Project – based learning – học tập theo dự án là phương pháp giáo dục hiện đại, nổi bật của thời đại mới. Phương pháp tiếp cận kiến thức được ứng dụng phổ biến tại các trường học của nhiều nước trên thế giới, nhưng còn khá xa lạ trong môi trường giáo dục Việt Nam. Vậy Project  based learning là gì? Phương pháp này mang những thế mạnh nào? Cùng Sakura Montessori tìm hiểu thông tin chi tiết của phương pháp ngay trong nội dung dưới đây nhé.

project based learning là gì
Khám phá Project based learning là gì?

Project based learning là gì?

Project – based learning là học tập qua dự án được đề ra cho người học và người tham gia, cùng nhau hợp tác để tạo ra sản phẩm, bài thu hoạch, bài thuyết trình… Đây là phương pháp học tập tiến tiến hàng đầu mang lại nhiều kỹ năng mềm và lợi ích cho người học.

Với phương pháp học tập mới này, người học được nâng cao nhiều kỹ năng:

  • Nâng cao kỹ năng quản lý, làm việc nhóm
  • Nâng cao kỹ năng giao tiếp, thuyết trình
  • Nâng cao kỹ năng sáng tạo, phân tích – giải quyết vấn đề
  • Thúc đẩy thái độ học tập, làm việc tích cực, chủ động hoàn thành nhiệm vụ được giao

So với cách học truyền thống, giáo viên giảng lý thuyết, giao bài tập về nhà với số lượng lớn, để người học hoàn thành thì Project – based learning là cách học hoàn toàn khác.

Project – based learning (Học theo dự án) là phương pháp giảng dạy kiểu mới, đang dần được áp dụng phổ biến tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Anh, Mỹ, Úc, Canada, Singapore…. Với phương pháp này, người học được tiếp thu kiến thực một cách chủ động, không phải qua cách làm bài tập lặp đi lặp lại chán nản. Đồng thời mang đến hiệu quả gấp nhiều lần so với phương pháp truyền thống.

Đặc điểm của phương pháp Project based learning

project based learning là gì
Đặc điểm của phương pháp Project based learning

Project – based learning là phương pháp học theo dự án sở hữu những đặc điểm sau:

1. Người học được gợi mở, giải quyết và dẫn dắt vấn đề

Đặc điểm nổi bật nhất của phương pháp Project – based learning là sự đổi mới hoàn toàn so với phương pháp cũ, người học được dẫn dắt vào các vấn đề. Thay vì được định hướng trước, trẻ sẽ phải tự tìm câu trả lời cho vấn đề của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Giáo viên không bắt buộc trẻ phải đưa ra ý kiến trùng với câu trả lời của họ. Nhưng trẻ cần nỗ lực tìm kiếm kiến thức xoay quanh vấn đề để phản biện, bảo vệ quan điểm, chứng minh luận điểm của mình là đúng.

>>Xem thêm: Sơ lược về phương pháp Reggio Emilia và Steiner trong giáo dục

2. Tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề của dự án

Thông qua các câu hỏi phản biện và câu trả lời, người học tìm hiểu được vấn đề đã đặt ra qua nhiều khía cạnh. Đây chính là một phần không thể thiếu của Project – based learning giúp người học tìm hiểu nguồn gốc của vấn đề, hình thành nên quá trình học hỏi và sáng tạo. Phương pháp tập trung vào các hoạt động của người học, thông qua việc tranh luận, thách thức và giải quyết các vấn đề phát sinh.

3. Người học tự định hướng các hoạt động nhằm giải quyết vấn đề của dự án

Người học theo phương pháp Project – based learning phải tự định hướng các hoạt động, cùng thảo luận, phản biện để tìm ra hướng giải quyết vấn đề. Quá trình làm việc theo nhóm giúp sẽ giúp trẻ tự tin giao tiếp, rèn luyện nhiều kỹ năng cần thiết như kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình, bảo vệ ý tưởng cá nhân… Quá trình học tập sẽ trở nên hiệu quả, thú vị và lôi cuốn.

>>Xem thêm: Nhận biết và phân biệt phương pháp Glenn Doman và Steiner

4. Hướng đến việc áp dụng kiến thức và thực tế

Một bài học đúng chuẩn của phương pháp Project – based learning sẽ là đưa ra kiến thức, sau khi người học nắm được vấn đề sẽ ứng dụng vào dự án cụ thể. Người học chủ động nắm vững kiến thức, áp dụng vào từng tình huống cụ thể sao cho phù hợp nhất. Từ đó trẻ phát triển tư duy, tăng cường khả năng giải quyết vấn đề, nhớ lâu và học hiệu quả hơn.

5. Quá trình học có nhận xét và đánh giá

Quá trình học có nhận xét và đánh giá cụ thể từ cố vấn chương trình, giáo viên và các thành viên của nhóm để nâng cao chất lượng dự án, người học tự nhìn nhận được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Project – based learning giúp trẻ phát triển tư duy, nâng cao các kỹ năng mềm của bản thân một cách hiệu quả.

Ưu nhược điểm của phương pháp Project based learning

project based learning là gì
Ưu nhược điểm của phương pháp Project Based Learning

Project – based learning được đánh giá cao và ứng dụng tại nhiều trường học và đại học lớn trên thế giới. Đây là phương pháp sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, nhưng không tránh khỏi có những nhược điểm nhất định. Hãy cùng chúng tôi phân tích các ưu nhược điểm của phương pháp này nhé.

1. Ưu điểm của Project based learning là gì?

Định hướng rõ ràng nội dung trọng tâm chương trình học

Trong phương pháp Project – based learning nội dung chương trình học đã được thiết kế tối ưu, định hướng rõ ràng để giúp trẻ áp dụng giải quyết vấn đề thực tế. Hoạt động chủ yếu là thực hành, lý thuyết ngắn gọn và người học phải nghiên cứu, tìm tòi, tư duy sâu về bài học. Trong phương pháp này, trẻ được là trung tâm và có thể là giáo viên.

Người học tự nghiên cứu cách giải quyết vấn đề dưới góc nhìn đa chiều

Với phương pháp này, giáo viên không hướng dẫn chi tiết mà chỉ là người gợi mở vấn đề, trẻ là người giải quyết vấn đề bằng cách chủ động tìm tòi, nghiên cứu kiến thức để đưa ra và bảo vệ quan điểm của bản thân.

Trong khi nguồn gốc của vấn đề có thể xuất phát từ nhiều hướng, bắt buộc người học phải nhìn nhận dưới góc đa chiều để tự tìm ra nguyên nhân chính. Từ đó giúp việc ghi nhớ kiến thức của trẻ tốt hơn, tìm hiểu kiến thức sâu rộng hơn.

Phát triển kỹ năng làm việc nhóm, 4Cs (giao tiếp, phản biện, sáng tạo và hợp tác)

project based learning là gì
Project – based learning phát triển kỹ năng làm việc nhóm

Theo Project – based learning trẻ được học cách làm việc nhóm, có nhiều cơ hội giao tiếp, phản biện, rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tăng cường sự sáng tạo, hợp tác tốt cùng bạn bè… Bên cạnh đó, trẻ phát triển nhiều kỹ năng khác khi học tập theo phương pháp này.

Khai phá, phát huy trí óc sáng tạo của người học với hệ thống câu hỏi mở

Phương pháp tập trung vào các hoạt động của trẻ, thiết kế xoay quanh hệ thống câu hỏi mở gợi ý tưởng. Từ đó giúp nâng cao năng lực tư duy logic mạnh mẽ sáng tạo trong các câu trả lời, kích thích và tăng cường trí nhớ của trẻ .

Quá trình học tập hứng thú, hiệu quả hơn

Khác hẳn với các cách học thụ động theo kiểu truyền thống, Project – based learning giúp trẻ luôn hứng thú, tự mình tìm hiểu kiến thức đa chiều. Phương pháp này giúp tăng mức độ hiểu bài, ứng dụng kiến thức vào thực tế. Nhờ đó trẻ tự giác học tập, chủ động học hỏi những kỹ năng cần thiết.

Tạo điều kiện cho trẻ thể hiện bản thân, cá tính, lập trường và thái độ của mình

Xuyên suốt quá trình học tập theo Project – based learning, trẻ có điều kiện, cơ hội thể hiện bản thân, bộc lộ cá tính, quan điểm và hành vi độc lập của mình. Trong quá trình học tập và làm việc theo nhóm, trẻ biết cách tự điều chỉnh để thể hiện thái độ phù hợp. Bên cạnh đó trẻ luôn có trách nhiệm với quan điểm, quyết định cá nhân với mọi người xung quanh.

2. Nhược điểm của Học theo dự án

Cần đầu tư nhiều thời gian để nghiên cứu, thiết kế, triển khai dự án

Đây là phương pháp mới, nên đòi hỏi người dạy cần đầu tư nhiều thời gian nghiên cứu, thiết kế và triển khai. Đồng thời cần sự kiên trì trong việc hướng dẫn, áp dụng với trẻ. Giáo viên phải chuẩn bị kiến thức rộng mở và luôn phải sẵn sàng hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ trong suốt thời gian học tập.

Để có thể dạy trẻ theo Project – based learning người lớn cần phân tích, thiết kế giáo án, dự án cho từng nhóm. Các dự án phải đảm bảo mang đến nhiều vấn đề để trẻ trải nghiệm, tìm tòi, nghiên cứu và trải nghiệm. Dự án cần liên tục được làm mới nhằm đảm bảo sự lôi cuốn và hứng thú cho trẻ.

Phương pháp học đòi hỏi học sinh phải chủ động, sáng tạo trong học tập

Phương pháp giáo dục hiện đại
Project based learning đòi hỏi học sinh phải chủ động, sáng tạo trong học tập

Để đạt được kết quả học tập tốt, Project – based learning đòi hỏi người học phải chủ động, sáng tạo và tích cực nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức. Bởi vậy, đây là phương pháp học khó áp dụng đối với các bé thụ động, lười suy nghĩ, phụ thuộc vào giáo viên hướng dẫn, chỉ điểm.

Đòi hỏi sự đầu tư về tài chính, phương tiện, vật chất phù hợp

Trên thực tế, để triển khai dự án, đòi hỏi phải đầu tư về tài chính, phương tiện và vật chất phù hợp. Vì vậy, khâu tổ chức cần có kinh phí nhất định đầu tư ngay từ đầu.

4 thế mạnh của học theo dự án – Project based learning

Project – based learning không chỉ đơn giản là 1 kế hoạch bảng biểu, một bức tranh mà đây chính là 1 thử thách đòi hỏi người học phải tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo và chủ động tích lũy, tiếp thu kiến thức. Phương pháp này sở hữu nhiều thế mạnh:

project based learning là gì
4 thế mạnh của học theo dự án – Project based learning

1. Trẻ được học bằng tự trải nghiệm thực tế

Ứng dụng Project – based learning, trẻ được dẫn dắt vào vấn đề và chủ động tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi thông tin với bạn bè và giáo viên. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn để trẻ tự ứng dụng kiến thức vào tình huống thực tế.

2. Nâng cao kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc

Project – based learning là phương pháp giáo dục hiện đại đòi hỏi cả người học và giáo viên cùng thực hiện. Trong suốt quá trình học, trẻ sẽ được rèn luyện trí tuệ cảm xúc thông quan việc bộc lộ quan điểm, thái độ, lập trường và quyết định của bản thân. Bên cạnh đó phương pháp còn hỗ trợ tốt trong việc rèn luyện sự thành thạo các kỹ năng mềm quan trọng cho trẻ. Đây chính là nền móng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của trẻ trong tương lai.

3. Rèn luyện tư duy logic sáng tạo – phản biện

Trẻ tiếp xúc và học theo phương pháp Project – based learning ngay từ khi còn nhỏ là con đường khai phá và rèn luyện tư duy logic sáng tạo – phản biện. Đây chính là các kỹ năng cần thiết của một nhà lãnh đạo trong tương lai – giải quyết vấn đề theo dự án.

4. Phương pháp học khoa học, tiên tiến, linh hoạt

Project – based learning có sự khác biệt lớn so với các phương pháp học truyền thống. Phương pháp này dạy trẻ học thông qua các tình huống thực tế và ví dụ cụ thể. Nhờ đó quá trình học tập trở nên hấp dẫn, hứng thú, mức độ tiếp thu của người học ngày càng cao. Thông qua thực hiện dự án, giáo viên đánh giá được năng lực của trẻ một cách chính xác. Từ đó giáo viên đưa ra sự hỗ trợ phù hợp với năng lực, sở thích của từng bé, để giúp các em phát triển toàn diện nhất.

Câu hỏi thường gặp

1. Điểm nổi bật của Project – based learning là gì?

Một số điểm nổi bật của Project – based learning – Phương pháp học tập theo dự án là:

  • Người học tiếp thu được những nội dung học thuật trọng tâm, quan trọng của chương trình học
  • Rèn luyện phát triển các kỹ năng quan trọng cần thiết cho tương lai như khả năng giao tiếp, phản biện, làm việc nhóm…
  • Phát triển tốt kỹ năng thuyết trình, sự tự tin của người học
  • Giúp trẻ mở rộng kiến thức đa chiều, kỹ năng mềm để giải quyết các vấn đề trong thực tế

2. Những thách thức của Project – based learning với trẻ? 

Khi trẻ học theo dự án có nhiều thách thức cần vượt qua:

  • Học theo dự án tạo điều kiện cho trẻ làm quen với việc cùng học tập, cùng làm việc. Đây chính là kỹ năng rất quan trọng cho tương lai nhưng không phải trẻ nào cũng thích nghi được một cách nhanh chóng.
  • Học dự án đòi hỏi trẻ phải chủ động, có trách nhiệm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng đây là thách thức với nhiều bé khi chưa biết cách tìm và tổng hợp kiến thức.
  • Trẻ cần tự tìm ra câu hỏi và câu trả lời hoàn thành nhiệm vụ của mình trong dự án. Tuy nhiên không phải bé nào cũng có khả năng thực hiện được việc này để tự tìm ra ưu và khuyết điểm của mình.

3. Vai trò của giáo viên và người học trong phương pháp Project – based learning như thế nào? 

Phương pháp giáo dục hiện đại
Giáo viên là người quản lý dự án, hỗ trợ thúc đẩy người học

Trong phương pháp Project – based learning giáo viên đóng vai trò:

  • Là người quản lý dự án: thiết kế trải nghiệm học tập, hướng dẫn trẻ lập kế hoạch, phân nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm
  • Kiểm tra, đánh giá hoạt động của nhóm qua từng giai đoạn
  • Hỗ trợ, thúc đẩy và truyền cảm hứng cho mỗi thành viên nhóm

Vai trò của người học trong phương pháp Project – based learning:

  • Là người quản lý và thực thi các công việc của dự án
  • Lên kế hoạch, tìm kiếm kiến thức, phân tích kiến thức xoay quanh yêu cầu của dự án
  • Làm việc theo nhóm cùng hoàn thành nhiệm vụ được giao
  • Hướng dẫn, truyền đạt, phản biện để cùng tìm hiểu kiến thức và tìm ra câu trả lời đúng
  • Tự đánh giá bản thân, đánh giá các thành viên khác trong cùng nhóm

Thông qua nội dung bài viết trên đây chắc hẳn chúng ta đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi Project – based learning là gì? Đây là phương pháp học tiên tiến và hiện đại, phương pháp học toàn diện giúp người học đạt được kiến thức, kỹ năng và rèn luyện sự độc lập, chủ động, tư duy sáng tạo và khả năng hợp tác. Sakura Montessori có đội ngũ giáo viên nước ngoài với trình độ chuyên môn cao, sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ tốt nhất cho trẻ và phụ huynh giúp quá trình học tập của bé đạt kết quả cao nhất.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm