Trong suốt 25 năm qua, Kỷ luật Tích cực đã và đang trở thành chuẩn mực vàng để giáo dục trẻ. Phương pháp này được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng để hình thành và giáo dục tích cách của trẻ ngay từ nhỏ. Tuy nhiên để áp dụng thành công kỷ luật tích cực với trẻ là cả một quá trình dài mà cả thầy cô và cha mẹ cần phải học và áp dụng. Vậy làm thế nào để kỷ luật tích cực ở trẻ thành công, giúp con phát triển tốt và tăng cường sự gắn kết với cha mẹ. Thay vì đe dọa, trừng phạt thì ba mẹ nên áp dụng các phương pháp sau để giúp con thành công với kỷ luật tích cực.

Kỷ luật Tích cực là gì? 

Kỷ luật tích cực là phương pháp giáo dục luôn đặt lợi ích lâu dài của trẻ lên hàng đầu. Trong đó, thầy cô và cha mẹ hãy chủ động tìm hiểu và học hỏi các phương pháp kỷ luật tích cực giúp duy trì mối quan hệ tin tưởng, tôn trọng và thân thiết với trẻ. 

Phương pháp kỷ luật tích cực sẽ không có hiệu quả nếu như ba mẹ không nắm bắt được sự thay đổi về mặt tâm lý, cảm xúc của trẻ. Trong Talkshow Nghề làm cha mẹ, Chuyên gia tâm lý PGS.TS. Lê Văn Hảo – Phó Viện trưởng Viện Tâm lý học Việt Nam đã có những chia sẻ về 5 bước hướng dẫn cảm xúc cho con

Phương pháp kỷ luật tích cực được dựa trên công trình nghiên cứu rất phổ biến của Jane Nelsen, D.Ed. và được bắt nguồn từ tác phẩm của nhà tâm lý học Alfred Alder và Rudolf Dreikus.

kỷ luật tích cực
Kỷ luật tích cực trong giáo dục trẻ

“Time – out tích cực” và cách giáo viên Montessori kỷ luật trẻ

Nghiên cứu tâm lý trẻ mầm non cho hay, trẻ nhỏ là một trong các nhóm đối tượng dễ thay đổi và không chấp nhận giáo điều nhất. Nếu bạn răn đe, quát mắng, la hét thường xuyên, các con không chỉ không tiếp nhận lời dạy dỗ mà còn dễ bị rơi vào trạng thái lo lắng, sợ sệt, thu mình lại hoặc thậm chí nóng tính, cáu gắt, bướng bỉnh hơn.

Đó là lý do hình thức “Time-out tích cực” ra đời trong phương pháp Kỷ luật tích cực. Time-out là cách thức giáo dục giúp trẻ thay đổi các hành vi của mình bằng cách tạm thời cách ly trẻ ra khỏi môi trường khi mà trẻ có thái độ, hành vi, cách ứng xử không đúng mực. Đồng thời nó cũng giúp trẻ bình tĩnh hơn để suy nghĩ lại về hành động cư xử của mình.

Cô Hoàng Tuyên cho biết: Tại Sakura Montessori, phương pháp này được áp dụng trong các lớp học Montessori. Khi trẻ mất bình tĩnh, giáo viên sẽ yêu cầu trẻ dừng khỏi hoạt động đang thực hiện và dẫn trẻ đến khu vực “time-out”, có thể là bất cứ góc an toàn và yên tĩnh nào trong lớp. Nếu trẻ gây ảnh hưởng đến trẻ khác, giáo viên Montessori có thể tách trẻ ra ngoài lớp và luôn trong tầm kiểm soát của các cô. Trẻ sẽ “Time-out” trong khoảng thời gian ứng với số tuổi của trẻ để con tự cân bằng tâm lý và trấn an bản thân. 

Trong suốt quá trình Timeout, trẻ sẽ ngồi tự suy ngẫm thì giáo viên Montessori sẽ quan sát mọi thứ xung quanh trẻ đảm bảo trẻ luôn an toàn và không chịu tác động của sự việc xung quanh. Hết thời đó, giáo viên Montessori sẽ lại gần trẻ, sử dụng công cụ lắng nghe tích cực để giúp trẻ gọi tên cảm xúc của bản thân và thể hiện cảm nhận đó bằng lời nói để nói lên suy nghĩ của trẻ trước hành động chưa đúng mực đó.

Đối với trẻ 0-3 tuổi, giáo viên sẽ chỉ cần trẻ thể hiện đã hiểu và lắng nghe là được. Với trẻ lớn hơn, từ 3 đến 6 tuổi, sau khi nói chuyện với trẻ, giáo viên Montessori sẽ đưa trẻ đến nói chuyện với bạn mà trẻ đã mắc lỗi để trẻ nói chuyện với bạn đó. Những điều này cho thấy bé đã hiểu quy trình và thông điệp của cô.” – Cô Tuyên chia sẻ.

kỷ luật tích cực
“Time-out tích cực”

Ngoài ra, trong các giờ học nhóm nhóm, giờ học lớn các giáo viên Montessori sẽ nhắc lại nguyên tắc kỷ luật lớp học, hướng dẫn và chia sẻ cho trẻ cách luyện tập, tự rèn luyện kỷ luật. Để từ đó, trẻ học được cách đàm phán để thỏa hiệp trong hòa bình, vui vẻ; biết cư xử lịch sự, nhã nhặn; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi…với mọi người xung quanh

Để phương pháp kỷ luật tích cực đạt hiệu quả, giáo viên Montessori của Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori phải luôn nghiêm khắc nhất định với trẻ. “Tất cả các giáo viên trong lớp Montessori thống nhất từ đầu đến cuối một phương pháp kỷ luật trẻ, không thay đổi quy trình hay cách thực hiện. Để khi trẻ thực hiện biện pháp kỷ luật sẽ không thể chống đối, bám víu vào người khác. 

Có thể nói “Time-out tích cực” vô cùng hiệu quả cho trẻ, đặc biệt là những trẻ mà khó khăn trong việc chuyển tiếp qua các trạng thái hoặc trò chơi khác, vì thế quý phụ huynh hay giáo viên phải luôn nhớ giúp trẻ tìm ra những cách cư xử tốt trước. Dù là áp dụng phương pháp kỷ luật tích cực hay bất cứ phương pháp kỷ luật nào khác thì việc tôn trọng, lắng nghe và thấu hiểu sẽ là yếu tố cốt lõi để trẻ học được cách hợp tác linh hoạt, ngoan ngoãn và lắng nghe hơn. 

Các phương pháp kỷ luật tích cực dành cho trẻ

Để giúp trẻ rèn luyện phương pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục, cả giáo viên và quý phụ huynh cần nắm rõ các nguyên tắc sau đây.

Dành thời gian và tương tác cho con

Ở độ tuổi từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn não bộ của trẻ phát triển đến 80%, với tốc độ tiếp thu học hỏi nhanh gấp nhiều lần các giai đoạn sau đó. Vì thế đây sẽ là thời kỳ quan trọng để trẻ quan sát mọi thứ và tương tác với cha mẹ, thế giới xung quanh. Do đó, ở giai đoạn này cha mẹ cần dành nhiều thời gian để tương tác với con nhiều hơn. 

Theo Giáo sư Pruett (Quỹ Family Peace – Australia) cho biết 8 phút chất lượng là thời gian tối thiểu mỗi phụ huynh nên dành cho con mỗi ngày. Đây là thời gian rất có giá trị, cha mẹ có thể tham gia các hoạt động cùng con như đọc sách, nói chuyện, chơi trò nhập vai,..để giúp trẻ tiếp nạp và ghi lại trong tiềm thức, định hình tính cách và giúp con phát triển toàn diện nhất.

Ngợi khen những điểm tốt ở trẻ

Nếu muốn khích lệ, ngợi khen con theo phương pháp kỷ luật tích cực, bạn cần tìm các điểm tích cực ở trẻ. Ngay cả khi trẻ làm sai hoặc thậm chí trẻ cư xử chưa đúng mực, bố mẹ phải nhìn vào 85% ưu điểm ở trẻ để động viên thật lòng. Như vậy, lời khen ngợi trẻ theo kỷ luật tích cực mới thể hiện đúng sự thấu hiểu và cái nhìn khách quan của phụ huynh đối với các hành vi của trẻ. 

Bên cạnh đó, mỗi tình huống xảy ra sẽ tồn tại những nguyên nhân ẩn sâu nó. Vì thế, quý phụ huynh cần tìm hiểu rõ lý do để lý giải cho mọi hành động của trẻ. Thay vì quắt mắng, to tiếng với trẻ ba mẹ hãy nhỏ nhẹ, giảng giải và có sự thấu hiểu, cái nhìn tích cực đối với trẻ. Như thế sẽ mang đến cho trẻ động lực để cố gắng và nỗ lực hơn trong từng công việc.

kỷ luật tích cực
Khen ngợi điểm tốt ở trẻ

Không bỏ qua hành vi xấu nào dù là nhỏ nhất

Nhiều phụ huynh sẽ hay bỏ qua các hành vi xấu của con từ nhỏ, tuy nhiên điều đó là không hề tốt. Bởi nếu bỏ qua sự việc, hành vi xấu đó sẽ khiến trẻ dễ hình thành thói quen xấu cho mình từ bé.

Ba mẹ cần phải dập tắt những hành vi xấu ngay khi vừa bắt đầu ở cấp độ nhỏ nhất. Ví dụ nếu con đánh trẻ khác, hãy ôm vai con và nói cho con biết hành vi đó là không chấp nhận được. Nếu con vẫn tiếp tục không nghe lời, hãy tách con khỏi tình huống đó.

Nhà sáng lập Love and Logic – Jim Fay cũng cho rằng: “Đôi khi con sẽ cãi lại lệnh của cha mẹ. Thì biện pháp hòa giải là nhắc đi nhắc lại một câu đơn giản: “Cha/mẹ yêu con nên không muốn tranh cãi với con đâu.” Việc “ngăn chặn” cách cư xử không đúng mực đó sẽ giúp trẻ hiểu được hành động nào đúng, hành động nào sai và biết cách kiểm soát các hành vi của mình cho đúng chuẩn mực.

Không phần thưởng

Khi con làm điều tốt, nhiều cha mẹ sẽ thưởng con một cái gì đó như chiếc kẹo, nhưng Jim Fay cảnh báo cha mẹ không nên làm như vậy. Việc trao phần thưởng cho con trong những trường hợp này sẽ gửi thông điệp sai lầm, khiến trẻ nghĩ rằng làm điều tốt là nghĩa vụ và phải có thưởng mới làm.

Việc dành thời gian ở bên con là yếu tố quan trọng làm nên đứa trẻ ngoan ngoãn, hạnh phúc. Mỗi cha mẹ nên dành ra ít nhất 15 phút mỗi ngày để trò chuyện với con và trong thời gian đó, hãy cùng làm điều mà con bạn muốn làm. Hãy chia sẻ với con rằng bạn yêu thương và trân trọng chúng nhường nào. Đây là cách đầu tư tốt nhất thay vì bất cứ khoản phần thưởng nào cha mẹ dành cho con.

kỉ luật tích cực
Không phần thưởng là phương pháp kỷ luật tích cực

Đặt ra kỳ vọng rõ ràng

Cha mẹ nên nói với trẻ rõ ràng những gì bạn muốn chúng làm thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc bảo chúng không được làm gì. Thay vì bảo con không được làm nhà cửa bừa bộn hay phải ngoan thì trẻ sẽ không thực sự hiểu mình cần phải làm gì mà hãy đưa ra một lời đề nghị rõ ràng cụ thể như: con hãy nhặt hết đồ chơi cho vào trong hộp. 

Câu mệnh lệnh này đưa ra với kỳ vọng cụ thể với trẻ và khả năng trẻ sẽ làm theo hơn. Tuy nhiên khi cha mẹ đặt kỳ vọng cho con nên đưa ra điều cụ thể, thực tế thay vì điều viển vông, khó có thể thực hiện được. 

Ví dụ: Đừng bao giờ đòi hỏi trẻ ngồi yên lặng trong một ngày dài, điều đó sẽ khó hơn với việc ngồi im lặng trong vòng 15 phút vì bạn đang phải nghe một cuộc điện thoại quan trọng. Bạn phải là người hiểu con có thể làm gì và đừng đòi hỏi điều bất khả thi với trẻ, chắc chắn chúng sẽ không thực hiện nếu quá vô lý.

Tham khảo “công thức” thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực 

Ba mẹ có thể tham khảo “công thức” thực hiện phương pháp kỷ luật tích cực bằng hình thức “Time-out” ngay tại nhà như sau:

  • Tại gia đình, hãy set up những khu vực “time-out” dành riêng cho trẻ ở nơi yên tĩnh, tách biệt với khu vui chơi hoặc phòng khách của gia đình để khiến trẻ phải tự mình suy nghĩ, bình tâm và nhìn nhận lại vấn đề.
  • Mỗi đứa trẻ có thể bình tĩnh theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên chúng ta nên sử dụng hình thức “Time-out” tại một số nơi cố định đáp ứng một số điều kiện. Nơi này không nên là một nơi mà có thể sử dụng cho những việc khác, khi con bạn chắc chắn sẽ liên tưởng một cách tiêu cực với nơi áp dụng “Time-Out” (vì thế đừng sử dụng giường ngủ của trẻ để áp dụng Time-out). Trẻ nên được để một mình, và không có bất cứ thứ gì để chơi vì thế nhận thức của trẻ là tiêu cực.
  • Hãy thỏa thuận với trẻ về phương pháp kỷ luật tích cực từ trước và nhắc đi nhắc lại trong các cuộc họp gia đình nhằm giúp trẻ hiểu rõ hơn khi con làm sai, con sẽ phải đến khu vực đó để “Time-out”.
  • Nếu trẻ bướng bỉnh nhất quyết không nghe những lời giải thích, khuyên nhủ của người lớn, hãy tách trẻ ra khỏi hoạt động con đang làm hoặc nhóm bạn con đang chơi… đưa con đến vị trí “Time-out” và “buộc” trẻ phải ngồi riêng ở đó trong một thời gian nhất định.
  • Trong khu vực “Time-out”, nếu trẻ nghịch ngợm, không chịu ngồi yên, leo trèo lên ghế hay la hét… hãy dùng giọng nghiêm khắc để nói với trẻ rằng: “Con sẽ phải ngồi yên ở đây cho đến khi ba/mẹ quay lại!”. Khoảng thời gian này được hiểu là “thời gian time–out” để trẻ tự điều chỉnh cảm xúc của mình.
  • Sau khi trẻ đã bình tĩnh ba mẹ hãy ngồi xuống, ngang tầm với trẻ và thực hiện giao tiếp bằng mắt, lắng nghe con chia sẻ về hành vi con vừa gây ra, sau đó, ba mẹ hãy nói lên cảm nhận của mình về hành động chưa đúng mực của con và nói rằng đó là nguyên nhân mà trẻ phải ngồi vào “chiếc ghế suy ngẫm” này.
  • Ba mẹ có thể yêu cầu một lời xin lỗi của bé để chắc rằng khi con nói ra câu xin lỗi chứng tỏ con đã hiểu về hành vi chưa đúng của mình để tự điều chỉnh về sau.
  • Cuối cùng, hãy dành cho con những lời yêu thương và một cái ôm để trẻ cảm thấy được trấn an và không bị tổn thương. 

“Time-out” có thể có hiệu quả, đặc biệt cho những trẻ mà gặp khó khăn trong việc chuyển tiếp qua các trạng thái hoặc trò chơi khác, nhưng bạn nên luôn luôn nhớ và mặc định rằng mình phải giúp trẻ tìm ra những cách cư xử tốt trước. Bạn cũng nên chắc chắn rằng con bạn đủ lớn để hiểu về quan điểm của phương pháp “Time-out”.

Một số câu hỏi thường gặp

Dưới đây SMIS sẽ đưa ra một số câu hỏi được nhiều quý phụ huynh quan tâm nhất hiện nay để ba mẹ có thể tham khảo thêm thông tin bổ ích cho mình.

Nên áp dụng giáo dục kỷ luật tích cực cho bé từ bao nhiêu tuổi

Việc áp dụng kỷ luật tích cực cho bé nên thực hiện càng sớm càng tốt đặc biệt trong giai đoạn từ 0-6 tuổi.

Ở trường học có áp dụng kỷ luật tích cực không?

Giáo dục kỷ luật tích cực nên áp dụng ở cả trường học và xã hội cho trẻ. Bởi phương pháp kỷ luật tích cực dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất cho học sinh, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần trẻ cũng như đảm bảo được sự thỏa thuận giữa giáo viên và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.

Việc áp dụng kỷ luật tích cực tại trường học là điều cần thiết và nên làm. Kỷ luật tích cực sẽ rèn luyện cho trẻ tính tự giác tuân theo quy định và quy tắc đạo đức ở thời điểm trước mắt cũng như lâu dài. Với tôn chỉ là tôn trọng trẻ và không mang tính bạo lực đây được coi là phương pháp giáo dục giúp trẻ hình thành nhân cách ngay từ nhỏ, cung cấp cho trẻ thông tin cần để học và hỗ trợ sự phát triển của các em.​

Hiệu quả của kỷ luật tích cực có tốt không?

Có thể nói rằng hiệu quả của kỷ luật tích cực mang lại vô cùng tốt nếu áp dụng đúng phương pháp. Nó có thể tạo ra sức mạnh, môi trường giáo dục tích cực, an toàn giúp các con yên tâm học tập và phát triển bản thân. Bên cạnh đó kỷ luật tích cực sẽ giúp trẻ nhận ra hành vi sai trái và chủ động sửa chữa bằng hành vi đúng đắn hơn.

Trên đây là những chia sẻ cụ thể của SMIS về kỷ luật tích cực, hy vọng sẽ mang đến thông tin hữu ích cho quý phụ huynh trong quá trình nuôi dạy trẻ. Kỷ luật tích cực đúng cách sẽ giúp trẻ hình thành những thói quen tốt, tạo cho trẻ tính tự lập cao, biến gia đình trở thành môi trường an toàn để trẻ khôn lớn trong hạnh phúc.

0/5 (0 Reviews)