Sự phát triển vận động đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Bởi vận động không chỉ liên quan đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, thể chất của bé. Vậy vận động thô là gì? Vận động tinh là gì? Tìm hiểu ngay vai trò quan trọng của vận động thô và vận động tinh đối với sự phát triển cho trẻ sơ sinh ở bài viết sau cùng Sakura Montessori.

1. Kỹ năng vận động thô là gì? Kỹ năng vận động tinh là gì?

Kĩ năng vận động thô, vận động tinh
Kĩ năng vận động thô, vận động tinh

Kỹ năng vận động ở trẻ nhỏ được chia thành kỹ năng vận động thô và kỹ năng vận động tinh.

1.1. Vận động thô là gì?

Kỹ năng vận động thô là sự vận động những nhóm cơ lớn của cơ thể như cổ, lưng, tay, chân và thân mình. Phối hợp với các hoạt động vận động thô bao gồm lẫy, lăn, bò, trườn, đá,.. để giúp cơ thể giữ thăng bằng. Việc phối hợp các nhóm cơ lớn khác để giúp cơ thể kiểm soát thăng bằng như: xoay người, đá chân, vung tay, nhảy, kéo, đẩy, ném, trèo, đi bộ và nhiều dạng hoạt động khác nữa.

Ngay từ khi còn nhỏ, trẻ đã cần phải được vận động thô vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất nói chung và chiều cao nói riêng. Các hoạt động vận động thô nên được triển khai cho trẻ một cách an toàn, hiệu quả vì trẻ rất dễ bị tổn thương. Một trong những nơi phù hợp để con có thể vận động thô đó chính là tại trường. Trường mầm non Sakura Montessori – hệ thống trường mầm non quốc tế luôn có những hoạt động thể chất cho trẻ để vừa là nơi trẻ vui chơi, vừa là nơi trẻ rèn luyện phát triển. 

1.2. Vận động tinh là gì?

Kỹ năng vận động tinh là những kỹ năng mà sử dụng hoạt động của các cơ nhỏ như ngón tay, bàn tay khéo léo để thực hiện nhiều động tác khó như thêu, vẽ, viết, cắt,… Kỹ năng vận động tinh sẽ phát triển tùy theo việc chơi, tập luyện của trẻ được thực hiện nhiều lần lặp đi lặp lại và học hỏi mọi người xung quanh để bổ sung thêm các kỹ năng cần thiết cho trẻ.

1.3. Mối quan hệ giữa vận động thô và vận động tinh

Mối quan hệ giữa vận động thô và vận động tinh là hỗ trợ lẫn nhau để giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. Trong đó kỹ năng vận động thô sẽ xảy ra trước kỹ năng vận động tinh.

2. Vai trò của vận động thô và vận động tinh đối với sự phát triển của trẻ

Cả vận động thô và vận động tinh đều đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Vai trò vận động thô

Khi vận động thô phát triển, sẽ mang đến cho trẻ các kỹ năng quan trọng như đi thăng bằng, chạy, nhảy, ném… Và vận động thô cũng giúp trẻ biết cách phối hợp, kiểm soát linh hoạt 3 kỹ năng cân bằng, sức mạnh cơ bắp và khả năng điều khiển. Điều này sẽ giúp xây dựng nền tảng hoàn thiện mạng lưới thần kinh não, từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển vận động tinh tự nhiên của trẻ.

Vai trò vận động tinh

Trong khi đó, vận động tinh sẽ giúp trẻ rèn luyện sự khéo léo, tỉ mỉ của đôi tay. Cùng với đó hình thành nên tính cách tự lập, biết tự chăm sóc bản thân mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Quá trình thực hiện lặp đi lặp lại các kỹ năng vận động sẽ giúp trẻ ghi nhớ lâu hơn, học được cách phối hợp nhịp nhàng các cơ quan trên cơ thể như thị giác, thính giác hỗ trợ phát triển tư duy nhận thức và khả năng sáng tạo.

Có thể nói cả 2 kỹ năng vận động trên đều quan trọng, tạo tiền đề để trẻ phát triển toàn diện nhất về cả thể chất lẫn trí tuệ trong tương lai.

Vận động thô và vận động tinh có vai trò quan trọng khi giáo dục trẻ
Vận động thô và vận động tinh có vai trò quan trọng khi giáo dục trẻ

3. Làm thế nào để giúp con phát triển cả 2 kỹ năng vận động thô và tinh?

Để có thể giúp con phát triển cả 2 kỹ năng vận động thô và tinh tốt nhất, cha mẹ cần áp dụng nhiều hoạt động thực tế để trẻ trau dồi các kỹ năng tốt nhất.

Cách phát triển kỹ năng vận động thô

Việc phát triển kỹ năng vận động thô cho trẻ được khuyến khích ngay từ khi còn nhỏ. Ba mẹ có thể cùng trẻ nâng cao khả năng phát triển kỹ năng vận động bằng các hoạt động thực tế sau:

  • Tập thể dục, cùng con chơi các trò chơi vận động

Việc tập thể dục hàng ngày là cách hiệu quả trong việc giúp con phát triển kỹ năng vận động thô. Cha mẹ có thể dạy trẻ một số động tác như: đưa tay lên xuống, bắt chéo tay từ hai bên sang trước ngực, chạy bước nhỏ, gập thân,…Khi trẻ lên 5 tuổi, phụ huynh có thể cho con vận động các trò chơi như đá bóng vào gôn, bắt bóng bằng hai tay hay nhảy lò cò, leo trèo cầu thang, leo bục gỗ, đạp xe,…để phát triển kỹ năng vận động thô tốt nhất cho trẻ phát triển chiều cao.

  • Làm việc nhà

Trẻ sẽ trở nên linh hoạt hơn nếu ba mẹ trao quyền cho con được làm mọi việc trong khả năng cho chúng. Từ 3 đến 6 tuổi, trẻ có thể thực hiện các hoạt động đơn giản như lau dọn bàn ghế, gấp quần áo, quét nhà, rửa rau, treo quần áo,… dưới sự hướng dẫn của người lớn. Hoạt động này không chỉ giúp trẻ gia tăng kỹ năng vận động thô mà còn giúp con học cách tự chăm sóc bản thân và tự lập khi trưởng thành.

Cách phát triển kỹ năng vận động tinh

Ba mẹ có thể cùng trẻ nâng cao khả năng phát triển kỹ năng vận tinh bằng các hoạt động thực tế sau:

Cùng trẻ thực hiện các thao tác với đất lặn như lăn hình tròn, ép chặt, vo tròn để rèn luyện kỹ năng lăn qua lăn lại cho đôi bàn tay của trẻ. Hoặc tổ chức trò chơi tìm kiếm đồ vật để bé nhặt đồ vật đó nhằm nâng cao kỹ năng vận động tinh cho trẻ.

Sự phát triển kỹ năng vận động của trẻ từ 1-3 tuổi
Sự phát triển kỹ năng vận động của trẻ từ 1-3 tuổi

4. Những điều cần tránh khi bé vận động thô

Các đồ dùng khuyến cáo không nên sử dụng khi vận động khiến bé có khuynh hướng sử dụng sai các cơ bắp, dẫn đến chất lượng bài tập không cao. Vì thế phụ huynh cần tránh một số điều sau khi cho bé vận động thô.

4.1. Với bé tập bò

  • Không nên mặc quần yếm hay các quần áo bó sát như đóng bỉm, tất chân, tất tay.
  • Sử dụng trang phục thoải mái rộng rãi, thoáng mát thấm hút mồ hôi cho trẻ.
  • Không gian để trẻ hoạt động an toàn, không chứa vật dụng sắt, nhọn, nguy hiểm cho trẻ.

4.2. Với bé tập đi

  • Không nên mua xe tập đi xoay tròn hoặc xe tập đi quá nhẹ sẽ khiến trẻ không kiểm soát được tốc độ di chuyển bằng chân và khó giữ thăng bằng cơ thể.
  • Điều này sẽ khiến cơ bắp ở chân của trẻ phát triển không đúng cách.
  • Nên sử dụng xe có thùng phía trước để giúp con kiểm soát được tốc độ di chuyển
  • Không cần mua ghế tập ngồi nếu con phát triển đúng quy trình vận động thô.
Một số điều cần tránh khi dạy kỹ năng vận động thô cho trẻ
Một số điều cần tránh khi dạy kỹ năng vận động thô cho trẻ

5. Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây là một số câu hỏi được nhiều quý phụ huynh quan tâm gửi về cho SMIS. Cùng tìm hiểu câu trả lời cụ thể ở phần sau nhé.

5.1. Vận động thô tiếng Anh là gì?

Vận động thô tiếng Anh có tên gọi là Gross motor skills, còn vận động tinh tiếng Anh là Fine motor skills.

5.2. Sự khác nhau giữa kỹ năng vận động thô và vận động tinh là gì?

Cả kỹ năng vận động thô và vận động tinh đều cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau riêng, cụ thể:

Kỹ năng vận động thô sẽ liên quan đến chuyển động của nhóm cơ lớn như tay, chân… Kỹ năng này sẽ giúp trẻ thực hiện động tác cần nhiều sức như ngồi, bò, trườn, đi , lật người,… Còn kỹ năng vận động tinh sẽ liên quan đến các nhóm cơ nhỏ hơn, tinh vi hơn ở bàn tay, ngón tay, cổ tay. Nó sẽ hỗ trợ trẻ linh hoạt và khéo léo trong các hoạt động như ăn uống, vẽ, viết, vệ sinh cá nhân, làm thủ công.

5.3. Cần tránh điều gì khi bé vận động thô?

Trong quá trình trẻ phát triển vận động thô quý phụ huynh cần lưu ý một số điều như môi trường chơi và người chăm sóc trẻ nên ổn định, tránh xáo trộn môi trường của con để giúp bé có tâm lý ổn định, cảm giác an toàn trong môi trường. Thời gian đầu nên bắt đầu thật chậm, để trẻ thích nghi rồi tăng dần thời gian cho mỗi hoạt động.

Trên đây là toàn bộ thông tin về vai trò của vận động thô và vận động tinh trong quá trình phát triển trẻ nhỏ. Hy vọng sẽ giúp quý phụ huynh có thêm kiến bổ ích cho mình trong giai đoạn chăm sóc giúp trẻ phát triển toàn diện nhất.

0/5 (0 Reviews)