiện của con, lắng nghe con trọn vẹn nhất để mang đến cho con những cảm xúc tích cực nhất.

Hoặc hãy đưa cho con những gợi ý, chỉ dẫn trong từng tình huống trước khi trẻ có “cơ hội” nổi giận. Cụ thể: Khi mang giày cho con, bạn có thể chủ động hỏi con thích đôi giày màu trắng hay màu đỏ? Với cách này, các con sẽ phải đưa ra sự lựa chọn và không thể bùng phát cơn tức giận vô cớ khi bố mẹ trái ý mình.

Không áp đặt, hãy tạo điều kiện để con TỰ LẬP

Không áp đặt, hãy tạo điều kiện để con TỰ LẬP
Không áp đặt, hãy tạo điều kiện để con TỰ LẬP

Khi được hỏi về khả năng kiểm soát cảm xúc trước hành động ăn vạ, mè nheo của con, nhiều ba mẹ cho rằng họ không giữ nổi bình tĩnh. Đó là lý do ở nhiều gia đình, người lớn thường quát mắng “Không được, mẹ cấm nghe chưa!”, “Hơi tí là ăn vạ, hư quá!”, “Nín ngay”… hoặc sử dụng các hình phạt, đòn roi để răn đe trẻ. 

Bởi ở giai đoạn này, trẻ nhỏ chưa nhận thức đầy đủ về hậu quả nên muốn làm theo ý mình, bất chấp đúng – sai, tốt – xấu. Những câu nói “Con phải làm cái này…”, “Con không được phép làm cái kia…” chẳng thể làm con ngoan ngoãn, ngược lại càng làm cơn khủng hoảng tuổi lên 2 của con trở nên dữ dội hơn. 

Đồng thời, ba mẹ nên tạo mọi điều kiện để con được tự lập. Bởi các nghiên cứu về trẻ đã chỉ ra rằng: Ở giai đoạn từ 18 đến 24 tháng, trẻ có thể tự làm các việc đơn giản như: tự dùng tay lấy thức ăn, bê cốc uống nước, nhặt đồ chơi, bóc trứng,… Khi cho phép trẻ tự thực hiện công việc phù hợp với khả năng, con sẽ cảm thấy bản thân mình có ích và luôn được tôn trọng như một người lớn.

Trao quyền tự do lựa chọn trong khuôn khổ cho phép

Ở giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2, người lớn nên cho phép trẻ tự do lựa chọn trong khuôn khổ hoặc có thể đưa ra cho trẻ một số lựa chọn đơn giản và phù hợp với con.

Ví dụ: Con có thể tự do lựa chọn trò chơi con thích, những đồ vật con thích, tham gia hoặc không tham gia hoạt động cùng bố mẹ…  Bố mẹ cho phép trẻ được tự lựa chọn trang phục trong số bố mẹ đã chọn trước. Ba mẹ có thể đưa ra các chỉ dẫn cho bé để bé tự hoàn thành công việc của mình.

Dạy bé phát triển kỹ năng ngôn ngữ

Một trong những lý do dẫn đến khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ chính là trẻ chưa hoàn thiện kỹ năng ngôn ngữ và bộc lộ cảm xúc. Không thể hiện được cho người lớn hiểu về nhu cầu của mình, khiến các con trở nên cáu gắt, khó chịu, thậm chí bùng nổ cảm xúc.

Vì vậy, ba mẹ nên dạy trẻ phát triển các kỹ năng bằng cách thường xuyên trò chuyện cùng trẻ, đọc sách cho trẻ nghe, chơi cùng trẻ… Điều này sẽ giúp trẻ trau dồi từ vựng, biết cách bày tỏ cảm xúc bằng hành động, ngôn ngữ của mình.

5. Chia sẻ thực tế từ ba mẹ

“Khi Bin lên 2 tuổi, bé thường hay quấy khóc, ăn vạ bằng cách ném đồ đạc, cào cáu ba mẹ… Lúc đó, tôi đã chắc chắn rằng con đang rơi vào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2. Mỗi khi con ăn vạ, khóc lóc như vậy, cả hai vợ chồng không dỗ con mà lắng nghe con và đưa ra những gợi ý để con có thể thể hiện cảm xúc của mình hoặc đưa ra những phỏng đoán từ phía mình xem con đang bị sao, con muốn diễn tả điều gì… Thật may là Bin khá hiểu chuyện. Mỗi lần ba mẹ trò chuyện với con đều đoán trúng tâm lý con nên con cũng nhanh chóng học được thói quen biết thể hiện nhu cầu của mình một cách rõ ràng hơn thay vì khóc hay ăn vạ.”
– Mẹ Hoàng Hà – Phụ huynh Sakura Montessori Tây Hồ Tây

“Bé nhà mình thì biểu hiện khủng hoảng tuổi lên 2 như khóc lóc, quậy phá không rõ ràng lắm nhưng con có bị khủng hoảng. Con thích tự làm mọi thứ theo ý mình và luôn đòi được tự làm. Những lúc như vậy, tôi thường cho con tự làm trong khả năng của con nhưng cũng đảm bảo rằng mình luôn quan sát con để con không bị nguy hiểm. Nhờ vậy, khi con 3,5 tuổi, con có thể tự lập được khá nhiều việc như gấp quần áo, gấp khăn ăn, chuẩn bị bàn ăn cho ba mẹ hay giúp ông bà, ba mẹ nhặt rau, rửa hoa quả, cắm hoa bình nhỏ…”
– Mẹ Hồng Liên – Phụ huynh Mầm non Sơn Ca

“Khi con trong thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2, vợ chồng mình không làm gì khác ngoài việc lắng nghe và thấu hiểu con. Khi con không thể diễn tả được cảm xúc của mình, chúng tôi thường đưa ra những gợi ý để con bày tỏ. Khi con mong muốn tự lập, ba mẹ sẽ để con tự làm những việc con yêu thích nhưng cũng sẽ lý giải cho con những nguyên tắc cần phải tuân theo… Cứ thế, Bông đã vượt qua khủng hoảng tuổi lên 2 một cách dễ dàng và trở thành một em bé tự lập.”
– Me Hải Hà – Phụ huynh Sakura Montessori Phạm Hùng

6. Câu hỏi thường gặp về khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ

1. Khủng hoảng tuổi lên 2 bắt đầu từ khi nào và khi nào thì kết thúc?

Khủng hoảng tuổi lên 2 thường bắt đầu từ khi nào? Khủng hoảng tuổi lên 2 thường bắt đầu từ khi trẻ 18 tháng tuổi.

Khi nào thời kỳ khủng hoảng tuổi lên 2 kết thúc?  Tuỳ vào đặc điểm phát triển của từng trẻ, khủng hoảng tuổi lên 2 có thể kết thúc ở thời điểm khác nhau. Thông thường, trẻ lên 3 tuổi sẽ chấm dứt thời kỳ này.

2. Nên làm gì khi trẻ khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn?

Khủng hoảng tuổi lên 2 biếng ăn có thể xảy ra ngay khi cha mẹ đột ngột cai sữa hoặc thay đổi thực đơn ăn uống cảu trẻ. Để khắc phục sớm ba mẹ nên áp dụng biện pháp cai sữa từ từ để trẻ kịp thích nghi. Đồng thời hãy quan sát thói quen ăn uống của trẻ để đưa ra thực đơn phù hợp với sở thích của con, thay đổi thực đơn của trẻ liên tục để tránh nhàm chán, trang trí món ăn đẹp mắt để thu hút trẻ… Không nên bắt ép trẻ ăn theo ý mình mà hãy tôn trọng thói quen dùng bữa của trẻ.

3. Ba mẹ cần làm gì để trẻ không khủng hoảng tuổi lên 2 khóc đêm?

Trong giai đoạn khủng hoảng tuổi lên, nhiều trẻ gặp tình trạng khóc đên khiến trẻ và cha mẹ đều mệt mỏi. Để trẻ không khóc đêm, trước khi trẻ đi ngủ, hãy chuẩn bị cho trẻ một không gian yên tĩnh, tránh tiếng ồn hay ánh sáng tivi, thiết bị điện tử. Ba mẹ có thể bật nhạc không lời để bé dễ dàng đi vào giấc ngủ.
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể thường xuyên trò chuyện, trao đổi với bé về những sự việc, hiện tượng xảy ra ban ngày để bé được giãi bày cảm xúc. Đọc sách, truyện trước khi đi ngủ là một cách hiệu quả để bé dễ ngủ và không bị tỉnh giấc.

Có thể, giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 của trẻ đều gây nên những mệt mỏi cho ba mẹ. Nhưng đó lại là quá trình phát triển tâm lý tự nhiên và độc lập của trẻ, giúp trẻ tự thẩm thấu kiến thức, hình thành nhân cách và kỹ năng. Cho nên, dù con bạn khủng hoảng ở bất cứ độ tuổi nào thì nguyên tắc quan trọng nhất mà ba mẹ cần nhớ chính là BÌNH TĨNH, ĐỒNG CẢM, KHÔNG ÁP ĐẶT hay CẤM ĐOÁN.
Hy vọng những thông tin mà Sakura Montessori chia sẻ sẽ giúp ba mẹ cùng con vượt qua giai đoạn khủng hoảng tuổi lên 2 một cách nhẹ nhàng nhất.

5/5 (1 Review)