Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh nhẹ nhàng, khéo léo không chỉ giúp con ngoan ngoãn nghe lời mà còn nuôi dưỡng tính độc lập, kỷ luật cho trẻ. Tuy nhiên việc giáo dục trẻ trong giai đoạn này hoàn toàn không đơn giản, phụ huynh có thể gặp phải nhiều khó khăn, trở ngại. Cùng Sakura Montessori tham khảo 10 cách dạy trẻ 5 tuổi “ngọt ngào” dưới đây để có thêm kinh nghiệm cha mẹ nhé.
Đặc điểm tâm lý trẻ 5 tuổi và nguyên nhân trẻ bướng bỉnh
Bước vào tuổi lên 5 trẻ có những thay đổi nhất định và phát triển tâm lý, nhận thức, thể chất vượt trội. Tìm hiểu đặc điểm của trẻ trong giai đoạn này giúp cha mẹ hiểu con hơn và tìm ra cách dễ dàng uốn nắn trẻ trở nên ngoan ngoãn.
1. Đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ 5 tuổi
Khi trẻ 5 tuổi, bé bắt đầu ý thức về bản thân, thể hiện chính kiến của mình và thường tỏ ra bướng bỉnh. Trẻ trở nên hiếu động, ham chơi, thích các trò chơi tập thể, giao lưu với bạn bè. Con biết tiếp thu các kiến thức mới mẻ, phát triển khả năng tư duy logic. Trẻ dần hoàn thiện về ngôn ngữ, trí tuệ….
Đặc điểm tâm lý trẻ 5 tuổi điển hình như sau:
- Ích kỷ: Thời điểm này trẻ xuất hiện tính ích kỷ, muốn sở hữu những thứ của riêng mình, không muốn chia sẻ với mọi người. Lợi ích của điểm này là giúp trẻ luôn ý thức, phát triển lòng tự trọng. Tuy nhiên quá ích kỷ lại là thói xấu khiến trẻ tự cô lập mình, bị những người xung quanh xa lánh.
- Phát triển trí tưởng tượng: Một trong những đặc điểm tâm lý nổi bật của tuổi lên 5 là trẻ thích tưởng tượng. Bé bắt đầu hiểu được nội dung các câu chuyện, biết yêu thích nhân vật tốt, bất bình với nhân vật xấu. Trẻ có khả năng nghĩ ra một câu chuyện để kể lại cho người lớn nghe.
- Bướng bỉnh: Khi lên 5 trẻ bắt đầu có chính kiến riêng của mình, xuất hiện sự lý luận đi ngược lại với người lớn. Nếu không nhận được sự đồng tình trẻ có xu hướng tỏ ra bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Nếu cha mẹ không giải thích rõ cho trẻ hiểu mà quát mắng, áp đặt con sẽ cảm thấy bị tổn thương sâu sắc.
- Nhõng nhẽo: Những đứa trẻ được nuông chiều sẽ có biểu hiện nhõng nhẽo, ương bướng khi không được đáp ứng nhu cầu. Thậm chí, kiên quyết mè nheo, gào khóc đến khi cha mẹ thỏa hiệp.
- Hình thành những nỗi sợ hãi: Tâm lý trẻ 5 tuổi bắt đầu biết cảm giác sợ hãi do trí tưởng tượng của trẻ phát triển. Người lớn đưa ra những hình ảnh xấu hù dọa trẻ, lâu dần có thể khiến con yếu đuối, không dám đối diện với hoàn cảnh.
2. Nguyên nhân trẻ nghịch ngợm không nghe lời
Muốn tìm ra cách dạy con bướng bỉnh hiệu quả, cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân bé không nghe lời.
- Đây là trạng thái tâm lý bình thường ở trẻ: Hiện tượng ương bướng ở trẻ lên 5 được đánh giá là trạng thái tâm lý bình thường. Đây chính là một cách biểu hiện của trẻ khi con cố gắng học cách kiểm soát cảm xúc, hành vi của mình.
- Cha mẹ chiều hư con: Nhiều bậc phụ huynh quá nuông chiều trẻ, vô tình khiến con luôn đòi hỏi được đáp ứng nhu cầu. Trẻ sẽ trở nên khó bảo, phản kháng để người lớn phải chấp nhận ý muốn của mình.
- Cha mẹ thiếu gương mẫu: Người lớn có những hành xử không đúng mực, hành vi sai trái khiến trẻ bắt chước theo. Lâu dần hình thành nên tính cách của trẻ, rất khó để điều chỉnh.
- Cha mẹ gia trưởng, áp đặt: Cha mẹ quá kỳ vọng, gia trưởng, áp đặt dễ khiến con trở nên bất mãn, ương bướng. Khi con không đạt được những điều mong muốn, cha mẹ gây áp lực bằng lời nói, đòn roi khiến con ngày càng nhút nhát, lo sợ và mất tự tin vào bản thân. Điều này hoàn toàn không có lợi cho trẻ khi bước ra cuộc sống sau này.
- Mâu thuẫn trong cách dạy con: Mâu thuẫn giữa cha và mẹ, hoặc giữa cha mẹ với ông bà trong phương pháp nuôi dạy con là điều không thể tránh khỏi. Nhưng điều này khiến trẻ không biết nên theo lời ai, sau đó con sẽ lợi dụng những quan điểm có lợi để đòi hỏi những điều mình muốn.
- Ảnh hưởng từ môi trường xung quanh không lành mạnh: Trẻ 5 tuổi chịu ảnh hướng lớn từ môi trường sống xung quanh. Do đó cha mẹ cần tạo dựng cho con môi trường lạnh mạnh, thoải mái để con phát triển đúng về tư duy, cách ứng xử, giao tiếp…
10 cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh “ngọt ngào” không cần la mắng
Cách ba mẹ giao tiếp với con không chỉ dạy con cách giao tiếp với người khác mà còn định hình sự phát triển cảm xúc của con và cách chúng xây dựng các mối quan hệ sau này trong cuộc sống. Vậy ba mẹ đã biết cách giao tiếp hiệu quả với con? Ba mẹ có thực sự thấu hiểu con, có sẵn sàng lắng nghe con cái chia sẻ?Hãy cùng lắng nghe cô Sa chia sẻ về các bí quyết để có thể giao tiếp hiệu quả với con trẻ mà ba mẹ dễ dàng áp dụng nhất nhé!
Làm thế nào để dạy trẻ bướng bỉnh là câu hỏi thường trực của nhiều bậc phụ huynh con con bước vào tuổi lên 5. Trẻ không chịu ăn, không nghe lời, không chịu đi học… khiến cha mẹ đau đầu tìm cách giáo dục. Phụ huynh có thể tham khảo 10 cách giáo dục không đòn roi dưới đây để khiến bé hợp tác nhé.
1. Sẵn sàng lắng nghe để hiểu trẻ
Tuổi lên 5 là thời gian bé hoàn thiện về giao tiếp, vì vậy con luôn muốn trao đổi, nói chuyện với cha mẹ. Lúc này bạn cần lắng nghe để hiểu bé, vì trẻ có thể có ý kiến riêng và sẵn sàng tranh luận với người lớn. Giải đáp cho con những băn khoăn, lý giải hợp lý bé sẽ trò chuyện cởi mở, nghe lời và không còn ngang ngạnh nữa.
Ví dụ: khi con chưa muốn đi ngủ hãy hỏi bé tại sao con chưa muốn ngủ. Tìm ra nguyên nhân để giúp con giải quyết vấn đề, từ đó dễ dàng giúp con đi ngủ trong sự vui vẻ.
2. Hợp tác là cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh cực hay
Cha mẹ hãy thay đổi suy nghĩ 1 chiều là con nhỏ không hiểu đúng sai nên phải nghe lời người lớn. Hãy chú ý đến giọng nói, từ ngữ giao tiếp, ngôn ngữ cơ thể khi nói chuyện với con. Trẻ rất nhạy cảm với cách mà cha mẹ đối xử với mình, nhất là những bé có cá tính mạnh hay bướng bỉnh.
Đôi khi, chỉ cần thay đổi cách tiếp cận trẻ cha mẹ sẽ thấy ngay sự thay đổi theo chiều hướng tích cực. Ví dụ: Thay vì ra lệnh, ép buộc “con phải dọn đồ chơi ngay” cha mẹ hãy làm cùng con “chúng ta cùng dọn đồ chơi cho gọn gàng con nhé”. Hoạt động cùng con giúp cha mẹ hiểu con thêm để tìm ra cách dạy dỗ dịu dàng nhưng vẫn mang lại hiệu quả.
3. Không ép buộc con làm theo ý mình
Một trong những cách dạy con bướng bỉnh hiệu quả là tôn trọng, không ép buộc trẻ. Cha mẹ áp đặt con theo ý của mình dễ khiến trẻ hình thành tâm lý chống đối. Nhiều bé có xu hướng thực hiện ngược lại những điều người lớn yêu cầu.
Cha mẹ nên quan tâm, xoa dịu con để chia sẻ mọi điều con đang suy nghĩ, mong muốn. Dù con con nhỏ con cần được tôn trọng ý kiến của riêng mình. Nếu trẻ chưa nhận biết được đúng sai, cha mẹ cần cùng phân tích, thảo luận cho bé hiểu. Con sẽ hợp tác khi tự bản thân bé nhận ra vấn đề của mình và trở nên tin tưởng, nghe lời cha mẹ.
>> Xem thêm: Làm gì khi con cái không tôn trọng cha mẹ?
4. Trao quyền cho trẻ lựa chọn
Trao quyền cho trẻ lựa chọn không có nghĩa là cha mẹ đáp ứng mọi vấn đề mà trẻ muốn. Cha mẹ hãy khéo léo đưa ra các trường hợp nằm trong khuôn khổ để bé cảm thấy không bị ép buộc. Ví dụ: Chiếc áo này con mặc rất xinh, con thích chọn màu xanh hay màu hồng?
Khi trẻ được lựa chọn con trẻ thấy thoải mái hơn, cảm thấy mình được tôn trọng. Tuy nhiên tùy từng trường hợp cha mẹ nên đưa ra 1 vài phương án dễ, tránh để bé bối rối không biết chọn cách nào.
>> Xem thêm: Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, giúp con phát triển đúng hướng và tự tin
5. Tìm hiểu quan điểm của trẻ để hiểu về hành vi của con
Nhìn nhận dưới góc độ của đứa trẻ giúp cha mẹ hiểu rõ suy nghĩ, hành vi của con. Hãy đặt mình vào vị trí của con và tưởng tượng trong trường hợp này trẻ sẽ hành xử như thế nào. Đồng tính, thấu hiểu, thông cảm với cảm xúc của trẻ giúp cha mẹ chọn cách dạy con bướng bỉnh phù hợp.
6. Cha mẹ hãy giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp
Người lớn dễ tức giận, lớn tiếng khi trẻ bướng bỉnh, chống đối. Tuy nhiên phản ứng này càng làm con có xu hướng phản ứng mạnh mẽ hơn nữa với cha mẹ. Vì vậy phụ huynh cận thật bình tĩnh, xoa dịu trẻ, giải thích rõ ràng để con hiểu vấn đề.
Cha mẹ có thể cùng con làm những việc cả 2 cùng thích để giữ tâm trạng bình tĩnh, vui vẻ. Khi cha mẹ và bé hiểu nhau hơn, trẻ trở nên hợp tác, bố mẹ cũng luôn cảm thấy cân bằng khi ở cùng con.
7. Thể hiện sự tôn trọng con
Cha mẹ thường nghĩ mình có quyền hạn có thể ép buộc, ra lệnh cho trẻ thực hiện. Nhưng ngược lại trẻ 5 tuổi đã bắt đầu có nhận thức về cái tôi của bản thân mình, con không chấp nhận việc đó. Vì vậy việc tôn trọng trẻ mang lại hiệu quả lớn, là cách giáo dục trẻ bướng bỉnh hiệu quả.
- Cha mẹ nên hợp tác với trẻ, đừng ra chỉ thị, áp đặt con làm theo ý mình
- Hãy lắng nghe cảm xúc, suy nghĩ của bé để hiểu và tạo điều kiện cho trẻ làm những điều mình thích trong khuôn khổ
- Giữ lời hứa với trẻ và không được nói dối.
- Đối xử công bằng với các con để trẻ không cảm thấy tủi thân, bị cô lập
- Làm gương để trẻ quan sát và thực hiện theo
8. Tạo ra nguyên tắc khen thưởng và kỷ luật
Trẻ con luôn yêu thích sự ngọt ngào, luôn muốn nhận sự công nhận, tán dương của người lớn. Vì vậy khi con hoàn thành 1 công việc hay con làm được việc tốt cha mẹ đừng tiếc lời khen tặng, động viên. Dành ra 1 phần thưởng nho nhỏ tặng cho bé để ghi nhận thành tích đó. Điều này giúp con có thêm động lực để phát huy cách hành động tích cực thường xuyên.
Bên cạnh đó cần đề ra các quy tắc về kỷ luật nếu trẻ bướng bỉnh, không chịu nghe lời. Hình phạt không phải là đòn roi và nên chọn hình thức phù hợp để bé ghi nhớ. Khi trẻ hiểu rằng làm sai sẽ bị phạt con sẽ không ương bướng, khó bảo nữa.
9. Thường xuyên hướng trẻ đến phản ứng tích cực
Phản ứng tiêu cực là cách dạy tiêu cực khiến trẻ càng trở nên khó bảo, ngang ngạnh. Chính vì vậy cha mẹ cần điều chỉnh cảm xúc tránh nổi nóng ngay cả trong trường hợp trẻ thường xuyên không nghe lời.
Hãy hướng trẻ đến những điều tích cực, sự quan tâm, chia sẻ. Cha mẹ có thể đặt ra các câu hỏi như “con muốn cha/mẹ chơi cùng con không?” “Chúng ta cùng ra ngoài đi dạo con nhỉ?”… Khi trẻ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương con sẽ trở nên tình cảm, ngoan ngoãn.
10. Tạo không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc
Trẻ 5 tuổi học hỏi thông qua trải nghiệm, quan sát và bắt chước theo. Chính vì vậy nếu cha mẹ tạo ra không khí gia đình vui vẻ, hạnh phúc tâm trạng của con luôn thoải mái.
Nếu cha mẹ thường xuyên cãi vã để trẻ chứng kiến, con sẽ có xu hướng cáu gắt, chống đối. Điều này còn gây tác động xấu đến tâm lý của trẻ, khiến bé trở nên cục cằn với những người xung quanh.
Cách dạy con bướng bỉnh trong 1 số trường hợp cụ thể
1. Cách dạy trẻ bướng bỉnh không chịu ăn
Không phải đứa trẻ nào cũng hào hứng, hợp tác với việc ăn uống. Với những đứa trẻ bướng bỉnh không chịu ăn, cha mẹ không nên quát mắng, dọa dẫm. Chúng ta nên tạo ra các bữa ăn vui vẻ, thoải mái để trẻ tự cảm thấy thích thú.
- Giúp bé hào hứng ngay từ đầu bằng cách cho trẻ tham gia vào việc dọn bàn ăn, bày thức ăn
- Trình bày món ăn thật sáng tạo, vui nhộn theo sở thích của bé
- Khuyến khích trẻ thử mỗi món 1 chút kèm theo lời khen ngợi món ăn ngon
- Cho bé quyền lựa chọn món ăn mà bé thích thú
- Không quên khen ngợi khi con hoàn thành bữa ăn của mình
2. Xử lý trường hợp trẻ giành giật đồ chơi, gây hấn và đánh bạn
Trẻ tranh giành đồ chơi với trẻ khác là tình huống khá phổ biến ở gia đình và các lớp học mầm non. Một số trẻ chỉ cần cha mẹ khuyên bảo nhẹ nhàng là thay đổi nhưng những đứa trẻ bướng bỉnh lại không dễ giải quyết.
- Trong trường hợp này, nếu con là người chủ động gây hấn, cha mẹ cần ngăn chặn ngay lập tức.
- Đưa con là chỗ khác và giải thích hành vi và hậu quả của việc con làm.
- Nếu con biết lỗi nhận sai chúng ta cần vỗ về đợi con bình tĩnh và tiếp tục cho con trở về chỗ chơi với bạn.
- Trẻ vẫn tiếp tục hành động xấu cha mẹ nên phạt con rời khỏi nhóm chơi để con nhận thấy hậu quả.
- Trong quá trình trẻ chơi cùng bạn cha mẹ chủ động quan sát để xác định tình huống xảy ra.
- Sắp xếp đồ chơi, can thiệp hợp lý để tránh trẻ xích mích và căng thẳng với bạn.
3. Cách dạy bé bướng bỉnh không chịu ngồi bô
Với 1 số trẻ bướng bỉnh ngồi bô là việc vô cùng khó khăn. Để giải quyết tình huống này cha mẹ có thể tham khảo một số bước hướng dẫn con dưới đây:
- Cha mẹ cần bình tĩnh, bé không hợp tác ngồi bô là tâm lý bình thường ở trẻ
- Giải thích cho con về lợi ích của việc đi vệ sinh vào bô
- Hướng dẫn con các thực hiện một cách đơn giản nhưng rõ ràng
- Tạo cho bé niềm vui khi ngồi bô đi vệ sinh
- Khen ngợi khi bé thực hiện tốt
Câu hỏi thường gặp
1. Những biểu hiện thường gặp ở trẻ 5 tuổi bướng bỉnh?
Cha mẹ cần xem xét rõ hành vi không ngoan của trẻ có phải là bướng bỉnh, ngang ngạnh không? Đôi khi con chưa nghe lời là do con biểu đạt chính kiến, cá tính riêng của mình. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở trẻ 5 tuổi bướng bỉnh:
- Trẻ thường xuyên tìm kiếm sự chú ý của người lớn, có nhu cầu được lắng nghe và thừa nhận
- Trẻ thích đưa ra ý kiến cá nhân và độc lập tới mức cực đoan
- Trẻ phản kháng quyết liệt khi không đạt được mục đích và làm bằng được những gì mình thích
- Trẻ thường xuyên nổi giận và phản ứng lại với ý kiến của cha mẹ
- Trẻ thích làm việc theo khả năng và tốc độ cá nhân, không theo tập thể
- Trẻ thích áp đặt người khác theo ý mình
2. Làm thế nào để dạy trẻ bướng bỉnh bằng hình phạt hiệu quả?
Dạy trẻ cần theo quy tắc và kỷ luật để con nhận thức được hành động của mình là tốt hay xấu. Từ đó giúp trẻ hiểu được việc trẻ vi phạm quy tắc là không tốt chắc chắn sẽ có hình phạt.
Tuy nhiên cha mẹ cần lưu ý hình thức kỷ luật nên phù hợp với mức độ sai trái của con. Đồng thời phụ huynh cần giữ bình tĩnh khi con ương bướng, không nghe lời và hạn chế tối đa việc sử dụng đòn roi. Bên cạnh cha mẹ hãy xem kỷ luật để giúp trẻ nhận ra sự sai trái, hoàn toàn không phải là trừng phạt.
Cha mẹ có thể chọn một số hình phạt dưới đây để áp dụng với trẻ:
- Cắt giảm thời gian tham gia các hoạt động mà con yêu thích: giảm thời gian chơi bên ngoài, giảm thời gian xem tivi, giảm thời gian chơi đồ chơi…
- Kỷ luật trẻ bằng cách giao các công việc nhà phù hợp với trẻ
- Đặt trẻ vào góc buồn tẻ để con có thời gian nhận thức hành vi không tốt của mình.
Trên đây là 10 cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh khá đơn giản tuy nhiên lại đòi hỏi sự kiên nhẫn từ cha mẹ. Hãy dành cho con tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ và tôn trọng. Cùng với thời gian trẻ không chỉ hợp tác, nghe lời mà vẫn phát triển cá tính, thông minh và có chính kiến.