Đón nghe thêm nhiều Podcast hấp dẫn về cách dạy con, dạy tiếng Anh cho con hay giao tiếp với con hiệu quả… từ kênh Spotify của Sakura Montessori nha!

Trong các phương pháp giáo dục sớm hiện nay, Reggio Emilia và Steiner là 2 phương pháp giáo dục đang nhận được nhiều sự quan tâm của các bậc phụ huynh.  Vậy 2 phương pháp này có ưu và nhược điểm gì? Điểm giống và khác nhau giữa Reggio Emilia và Steiner? Nội dung bài viết sau đây sẽ so sánh phương pháp Reggio Emilia và Steiner để giúp các bậc phụ huynh giải đáp được những băn khoăn này nhé. 

1. Tìm hiểu khái niệm về 2 phương pháp Reggio Emilia và Steiner

1.1. Reggio Emilia là gì?

Phương pháp Reggio EmiliaTìm hiểu phương pháp Reggio Emilia

Phương pháp Reggio Emilia được phát triển bởi nhà nhà Tâm lý học Loris Malaguzzi và tên gọi Reggio Emilia trùng tên với một thành phố của nước Ý.  Phương pháp giáo dục sớm Reggio Emilia lấy trẻ làm trung tâm và tin rằng trẻ có khả năng thể hiện sự sáng tạo của mình theo nhiều cách khác nhau thông qua nhiều ngôn ngữ.

Reggio Emilia cho phép trẻ được tự do khám phá thế giới xung quanh trong môi trường học tập mở trên cơ sở lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của trẻ. Trẻ được khuyến khích đặt ra các câu hỏi và khám phá về môi trường xung quanh để từ đó có thể nhận biết được sự biến đổi không ngừng của thế giới. Các hoạt động vui chơi mà trẻ tham gia đều dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự giác và tích cực.

3 nguyên tắc của phương pháp giáo dục Reggio Emilia

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia gồm có 3 nguyên tắc cốt lõi đó là trẻ em, môi trường và giáo viên. Trong đó:

  • Trẻ em chính là trung tâm trong quá trình học tập, trẻ có thể tự do theo đuổi sở thích và xây dựng ý tưởng theo khả năng của mình.
  • Môi trường trong phương pháp giáo dục Reggio Emilia đó là một môi trường học tập mở và tự do cho phép trẻ được khám phá, tìm tòi, được học, vui chơi mà không bị gián đoạn cũng không giới hạn không gian.
  • Giáo viên có vai trò dẫn dắt trẻ đến các lĩnh vực mà trẻ quan tâm, yêu thích để trẻ được thử nghiệm theo cách riêng, được mắc lỗi và tìm ra giải pháp. Giáo viên chính là những người hướng dẫn trải nghiệm, lắng nghe và quan sát trẻ phát hiện ra năng lực thật sự của trẻ, giúp trẻ phát triển năng lực đó.

1.2. Steiner là gì?

Nguyên tắc áp dụng phương pháp Reggio EmiliaTìm hiểu phương pháp Steiner

Phương pháp Steiner còn được gọi với một cái tên khác là phương pháp Waldorf được phát triển bởi nhà triết học, kiến trúc sư, nhà tư tưởng xã hội người Áo Rudolf Steiner Joseph Lorenz. Phương pháp này tập trung vào việc phát triển khả năng sáng tạo và tình yêu thiên nhiên với các hoạt động vui chơi, tự do khám phá thế giới xung quanh. Triết lý của Steiner chính là nhấn mạnh vào 3 yếu tố cơ bản là suy nghĩ, cảm xúc và ý chí.

Đặc trưng cơ bản của phương pháp giáo dục Steiner

Phương pháp giáo dục Steiner gồm có các đặc trưng cơ bản sau:

+ Trẻ được vui chơi hoàn toàn: Trẻ sẽ cần được tự do để vui chơi và tìm hiểu thế giới xung quanh cũng như khai phá khả năng tiềm ẩn của mình trong 7 năm đầu đời. Vì vậy cha mẹ cần tạo cơ hội để trẻ được vui chơi hoàn toàn thay vì chú trọng dạy kiến thức và bắt trẻ học tập trong độ tuổi mầm non.

+ Có nhiều hoạt động lặp lại: Các hoạt động trong chương trình mầm non đều sẽ được lặp đi lặp lại hàng ngày như ca hát, nhảy múa, vẽ tranh, khám phá thiên nhiên với nhiều hình thức đa dạng. Thông qua các hoạt động lặp lại giúp trẻ hình thành kỹ năng đoán được những điều sắp xảy ra. Bên cạnh đó trẻ cũng sẽ có thêm nhiều trải nghiệm để hiểu biết thêm nhiều kiến thức về thiên nhiên, môi trường xung quanh.

+ Giáo viên là người hướng dẫn trẻ: Trong phương pháp Steiner giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn giúp trẻ học hỏi đồng thời cũng là tấm gương cho trẻ noi theo học tập. Trẻ sẽ làm theo thông qua việc quan sát giáo viên làm mẫu.

+ Học cụ và đồ chơi phát huy khả năng sáng tạo: Trong lớp học Steiner học cụ và đồ chơi thường không đa dạng và khá đơn giản nhưng có khả năng giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo.

+ Chân thật và nhẹ nhàng: Theo Rudolf Steiner trong 7 năm đầu đời trẻ thường ở trạng thái mơ màng chưa hiểu rõ về bản thân và những điều xung quanh. Sau 3 tuổi trạng thái này mới từ từ biến mất do đó trong 3 năm đầu đời cha mẹ không nên thúc ép trẻ học tập mà nên để mọi hoạt động diễn ra thật từ tốn, nhẹ nhàng để trẻ phát triển một cách tự nhiên nhất.

2. Những điểm giống và khác nhau giữa phương pháp Reggio Emilia và Steiner

2.1. Điểm giống nhau giữa giáo dục Reggio Emilia và Steiner

Phương pháp Reggio Emilia và Steiner kích thích khả năng sáng tạo cho trẻ

  • Phương pháp Reggio Emilia và Steiner đều là 2 phương pháp giáo dục sớm mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho trẻ.
  • 2 phương pháp đều hướng đến mục đích chung là kích thích khả năng sáng tạo và tạo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện về thế giới quan.
  • Reggio Emilia và Steiner đều khuyến khích trẻ tự do khám phá theo sở thích của mình mà không chịu sự chi phối, ép buộc. Trẻ được tự đưa ra quyết định khi lựa chọn các hoạt động hay các giáo cụ muốn tiếp xúc, trẻ được tôn trọng hoàn toàn.
  • Trẻ được tự do khám phá thế giới xung quanh đồng thời giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo

2.2. Điểm khác nhau giữa phương pháp Reggio Emilia và Steiner

Phương pháp Reggio Emilia

  • Nguồn gốc của phương pháp giáo dục Reggio Emilia được phát triển bởi nhà tâm lý học người Ý Loris Malaguzzi.
  • Phương pháp này dựa trên sự tập trung vào sở thích của trẻ khuyến khích trẻ khai phá các ý tưởng theo sở thích của mình.
  • Reggio Emilia có 3 nguyên tắc cốt lõi chính là trẻ em, môi trường và giáo viên. Trẻ em được xem là trung tâm trong quá trình học tập và được tự do theo đuổi, sở thích của riêng mình. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn trẻ trải nghiệm, khám phá và quan sát trẻ giúp phát hiện năng lực thật sự của trẻ.

Phương pháp Steiner

  • Phương pháp Steiner được phát triển bởi nhà triết học, tư tưởng xã hội, kiến trúc sư người Áo Rudolf Steiner Joseph Lorenz.
  • Phương pháp này hướng trẻ học tập thông qua các ví dụ, trò chơi tưởng tượng, tập trung vào trải nghiệm của chính bản thân mình với thế giới xung quanh.
  • Theo Steiner trong 7 năm đầu đời trẻ được vui chơi hoàn toàn thay vì học tập. Giáo viên là tấm gương cho trẻ noi theo, giáo viên làm mẫu và học sinh sẽ quan sát để làm theo.
học tiếng anh qua truyện tranh cho bé

Trẻ em là trung tâm trong phương pháp giáo dục sớm

3. Ưu nhược điểm của phương pháp Reggio Emilia và Steiner

Ưu nhược điểm của phương pháp Reggio Emilia

Ưu điểm

  • Phương pháp Reggio Emilia giúp trẻ chủ động  trong học tập và được tự do khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy trẻ có thể tự do sáng tạo theo trí tưởng tượng của mình để phát triển tư duy đồng thời có thể tăng khả năng quan sát trong giải quyết vấn đề.
  • Trẻ được khuyến khích đặt câu hỏi và tìm tòi để trải nghiệm thế giới xung quanh điều này tạo sự hứng thúc và yêu thích khám phá cho trẻ hình thành tính cách tự tin, yêu thích học tập.
  • Reggio Emilia xem môi trường xung quanh chính là người thầy của trẻ nên thông qua những tương tác của trẻ với môi trường sẽ giúp trẻ tích lũy được kiến thức phong phú để hiểu biết hơn về thế giới.
  • Phương pháp này chú trọng đến việc tổ chức nhiều hoạt động khám phá môi trường xung quanh cho bé có sự tham gia cùng với thầy cô và phụ huynh. Do đó có thể tạo nên sự gắn kết giữa trẻ với thầy cô và cha mẹ, giúp thầy cô và cha mẹ hiểu hơn về trẻ, phát hiện được những tài năng của trẻ để phát triển đúng cách.
  • Trong phương pháp giáo dục Reggio Emilia trẻ được người lớn tôn trọng từ đó hình thành mối quan hệ với mọi người dựa trên sự tôn trọng.

Nhược điểm

  • Reggio Emilia yêu cầu không gian lớp họ phải rộng rãi và được trang bị nhiều học cụ phong phú do đó đòi hỏi chi phí đầu tư khá cao.
  • Yêu cầu giáo viên phải có khả năng quan sát, thấu hiểu trẻ và phải có phương pháp dạy mà không giới hạn tư duy sáng tạo của trẻ. Vì vậy đòi hỏi rất cao ở đội ngũ giáo viên.
  • Phương pháp Reggio Emilia không phù hợp với một số trẻ có xu hướng thích học theo sự hướng dẫn của giáo viên, chỉ có hứng thú với chương trình được soạn theo giáo trình đã xây dựng sẵn.

Ưu nhược điểm của phương pháp Steiner

 

Ưu điểm

  • Phương pháp Steiner chú trọng phát triển trí não tăng giúp trẻ phát triển tư duy sáng tạo và tình cảm một cách tự nhiên, nuôi dưỡng sở thích của trẻ.
  • Môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở và an toàn cho trẻ, lớp học mang màu sắc cổ tích cho trẻ thoải mái mơ mộng với độ tuổi của mình.
  • Steiner đề cao sự sáng tạo của trẻ và khuyến khích trẻ tự do khám phá thế giới xung quanh, thoải mái vui chơi theo sở thích.
  • Thông qua những hoạt động tập thể nâng cao khả năng giao tiếp và nhiều kỹ năng khác cho trẻ.

Nhược điểm

  • Phương pháp giáo dục Steiner đôi khi quá thoải mái cho trẻ khiến trẻ thiếu đi tính kỷ luật.
  • Quan điểm cho trẻ chơi hoàn toàn trong 7 năm đầu đời đang có nhiều tranh cãi trái chiều.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Sự ra đời của giáo dục Steiner và Reggio Emilia?

Phương pháp giáo dục Reggio Emilia xuất phát từ một thành phố cùng tên của nước Ý và được ra đời phát triển bởi nhà Tâm lý học Loris Malaguzzi. Phương pháp này khuyến khích trẻ khám phá và phát triển các ý tưởng theo sở thích chính mình.

Phương pháp giáo dục Steiner được ra đời vào cuối năm 80 của thế kỷ XX và được phát triển bởi một nhà tư tưởng, nhà triết học, kiến trúc sư người Áo teeb la Rudolf Steiner Joseph Lorenz. Phương pháp này hướng trẻ đến các hoạt động vui chơi để trở thành những cá nhân tự do, có đam mê và lý tưởng.

4.2. Nên sử dụng phương pháp Reggio Emilia hay Steiner?

Cả 2 phương pháp Reggio Emilia hay Steiner đều khẳng định được giá trị giáo dục và những lợi ích ưu việt mang lại cho trẻ. Vì vậy việc nên chọn sử dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào tính cách của trẻ và các yếu tố khác kèm theo.

4.3. Có thể áp dụng cả Reggio Emilia và Steiner cùng lúc không?

Việc áp dụng phương pháp Reggio Emilia và phương pháp Steiner cùng lúc cũng có thể thực hiện nếu sự kết hợp đó mang đến lợi ích tối ưu cho sự phát triển của trẻ và nhận được sự yêu thích và tự nguyện tham gia của trẻ.

Sau bài viết này hy vọng các bậc phụ huynh đã có thể hiểu rõ về phương pháp Reggio Emilia và Steiner đồng thời nhận biết rõ điểm giống và khác nhau giữa 2 phương pháp này. Nếu quý phụ huynh cần tư vấn, cung cấp thêm thông tin về các phương pháp giáo dục sớm hoặc có nhu cầu cho con theo học tại ngôi trường mầm non quốc tế chất lượng hãy liên hệ ngay với Sakura Montessori. 

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm