Mục lục show

Shichida là phương pháp giáo dục sớm có nguồn gốc từ Nhật Bản, phát triển mạnh và được ứng dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Phương pháp này nổi tiếng bởi hiệu quả tạo ra môi trường phát huy tối đa khả năng bẩm sinh của mỗi đứa trẻ. Vậy phương pháp Shichida là gì? Mời các bậc phụ huynh cùng Sakura Montessori tìm hiểu kỹ về giáo dục Shichida phát triển toàn diện thể chất, tinh thần cho trẻ nhé.

Phương pháp Shichida là gì?

phương pháp shichida
3 nguyên tắc vàng của phương pháp Shichida

Shichida là phương pháp giáo dục khơi gợi tiềm năng tiềm ẩn của trẻ bằng cách tạo ra môi trường phù hợp để bé phát huy khả năng của mình. Như vậy, khi áp dụng Shichida, chắc chắn trẻ sẽ có tương lai phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần, dinh dưỡng một cách khỏe mạnh và thành công.

>>Xem thêm: Tầm quan trọng của phương pháp giáo dục cho sự phát triển của trẻ

Nguồn gốc của phương pháp giáo dục Shichida

Shichida là phương pháp giáo dục có nguồn gốc từ Nhật Bản, là kết quả công trình nghiên cứu của giáo sư Makoto Shichida trong suốt 4 thập kỷ. Vị giáo sư người Nhật này đã dành nhiều tâm huyết để tìm hiểu về sự phát triển trí não của trẻ. Ông cho rằng mỗi đứa trẻ cần có môi trường lý tưởng để đạt được tốc độ phát triển theo cấp số nhân ngay từ trong bụng mẹ.

Shichida bắt đầu xuất hiện tại xứ sở hoa anh đào từ những năm 60 của thế kỷ XX. Hiện nay phương pháp đã phát triển tại 14 quốc gia trên thế giới, áp dụng cho trên 1 triệu trẻ em và đạt được nhiều thành công.

Ảnh hưởng của phương pháp Shichida đến sự phát triển não bộ của trẻ em

Phát triển giác quan ở trẻ với phương pháp Shichida
Phát triển giác quan ở trẻ với phương pháp Shichida
*Nguồn: Toppy

Giai đoạn từ 0 – 6 tuổi là thời kỳ vàng của phát triển não bộ trẻ một cách mạnh mẽ theo cấp số nhân. Sau đó, não bộ vẫn tiếp tục phát triển nhưng không theo cấp số nhân nữa. Vì vậy, chúng ta cần tận dụng cơ hội phát triển của thời kỳ này.

Não bộ của con người chia thành 2 bán cầu với các chức năng khác nhau, trong đó: Não phải thu thập hình ảnh, não trái có chức năng ngôn ngữ. Shichida là phương pháp giáo dục trẻ hiện đại, có tác dụng ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ, giúp trẻ sử dụng hiệu quả đồng thời 2 bán cầu.

Shichida tận dụng thời kỳ vàng của trẻ, kích hoạt khả năng tiếp thu trên 5 giác quan là khứu giác, thính giác, thị giác, xúc giác và vị giác để bé cảm nhận và nhận thức được thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ phát triển hài hòa, vui tươi, khỏe mạnh và toàn diện về cơ thể – trí tuệ, thể chất – tinh thần.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Shichida

phương pháp shichida
Ưu nhược điểm phương pháp Shichida

Mỗi phương pháp giáo dục đều sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng. Trước khi chính thức áp dụng, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu kỹ về hiệu quả cũng như những điểm nên tránh của phương pháp này.

Ưu điểm của phương pháp giáo dục Shichida

6 năm đầu đời là giai đoạn vàng, thời kỳ não bộ trẻ phát triển mạnh mẽ nhất. Đây là cơ hội quý giá để cha mẹ tạo điều kiện môi trường tốt nhất giúp con phát huy năng lực, khả năng tiềm ẩn của bản thân. Áp dụng giáo dục Shichida trong giai đoạn vàng này mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời, bởi phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm:

1. Tạo môi trường phát triển trí não toàn diện cho trẻ

Một trong những ưu điểm đầu tiên mà Shichida mang đến cho trẻ là môi trường để phát triển trí não toàn diện. Trẻ được tạo điều kiện để phát triển cả 2 bán cầu não: phát triển cảm xúc ở bán cầu não phải và phát triển tư duy logic ở bán cầu não trái. Đây chính là bí quyết tạo nền móng vững chắc cho sự thành công của nhiều đứa trẻ trong tương lai.

2. Shichida giáo dục tinh thần cho trẻ

Một đứa trẻ toàn diện phải vừa phát triển trí não, sự thông minh và biết giao tiếp, ứng xử và có đạo đức tốt. Shichida mang đến hiệu quả giáo dục tinh thần cho trẻ. Cha mẹ giúp con trở thành đứa trẻ có đạo đức đúng mực, giao tiếp hòa nhã, biết cách cư xử với mọi người xung quanh.

3. Phương pháp giáo dục thể chất hiệu quả

Trẻ cần có sức khỏe, đây là điều kiện cần để bé có khả năng vận động, tìm tòi, khám phá thế giới bên ngoài. Shichida hướng đến giáo dục thể chất, trẻ tham gia hoạt động thể chất mỗi ngày một cách khoa học. Trẻ trở khỏe mạnh hơn, hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, tiếp thu kiến thức dễ dàng và thông minh hơn.

4. Phương pháp giáo dục dinh dưỡng khoa học, hiệu quả

Shichida được đánh giá là phương pháp giáo dục dinh dưỡng khoa học và hiệu quả. Áp dụng phương pháp này, cha mẹ cần cung cấp cho con nguồn thực phẩm lành mạnh, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý. Từ đó đảm bảo cho trẻ có điều kiện để phát triển toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ.

Nhược điểm của giáo dục Shichida

Shichida là phương pháp giáo dục trẻ hiện đại mang lại nhiều lợi ích, tuy nhiên nó cũng chứa đựng những nhược điểm nhất định. Hiểu rõ về ưu nhược điểm của phương pháp sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc giáo dục con.

Nhược điểm của giáo dục theo phương pháp Shichida là:

1. Cha mẹ cần đầu tư nhiều thời gian, công sức để giáo dục trẻ

Để giáo dục trẻ theo phương pháp Shichida cha mẹ cần đầu tư nhiều thời gian và theo sát các bước phát triển của trẻ. Tuy nhiên, với nhiều bộn bề của cuộc sống không phải cha mẹ nào cũng có đủ năng lực và thời gian để đồng hành cùng con.

2. Phương pháp này chưa phổ biến tại Việt Nam

So với nhiều phương pháp giáo dục sớm cho trẻ khác, phương pháp giáo dục Shichida chưa phổ biến tại nước ta. Do đó các bậc phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo, cũng như học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Nội dung của phương pháp giáo dục sớm Shichida

phương pháp shichida
6 nội dung của phương pháp giáo dục sớm Shichida

Giáo dục sớm theo Shichida là kích hoạt khả năng tiếp thu của trẻ trên 5 giác quan thính giác, thị giác, xúc giác, khứu giác và vị giác trong thời kỳ vàng. Để tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện và hài hòa về mọi mặt. Vậy theo nội dung của Shichida, cha mẹ cần áp dụng giáo dục những gì?

1. Phát triển thính giác thông qua việc dạy trẻ cảm thụ âm thanh

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm trong cảm thụ âm nhạc, âm nhạc là môi trường lý tưởng để phát triển trí não, tâm hồn và thúc đẩy năng lực nhận thức, biểu hiện và thính giác của bé. Để hỗ trợ sự phát triển của trẻ một cách tốt nhất cha mẹ nên cho trẻ nghe nhạc, chơi đồ chơi phát ra âm thanh, nghe bài hát, nhún nhảy theo nhạc…

Hãy chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi để con cảm nhận âm thanh một cách tốt nhất, theo cách riêng của mình. Đây chính là cách đơn giản, nhưng được đánh giá cao về tính hiệu quả giúp cải thiện thính giác của trẻ. Nghe nhạc nhiều, con sẽ nhạt cảm với âm nhạc và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc.

2. Nhận biết màu sắc giúp con tăng cường trí tưởng tượng

Dạy con theo phương pháp Shichida, cha mẹ cho trẻ tiếp xúc sớm với màu sắc để hình thành khái niệm về màu. Từ đó giúp trẻ tăng cường trí tưởng tượng, cũng như năng lực biểu hiện cho bé.

Phụ huynh hãy bắt đầu cho con tiếp cận với màu sắc trung tính, cơ bản như đen, trắng với các hình ảnh đối lập. Sau đó mở rộng cho trẻ nhìn nhiều màu sắc hơn ở thế giới xung quanh như đồ vật trong nhà, cây cối… Nhận biết màu sắc giúp phải triển tối đa trí tưởng tượng của trẻ.

>>Xem thêm: Bí quyết dạy tiếng anh màu sắc cho bé hiệu quả nhất 2023

3. Dạy con cách nhận biết kích thước

Trong phương pháp giáo dục Shichida, nhận biết kích thước là kiến thức mà cha mẹ cần dạy trẻ nhận biết. Đây là cách giúp trẻ hiểu kiến thức về hình dáng, kích thước, hình thành khái niệm sắp xếp theo thứ tự. Từ đó giúp con tăng thêm khả năng giải quyết vấn đề.

4. Sử dụng flashcard, hình ảnh minh họa giúp trẻ rèn luyện trí nhớ

Dạy trẻ bằng flashcard và hình minh họa là cách được nhiều phụ huynh ứng dụng và đánh giá cao về hiệu quả. Áp dụng giáo dục Shichida các bậc phụ huynh cũng tận dụng các phương tiện này giúp trẻ nhận biết màu sắc, quốc kỳ, chữ cái, con số, nhận diện hình ảnh… Đây là cách giúp trẻ rèn luyện trí nhớ tốt hơn, nâng cao khả năng xử lý tình huống một cách nhanh nhạy.

5. Ứng dụng các bài vận động rèn luyện các ngón tay

Một trong những phương pháp giáo dục lý tưởng, giúp trẻ xử lý công việc khéo léo và tập trung hơn, là các bài vận động rèn luyện các ngón tay. Cha mẹ giúp trẻ rèn luyện các ngón tay linh hoạt thông qua các trò chơi, vệ sinh cá nhân, làm việc nhà, học đàn, học múa…Khi các ngón tay trẻ trở nên linh hoạt, khéo léo không chỉ giúp con xử lý được nhiều tính huống mà còn giúp trẻ phát triển trí não tốt hơn.

>>Xem thêm: Dạy trẻ quy tắc 5 ngón tay phòng chống xâm hại

6. Tổng hợp phát triển toàn diện 5 giác quan

Phát triển toàn diện 5 giác quan là phương pháp rèn luyện tổng hợp theo Shichida. Cha mẹ kết hợp cho trẻ rèn luyện kết hợp xúc giác, khứu giác, cảm giác, vị giác và thính giác từ đó giúp con hình thành nên các kỹ năng của mình.

Ví dụ: Để rèn luyện thị giác cha mẹ cho trẻ quan sát ức tranh, đọc truyện. Đọc truyện cho é nghe là cách rèn luyện thính giác cho trẻ.

3 nguyên tắc vàng của phương pháp Shichida cần chú ý

Để đạt được những kết quả tuyệt vời khi áp dụng dạy con theo phương pháp Shichida, cha mẹ cần nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc quan trọng. Vậy 3 nguyên tắc vàng của Shichida là gì?

phương pháp shichida
3 nguyên tắc vàng của phương pháp Shichida

1. Giáo dục xuất phát từ tình yêu thương

Thực tế đã chứng minh, tất cả các phương pháp giáo dục sớm đều mang lại kết quả tuyệt vời khi giáo dục xuất phát từ tình yêu thương. Giáo dục theo Shichida không nằm ngoài nguyên tắc này, cha mẹ hãy dùng tình yêu thương là chìa khóa để áp dụng khi giáo dục con. Tuân thủ đúng nguyên tắc cha mẹ sẽ giúp con có một tâm hồn đẹp, biết quan tâm và biết yêu thương mọi người.

Tuy nhiên, tình yêu thương phải ở đây cần đảm bảo sự đúng mực. Phụ huynh hãy mang đến cho trẻ cảm nhận về tình yêu của của cha mẹ, của gia đình và của mọi người dành cho con trong suốt quá trình giảng dạy. Đồng thời, chúng ta cần hướng dẫn trẻ biết cách trân trọng tình cả của mọi người và dành tình yêu thương trở lại cho người khác.

>>Xem thêm: Môi trường chăm sóc giàu tình yêu thương, tôn trọng và thấu hiểu trẻ

2. Giáo dục trẻ cần nghiêm khắc

Mặc dù giáo dục bằng tình yêu thương nhưng không phải là chiều chuộng quá mức, vô điều kiện. Trong quá trình giáo dục trẻ, đòi hỏi cha mẹ cần thực sự nghiêm khắc. Đây chính là yếu tố quan trọng đảm bảo con có sự trường thành, tự lập và kiềm chế cảm xúc tốt hơn.

Các bậc phụ huynh nên nghiêm khắc đúng lúc, vừa phải trong từng thời điểm và tình huống cụ thể. Chúng ta cần tôn trọng con để trẻ vẫn cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ.

3. Tin tưởng tuyệt đối vào trẻ

Các chuyên gia giáo dục khuyên rằng, dù cha mẹ áp dụng bất cứ phương pháp giáo dục nào thì việc tin tưởng vào trẻ sẽ mang đến sức mạnh phi thường. Mỗi đứa trẻ đều có khả năng thiên phú của riêng mình, cha mẹ cần đặt niềm tin và xây dựng môi trường phù hợp để con thể hiện khả năng đó.

Niềm tin của cha mẹ là động lực giúp trẻ cảm thấy tự tin, tự lập và chủ động trong mọi hoạt động. Sự ủng hộ và tôn trọng con sẽ tạo động lực để trẻ phát triển toàn diện và thành công hơn trong cuộc sống.

Một số bài thực hành Shichida

Ở mỗi giai đoạn, mỗi độ tuổi trẻ cần có phương pháp phù hợp tác động để kích hoạt mọi điều tiềm ẩn. Ứng dụng một số bài thực hành shichida chính là bí quyết giáo dục sớm cho trẻ em. Phụ huynh có thể tham khảo một số bài thực hành sau để rèn luyện cho em bé nhà mình.

Các bài thực hành Shichida
Các bài thực hành Shichida

1. Bài thực hành cảm thụ âm nhạc rèn luyện thính giác (0 tuổi)

Hãy cho trẻ nghe nhạc, tiếp xúc với âm nhạc càng nhiều càng tốt. Đây chính là hình thức giúp bé cảm thụ âm tốt, thúc đẩy năng lực biểu hiện và nhận thức. Để đạt được hiệu quả tốt nhất cha mẹ cho trẻ nghe nhạc khi con cảm thấy thoải mái, vui vẻ và nghe loại nhạc mà bé thích.

2. Bài thực hành đọc truyện Ehon phát triển thị giác (0 – 6 tuổi)

Đọc truyện Ehon – truyện có tranh minh họa cho trẻ em là cách rèn luyện năng lực tập trung, tưởng tượng và năng lực đọc cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Mỗi ngày cha mẹ nên đọc cho con nghe từ 3 – 5 quyển truyện kết hợp xem tranh ảnh, thời gian từ 5 – 10 phút và lặp lại trong nhiều ngày. Thông qua hoạt động này trẻ được rèn luyện trí nhớ, từ vựng, phát triển ngôn ngữ.

3. Bài thực hành flashcard rèn luyện trí nhớ ngắn hạn, vốn từ vựng và năng lực nhận thức (0 – 6 tuổi)

Ứng dụng flashcard trong dạy trẻ theo Shichida là phương pháp tốt cho sự phát triển não phải, rèn luyện phản xạ nhớ nhanh và dung lượng nhớ vô hạn. Hàng ngày, cha mẹ cho con chơi cùng các tấm thẻ với các chủ đề, nội dung phù hợp lứa tuổi để giúp con tăng khả năng nhận thức, mở rộng vốn từ vựng và rèn luyện trí nhớ hiệu quả.

4. Bài thực hành nhận biết màu sắc rèn luyện năng lực biểu hiện, cảm thụ nghệ thuật (0 – 3 tuổi)

Cho trẻ từ 0 – 3 tuổi nhận biết màu sắc giúp bé có thêm khái niệm về màu sắc, đồng thời rèn luyện năng lực biểu hiện và cảm thụ nghệ thuật. Mới đầu, cha mẹ nên cho con nhìn các màu sắc đối lập, đơn giản như đen, trắng. Sau đó tăng dần về số lượng để trẻ tự nhận biết và đố trẻ chọn lựa đúng màu. Tiếp đến hãy cho trẻ luyện vẽ lại màu theo bức tranh.

5. Bài thực hành Skinship luyện xúc giác và nhận thức cơ thể (0 tuổi)

Đây là bài thực hành quan trọng có tác dụng rèn luyện năng lực đánh giá, giá trị tồn tại của sản thận và động lực để hành động. Từ đó, giúp trẻ hình thành khả năng tự nhận thức về bản thân, giới tính, động lực phấn đấu và có chí tiến thủ. Cha mẹ giúp con nhận thức từng bộ phận trên cơ thể để trẻ nhận thức được bản thân mình.

6. Bài thực hành nhận biết về số rèn luyện khái niệm về số, hình tượng hóa và ghi nhớ hình ảnh (0 tuổi)

Cha mẹ hướng dẫn trẻ nhận thức biết về số thông qua nhiều hình thức: Lấy hình con vật đánh số từ 1 đến 10 và cho trẻ học đếm, cho trẻ xem tấm card ghi con số và hỏi đó là số mấy… Khi trẻ nhận biết được số hãy cho con học các phép tính từ đơn giản đến phức tạp. bài thực hành nhận biết về số giúp trẻ rèn luyện tốc độ, khả năng ghi nhớ hình ảnh và phán đoán tốt hơn.

7. Bài thực hành nhận biết về lượng rèn luyện khái niệm về lượng, năng lực trực quan (0 tuổi)

Các bài thực hành nhận biết về lượng rất đa dạng và phong phú, cha mẹ có thể cho con nhận biết bằng cách cắt bánh, chia kẹo và xem bên nào nhiều, bên nào ít. Từ đó giúp con rèn luyện khái niệm về lượng, phân số và năng lực trực quan. Cha mẹ nên dẫn chứng bằng các bài học liên quan đến thực tế để trẻ dễ nhớ và tiếp thu.

8. Bài thực hành trò chơi xếp hình rèn luyện nhận thức không gian, giải quyết vấn đề (3 – 6 tuổi)

Xếp hình là trò chơi phổ biến nhất với trẻ nhỏ và được các bé yêu thích. Cha mẹ hãy chuẩn bị cho con các hình khối nhiều màu sắc, kích thước và hướng dẫn trẻ xếp thành các hình khác nhau. Thông qua trò chơi trẻ được thỏa sức sáng tạo, rèn luyện nhận thức không gian và giải quyết vấn đề.

9. Bài thực hành luyện trí nhớ, khả năng tập trung, tưởng tượng (3 – 6 tuổi)

Để rèn luyện trí nhớ, khả năng tưởng tượng, tập trung cho trẻ, cha mẹ nên áp dụng các bài thực hành Shichida một cách đa dạng. Ví dụ: Kể cho trẻ nghe 1 câu chuyện, sau đó làm các tấm card nhỏ có hình minh họa liên quan, yêu cầu trẻ sắp xếp hình theo các sự kiện trong truyện. Hoặc đưa ra các từ khóa, yêu cầu trẻ kể lại sự kiện của từ khóa đó trong câu chuyện.

10. Bài thực hành học vẽ rèn luyện cách cầm bút, năng lực sáng tạo và biểu hiện (2 tuổi)

Đầu tiên cha mẹ hãy để cho trẻ tự do vẽ những gì bé thích với giấy, bút màu, sáp màu. Sau đó, chúng ta tăng độ khó bằng cách cho trẻ vẽ đồ vật, con vật, vẽ theo tranh… Khi trẻ vẽ cha mẹ nên động viên, khen ngợi để khuyến khích con luyện cách cầm bút, khả năng sáng tạo và năng lực biểu hiện ngày một tốt hơn.

Câu hỏi thường gặp

1. Nhưng lưu ý quan trọng khi dạy con theo phương pháp Shichida?

Cha mẹ nào cũng mong muốn tìm kiếm phương pháp giáo dục mang đến hiệu quả tốt nhất cho trẻ. Áp dụng Shichida không đơn giản, không mang lại hiệu quả tức thì, đòi hỏi sự kiên trì và thường xuyên nhìn nhận và kiểm tra tính phù hợp với trẻ. Một số lưu ý quan trọng dưới đây giúp phụ huynh áp dụng Shichida thành công hơn:

  • Thừa nhận và không tập trung vào khuyết điểm của trẻ: Đứa trẻ nào cũng có khuyết điểm riêng, vì vậy cha mẹ đừng nên quá tập trung vào đó. Hãy động viên, khuyến khích con phát triển ưu điểm, khắc phục nhược điểm để nhanh chóng tiến bộ.
  • Cho con cơ hội tự do phát triển: Hãy để trẻ tự do phát triển theo khả năng riêng của mình. Không nên ép buộc con theo hình mẫu nào, không nên so sánh với những đứa trẻ khác khiến trẻ tự ti và chán nản. Cho con cơ hội được là chính mình, làm điều mình thích và tôn trọng cá tính riêng biệt của con.
  • Cho trẻ thời gian để hoàn thiện: Cha mẹ đừng quá kỳ vọng vào sự hoàn hiện một cách toàn diện của trẻ. Đây là thời điểm con đang hoàn thiện bản thân, nên trẻ cần có thời gian để thực hiện việc đó.

2. Một số tài liệu phương pháp Shichida cha mẹ nên tham khảo?

Cha mẹ nên tham khảo tài liệu phương pháp Shichida kỹ lưỡng trước khi áp dụng

Chỉ cần vài thao tác tìm kiếm cha mẹ sẽ thấy rất nhiều tài liệu phương pháp Shichida. Tuy nhiên, chúng ta cần chọn lọc các đầu sách chuẩn để đảm bảo hiệu quả của quá trình áp dụng dạy trẻ sau này. Sakura Montessori xin giới thiệu 5 quyển sách dạy con nhận được đánh giá cao từ chuyên gia và các phụ huynh để cha mẹ tham khảo:

  • “33 bài thực hành theo phương pháp Shichida” – KO Shichida: Cuốn sách phù hợp với cha mẹ bắt đầu tìm hiểu về giáo dục Shichida, áp dụng cho trẻ từ 0 – 6 tuổi. Trong sách đề cập đến những phương pháp thực hành cha mẹ nên thực hiện để phát huy tiềm năng của trẻ.
  • “Phát triển năng lực trí tuệ cho con theo phương pháp Shichida” – Makoto Shichida: Đây là cuốn sách đề cập đến phương pháp Shichida và nguyên tắc giáo dục theo từng độ tuổi. Sách thích hợp áp dụng cho trẻ từ 0 – 6 tuổi với nhiều bài thực hành dạy con hiệu quả.
  • “70 thói quen tốt trong việc nuôi dưỡng con theo phương pháp Shichida” – Makoto Shichida: Đây là cuốn sách gồm 7 chương hướng dẫn cha mẹ chọn những thói quen tốt cho trẻ. Từ đó giúp con trưởng thành và thanh công trong tương lai.
  • “Yêu thương, khen ngợi và nhìn nhận theo phương pháp Shichida” – Makoto Shichida: Trong sách đề cập đến các nguyên tắc áp dụng Shichida trên thực tế để đạt được thành công.
  • “Giáo dục não phải – Tương lai cho con bạn” – Makoto Shichida: Quyển sách shoox trợ cha mẹ áp dụng các phương pháp giúp trẻ phát triển não phải tối đa. Đồng thời, sách giúp phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục não phải cho trẻ từ 0 – 6 tuổi.

3. Trẻ ở độ tuổi nào nên áp dụng giáo dục Shichida?

Tác giả của công trình nghiên cứu giáo sư Makoto Shichida đã khẳng định độ tuổi nên áp dụng giáo dục Shichida là trẻ từ trong bụng mẹ đã có trí não. Tuy nhiên, trên thực tế giai đoạn vàng để phát triển trí não, kích thích tiềm năng của con người là thời điểm trẻ từ 0 tháng đến 6 tuổi. Sau giai đoạn này trí não trẻ không còn hấp thu kiến thức theo cấp số nhân nữa. Vì vậy, phương pháp Shichida cho trẻ sơ sinh được đánh giá cao nhất về hiệu quả. Cha mẹ hãy xây dựng lộ trình rõ ràng, kết hợp nhiều phương pháp giáo dục phù hợp với trẻ để nhận về hiệu quả bất ngờ.

Tìm kiếm phương pháp dạy con phù hợp, giúp trẻ phát triển toàn diện là mong mỏi của các bậc phụ huynh. Cha mẹ hoàn toàn có thể đặt niềm tin và phương pháp Shichida. Ngoài ra còn nhiều phương pháp khác đã và đang được nhiều cha mẹ trên khắp thế giới áp dụng. Điều quan trọng nhất trong hành trình nuôi dạy trẻ là sự quan tâm và tình yêu thương của cha mẹ. Các phương pháp dạy con theo khoa học đều hướng đến mục tiêu để cho trẻ được phát triển một cách tốt nhất.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm