Học Toán sớm không phải để sớm biết cộng trừ nhân chia, giải bài tập trong chớp mắt. Với Montessori, tiếp cận sớm với Toán học giúp tăng cường khả năng tư duy logic, trao cho trẻ cơ hội khám phá thế giới Toán học đầy lý thú và nuôi dưỡng tình yêu với môn khoa học trí tuệ này. Đó cũng là những lợi ích của chương trình Toán học theo chuẩn Montessori Quốc tế đang được áp dụng tại Hệ thống Trường Mầm non Song ngữ Sakura Montessori.

Ở lĩnh vực Toán học, các bạn nhỏ Sakura Montessori có cơ hội học Toán với đa dạng các loại giáo cụ trực quan, sinh động

Bài học đếm tới 1000 từ những hạt cườm

Theo Tiến sỹ – Bác sỹ – Nhà giáo dục người Ý Maria Montessori, giai đoạn đầu đời là thời kỳ nhạy cảm nhất của trẻ với Toán học, đặc biệt là khoảng thời gian từ 4 đến 6 tuổi. Vì vậy, để tối ưu khả năng phát triển tư duy, trường Sakura Montessori đã đưa vào giảng dạy chương trình Toán học theo chuẩn Montessori quốc tế với các bài học với độ khó tăng dần, phù hợp với nhịp độ phát triển tự nhiên của trẻ. 

Các bài học Toán với hạt cườm trong giờ Montessori tại Sakura Montessori luôn hấp dẫn các bạn nhỏ

Tại trường Sakura Montessori, trẻ được làm quen với các kiến thức sơ đẳng về Toán học như sốlượng từ 1 đến 10, đếm các đối tượng theo số đếm từ 1 đến 1000 và sử dụng các vật tượng trưng để tách-gộp các nhóm đối tượng theo bốn phép tính cơ bản (cộng, trừ, nhân, chia), phân số,… 

Hệ thống bài học đa dạng, phong phú, sắp xếp một cách logic và được dạy theo triết lý “luôn bắt đầu từ cụ thể thay vì trừu tượng”. Chính vì thế, chữ số được minh họa một cách sinh động trong chương trình Toán học Montessori.

Ví dụ, giáo cụ Hạt cườm vàng là phần mô phỏng trực quan về chữ số. Mỗi hạt cườm đại diện cho 1 đơn vị. Mười hạt cườm xâu thành một hàng thẳng được gọi là thanh 10, tương đương với 10 đơn vị. Mười thanh 10 xếp cạnh nhau tạo thành một hình vuông tượng trưng cho 100 (chứa đúng 100 hạt cườm). 10 hình vuông như vậy tạo thành một khối lập phương 1000 đơn vị. Nếu dạy trẻ đếm “chạy” từ 1 tới 1000 thì rất phức tạp với trẻ, nhưng sử dụng những chuỗi hạt cườm thì trẻ sẽ rất dễ hiểu và có thể dễ dàng thực hiện yêu cầu.

Các con chăm chú trong từng hoạt động Toán học

Với cách học cụ thể và trực quan này, trẻ được trực tiếp quan sát, nghe, nhìn và thực hành đếm số với các giáo cụ trực quan, sinh động. Bằng cách thao tác với giáo cụ như số nhám, số in, cây gậy số, thẻ số và hạt, các thanh hạt cườm màu vàng và nhiều màu,… các con dần xây dựng được các khái niệm cơ bản từ 1 đến 10, nhớ được trật tự tự nhiên của các con số, đồng thời nhận biết được mối quan hệ giữa số lượng và chữ số.

Khi trẻ đã hiểu và nhớ các con số từ 1 đến 10, các con sẽ tiếp tục được giới thiệu các tầng bậc của hệ thập phân và bốn phép tính (cộng, trừ, nhân, chia). Trẻ tiếp tục được học cùng với các giáo cụ và vật thật, nhờ đó các con có cái nhìn trực quan hơn về các phép tính, cách hoạt động của hệ thập phân. 

Rèn luyện trí nhớ và phát triển tư duy với Toán

Đi từ cụ thể đến trừu tượng, trẻ dần thoát ly khỏi các giáo cụ Toán học để sẵn sàng làm việc với các ký hiệu trên giấy hoặc thực hành song song. Bước tiếp theo này giúp trẻ rèn luyện trí nhớ và biết cách mô tả lại các phép tính Toán học. Trẻ biết cách thức thực hiện phép cộng với giáo cụ trực quan, đồng thời có thể tự tay mô phỏng lại phép tính trên giấy. 

Do phương pháp học trực quan và được xây dựng phù hợp với nhận thức, tâm lý lứa tuổi, cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi thấy con có thể nắm được những khái niệm phức tạp hơn trong toán học như phân số và thực hiện các phép toán với phân số.

Với sự phân chia các nhóm bài học khoa học và bài bản trong lĩnh vực Toán học Montessori chuẩn Quốc tế, trẻ có thể tiếp cận Toán học một cách tự nhiên, nắm bắt nhanh và sâu các kiến thức cơ bản về Toán học. Đồng thời, việc tiếp cận với Toán ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ hình thành khả năng tư duy logic, tính trật tự và các kỹ năng phối hợp tay và mắt,… 

Mọi nẻo đường đều dẫn tới Toán học

Trong lớp học Montessori tại trường Sakura, bên cạnh các bài học chuyên sâu về Toán học, trẻ còn được bồi dưỡng năng lực học Toán thông qua nhiều lĩnh vực khác nhau. Dựa trên hứng thú khám phá, tính tò mò của trẻ, chuỗi bài học thuộc lĩnh vực Giác quan đã phần nào giúp trẻ xây dựng nền tảng Toán học vững chắc ngay từ 2000 ngày đầu đời. 

Trẻ tự luyện tập việc quan sát, so sánh và tạo mối liên hệ giữa các sự vật và thực thể thông qua các khía cạnh định tính của vật thể. Các hoạt động tăng tiến từ mức độ dễ tới khó, hỗ trợ từng giác quan của trẻ: thị giác, thính giác, xúc giác trong lĩnh vực Giác quan tăng cường khả năng nhận biết các khía cạnh định tính của vật như: dày – mỏng, cao – thấp, ngắn – dài, nặng – nhẹ… Đặc biệt, khi thực hiện các hoạt động Giác quan với một số giáo cụ liên quan đến kích thước như cây gậy đỏ, tháp hồng, cầu thang nâu, hình trụ có núm…, các con càng có thêm cơ hội tiếp nhận các khía cạnh định lượng và hiểu thêm về tính chất của sự vật. 

Với sự đa dạng các bài học trong nhiều lĩnh vực thuộc Montessori, Toán học luôn trở nên hấp dẫn với các bạn nhỏ của Trường Mầm non Song ngữ Sakura Montessori. Tư duy Toán học logic, phản xạ linh hoạt với những con số giúp các con vững vàng trong chinh phục khoa học của những con số, góp phần phát triển các môn học Khoa học, Vật lý, Hóa học trong tương lai. 

An Nhiên

0/5 (0 Reviews)