Sáu năm đầu đời được xem là “giai đoạn vàng” trong tiến trình phát triển của trẻ. Giai đoạn này trẻ có những bước phát triển vượt bậc về não bộ, khả năng học hỏi và các yếu tố liên quan đến thể lực, chiều cao. Trong đó các hoạt động thể chất có ảnh hưởng quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong bài viết dưới đây Sakura Montessori sẽ cùng quý phụ huynh tìm hiểu về ý nghĩa và các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non, hãy cùng theo dõi nhé.

1. Thế nào là giáo dục thể chất cho trẻ mầm non?

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là hình thức giáo dục tác động nhiều mặt đến cơ thể của trẻ thông qua các hoạt động vận động và sinh hoạt khoa học. Mục đích nhằm giúp cơ thể trẻ luôn được khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng và phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất và trí tuệ.

Giáo dục thể chất là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi em nhỏ mầm non, là hoạt động có rất nhiều vai trò đặc biệt đối với sức khỏe mỗi em. Nhận thức được điều này, tại nhiều trường mầm non đã xây dựng được các chương trình giáo dục thể chất an toàn, hiệu quả, tạo sân chơi cho các em tham gia. Hãy thử trải nghiệm ngày hội thể thao “One team, One dream” của trường mầm non Sakura Montessori xem có gì nhé!

Những hoạt động giáo dục thể chất này tạo tiền đề cho trẻ hình thành lối sống lành mạnh trong học tập và cuộc sống để đạt được thành công trong tương lai.

 

Phương pháp giáo dục thể chất trẻ mầm non

2. Ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

Giáo dục thể chất cho trẻ mầm non có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ? Sau đây là tổng hợp các lợi ích mà giáo dục thể chất mang lại cho trẻ mầm non ba mẹ có thể tham khảo:

2.1. Phát triển thể chất

Các hoạt động giáo dục thể chất thông qua các trò chơi vận động, thể dục thể thao sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe của bản thân. Trẻ sẽ có cơ hội để rèn luyện sức bền, sự khéo léo, nhanh nhẹn và linh hoạt. Bên cạnh đó sức đề kháng của trẻ cũng được nâng cao, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Một thực tế chúng ta có thể thấy rõ ràng nữa là khi trẻ vận động nhiều sẽ tiêu tốn nhiều calo, từ đó kích thích ăn uống ngon hơn để khỏe mạnh. Đồng thời các bài tập thể dục thể thao sẽ giúp cơ bắp, xương phát triển để trẻ tăng chiều cao tốt hơn.

Các hoạt động giáo dục thể chất giúp trẻ phát triển thể lực

2.2. Phát triển trí tuệ

Những hoạt động giáo dục thể chất, thể thao có lồng ghép những kiến thức nền tảng cho trẻ về màu sắc, hình khối, số đếm,…sẽ giúp trẻ phát triển về trí tuệ. Hơn nữa khi cơ thể khỏe mạnh trẻ sẽ luôn hào hứng tham gia các hoạt động, hệ thần kinh phát triển thăng bằng, các giác quan tinh tường, khả năng quan sát cũng nhanh nhạy để tư duy trẻ trở nên nhạy bén, sáng tạo hơn.

2.3. Phát triển kỹ năng xã hội

Một trong những ý nghĩa giáo dục thể chất cho trẻ mầm non tiếp theo chính là giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội. Thông qua các hoạt động giáo dục thể chất trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề,… Đây đều là những kỹ năng rất cần thiết cho trẻ trong quá trình học tập và cuộc sống sau này.

the dewey school

2.4. Phát triển cảm xúc tích cực

Khi trẻ vừa được học tập vừa được tham gia nhiều hoạt động vui chơi bổ ích trong môi trường thoải mái, an toàn, trẻ sẽ hình thành những cảm xúc tích cực, tạo được những mối quan hệ tốt với bạn bè và mọi người xung quanh.

3. Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non

3.1. Thiết kế giờ thể dục cho trẻ

Một trong những phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non đầu tiên chính là thiết kế giờ thể dục với thời lượng vận động phù hợp theo độ tuổi kết hợp nhiều bài tập thể dục vận động bổ ích cho trẻ. 

Theo các chuyên gia khuyến nghị trẻ mầm non nên tham gia các hoạt động thể chất ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Trong đó ít nhất 1 giờ chơi tự do với các hoạt động vui chơi không cần người lớn hướng dẫn. Thời gian còn lại trẻ sẽ tham gia các hoạt động thể dục có cấu trúc được người lớn hướng dẫn.

Việc thiết kế giờ học thể dục cho trẻ phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích giúp trẻ được thư giãn, thoải mái, vui vẻ. Bên cạnh đó còn có tác dụng phát triển xương, các nhóm cơ, cân bằng năng lượng đồng thời trẻ học được sự hòa đồng, gắn kết, tạo được nhiều mối quan hệ xung quanh.

Hoạt động thể chất cho trẻ tại trường mầm non Sakura Montessori

3.2. Tổ chức các trò chơi vận động

Trẻ em thường rất hứng thú với các trò chơi vận động sôi nổi vì vậy hoạt động giáo dục thể chất không thể thiếu được những trò chơi vận động. Khi tổ chức cho trẻ các trò chơi nên kết hợp cả vận động tinh và vận động thô để giúp trẻ có được sự phát triển tối ưu. 

3.3. Tổ chức các chuyến tham quan dã ngoại

Các hoạt động tham quan dã ngoại mang lại nhiều lợi ích quan trọng đối với sự phát triển thể chất cho trẻ mầm non. Trẻ được tự do khám phá về môi trường xung quanh được tham gia các hoạt động tập thể mang đến những trải nghiệm mới mẻ và thú vị.

Hiểu rõ được những lợi ích này Trường mầm non Sakura Montessori chú trọng xây dựng chương trình giáo dục thể chất dành cho trẻ với những chuyến tham quan dã ngoại vô cùng ý nghĩa và bổ ích.

Trong các buổi dã ngoại trẻ được tự do hoạt động, chơi nhiều trò chơi thú vị như chơi xích đu, cầu trượt, bập bênh, học đếm, học làm toán cùng với các “giáo cụ thiên nhiên” như cành cây, lá cây khô,… Thông qua đó trẻ được rèn luyện thể lực, hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, phát triển tư duy sáng tạo, kỹ năng xã hội, học được cách tự bảo vệ bản thân…

Hoạt động dã ngoại của trường mầm non Sakura Montessori

3.4. Nhảy múa thông qua các bài hát

Một hoạt động thể chất đơn giản trong mỗi lớp học mầm non được tổ chức hàng ngày cực kỳ hiệu quả đó chính là nhảy múa thông qua các bài hát. Những bài hát vui nhộn với hình ảnh hoạt hình sinh động dễ thương luôn có thể thu hút trẻ hăng hái tham gia.

Các hoạt động nhảy múa không chỉ tăng cường thể chất mà còn có tác dụng giúp trẻ cảm thụ âm nhạc tốt hơn và học được nhiều điều từ những nội dung của bài hát.

3.5. Làm việc nhà

Những công việc đơn giản phù hợp với trẻ tại nhà được thực hiện mỗi ngày cũng góp phần nâng cao sức khỏe, rèn luyện sự linh hoạt, nhanh nhẹn và khéo léo cho trẻ. Bên cạnh đó còn giáo dục cho trẻ tinh thần yêu lao động từ nhỏ.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Các nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non là gì?

Có 6 nguyên tắc giáo dục thể chất cho trẻ mầm non gồm:

+ Nguyên tắc trực quan: thực hiện bằng các động tác, hình ảnh minh họa để trẻ dễ hình dung

+ Nguyên tắc khoa học, hệ thống và toàn diện: Các hoạt động phải phù hợp với tâm sinh lý, lứa tuổi, giới tính, sức khỏe của trẻ

+ Nguyên tắc tự giác và tích cực: Hướng dẫn trẻ thực hiện để trẻ có ý thức tự giác, tích cực

+ Nguyên tắc đảm bảo an toàn: Đảm bảo an toàn cho trẻ hạn chế tối đa rủi ro trong quá trình thực hiện các hoạt động giáo dục thể chất.

+ Nguyên tắc chú trọng đặc điểm cá nhân: Áp dụng các bài tập, phương pháp vận động phù hợp với trẻ.

+ Nguyên tắc nâng cao và củng cố: Thực hiện thường xuyên, đều đặn hàng ngày để trẻ hình thành phản xạ có điều kiện.

4.2. Cần lưu ý những gì khi áp dụng nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non?

Khi áp dụng nội dung giáo dục thể chất cho trẻ mầm non cần lưu ý:

+ Đảm bảo trẻ thực hiện đều đặn, tập luyện mỗi ngày duy trì trong một khung giờ cố định để hình thành thói quen.

+ Tạo hứng thú cho trẻ bằng nhiều hình thức để trẻ không thấy nhàm chán

+ Chú trọng đảm bảo đến chế độ dinh dưỡng đủ chất và chế độ sinh hoạt điều độ để trẻ luôn đủ sức khỏe tham gia các hoạt động thể chất.

4.3. Những hoạt động thể chất ba mẹ có thể cùng làm với con tại nhà?

Cha mẹ có thể cùng con tham gia các hoạt động thể chất như cùng làm việc nhà, tập các bài tập thể chất tại nhà, chơi các trò chơi thể thao như đi bộ, đá cầu,…,chơi trốn tìm, nhảy múa cùng con theo các bài hát,…

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ được ý nghĩa cũng như biết được các phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non. Hệ thống trường mầm non Sakura Montessori với chương trình học theo phương pháp Montessori bài bản, chuẩn mực luôn chú trọng đến các hoạt động thể chất sẽ giúp trẻ luôn khỏe mạnh để phát triển toàn diện.

0/5 (0 Reviews)