Ba mẹ có biết, 6 năm đầu đời là thời kỳ mẫn cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ và chỉ đến một lần trong cuộc đời. Nếu ba mẹ bỏ qua các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ được coi là “giai đoạn vang” này, trẻ rất khó đạt tới độ phát triển ngôn ngữ tối ưu và toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần.
Và những thông tin dưới đây sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ để có những tác động vào cơ chế phát triển, thụ đắc ngôn ngữ tự nhiên ở trẻ một cách phù hợp và hiệu quả. Cùng Sakura Montessori tìm hiểu thêm nhé!
Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ
6 năm đầu đời là “thời kỳ mẫn cảm” của trẻ để phát triển các yếu tố nhạy cảm về trí tuệ ngôn ngữ vô cùng cần thiết. Sự thẩm thấu ngôn ngữ ngay từ khi còn nhỏ được đặc trưng bởi các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ trong khoảng từ 0 đến 6 tuổi.
Các nhà ngôn ngữ học chứng minh, khi bắt đầu học ngôn ngữ thứ 2, trẻ sẽ trải qua 5 giai đoạn có thể dự đoán được: Tiền sản sinh ngôn ngữ, sản sinh ngôn ngữ sớm, giai đoạn phát âm, giai đoạn lưu loát trung cấp và giai đoạn lưu loát nâng cao, cùng Sakura Montessori tìm hiểu kĩ hơn về các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ qua video cùng chủ đề nhé!
1. Giai đoạn nằm trong bụng mẹ
Trẻ bắt đầu nhận thức ngôn ngữ ngay từ khi còn trong bụng mẹ khi bộ não của trẻ được kích hoạt ngay từ những ngày cuối thai kỳ. Trong giai đoạn này, thai nhi tiếp xúc và làm quen với nhiều loại âm thanh khác nhau. Đầu tiên là âm thanh của nhịp tim đập, tiếng chuyển động của bản thân mình, tiếng nhạc mà mẹ cho nghe, giọng nói của mẹ, tiếng cưng nựng của bố,… dần dần là các âm thanh phức tạp tiếng nhạc, tiếng động từ hoạt động của mọi người xung quanh.
Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rõ ràng ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ, trẻ đã có những hoạt động có tính chất ngôn ngữ đầu tiên. Khi ở vào tuần tuổi 24 – 27, thai nhi đã học được những đặc trưng âm thanh cơ bản của ngôn ngữ mẹ đẻ như là nhịp điệu, độ cao, độ dài của âm thanh.
1.3. Bảng chữ in hoa
Khi được sinh ra, trẻ đã có thể nhận biết một vài âm mà chúng đã được tiếp xúc thường xuyên, liên tục ngay từ khi còn nằm trong bụng mẹ. Chính vì thế, cho trẻ nghe nhạc hay trò chuyện với trẻ ngay từ lúc chưa sinh ra trong giai đoạn cuối thai kỳ là một việc mà bất kì bậc cha mẹ nào cũng nên làm.
2. Giai đoạn 0 đến 3 tháng tuổi
Ngay từ lúc sinh ra, trẻ đã có thể phát ra những âm thanh nho nhỏ, mặc dù năng lực thính giác chưa có biểu hiện rõ ràng. Đến tháng thứ hai, trẻ đã có thể bắt đầu phát ra những tiếng ọ ẹ, hay tạo ra những tiếng kêu khe khẽ thích thú.
Cũng ở tháng thứ hai, trẻ đã có thể hướng đầu tới phía nguồn phát ra âm thanh, bắt đầu chú ý đến những âm thanh quen thuộc. Trẻ bắt đầu biết lắng nghe tiếng trò chuyện quanh mình, và cũng biết phản ứng lại các âm thanh to và lạ bằng cách giật mình. Trẻ đã có thể bắt đầu cười ra tiếng khi tiếp xúc với cha mẹ và người thân.
Bắt đầu từ 4 tháng tuổi trở đi, khả năng phản xạ lại âm thanh thu nhận được của trẻ trở nên rõ rệt hơn. Trẻ có thể tự tạo ra các âm thanh đơn giản của chính mình hoặc đáp lại những âm thanh của người khác một cách tự nhiên hoặc bằng cử chỉ.
Ngay ở cuối giai đoạn này, trẻ đã có thể phân biệt một số tương tác bề ngoài tốt hay xấu với trẻ. Ví dụ bẹo má nhẹ kèm lời mắng yêu có thể làm cho trẻ khóc thét, do trẻ chưa hiểu được ý nghĩa của các hành vi đó. Nhưng dần dà về sau, trẻ đã có thể nhận ra các âm thanh có mục đích và đã có thể dần có những hành vi đơn giản để đáp ứng lại, ví dụ như trẻ có thể đái khi được xi, trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn khi nghe tiếng ru…
Ở cuối giai đoạn, trẻ đã có thể phân biệt được giọng nói của mẹ và giọng nói của người khác. Đặc biệt, với một số trẻ phát triển sớm, hỏi bố đâu, mẹ đâu là trẻ đã có thể quay người để đi tìm và có thể tìm đúng, dù không phải lần hỏi nào cũng có thể đáp ứng được.
3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi
Bước sang tháng thứ tư, nhìn chung trẻ đã có thể tạo ra nhiều âm ê a khác nhau, biết nâng cao giọng ê a của mình một cách tự nhiên. Trẻ bắt đầu biết tập trung chú ý, quan sát tỉ mỉ cử động và hình dáng miệng của người lớn khi người lớn nói chuyện với trẻ.
Ở tháng thứ năm, trẻ đã tự mình phát ra được một số âm, chủ yếu là nguyên âm, khi tiếp xúc với người hoặc vật, hoặc trong lúc chơi một mình.
Bước sang tháng thứ sáu, nói chung trẻ đã biết quay đầu hướng sang phía người gọi tên mình và đã có thể phát ra và lặp đi lặp lại những âm tiết (chưa có nghĩa) đầu tiên.
4. Giai đoạn từ 6 đến 12 tháng tuổi
Bước vào giai đoạn này, những thành tựu ngôn ngữ mà trẻ có được ở giai đoạn trước phát huy mạnh mẽ. Năng lực nghe và phát âm của trẻ tiến bộ rõ rệt. Từ những tiếng bập bẹ nói gọi pa pa, ma ma, da da,… trẻ bắt đầu có những phát triển rõ rệt hơn về mặt ngôn ngữ.
Số từ mà trẻ có thể hiểu có thể lên tới con số hàng trăm, trong đó trẻ dễ phản ứng theo những từ như bà, mẹ, bố, hôn, thơm, tạm biệt, há miệng, bế, đi chơi, về, đi làm, bú, ti,… Đồng thời, trẻ cũng đã nhận biết và có phản ứng phù hợp và rõ ràng với những lời nói tích cực (âu yếm, cưng nựng, cười đùa), những lời nói tiêu cực (tiếng quát mắng, cáu giận) hay lời nói “không” của cha mẹ.
Cuối giai đoạn 6-12 tháng tuổi, trẻ có thể bập bẹ những âm thanh đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Những từ đó thường là những từ bà, mẹ/ mạ, ba, nhăm, măm,… Khi nói ra được những từ như vậy thì trẻ cũng đã bắt đầu biết kết hợp giữa cử chỉ và ngôn ngữ của mình để thực hiện các yêu cầu đơn giản.
5. Giai đoạn 12 đến 18 tháng tuổi
Đa số trẻ có thể nói ra những từ đầu tiên của ngôn ngữ mẹ đẻ khi tròn một tuổi. Bắt đầu từ đây, quá trình học ngôn ngữ của trẻ bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn mà trẻ sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ một cách chính thức để tiến hành giao tiếp.
Đến 18 tháng tuổi, trẻ đã phát hiện ra rằng mỗi sự vật, hiện tượng, hành động đều có tên gọi riêng của mình. Đây chính là điểm xuất phát khiến trẻ có thể bước vào giai đoạn bùng phát ngôn ngữ ở thời kì tiếp theo.
Trẻ đã có thể nghe hiểu và đáp ứng các hành vi định danh và mệnh lệnh thân thuộc. Ở cuối giai đoạn này, khi hỏi trẻ những câu hỏi như ở đâu, cái gì, chúng ta sẽ nhận được những câu trả lời thường xuyên và ổn định hơn trước nhiều, do chỗ trẻ đã biết gọi tên một số vật quen thuộc với mình, đã biết sử dụng ngón trỏ đi kèm lời nói.
6. Giai đoạn 18 đến 24 tháng tuổi
Đến giai đoạn này, trẻ đã nhận biết và sử dụng được tên gọi của người quen, đồ vật quen thuộc trong nhà, các bộ phận cơ thể. Trẻ biết lắng nghe những câu chuyện ngắn, tập trung quan sát cuộc nói chuyện của người lớn, dễ dàng lặp lại những từ nghe lỏm được. Trẻ có thể nghe theo các chỉ dẫn, hiệu lệnh đơn giản mà không cần có cử chỉ hay hành động đi kèm. Cuối giai đoạn, trẻ có thể tự đặt những câu hỏi như cái gì? đi đâu?…
>>Xem thêm: Giáo dục sơm cho con có phải sai lầm?
7. Giai đoạn 24 đến 36 tháng tuổi
Bước sang tuổi thứ hai, trẻ bước sang giai đoạn bùng phát về mặt ngôn ngữ trên cả phương diện từ vựng lẫn phương diện tổ chức ngôn ngữ. Cũng bắt đầu từ đây, cá tính của mỗi đứa trẻ đã được bộc lộ. Ở giai đoạn này, trẻ học từ mới rất nhanh. Năng lực sử dụng từ ngữ cũng được cải thiện đáng kể, có thể gây ngạc nhiên cho người lớn.
>> Xem thêm: Giúp trẻ phát triển trí tuệ, thông minh ngay từ nhỏ?
Trẻ không chỉ học cách gọi tên sự vật, hiện tượng, mà còn học cả những từ chỉ quan hệ ngữ pháp (cái, của, rồi, chưa, à,…). Trẻ thường xuyên nói chuyện một mình, nói chuyện với đồ chơi, quan sát và bắt chước lời nói của người lớn (cũng như bắt chước làm theo việc người lớn làm).
Đến ba tuổi, trẻ có thể có 1.000 từ. Câu nói của trẻ dài năm – sáu âm tiết, thậm chí chín – mười âm tiết. Năng lực và nhu cầu thực hiện các hành động ngôn ngữ tăng lên đáng kể – các nhu cầu, mong muốn của trẻ đều có thể được thể hiện trực tiếp bằng các hành động ngôn ngữ (Con muốn uống. Đái tè…). Trẻ có thể hiểu, nhớ và làm theo một số mệnh lệnh đơn giản liên tiếp (đi ra ngoài, đóng cửa; bê ghế, ngồi vào bàn,…).
8. Giai đoạn 3 – 6 tuổi
Đây là giai đoạn mà chúng ta sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc về chất và lượng trong ngôn ngữ trẻ. Ở giai đoạn này, các lỗi cơ bản về cách phát âm, ngữ pháp, cách sử dụng từ ngữ đã được trẻ tự khắc phục, loại bỏ dần dần. Trẻ dễ dàng nói được các câu có năm – sáu từ. Đến năm tuổi, trẻ có thể đã có khoảng 5.000 từ. Trẻ nói đã rõ ràng, với một đứa trẻ nói ngọng, người lạ cũng có thể hiểu đến 75% những gì chúng nói.
Trẻ gần như có thể hiểu hết những gì nghe được hay chủ động tiếp xúc. Thời điểm này, trẻ đã khá thành thục với ngôn ngữ mẹ đẻ. Trẻ có thể bắt chước lời nói của người lớn một cách chính xác. Trẻ cũng có thể phát âm chính xác các chữ cái hay các âm riêng rẽ khi chúng ta dạy trẻ, kể cả những chữ cái hay âm không có trong ngôn ngữ mẹ đẻ.
Các kỹ năng giao tiếp được phát triển rất nhanh. Trẻ biết chủ động gây sự chú ý hay thiết lập quan hệ bằng lời nói (như rủ bạn chơi).
5 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ
Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn phát triển rất mạnh mẽ. Do đó cha mẹ nên lưu ý về 5 yếu tố quan trọng tác động để ngôn ngữ của trẻ để kịp thời hỗ trợ con một cách tích cực nhất.
1. Sức khỏe và thể chất
Sức khỏe không tốt làm ảnh hưởng đến thính giác của trẻ, khiến bé giảm khả năng phát hiện tín hiệu âm thanh. Từ đó làm ảnh hưởng tới khả năng ngôn ngữ, gây cản trở có sự phát triển giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ. Bên cạnh đó muốn trẻ phát âm tốt, các cơ trên mặt và dây thanh âm cần được phát triển đầy đủ. Trẻ còn cần sức khỏe và thể chất tốt để thực hiện các kỹ văn vận động phục vụ cho việc viết và vẽ.
Có một điều dễ nhận thấy là khi trẻ ốm yếu, mệt mỏi cũng không nhiệt tình giao tiếp bằng ngôn ngữ, chuyển sang hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ. Vì vậy, cha mẹ hãy quan tâm đến yếu tố sức khỏe và thể chất cho trẻ ngay từ đầu, sự phát triển của những mặt này có ảnh hướng lớn đến quá trình phát triển ngôn ngữ.
2. Khả năng nhận thức
Khả năng nhận thức được đánh giá là một trong những yếu tố hàng đầu có tác động đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo. Khả năng nhận thức giúp trẻ hiểu ngôn ngữ sớm, làm giàu nhanh vốn từ vựng và biết sử dụng những câu có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Tuy nhiên, kỹ năng phát triển ngôn ngữ chậm có thể do nhiều yếu tố tác động, không nhất thiết là do nhận thức.
3. Khả năng đọc và viết
Khả năng đọc và viết có tác động qua lại, tức là khi trẻ tập đọc, bộ nhớ não sẽ tiếp nhận thông tin về các chữ, từ, ý nghĩa và lưu giữ ấn tượng lại. Chăm chỉ đọc giúp trẻ tránh tình trạng quên chữ, khiến trẻ có tâm lý ưa thích việc rèn luyện viết chữ hơn.
Tuy nhiên cha mẹ không nên ép con đọc và viết quá sớm. Có những đứa trẻ thích viết hơn đọc, hoặc có trẻ thích đọc hơn viết nên cha mẹ cần bố trí khối lượng và thời gian đọc viết phù hợp. Hãy dựa theo tâm lý của trẻ để sắp xếp, tránh tình trạng làm con chán nản ảnh hưởng đến phản xạ và tư duy.
4. Môi trường sống
Môi trường sống xung quanh trẻ có đặc điểm trao đổi ngôn ngữ sẽ trở thành lợi thế cho quá trình phát triển giao tiếp. Đây là yếu tố quan trọng giúp trẻ nhanh biết nghe, nói, đọc, viết và muốn học hỏi mỗi ngày. Trẻ tiếp xúc với nhiều tình huống giao tiếp trên thực tế giúp trẻ ngày càng phản ứng nhanh với ngôn ngữ. Ngược lại những trẻ không được tiếp xúc nhiều có thể bị cản trở phát triển ngôn ngữ.
Môi trường gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Bố mẹ có khả năng biểu đạt tốt, khả năng nói của con nhận ảnh hưởng tích cực. Gia đình thường xuyên có sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái, trẻ sẽ có sự kích thích phát triển ngôn ngữ tốt.
5. Môi trường giáo dục
Trẻ cần được học tập trong môi trường giáo dục tiến bộ với phương pháp giảng dạy phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Từ đó mang đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ ngày càng tăng cao, theo hướng tích cực.
Trong trường hợp kiến thức cung cấp quá nhiều, vượt quá khả năng tư duy sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, dần mất hứng thú thậm chí sợ hãi khi phải học tập. Dẫn đến kìm hãm sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
Ba mẹ cần làm gì để giúp con phát triển ngôn ngữ tốt?
Phát triển ngôn ngữ ở trẻ là quá trình quan trọng góp phần vào sự phát triển toàn diện về trí tuệ, cảm xúc, thể chất… Cha mẹ hãy căn cứ và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ để tìm cách hỗ trợ hiệu quả cho trẻ.
Nói chuyện và dạy trẻ tập nghe, tập nói
Đừng quên trò chuyện với con mọi lúc, mọi nơi về những chủ đề xung quanh như trường lớp, bạn bè, phong cảnh… Hoặc đọc cho con nghe nhiều câu chuyện phù hợp với lứa tuổi. Đây là cách rèn kỹ năng nói chuyện, diễn đạt và kỹ năng nghe cho trẻ. Trong quá trình đó, hãy đặt ra những câu hỏi và khuyến khích trẻ phản hồi bằng cách tự đặt câu hỏi và trả lời.
Đọc sách, kể chuyện cho trẻ nghe từ giai đoạn sớm
Cha mẹ đừng quan niệm, trẻ nhỏ chưa hiểu nên đọc sách, kể chuyện làm gì. Đây chính là một quan điểm sai lầm bởi việc đọc và kể chuyện cho trẻ sẽ giúp bé nhận biết được ngôn ngữ, học thêm về từ vựng, ngữ pháp. Ngoài ra trẻ sẽ hình thành cách tư duy theo mạch truyện và hiểu được việc sử dụng câu từ trong từng hoàn cảnh.
Tuy nhiên cha mẹ cần chọn lựa nội dung sách phù hợp với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ từ 0 – 6 tuổi theo từng giai đoạn. Đồng thời nâng cao độ khó bằng cách để trẻ ghi nhớ và kể lại nội dung truyện hoặc sách theo cách của mình.
Đưa trẻ ra ngoài và để trẻ vận động với các trò chơi
Thường xuyên đưa trẻ đến những địa điểm ngoài trời thú vị mà trẻ có thể khám phá thế giới xung quanh. Đặc biệt những nơi mà trẻ có thể tiếp xúc với trẻ khác, khiến trẻ hứng thú nói chuyện và chia sẻ.
Những địa điểm cha mẹ có thể đưa con đến là công viên, vườn bách thú, khu vui chơi giải trí, địa điểm cắm trại… Tham gia các trò chơi vận động, giúp trẻ chủ động làm quen, tìm hiểu thể giới. Nâng cao khả năng phát triển các giác quan, đồng thời phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
1. Đâu là giai đoạn phát triển ngôn ngữ vượt bậc của trẻ mầm non?
Giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi là lúc trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ về cả mặt từ vựng và ngữ pháp. Là giai đoạn mà khả năng giao tiếp của trẻ phát triển manhj, sẵn sàng hấp thu và học hỏi ngôn ngữ từ môi trường xung quanh. Do đó cha mẹ cần chú ý phát triển ngôn ngữ cho trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Các hoạt động nghệ thuật có tác động tích cực đến hình thành ngôn ngữ của trẻ không?
Tham gia hoạt động nghệ thuật là phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả và được đánh giá cao. Những bài hát, bài thơ ngắn gọn, dễ hiểu nhanh chóng giúp con học được từ vựng mới. Giúp bé dễ học phát âm và nói được những câu dài có ý nghĩa. Các môn học vẽ tranh, kể chuyện giúp trẻ rèn luyện khả năng phác họa, sắp xếp câu từ. Từ đó bé biểu đạt mong muốn một cách sinh động và dễ dàng hơn.
3. Phương pháp giáo dục nào tốt cho việc hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non?
Hiện nay tại các trường mầm non áp dụng nhiều phương pháp giáo dục trẻ tiên tiến hiện đại. Tuy nhiên các bậc huynh đặt niềm tin vào phương pháp giáo dục Montessori. Đây là phương pháp được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc hỗ trợ phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đồng thời được ứng dụng tại nhiều trường mầm non song ngữ và quốc tế tại Việt Nam
Với các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ nêu trên, có thể nhận thấy rằng, 6 năm đầu đời đặc biệt quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, ba mẹ hãy chú trọng tới thời điểm “vàng” này để khơi gợi tiềm năng sẵn có và mang tới cho con một môi trường sẵn sàng để phát triển ngôn ngữ tốt nhất. Hi vọng những thông tin trên hữu ích với ba mẹ.
- Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
- 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ