Phương pháp Montessori là một trong những phương pháp giáo dục sớm đang được áp dụng rộng rãi tại nhiều trường mầm non trên khắp thế giới. Góc cảm quan trong lớp học Montessori được thiết kế riêng biệt với các giáo cụ cảm quan đúng chuẩn giúp trẻ phát triển toàn diện năm giác quan tốt hơn. Nội dung bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ đề góc cảm quan trong montessori, cách giúp trẻ phát triển các giác quan theo phương pháp giáo dục Montessori và và khám phá góc cảm quan trong montessori tại Sakura Montessori xem có gì đặc biệt nhé.

1. Góc cảm quan trong montessori là gì?

góc cảm quan trong montessori
Góc cảm quan trong montessori là gì?

Góc cảm quan trong montessori là gì? Góc cảm quan là một trong năm góc của lớp học Montessori. Các giáo cụ tại góc cảm quan được trang bị đầy đủ và bài trí, thiết kế một cách khoa học, tinh tế, ngăn nắp đảm bảo sự hấp dẫn kích thích trẻ khám phá, trải nghiệm.

Hệ thống giáo cụ góc cảm quan theo tiêu chuẩn Montessori bao gồm các giáo cụ giúp trẻ phân biệt được cao – thấp, to – nhỏ, dài – ngắn. Bên cạnh đó các giáo cụ này còn giúp trẻ phân biệt được về hình khối, màu sắc, hình dạng bằng các giác quan trực giác, xúc giác và phân biệt được mùi vị, âm lượng,…

2. Hướng dẫn cha mẹ cách bài trí góc cảm quan trong montessori

Để bài trí góc cảm quan trong Montessori cha mẹ sẽ thực hiện phân loại giáo cụ thành 4 kệ khác nhau với mục đích luyện tập, phát triển các giác quan riêng biệt của trẻ bao gồm: thị giác, khứu giác, xúc giác, thính giác. Trong quá trình bài trí các kệ có thể thay đổi linh hoạt tùy theo không gian tuy nhiên cần đảm bảo nguyên tắc sắp xếp theo đúng phương pháp Montessori là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ to đến nhỏ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Cụ thể:

Bài trí kệ thứ nhất

Ở kệ thứ nhất sẽ sắp xếp các giáo cụ Montessori chuyển giao giữa 2 góc sinh hoạt và cảm giác mục đích giúp trẻ có thể phân biệt được sự giống nhau và khác nhau thông qua việc tìm các cặp đôi giống nhau hoặc phân loại đồ vật khác nhau.

Bên cạnh đó trẻ có thể nhận biết đồ vật, tranh ảnh bằng thị giác, xúc giác, tìm kiếm được hình dạng các vật và đặt hình theo quy luật. Thông qua các hoạt động với bảng ghép hình trẻ có thể tìm đúng vị trí của vật, phân biệt được to nhỏ, cao thấp hoặc dày mỏng với các giáo cụ hình ghép có nút cầm.

Hàng ngày luyện tập với giáo vụ ở kệ thứ nhất tạo tiền đề cho trẻ thực hiện tốt các hoạt động ở các kệ tiếp theo giúp trẻ phát triển giác quan.

Bài trí kệ thứ 2

góc cảm quan trong montessori
Bài trí góc cảm quan trong Montessori

Kệ thứ 2 của góc cảm quan trong Montessori sẽ bao gồm các giáo cụ tạo cơ hội cho trẻ làm quen với các khái niệm về chiều cao, độ lớn, độ dày, mỏng,… Một số giáo cụ Montessori để cha mẹ tham khảo gồm:

  • Tháp hồng: loại tháp này được tạo nên bởi 10 khối gỗ màu hồng với nhiều kích thước khác nhau có tác dụng giúp trẻ nhận biết được khái niệm về to, nhỏ.
  • Gậy đỏ: gồm có 10 thanh gậy màu đỏ, chiều dài các thanh gậy khác nhau có công dụng giúp trẻ phân biệt ngắn, dài và là tiền đề cho trẻ học gậy số trong toán học.
  • Bậc thang nâu: gồm 10 khối gỗ màu nâu và cũng có nhiều kích thước khác nhau giúp trẻ làm quen và nhận biết về dày, mỏng, rộng, hẹp.
  • Trụ núm 1 gồm 10 trụ có đường kính, chiều cao khác nhau thông qua các trụ núm này trẻ có thể nhận biết, phân biệt được to, nhỏ.
  • Trụ núm 2 gồm 10 trụ có chiều cao bằng nhau nhưng đường kính sẽ giảm dần để trẻ có thể nhận biết, phân biệt về độ dày, mỏng.
  • Trụ núm 3 gồm 10 trụ có chiều cao tăng dần và đường kính giảm dần giúp trẻ nhận biết khái niệm rộng, hẹp.
  • Trụ núm 4 gồm 10 trụ có chiều cao thấp dần và đường kính bằng nhau để trẻ có thể nhận biết khái niệm cao, thấp.
  • Trụ màu: có hình dạng, kích thước giống trụ núm nhưng điểm khác biệt là có màu sắc và không có núm.
  • Trụ màu vàng có kích thước và công dụng giống với trụ núm 1
  • Trụ màu đỏ có kích thước và công dụng giống trụ núm 2
  • Trụ màu xanh lá có kích thước và công dụng giống trụ núm 3
  • Trụ màu xanh ma có kích thước và công dụng giống trụ núm 4.

Kệ thứ 3

Giáo cụ trực quan tại góc cảm quan trong Montessori bao gồm các giáo cụ về các hình khối, màu sắc, đẳng thức. Trẻ sẽ  hoạt động với các khối hình học như khối lập phương, khối cầu, trụ vuông, chóp tam giác đều, hình oval, trụ tròn, hình trứng. Sau đó sẽ đến các mặt của các hình khối làm từ các mảnh gỗ.

6 ngăn kéo hình học phẳng gồm hình tròn, hình tứ giác, hình tam giác, hình đa giác, hình cong và một số hình dạng khác. Cuối cùng ở kệ thứ 3 trẻ sẽ làm quen với các đẳng thức gồm nhị thức 1, đẳng thức bậc 2, đẳng thức bậc 3.

Kệ thứ 4

Các giáo cụ trong kệ thứ 4 bao gồm hộp luyện thính giác, 1 bộ chuông, bảng luyện tập xúc giác, túi bí bật, bộ phát triển khứu giác, vị giác,… có công dụng giúp trẻ phát triển các giác quan thị giác, thính giác, vị giác, xúc giác.

3. Tìm hiểu về cách xây dựng góc cảm quan trong montessori cho học sinh tại SMIS

3.1. Cung cấp hệ thống bài học đa dạng, phong phú

Để hỗ trợ cho trẻ phát triển toàn diện về các giác quan Sakura Montessori xây dựng các góc trong lớp học Montessori đảm bảo phù hợp với nhịp độ phát triển của trẻ.

Nhóm 1: Phát triển thị giác

góc cảm quan trong montessori
Phát triển thị giác tại lớp học Sakura Montessori

Sakura Montessori trang bị hệ thống giáo cụ trực quan sinh động bao gồm bộ hình trụ có núm, tháp hồng, cầu thang nâu, cây gậy đỏ, các hộp màu, tủ hình học,… trong các lớp học để trẻ có cơ hội tương tác và hoạt động hàng ngày. Thông qua đó trẻ có thể học được cách quan sát giúp nhận biết phân biệt được kích thước dài – ngắn, độ rộng – hẹp, to – nhỏ, dày – mỏng và hình dáng các đồ vật, phân biệt màu sắc.

Ngoài rèn luyện về thị giác còn có công dụng kích thích khả năng tư duy đặc biệt là đối với những trẻ từ 4 đến 6 tuổi đang trong thời điểm nhạy cảm về Toán học. Giáo viên sẽ luyện tập cho trẻ kỹ năng phân loại, sắp xếp trật tự các hình khối theo màu sắc, kích thước.

Nhóm 2: Phát triển xúc giác

Các hoạt động học tập, vui chơi trong lớp học sẽ tạo cơ hội cho trẻ được tiếp xúc và cảm nhận tính chất của đồ vật để phát triển giác quan xúc giác.

Trẻ dùng tay để cảm nhận độ nóng, lạnh trên bề mặt các tấm cảm nhiệt hoặc phân biệt độ nặng, nhẹ của vật thông qua việc dùng tay nhấc các tấm trọng lượng,…

Nhóm 3: Phát triển thính giác

Chương trình giáo dục Montessori chuẩn quốc tế tại Sakura Montessori mang đến cho trẻ cơ hội để vận dụng tối đa năng lực thính giác, tập trung lắng nghe và thẩm thấu âm thanh. Hệ thống giáo cụ trực quan sẽ giúp trẻ biết cách phân biệt độ to nhỏ của âm thanh và còn có thể so sánh các âm điệu trong âm nhạc.

Nhóm 4: Phát triển vị giác

Để phát triển vị giác góc cảm quan trong Montessori tại trường mầm non Sakura sẽ cho trẻ tham gia các bài học về các lọ vị giác. Trẻ có thể sử dụng lưỡi tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng có các vị khác nhau như ngọt, chua, mặn từ đó phân biệt được các vị cơ bản.

góc cảm quan trong montessori
Hoạt động phát triển giác quan cho trẻ

Nhóm 5: Phát triển khứu giác

Trẻ sử dụng khứu giác để ngửi các đồ vật khác nhau và được giáo viên cho thực hành với bài học lọ khứu giác để học cách phân biệt các mùi khác nhau. Hoặc có thể ngửi và phân biệt mùi hương của các loài hoa đặc trưng. Các hoạt động này có thể thu hút trẻ tham gia rất hào hứng đồng thời giúp trẻ làm quen và tự phân biệt các mùi, phát triển khả năng khứu giác nhạy bé.

3.2. Môi trường học tập sẵn sàng cho sự phát triển của trẻ

Nhằm giúp trẻ đạt được sự phát triển tối đa về các giác quan, trường Sakura đặc biệt chú trọng tới việc chuẩn bị môi trường sẵn sàng cho việc học tập và rèn luyện của trẻ.

Trong đó, lớp học được sắp xếp thành các góc khác nhau với đầy đủ giáo cụ khơi gợi hứng thú và mời gọi trẻ tìm hiểu. Hệ thống giáo cụ được sắp xếp linh hoạt, theo trật tự từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới,… Các góc trong lớp học montessori được chăm chút tỉ mỉ và bài trí một cách tinh tế, khoa học phù hợp với nhịp độ phát triển của trẻ.

Trước giờ đón trẻ, các giáo viên Montessori đều kiểm tra lại hệ thống giáo cụ, đảm bảo giáo cụ sẵn sàng cho các hoạt động của trẻ trong lớp. Giáo viên đóng vai trò hướng dẫn, hỗ trợ trẻ trong mọi hoạt động để trẻ tự do khám phá và tìm tòi để phát triển các giác quan.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Trang trí góc cảm quan cần lưu ý điều gì?

Trang trí góc cảm quan trong Montessori cần đảm bảo nguyên tắc sắp xếp theo đúng phương pháp Montessori là từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ to đến nhỏ, từ trên xuống dưới, từ trái sang phải.

4.2. Trò chơi con đường cảm quan Montessori là gì?

Trò chơi con đường cảm quan Montessori là các hoạt động cảm quan giúp trẻ trải nghiệm và phát triển giác quan thông qua các học cụ Montessori.

4.3. Giáo cụ trực quan là gì?

Giáo cụ trực quan là các công cụ, dụng cụ học tập làm cho giờ học trở nên sôi động, hấp dẫn và thú vị hơn, giúp trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng và nhanh chóng. Từ đó phát triển tư duy và khả năng tiềm tàng của mình trên mọi lĩnh vực một cách tự nhiên, không nhồi nhét, gò bó.

Như vậy chúng ta đã vừa cùng nhau tìm hiểu các thông tin về góc cảm quan trong Montessori. Có thể nói phát triển giác quan cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vậy nên cha mẹ cần đặc biệt chú trọng để tạo môi trường cho trẻ rèn luyện giác quan. Trường mầm non Sakura Montessori với sự chuẩn bị khoa học, chỉn chu về môi trường học tập sẽ mang đến cho trẻ các bài học cảm giác hiệu quả để tối ưu sự phát triển các giác quan.

0/5 (0 Reviews)