Rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để trẻ có thể phát triển toàn diện về mọi mặt. Từ đó trẻ sẽ biết cách ứng xử, giao tiếp, xử lý tình huống bất ngờ một cách thông minh và linh hoạt. Do đó ngoài chú trọng học văn hóa thì trẻ cần phải học thêm những kỹ năng sống cần thiết cho mình. Bài viết này SMIS sẽ giới thiệu cho bạn 7+ kỹ năng sống cho trẻ mầm non quan trọng nhất để giúp bé tự tin, năng động và tự lập hơn trong mọi hoàn cảnh.

Dạy con kĩ năng giao tiếp theo độ tuổi
  • Dạy kĩ năng sống cho trẻ 2 tuổi
  • Làm sao để dạy kĩ năng sống cho trẻ 3 tuổi?
  • Cách dạy kĩ năng sống cho trẻ 4 tuổi
  • Ba mẹ nên dạy kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi thế nào?


1. TOP 7+ kỹ năng sống quan trọng đối với trẻ

top 7 kĩ năng sống cho trẻ
top 7+ kĩ năng sống cho trẻ

Kỹ năng sống là lĩnh vực đa dạng và nhiều màu sắc. Tuy nhiên đối với trẻ chúng ta cần dạy những kỹ năng cơ bản và đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển. Nhóm 7 kỹ năng dưới đây cha mẹ nên kết hợp với nhà trường giáo dục sớm cho trẻ mầm non.

1.1. Rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện

Tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng giúp trẻ phân tích, chọn lọc thông tin hữu ích trong hàng trăm thông tin tiếp nhận hàng ngày. Để rèn luyện kỹ năng này cha mẹ có thể cùng trẻ hóa thân thành các nhân vật, đưa ra tình huống giả định và giải quyết tình huống đó.

Hãy để trẻ chủ động tư duy và đưa ra cách giải quyết vấn đề. Nếu trẻ đưa ra nhận định chưa chính xác hãy giúp con phân tích, tiếp nhận đúng đắn. Luôn để con là người có ý tưởng đầu tiên, tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề, kích thích sự hưng phấn, sáng tạo trong trẻ.

1.2. Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp giúp trẻ diễn đạt các mong muốn và giúp người hiểu được điều người khác nói. Giao tiếp là một trong những kỹ năng sống quan trọng không thể thiếu đối với trẻ mầm non. Giao tiếp là kỹ năng sinh tồn và phát triển mang đến sự tự tin giúp trẻ hòa nhập với môi trường xung quanh. 

Cha mẹ và thầy cô có thể trò chuyện, giao tiếp, tương tác với trẻ nhiều hơn để giúp con tiến bộ nhanh chóng. Người lớn hãy đưa trẻ đến nơi công cộng, để trẻ có điều kiện giao tiếp với những người xung quanh và bạn è cùng trang lữa.

kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non

1.3. Rèn luyện kỹ năng tự nhận thức

Kỹ năng này sẽ giúp trẻ dễ dàng giao tiếp, thực hiện các hoạt động học tập, giao lưu với mọi người. Kỹ năng tự nhận thức của trẻ sẽ biểu hiện thông qua các hành động về ngôn ngữ, hình ảnh và cử chỉ. 

Thành thạo tự nhận thức giúp trẻ thu nhận thông tin từ môi trường xung quanh bằng cách: quan sát, chú ý lắng nghe và nhận biết hình ảnh từ môi trường xung quanh đồng thời ghi nhớ hình ảnh, màu sắc.

1.4. Rèn luyện kỹ năng suy nghĩ sáng tạo

Kỹ năng suy nghĩ sáng tạo không phải là kỹ năng bẩm sinh mà khả năng riêng của mỗi đứa trẻ. Trẻ căn cứ vào khả năng tư duy của mình và giải quyết tình huống phát sinh trong cuộc sống.

Cha mẹ, thầy cô hoàn toàn có thể kích thích sự phát triển suy nghĩ sáng tạo, tư duy cho trẻ ngay từ nhỏ để khả năng này của con ngày càng phát triển. Chúng ta hãy hỗ trợ trẻ bằng các phương pháp quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

1.5. Rèn luyện kỹ năng quyết định

Kỹ năng ra quyết định sẽ giúp trẻ có thể tự lập hơn, tự tin và sống có trách nhiệm với bản thân mình hơn. Bên cạnh đó thì sự ủng hộ, hỗ trợ từ giáo viên và phụ huynh sẽ có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với trẻ trong việc rèn luyện khả năng quyết định.

Trong các tình huống chúng ta chỉ nên đưa ra gợi ý cho trẻ, sau đó để con chủ động quyết định. Người lớn cần nhớ, mỗi quyết định của trẻ dù cho kết quả có đúng hay sai thì cũng không sao. Tuy nhiên sau mỗi quyết định của trẻ, chúng ta cần phân tích cho trẻ hiểu đâu là đúng và đâu là sai để con rút kinh nghiệm.

kỹ năng sống cho trẻ mầm non
Kỹ năng tự quyết định học tập, vui chơi theo ý muốn

1.6. Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng tự giải quyết vấn đề sẽ giúp con tự đứng vững trên đôi chân mà không cần phụ thuộc ba mẹ. Khi gặp khó khăn nhỏ trẻ có thể tự xử lý, kiên trì hơn và nhìn nhận lại sự việc để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất.

Do đó, rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng. Trong các tình huống người lớn nên khuyến khích trẻ tự giải quyết, chúng ta chỉ nên hỗ trợ để trẻ tìm ra cách thực hiện hiệu quả hơn.

1.7. Rèn luyện kỹ năng đồng cảm

Kỹ năng đồng cảm giúp trẻ đặt vị trí của mình vào vị trí của người khác và cảm nhận được những gì người đó đang trải qua. Đây là kỹ năng sống cần thiết rèn luyện cho trẻ từ nhỏ.

Khi trẻ biết đồng cảm, con biết cách quan tâm, thể hiện được sự quan tâm, yêu thương tới người thân và mọi người xung quanh.

1.8. Rèn luyện một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non khác

Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng sống cho trẻ mầm non khác nên học tập như: kỹ năng tự lập, kỹ năng giúp đỡ mọi người, kỹ năng tự bảo vệ bản thân, kỹ năng làm việc nhóm,… Trong cuộc sống, căn cứ và tình huống thực tế cha mẹ rèn luyện thêm cho con các kỹ năng, để trẻ dần hoàn thiện.

2. Lợi ích của việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), “kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống. Hiểu một cách đơn giản, đối với trẻ Mầm non, kỹ năng sống chính là những thao tác hành động, nhận thức và tình cảm các con sử dụng hàng ngày để đáp ứng nhu cầu bản thân và giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống.

Được đặc trưng bởi “trí tuệ thẩm thấu”, sáu năm đầu đời là khoảng thời gian “vàng” để người lớn có thể giáo dục trẻ về kỹ năng sống. Bởi thời điểm này, trẻ có khả năng tiếp nhận các kích thích từ môi trường xung quanh để phát triển giác quan, khả năng ngôn ngữ, tiếp thu văn hóa, làm đầy kỹ năng,… như miếng bọt biển thấm hút nước. Theo đó, tiến sĩ, bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori đặc biệt nhấn mạnh tới giai đoạn 0 đến 6 trong trang bị kỹ năng sống cho trẻ mầm non.

Có 3 nhóm kỹ năng sống cơ bản được tổ chức Y tế thế giới WHO thống kê mang lại nhiều lợi ích cho trẻ, cụ thể như sau:

2.1. Nhóm kỹ năng tự nhận thức

Khi được trang bị đầy đủ kỹ năng tự nhận thức, trẻ sẽ có thể tự phát triển theo nhịp độ tự nhiên, khả năng tư duy mở để giải quyết vấn đề và hòa nhập xã hội hơn bình thường. Bởi nhóm kỹ năng tự nhận thức giúp trẻ nhận biết một cách chính xác bản thân ở đa góc độ như cảm xúc, thói quen, nhu cầu, hạn chế… của mình và người khác để xác định rõ bản thân có khuynh hướng hành động gì trong tình huống thực tế.

Là một trong các nhóm kỹ năng sống quan trọng cho trẻ mầm non, nhóm kỹ năng tự nhận thức bao gồm:

  • Kỹ năng tự nhận thức, tự ra quyết định
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng tư duy sáng tạo, tư duy phê phán
  • Kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng tự đặt mục tiêu…
Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần biết - 1
Trẻ nhỏ rất cần được trang bị kỹ năng tự nhận thức thông qua sự giáo dục và đồng hành của ba mẹ

Theo nhà tâm lý học Mỹ – tiến sĩ Joyce Brothers từng chia sẻ: “Nhận thức về bản thân của một người là cơ sở nhân cách của người đó. Nó ảnh hưởng đến mọi phương diện đời sống của con người: khả năng học hỏi, khả năng trưởng thành và thay đổi, sự nghiệp và bạn đời. Không quá đáng khi nói rằng, nhận thức đúng về bản thân là sự chuẩn bị khả dĩ và tốt nhất cho những thành công trong cuộc sống”. Điều này càng khẳng định về vai trò quan trọng đặc biệt của việc trang bị kỹ năng nhận thức cho trẻ từ nhỏ để có những em bé thành công trong tương lai.
Để phát triển các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non về tự nhận thức, phụ huynh hãy: 

  • Hướng trẻ tới việc tự thu nhận thông tin từ môi trường xung quanh thông qua việc quan sát, lắng nghe và nhận biết các tín hiệu từ môi trường thông qua hình ảnh…
  • Dành tối đa thời gian để vui chơi, học tập và trải nghiệm cùng con, khuyến khích con chủ động với môi trường và mọi người xung quanh.

Từ đó, phụ huynh giúp trẻ hoàn toàn có thể tự phát huy khả năng sáng tạo, tự đưa ra quyết định và chịu trách nhiệm với chúng cũng như biết cách đánh giá mức độ tác động từ hành vi của mình đến người khác để tự điều chỉnh và ứng xử phù hợp,…

2.2. Kỹ năng liên quan đến cảm xúc

Đây là nhóm kỹ năng quan trọng mà bất cứ đứa trẻ nào cũng cần có. Kỹ năng liên quan đến cảm xúc cũng nằm trong các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non với việc trang bị cho trẻ cách nhận biết và chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình:

  • Kỹ năng kiềm chế và kiểm soát được cảm xúc.
  • Kỹ năng tự giám sát, tự điều chỉnh cảm xúc của bản thân.

Có thể hiểu kỹ năng liên quan tới cảm xúc là một phần của kỹ năng tự nhận thức. Tuy nhiên, nhóm kỹ năng này đề cao yếu tố giúp trẻ tự nhận biết, kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của mình nhiều hơn. Và trẻ có thể đạt được điều đó khi chúng tự nhận biết được chính mình là ai, mình muốn gì, mình có tác động gì đến mọi người để điều chỉnh cảm xúc phù hợp.

Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần biết - 2
Trẻ sẽ trở thành những em bé tự tin, vui vẻ nếu biết điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc của bản thân

Hãy dạy trẻ kỹ năng liên quan đến cảm xúc bằng chính việc người lớn tự làm chủ cảm xúc của mình trong giao tiếp, sinh hoạt cùng trẻ. Hãy bình tĩnh xử lý mọi vấn đề rắc rối cùng trẻ để trẻ có thể học theo cách bạn giải quyết vấn đề.

Cha mẹ cần chú ý, ngay cả khi trẻ có thái độ không đúng mực, người lớn vẫn nên kiểm soát cảm xúc của chính mình để cho trẻ thời gian tạm lắng suy xét về những điều đã diễn ra… Nhờ sự làm gương của ba mẹ, trẻ sẽ thấu hiểu được thái độ, suy nghĩ của mọi người để điều chỉnh cảm xúc của bản thân sao cho phù hợp nhất.

2.3. Kỹ năng xã hội

Trẻ sẽ khó có thể hòa nhập xã hội nếu không được trang bị nhóm kỹ năng xã hội một cách đầy đủ. Nhóm kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non bao gồm:

  • Kỹ năng giao tiếp và truyền thông
  • Kỹ năng cảm thông, kỹ năng thích ứng với cảm xúc của người khác
  • Kỹ năng chia sẻ, kỹ năng hợp tác, kỹ năng gây thiện cảm

Người lớn có thể bồi dưỡng các kỹ năng xã hội cho trẻ bằng cách lắng nghe con, thể hiện tình yêu thương trọn vẹn cùng con, dạy con cách tôn trọng người khác bằng chính thái độ tôn trọng mọi người của mình. Chúng ta cần giáo dục những nguyên tắc sử dụng ngôn từ chuẩn mực, thân thiện và biết cách chia sẻ, đồng cảm với mọi người, thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cho con.

Ví dụ: Thông qua hành động quyên góp ủng hộ người vô gia cư, ba mẹ có thể dạy con về việc tử tế, sẻ chia những khó khăn với những mảnh đời bất hạnh. Bên cạnh đó, ngoài việc cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa ở trường, ba mẹ có thể cho con tham gia các hoạt động cộng đồng để tăng sự gắn kết và mở rộng các mối quan hệ xã hội…

3. Sakura Montessori dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào?

Sakura Montessori là hệ thống trường mầm non chuẩn quốc tế, áp dụng triết lý giáo dục Montessori trong giáo dục trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển của phương pháp Montessori tại Việt Nam.

Hiện nay, tại trường mầm non Sakura Montessori, trẻ mầm non được dạy kỹ năng sống thông qua các trải nghiệm thực tế và thực hành trong các giờ học trên lớp. Nhà trường áp dụng triệt để phần nhìn và cảm nhận giáo cụ trực quan đa dạng, phong phú mang đến trải nghiệm thực tế cho con thông qua bài học.

Trong các giờ học, trẻ sẽ sử dụng tối đa giác quan của mình như mắt để nhìn, tai để nghe, mũi để ngửi, tay để cầm, sờ, nắn… bồi dưỡng khả năng tự nhận thức, tự cảm nhận thế giới xung quanh dưới lăng kính của trẻ.

Các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần biết - 3
Các bạn nhỏ mầm non Sakura Montessori có những trải nghiệm ngoài lớp học để làm đầy các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Ngoài ra, tại Sakura Montessori còn tổ chức nhiều hoạt động giáo dục kỹ năng sống quan trọng cho trẻ như:

  • Trang bị, bồi dưỡng và phát huy các nhóm kỹ năng sống quan trọng cho trẻ: Thông qua các hoạt động vui chơi, trải nghiệm trong và ngoài lớp học cùng chương trình giáo dục mầm non ứng dụng phương pháp Montessori, chương trình giúp trẻ làm quen với tiếng Anh, chương trình Văn – Thể – Mỹ toàn diện, trường mầm non Sakura Montessori từng bước trang bị, bồi dưỡng và phát huy các nhóm kỹ năng sống cho trẻ mầm non trong giai đoạn đầu đời.
  • Khuyến khích trẻ chủ động: Tại môi trường Montessori thân thiện và cởi mở, trẻ được tự do vui chơi, khám phá những điều mới lạ theo cá tính riêng. Sakura Montessori luôn khuyến khích trẻ chủ động với môi trường, tự thu nhận kiến thức và làm đầy kỹ năng thông qua từng hoạt động.
  • Tôn trọng khả năng riêng của mỗi trẻ: Trẻ được quyền tự do lựa chọn hoạt động học tập theo sở thích, khả năng của mình. Các giáo viên Montessori cũng thường xuyên tổ chức hoạt động giao lưu chia sẻ trong lớp học để các con thể hiện tâm tư, tình cảm và cá tính của bản thân
  • Tạo cơ hội cho trẻ vui chơi, học hỏi: Tổ chức nhiều sự kiện ngoại khóa, dã ngoại hấp dẫn từng tháng với nhiều chủ đề thú vị như ngày 8-2; 20-10, đại hội thể thao,… hay các chuyến tham quan bảo tàng, công viên, rạp chiếu phim để các con không chỉ có cơ hội vui chơi, học hỏi mà còn phát triển kỹ năng hợp tác, đoàn kết, biết đồng cảm, chia sẻ yêu thương với nhau.
  • Dạy trẻ kỹ năng sống, cách ứng xử và tinh thần bền vững của người Nhật: Nhà trường triển khai chương trình văn hóa Nhật để giúp trẻ tìm hiểu khám phá văn hóa, đất nước con người Nhật Bản mà còn dạy trẻ kỹ năng sống, cách ứng xử và tinh thần bền vững của người Nhật.

Hệ thống trường mầm non Sakura Montessori luôn tận dụng cơ hội để mang đến cho trẻ nhiều trải nghiệm và rèn luyện các kỹ năng mềm cần thiết cho mình. Từ đó giúp con có nền tảng kỹ năng tốt, tự khai thác thế mạnh của mình để phát triển tốt hơn trong tương lai.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Ví dụ về một số trò chơi kỹ năng sống cho trẻ mầm non?

Trò chơi đoán tên đồ vật sẽ giúp trẻ phát triển kỹ năng nhận thức một cách toàn diện. Trẻ sẽ chú ý vào các chi tiết nhỏ, cần tìm đúng món đồ vật được miêu tả và đoán tên đúng.

Ví dụ: Cho trẻ nhìn vào bức tranh vẽ đồ vật, con người và phong cảnh trong vòng 30s, sau đó yêu cầu bé nhắm mắt để miêu tả những gì mình nhớ. Nếu bé nhớ càng nhiều chi tiết thì bố mẹ sẽ dành tặng bé lời khen nhé.

Ví dụ: Hay trò chơi trốn tìm sẽ rèn luyện cho trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân an toàn, tìm nơi trú ẩn khi gặp nguy hiểm. Thông qua trò chơi bạn có thể dựng thêm những tình huống kịch tính hơn về dấu hiệu của người xấu để bé ghi nhớ và đề phòng.

4.2. Cha mẹ có thể tự dạy kỹ năng sống cho bé tại nhà không?

Cha mẹ có thể tự dạy kỹ năng sống cho bé tại nhà để giúp trẻ có thể thích nghi với cuộc sống và lối sống lành mạnh ngay từ khi còn bé. Trong quá trình áp dụng cha mẹ nên chú ý các nguyên tắc Montessori trong giáo dục trẻ, để quá trình đạt hiệu quả tối đa. 

4.3. Một số lưu ý khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là gì?

Để giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả và an toàn, quý phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:

  • Chọn thời điểm phù hợp: Lựa chọn thời điểm phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ, thường độ tuổi thích hợp là trẻ mầm non bởi vì trẻ đang trong giai đoạn thích khám phá, làm quen với không gian và tò mò về những điều thú vị trong cuộc sống. Đây cũng là giai đoạn tốt để phát triển trí tuệ, thể chất lẫn tinh thần cho con.
  • Áp dụng phương pháp phù hợp: Áp dụng đúng phương pháp và cách thức phù hợp để dạy kỹ năng sống cho trẻ. Không chỉ là ở trường, thầy cô mà còn ở tại gia đình, xã hội đều rèn luyện cho trẻ kỹ năng sống. Vì thế hãy là tấm gương sáng trong ứng xử và cách sống để bé noi theo nhé.

Hy vọng với những chia sẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non ở trên sẽ giúp quý phụ huynh đã hiểu rõ tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống. Ngoài môi trường gia đình thì trường học chính là nơi giúp trẻ phát triển các kỹ năng sống cần thiết đầy đủ nhất cho mình. Vì thế quý phụ huynh hãy chọn lựa ngôi trường mầm non uy tín cho bé. Và Sakura Montessori – địa chỉ tin cậy măng đến môi trường giáo dục hoàn hảo giúp trẻ phát triển toàn diện nhất trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Xem thêm thông tin về trường Mầm non Sakura Montessori:

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email