Montessori là phương pháp giáo dục sớm nổi tiếng và được áp dụng phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này hoàn toàn khác biệt so với phương pháp giáo dục tại Việt Nam. Mặc dù hiện nay có nhiều trường áp dụng phương pháp cho trường trình giảng dạy bậc mầm non, tuy nhiên vẫn có những thắc mắc phương pháp Montessori có tốt không? Hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu thông tin về phương pháp này để tìm ra câu trả lời đúng đắn nhất nhé.

phương pháp montessori có tốt không
Phương pháp Montessori có tốt không

Phương pháp Montessori là gì?

Được sáng lập từ đầu thế kỷ XX bởi tiến sĩ Maria Montessori, Montessori là phương pháp giáo dục sớm mang tính khoa học, hiện đại “lấy trẻ làm trung tâm”. Tiến sĩ Maria Montessori tin rằng hành trình giáo dục mỗi đứa trẻ cần được xây dựng để phát triển toàn diện, bao gồm các khía cạnh: tình cảm, học tập, thể chất và xã hội.

Triết lý Montessori chỉ ra, trẻ tiếp thu tốt hơn khi chúng lựa chọn học những gì mà chúng thích. Do đó các hoạt động ở lớp là do trẻ hướng dẫn, lớp học sẽ gồm các lứa tuổi khác nhau, giáo viên là người khuyến khích trẻ hoạt động độc lập, tự do khám phá để khai thác tiềm năng sẵn có của mỗi bé. Phương pháp này giáo dục trẻ thông qua các giáo cụ trực quan được bố trí sẵn sàng như tranh ảnh, đồ chơi, biểu đồ…

>>Xem thêm: 5 đặc trưng của phương pháp Montessori cha mẹ không nên bỏ qua

phương pháp montessori có tốt không
Lớp học Montessori có nhiều điểm khác biệt so với lớp học truyền thống

So với phương pháp giáo dục truyền thống, Montessori có nhiều điểm khác biệt:

  • Môi trường học tập của trẻ có nhiều khu vực hoạt động khác nhau được bố trí, sắp đặt trước một cách hợp lý. Trẻ được tôn trọng, tự do lựa chọn hoạt động của mình trong suốt cả ngày.
  • Giáo viên không đóng vai trò đứng lớp giảng dạy cho trẻ như lớp học truyền thống. Giáo viên di chuyển từ nhòm này qua nhóm khác và sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi cần thiết.
  • Trẻ được coi là trung tâm, toàn bộ hoạt động học tập tập trung vào trẻ. Sự phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm, xa hội của trẻ được xem xét kỹ lưỡng một cách toàn diện.

Phương pháp giáo dục sớm Montessori giúp trẻ tăng khả năng tập trung, sự độc lập và tạo động lực phát triển tiềm năng sẵn có. Thông qua các hoạt động thực tiễn phương pháp này đã giúp trẻ phát triển niềm đam mê, khả năng tư duy sáng tạo. Từ đó trẻ dần hình thành và hoạt thiện các kỹ năng, hướng đến sự phát triển toàn diện.

Tuy nhiên, cũng giống như các phương pháp giáo dục khác, Montessori sở hữu các ưu đểm và có những nhược điểm khác nhau. Đây chính là li do nhiều người đặt ra câu hỏi phương pháp Montessori có tốt không? Chúng ta cùng phân tích ưu nhược điểm của Montessori để tìm ra đáp án nhé.

Đánh giá ưu điểm của phương pháp Montessori

Giáo viên Montessori là những người đã được đào tạo, thực hành và giảng dạy phương pháp này, nên chúng ta thường nghe được rất nhiều lời khen ngợi của học. Vậy ưu điểm của phương pháp Montessori là gì?

Montessori là phương pháp giáo dục sớm giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn vàng 6 năm đầu đời.

1. Phát triển tiềm năng của trẻ

phương pháp montessori có tốt không
Phương pháp Montessori phát triển tiềm năng của trẻ

Một trong những triết lý nổi bật của Montessori là coi trẻ là trung tâm. Trong môi trường giáo dục Montessori trẻ được tôn trọng đặc điểm, tính riêng biệt và được tạo điều kiện để phát triển tiềm năng riêng của mình. Từ đó trẻ sớm bộc lộ khả năng một cách rõ rệt, cha mẹ sớm phát hiện khả năng của con để có định hướng giáo dục theo cách trẻ muốn.

Khác hoàn toàn với việc học tập thụ động phụ thuộc vào sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ có thể bộc lộ các suy nghĩ độc lập, phát triển trí thông minh và các khả năng khác. Trong các lớp học Montessori, giáo viên đóng vai trò và người đưa ra gợi ý và hỗ trợ tạo điều kiện cho khả năng tự phát triển của trẻ.

Thực tế chứng mình, với Montessori trẻ không phải chịu sự áp đặt của người lớn. Các bé được tự do phát triển không phải theo ý kiến, mong muốn của bố mẹ. Các con sẽ có môi trường tự do sáng tạo, khơi gợi tiềm năng, sự tìm tòi, tính chủ động và độc lập của mình.

2. Rèn luyện khả năng tự lập và thực hành ở trẻ

Khả năng tự lập và thực hành được đánh giá cao, khả năng này có vai trò quan trọng trong cấp học mầm non, các cấp học tiếp theo và trong cuộc sống. Phương pháp Montessori kích thích sự tự tin, tự lập và tự do sáng tạo của trẻ. Trẻ được tự lên ý tưởng, tự do chia sẻ ý kiến, học được cách tôn trọng mọi người xung quanh.

Phần lớn quá trình học tập theo Montessori trẻ được tự định hướng, rèn luyện khả năng độc lập, từ đó hình thành sự tự tin vào bản thân. Học sinh của lớp học Montessori có khả năng suy nghĩ độc lập, chủ động, tự lập hơn so với những treo học theo phương pháp truyền thống. Trẻ không ỷ lại vào cha mẹ hay người lớn xung quanh và bản thân con luôn có suy nghĩ, hành động tự mình thực hiện để vượt qua thử thách.

>>Xem thêm: 5 bước dạy con kỹ năng sống tự lập chuẩn Montessori

3. Vun đắp tinh thần yêu thích học tập

phương pháp montessori có tốt không
Ưu điểm của phương pháp Montessori – Vun đắp tinh thần yêu thích học tập

Một tác động rõ rệt của phương pháp giáo dục sớm Montessori là khuyến khích trẻ tự tìm tòi, học hỏi và sáng tạo trong nghiên cứu, tìm hiểu thế giới xung quanh. Đây được coi là quá trình thú vị, khuyến khích trẻ khám phá kiến thức, kỹ năng từ đó thúc đẩy, vun đắp tinh thần yêu thích học tập.

Việc sắp xếp trẻ ở những độ tuổi khác nhau trong cùng lớp học thúc đẩy khả năng tự học hỏi và chia sẻ kiến thức ngang hàng. Từ đó thúc đẩy phát triển kỹ năng sống hòa đồng, tôn trọng lẫn nhau và ý thức xây dựng cộng đồng chung, cải thiện kỹ năng giải quyết các vấn đền xã hội.

Những đứa trẻ Montessori không coi việc học tập là gánh nặng, mà đây là động lực thúc đẩy bé luôn muốn tìm tòi, học hỏi. Lợi ích của hành trình này có thể tồn tại hàng ngày, hàng tháng, hàng năm và theo trẻ trong suôt cuộc đời.

4. Đáp ứng các yêu cầu giáo dục đặc biệt

Một ưu điểm không thể không kể đến của phương pháp Montessori là phù hợp với môi trường giáo dục đặc biệt. Ngay từ đầu, Maria Montessori đã hướng về giáo dục bao gồm cả những trẻ em có nhu cầu đặc biệt.

Việc bố trí lớp học bao gồm tất cả các học sinh có độ tuổi khác nhau chung 1 nhóm, chung giáo viên trong 3 năm học giúp trẻ giảm đi rất nhiều áp lực. Những trẻ có nhu cầu đặc biệt không bị phân biệt, không áp dụng phương pháp giáo dục riêng, trẻ được tự do học hỏi lẫn nhau và phát triển theo tốc độ riêng của mình.

Môi trường quen thuộc với bạn bè, giáo viên sẽ giúp những học sinh này trở nên tự tin hơn, hình thành mối liên hệ chặt chẽ trong lớp, nâng cao khả năng tương tác. Các bé sẽ có cảm giác an toàn, ổn định để yên tâm học tập

Phân tích nhược điểm của phương pháp Montessori

Mặc dù Montessori là phương pháp giáo dục khoa học, hiện đại đã được các chuyên gia chứng nhận những tính ưu việt tuyệt vời so với phương pháp truyền thống. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại những nhược điểm nhất định cần khắc phục. Dưới đây là những nhược điểm của phương pháp Montessori đã được các nhà nghiên cứu chỉ ra:

1. Tốn kém chi phí đầu tư, học phí cao

phương pháp montessori có tốt không
Môi trường giáo dục Montessori đầu tư nhiều chi phí cơ sở vật chất

Tại Việt Nam có rất nhiều trường học áp dụng phương pháp giáo dục Montessori, nhưng không phải trường nào cũng được công nhận về chương trình giáo dục theo đúng chuẩn quốc tế. Các trường chuẩn Montessori theo chuẩn quốc tế thường có học phí đắt đỏ vì yêu cầu của phương pháp giáo dục này cần nhiều học liệu, giáo cụ chất lượng cao. Đồng thời, người sử dụng, hướng dẫn, hỗ trợ cho trẻ cần được đào tạo dài hạn và chuyên sâu tốn kém nhiều chi phí. Các trường cũng cần đồng bộ về cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng… tốn kém nhiều chi phí đầu tư.

Trong khi đó, tại Việt Nam thu nhập của nhiều gia đình còn ở mức trung bình hoặc khá chiếm đa số. Phụ huynh khó có thể đáp ứng nhu cầu tài chính để cho con theo học tại các trường Montessori. Việc đăng ký cho con theo học chương trình giáo dục Montessori chuẩn quốc tế trở thành áp lực kinh tế của nhiều gia đình.

2. Chương trình học không thống nhất

Phương pháp giáo dục Montessori đã trải qua hàng trăm năm xây dựng, phát triển và khẳng định được ưu thế. Phương pháp đã áp dụng thành công tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam thật khó để tìm thấy 2 trường mầm non giống hệt nhau về triết lý giáo dục, bộ giao cụ hay các quy chuẩn khác.

Lý do vì phương pháp Montessori có tính thích nghi cao theo từng đối tượng học sinh, giáo vên và phụ huynh. Các chương trình Montessori không có cấu trúc chặt chẽ như các chương trình mầm non truyền thống. Sự khác biệt này cũng khiến cha mẹ cảm thấy lạ lẫm, tốn nhiều thời gian tìm hiểu, nghiên cứu. Vì vậy trước khi quyết định cho trẻ theo học tại trường nào, phụ huynh cần cân nhắc kỹ lưỡng về sự phù hợp với con em mình.

3. Sự độc lập ở trẻ không phải lúc nào cũng tốt

Lớp học Montessori khuyến khích và đề cao khả năng độc lập, tự tham gia dẫn dắt các hoạt động của trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Chính vì vậy có nhiều bài tập trong chương trình học không đề cao tinh thần tương tác và làm việc theo nhóm. Trong trường hợp này, không phải cứ độc lập là mang lại lợi ích, ngược lại nó khiến trẻ trở nên cứng nhắc, khó làm việc đạt hiệu quả cao.

Để khắc phục, ngoài giờ học Montessori, chúng ta nên tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, vận động và tương tác với các bạn nhiều hơn. Việc làm này sẽ giúp các bé phát triển, cải thiện kỹ năng làm việc theo nhóm và tương tác tốt với bạn bè khác.

4. Trẻ khó thích nghi với phương pháp giáo dục khác

Chương trình Montessori, trẻ được tạo điều kiện khám phá thế giới, trải nghiệm thực tế, tự do phát triển bản thân. Trong khi hình thức học truyền thống trẻ cần đáp ứng yêu cầu học tập kỷ luật, trật tự và ít có sự tự do. Điều này có thể làm trẻ Montessori gặp khó khăn để thích nghi trong trường hợp chuyển cấp vào môi trường học truyền thống. Việ khảm phá thế giới thông qua bài giảng của giáo viên khiến nhiều trẻ không hứng thú và thoải mái.

Tác dụng của phương pháp Montessori trong giáo dục mầm non

phương pháp montessori có tốt không
Tìm hiểu tác dụng của phương pháp Montessori trong giáo dục trẻ mầm non

Trong giáo dục mầm non tác dụng của phương pháp Montessori đã được khẳng định ở nhiều mặt. Chúng ta nhận thấy phương pháp này đã ứng dụng trong các môn học như toán học, nghệ thuật, phát triển giác quan, giáo dục kỹ năng sống…

  • Phương pháp Montessori trong giảng dạy âm nhạc, nghệ thuật mầm non

Các quan niệm rằng trẻ nhỏ chưa thể học âm nhạc, nghệ thuật là không chính xác. Phương pháp Montessori ứng dụng trong giảng dạy âm nhạc, nghệ thuật mầm non đã khai thác tiềm năng sẵn có của trẻ. Đồng thời hướng trẻ phát triển trong các lĩnh vực khác như vẽ tanh, biểu diễn, thủ công, đóng kịch…

Phương pháp chú trọng phát triển kỹ năng cá nhân để trẻ có cơ hội thể hiện cá tính của mình. Trẻ tự do lên ý tưởng, chuẩn bị vật liệu để phát triển một cách mạnh mẽ và sớm hoàn thiện các kỹ năng đó.

  • Phương pháp Montessori trong giảng dạy toán học mầm non

Dạy toán học mầm non theo phương pháp Montessori sử dụng giáo cụ đa dạng, với hệ thống bài học kết hợp giúp trẻ dễ thực hành và ghi nhớ. Trẻ được tìm hiểu số là gì, cộng trừ như thế nào, hiểu rõ về bản chất của toán học và tiếp thu tốt hơn. Các bài tập thiết kế khoa học từ đơn giản đến phức tạp, từ trình tự thấp đến cao… để trẻ ghi nhớ một cách từ từ và lâu dài.

Dạy toán theo Monteesori cung cấp cho trẻ nền tảng kiến thức vững chắc về lĩnh vực này. Từ đó mang đến cơ hội cho trẻ phát triển và khai thác các thế mạnh như tư duy logic, khả năng tập trung, nâng cao khả năng tư duy phản bieentj, giải quyết vấn đề…

  • Phương pháp Montessori trong phát triển giác quan trẻ mầm non
phương pháp montessori có tốt không
Phương pháp Montessori có tác dụng phát triển các giác quan trẻ mầm non

Trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi trẻ cần được giáo dục và tạo điều kiện khám phá, trải nghiệm cuộc sống phát triển tất cả các giác quan bao gồm thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác.

Các bài học về giác quan trong giáo dục Montessori mang đến cho trẻ sự hiểu biết trọn vẹn về thế giới. Từ đó trẻ trở nên nhạy cảm hơn, biết cách thay đổi phù hợp với nhịp độ phát triển của chính mình.

  • Phương pháp Montessori trong giáo dục kỹ năng sống trẻ mầm non

Montessori coi trọng việc giáo dục lý thuyết đi đôi với thực hành, trải nghiệm thực tế. Trẻ được làm quen và dần trở nên thành thục với những hoạt động giáo dục kỹ năng cần thiết, phù hợp với từng lứa tuổi.

Trong giảng dạy theo Montessori, giáo dục kỹ năng sống sử dụng giáo cụ thiết kế phù hợp đi đôi với bài học thực tiễn cho trẻ tự do khám phá, lựa chọn hoạt động yêu thích. Giáo dục kỹ năng sống trong giai đoạn sớm giúp trẻ hình thành khả năng độc lập, tự chăm sóc bản thân. Trẻ trở nên tự tin, chủ động, biết cách tự bảo vệ mình, xây dựng nền móng vững chắc tiến bước đến tương lai.

>> Để hiểu rõ hơn về phương pháp Montessori, cha mẹ hãy cùng Sakura Montessori đón xem video dưới đây nhé!

Câu hỏi thường gặp

1. Trẻ học Montessori ở đâu?

Tại Việt Nam có nhiều trường mầm non ứng dụng phương pháp Montessori trong chương trình giáo dục. Tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng thực hiện Montessori chuẩn quốc tế. Vì vậy, phụ huynh nên tìm kiếm cơ sở đào tạo uy tín để đảm bảo kết quả tuyệt vời của quá trình học tập này mang lại cho trẻ.

Cho trẻ học tập trong môi trường Montessori chuẩn, trẻ được tiếp xúc với nhiều bạn bè tăng cường khả năng giao lưu, giao tiếp và kết nối tập thể. Trường chuẩn có không gian khoa học, giáo cụ chuẩn và đội ngũ giáo viên ưu tú giúp trẻ phát triển toàn diện. Cha mẹ có thể cân nhắc cho con học tại Hệ thống Trường mầm non Quốc tế Sakura Montessori, đơn vị đặt nền móng cho sự phát triển giảng dạy theo phương pháp Montessori chuẩn quốc tế tại Việt Nam.

Để quá trình học tập của trẻ đạt kết quả như mong đợi., cha mẹ nên tạo điều kiện cho trẻ học Montessori tại nhà. Chúng ta nên thực sự quan tâm và tạo điều kiện tốt cho trẻ, tránh việc áp đặt. Cha mẹ luôn là người hướng dẫn, hỗ trợ để trẻ tự tìm kiếm thông tin, phát triển khả năng sáng tạo và khám phá thế giới xung quanh.

2. Nguồn gốc của phương pháp Montessori?

Trong nhiều phương pháp giáo dục sớm du nhập vào Việt Nam thì phương pháp Montessori là phương pháp phổ biến hàng đầu hiện nay. Montessori được phát triển dựa trên conong trình nghiên cứu của tiến sĩ giáo dục Maria Montessori người Ý.

Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, phương pháp đã có nhiều bước tiến mạnh mẽ và mở rộng trên toàn thế giới. Hiện nay Montessori là phương pháp giáo dục đã được phổ cập trên 110 quốc gia.

Tại Việt Nam, nhiều tổ chức giáo dục lớn đã tiến hành xây dựng chương trình, đào tạo và giảng dạy trẻ mầm non theo mô hình giáo dục Montessori. Mô hình nhận được đánh giá cao từ các chuyên gia và sự tin tưởng của hàng triệu phụ huynh trên khắp cả nước.

Trong giáo dục có rất nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, thực tế chứng minh rằng bất kỳ phương pháp nào cũng tồn tại ưu điểm cũng như hạn chế. Chúng ta cần nghiên cứu thông tin, kiến thức cần thiết để phân biệt phát triển thế mạnh, khắc phục nhược điểm để có phương án giáo dục tốt nhất cho trẻ. Từ đó giúp các con có sự phát triển toàn diện về sức khỏe, trí tuệ, nhân cách ngay từ những năm tháng đầu đời.

3. Khắc phục nhược điểm của phương pháp Montessori như thế nào?

Nhược điểm của phương pháp Montessori luôn là chủ đề được nhiều người đưa ra tranh luận. Tuy nhiên những ưu điểm của phương pháp này là không thể phủ nhận, nhiều phụ huynh cảm thấy ấn tượng và yên tâm với những giá trị tuyệt vời mà Montessori mang lại cho trẻ.

Để khắc phục nhược điểm của Montessori, cha mẹ nên tìm cho trẻ môi trường học tập đạt chuẩn, phù hợp với lứa tuổi. Các trường mầm non uy tín khi xây dựng chương trình giáo dục đã chú trọng khắc phục những hạn chế của Montessori. Vì vậy, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi gửi gắm con em mình tại các cơ sở giáo dục mầm non này.

Đến đây chắc hẳn phụ huynh đã tìm ta câu trả lời hoàn chỉnh cho câu hỏi phương pháp Montessori có tốt không. Thông qua cái nhìn khách quan, cũng như phân tích về ưu và nhược điểm cảu phương pháp Montessori, hy vọng cha mẹ tìm ra chọn lựa mô hình giáo dục phù hợp nhất cho sự phát triển của con em mình.

 

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm