Trong cuộc đời mỗi người luôn gắn liền với những mốc giai đoạn quan trọng như 6 năm đầu đời, tiền dậy thì, dậy thì và trưởng thành. Theo tiến sĩ, nhà giáo dục người Italy – Maria Montessori, 6 năm đầu đời là giai đoạn “vàng” của trẻ trong cả tiến trình phát triển.
Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào cũng thấu hiểu đặc điểm của thời kỳ đặc biệt này. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây, để để biết thêm thông tin chi tiết và bí quyết giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai vàng nhằm xây dựng nền tảng tốt nhất cho tương lai.
Các giai đoạn phát triển của trẻ 0-6 tuổi
1. Giai đoạn 0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ phát triển năng lực tiếp thu thông qua các giác quan
Giai đoạn 0 đến 6 tháng tuổi là thời kỳ mẫn cảm nhất với trẻ. Đầu tiên bé sẽ có những phản ứng lại với các kích thích từ bên ngoài thông qua sự cảm nhận của các giác quan là thính giác và thị giác. Khoảng ở tháng thứ 3, thính giác và thị giác bắt đầu hoạt động đồng thời, trẻ có thể vừa nghe vừa nhìn.
Trẻ quen với những âm thanh của ba mẹ và người thân thiết, biểu hiện bằng việc nhoẻn miệng cười khi nghe nhìn hay nghe tiếng mẹ tới gần. Khoảng 4 tháng tuổi, trẻ có thể nhớ mặt những người thân thiết hay tiếp xúc gần gũi. Tiếp theo xúc giác của trẻ cũng có sự phát triển vượt trội, con bắt đầu biết cảm nhận thông qua việc chạm. Cha mẹ sẽ thất bé bắt đầu biết đưa tay lên miệng và mút ngón tay.
Để mang đến cho con những kích ứng giác quan tích cực cha mẹ nên có những tác động tích cực cho bé. Cha mẹ có thể cho bé xem sách tranh hoặc nghe những bản nhạc, các bài thơ có giai điệu gắn kèm với các đầu sách tranh, ảnh phù hợp. Tiến hành lặp đi lặp lại các hành động này từ 1 tuần trở lên, trẻ sẽ có những phản xạ bằng việc biểu hiện vui, thích thú những hình ảnh bạn cho bé nhìn và âm thanh bé nghe được.
>> Giai đoạn 0-6 tuổi của trẻ hay còn được gọi là “giai đoạn vàng của trẻ” được biết đến như một thời kì phát triển thần kì của con. Từ khả năng ngôn ngữ, phản xạ, cảm nhận… tất cả tạo nên một thời kì vô cùng tiềm năng để con thích ứng và tiếp thu tri thức mới.
Ba mẹ cần giúp đỡ con trong giai đoạn này hay nói cách khác tận dụng thời kì này để tạo cho con những bước nhảy bật, hãy cùng lắng nghe quan điểm và kinh nghiệm của các chuyên gia Montessori tại Sakura về các lợi ích và cách sử dụng thời kì rực rỡ này của con nha!
2. Giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi: Trẻ phát triển năng lực sáng tạo (hay sự biểu hiện)
Sở dĩ gọi giai đoạn từ 6 tháng đến 3 tuổi gắn liền với sự sáng tạo (hay sự biểu hiện) là vì thời điểm này, trẻ đã bắt đầu độ tuổi biết bò, học đi và học nói. Những sự phát triển đặc biệt này đánh dấu bước ngoặt phát triển năng lực biểu hiện mang tính tự phát, cá tính độc lập và sự sáng tạo của mỗi trẻ.
Đặc biệt, trí tuệ thẩm thấu vô thức cũng sẽ giúp trẻ tự kiến tạo bản thân bằng cách tiếp nhận thông tin (học cách tiếp nhận ngôn ngữ), học hỏi thông qua việc bắt chước làm theo. Trẻ cần ít nhất 5 yếu tố:
- Liên hệ trực tiếp với mẹ và cần có sự hiện diện của cha
- Tôn trọng nhịp sinh học
- Mọi việc được thực hiện theo đúng trình tự và dễ đoán với trẻ
- Không gian thích hợp để trẻ tự do nhìn ngó và vận động
- Nhu cầu khám phá môi trường mới với tất cả các giác quan
Cho nên, ba mẹ cần chú trọng tới chuẩn bị một môi trường sẵn sàng cho sự tự do khám phá của trẻ, để các bạn nhỏ có thể phát triển toàn diện. Từ đó xây dựng nền tảng vận động và hoạt động giác quan cho trẻ từ bé. Lưu ý quan trọng trong thời kỳ này là ba mẹ không nên bỏ qua cơ hội kích thích sự tự do trải nghiệm của trẻ và khơi gợi sự quan tâm tới sự vật, hiện tượng ở mỗi bé. Có như vậy các con có nhiều cơ hội để hoàn thiện về mặt vận động, trí tuệ và tư duy sau này.
3. Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi: Trẻ phát triển năng lực tư duy
Giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển xuất chúng về tư duy, trẻ phát triển vượt bậc về trí tuệ. Não bộ của trẻ sẽ có thay đổi mạnh mẽ về mặt tự duy logic, các giác quan cũng nhạy bén, khả năng vận động nhanh nhạy hơn hẳn. Tiến sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori khẳng định ở giai đoạn này, trẻ phát triển toàn diện các yếu tố nhạy cảm, bao gồm 5 yếu tố trí tuệ và 2 yếu tố khác:
- Trí tuệ logic: Khả năng ghi nhớ sự vật; sắp xếp đồ vật trật tự
- Trí tuệ ngôn ngữ: Tăng vốn từ vựng; phát âm đúng…
- Trí tuệ cảm xúc: Biết thể hiện cảm xúc
- Trí tuệ nghệ thuật: khả năng cảm thụ âm nhạc, mỹ thuật…
- Kỹ năng giao tiếp: Trò chuyện, hòa đồng với mọi người, biết nói cảm ơn…
- 2 yếu tố khác: Phát triển thể chất và các giác quan
Chuyên gia Montessori Nguyễn Bảo Trọng cũng cho biết: “Sự thẩm thấu trí tuệ của trẻ ở giai đoạn này tiếp tục giúp trẻ mở rộng kiến thức của mình thông qua việc tự thu nhận, tự khám phá và tự trải nghiệm. Từ đó, trẻ không chỉ thể hiện được sự hiểu biết của mình theo cá tính riêng mà còn hình thành nhân cách tốt và kỹ năng cần thiết như hợp tác linh hoạt, tự học, tự lập và trường thành, sẵn sàng trở thành công dân toàn cầu hội nhập thế kỷ 21.”
Ở giai đoạn này ba mẹ sẽ chứng kiến sự phát triển vượt bậc của trẻ về não bộ, khả năng tiếp thu và học hỏi kiến thức một cách nhanh, mạnh mẽ. Do đó trẻ cần được phát triển những yếu tố về mặt thể lực như sự nhanh nhẹn, khéo léo, bền bỉ, hình thành thói quen vận động. Từ đó giúp trẻ có ý thức hơn trong việc vận động để rèn luyện và giữ gìn sức khỏe. Đặc biệt, chiều cao là một trong những yếu tố cần thúc đẩy tối ưu cho giai đoạn này.
Đây là 3 giai đoạn mà mẹ cần phải tận dụng tốt để dạy cho con những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Nếu dạy trẻ không đúng cách có thể phản tác dụng, khiến con rơi vào trạng thái khủng hoảng. Để làm được điều này, mời mẹ lắng nghe những chia sẻ từ Sa:
Bí quyết giáo dục sớm phát triển toàn diện trong 6 năm đầu đời của trẻ
Việc tận dụng tối đa giai đoạn vàng để phát triển và khơi gợi những tiềm năng sẵn có của trẻ vô cùng quan trọng. Hãy mang đến cho trẻ thật nhiều cơ hội khám phá thế giới xung quanh, tiếp nhận tri thức càng nhiều càng tốt. Bí quyết giáo dục sớm phát triển toàn diện trong 6 năm đầu đời của trẻ sẽ giúp ích cho con bạn.
1. Thế nào là phát triển toàn diện cho trẻ?
Theo điều 4, Luật trẻ em năm 2016 “Phát triển toàn diện của trẻ là sự phát triển đồng thời cả về thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và các mối quan hệ xã hội của trẻ em”.
Như vậy, phát triển toàn diện bao gồm sự phát triển đầy đủ và đồng thời các mặt:
- Phát triển thể chất: Thế chất chính là sức khỏe là yếu tố chi phối toàn bộ sự phát triển khác trên cơ thể trẻ. Phát triển thế chất là cân nặng, chiều cao đạt chuẩn, hệ tiêu hóa phát triển tốt, có thể cứng cáp, đề kháng khỏe.
- Phát triển trí tuệ: Trẻ phát triển trí tuệ đầy đủ sẽ có sự thông minh, nhạy bén, yêu thích khám phá sự vật, sự việc xung quanh. Trí não phát triển con có khả năng học tập, tiếp thu kiến thức tốt.
- Phát triển tinh thần: Trẻ có tinh thần phát triển có khả năng làm chủ cảm xúc, tự tin, mạnh mẽ đương đầu với mọi khó khăn, thử thách. Trẻ dễ đạt đến thành công trong quá trình phát triển sau này.
Phát triển toàn diện cho trẻ là quá trình tạo cho trẻ môi trường với những hoạt động phù hợp để phát triển đồng đều trên mọi khía cạnh. Góp phần hình thành kỹ năng, thói quen và tư duy tốt tạo nền móng vững chắc cho tương lai và cuộc sống tốt đẹp hơn của trẻ sau này.
2. Bí quyết giáo dục sớm phát triển toàn diện cho trẻ thông qua phương pháp Montessori
Montessori là phương pháp giáo dục sớm phát triển toàn diện cho trẻ mầm non được áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này nhấn mạnh vai trò của tính tự lập, chủ động, tôn trọng sự khác biệt của mỗi cá nhân trẻ. Khơi gợi tiềm năng và định hình nhân cách tốt của trẻ ngay từ những năm tháng đầu đời.
Montessori giáo dục trẻ với phương châm:
- Lấy trẻ làm trung tâm, lấy khả năng tự học của trẻ làm cơ sở
- Giáo dục tôn trọng tính cách, sở thích, đặc điểm riêng của mỗi đứa trẻ và tạo môi trường tốt nhất cho trẻ phát triển.
- Khuyến khích trẻ chủ động khám phá thế giới xung quanh
Thông qua phương pháp giáo dục sớm Montessori trẻ phát huy tính tự lập, tự chủ trong tương lai. Tạo tiền đề vững chắc cho sự phát triển tốt nhất của trẻ trong những giai đoạn tiếp theo của cuộc đời.
Hệ thống Trường Mầm non Quốc tế Sakura Montessori là đơn vị tiên phong tại Việt Nam áp dụng triết lý giáo dục Montessori vào giảng dạy một cách chuẩn mực và bài bản. Trường là thành viên của Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
Các hoạt động dạy và học được lồng ghép các yếu tố giúp trẻ phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, tinh thần, cảm xúc và thể chất. Sakura Montessori hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục an toàn, chất lượng, cung cấp nền tảng giúp trẻ tự tin vươn xa ở những cấp học cao hơn. Đồng thời tự tin, mạnh mẽ bước vào cuộc sống, hòa nhập môi trường xung quanh với phong thái vững vàng nhất.
Câu hỏi thường gặp về giai đoạn vàng của trẻ
1. Cha mẹ làm gì để phát triển tư duy cho trẻ trong giai đoạn phát triển vượt bậc về năng lực tư duy (giai đoạn trẻ từ 3 – 6 tuổi)?
Giai đoạn vàng phát triển tư duy vượt bậc của trẻ thời điểm 3 – 6 tuổi cha mẹ cần khuyến khích trẻ chủ động với môi trường xung quanh để có thêm cơ hội tìm hiểu vạn vật và trau dồi các kỹ năng. Ba mẹ có thể cùng con chơi ghép hình, xếp khối đồ vật, hoặc cho trẻ học đàn piano, đàn violin hay một số các loại nhạc cụ.
2. Có áp dụng phương pháp Montessori tại nhà để hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện được không?
Montessori là phương pháp giải quyết tốt các vấn đề phát triển thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, cảm xúc…Nhiều nghiên cứu đã kiểm chứng mức độ hiệu quả và khả năng áp dụng thực tế của phương pháp này dễ dàng. Vì vậy cha mẹ hoàn toàn có thể áp dụng Montessori tại nhà nhằm hỗ trợ sự phát triển toàn diện cho trẻ. Hãy cùng phối hợp với nhà trường để mang đến hiệu quả tốt nhất.
3. Sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non thông qua các hoạt động nào?
Sự phát triển trí tuệ của trẻ mầm non thông qua các hoạt động đa dạng bao gồm: hoạt động vui chơi, hoạt động giao tiếp, hoạt động với đồ vật, trong sinh hoạt hàng ngày… Sự phát triển trí tuệ có hiệu quả cần thông gia quá trình giáo dục trí tuệ một cách có tổ chức. Vì vậy cần có sự dạy dỗ chu đáo thì sự phát triển trí tuệ mới hoàn thiện.
Trên đây là những thông tin về giai đoạn vàng của trẻ trong tiến trình phát triển. Hiểu rõ hơn về thời kỳ này, cha mẹ sẽ có những phương pháp giáo dục đúng đắn để phát huy tối đa tiềm năng cho con của mình. Trường Mầm non Sakura Montessori luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ các ba mẹ trong việc tìm hiểu phương pháp giáo dục hiệu quả và tối ưu cho sự phát triển của bé trong giai đoạn mẫn cảm đặc biệt này.
Chuyên gia Montessori Quốc tế, Phó Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Khoa học & Sư phạm thuộc Sakura Montessori. Cô cũng là một trong những giáo viên Montessori quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.