Tận dụng tối đa giai đoạn vàng cho sự phát triển từ 0-6 tuổi của trẻ, phương pháp Montessori mang tới những trải nghiệm giáo dục trực quan, sinh động, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có và phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, thể chất và các kỹ năng nền tảng. 

Tuy nhiên, nhiều ba mẹ lại có cái nhìn nhầm lẫn về phương pháp Montessori. 

Hãy cùng Sakura Montessori hóa giải những hiểu lầm về phương pháp Montessori ba mẹ nhé!

#1. Học Montessori nhàm chán? – Thực tế là: Trẻ vừa học, vừa chơi

Trong lớp học Montessori chuẩn quốc tế, trẻ được tự do lựa chọn hoạt động có chủ đích với giáo cụ, tự quyết định thời gian, hình thức học tập  để chủ động khám phá và lĩnh hội kiến thức, kỹ năng… Trẻ học tập, làm việc một cách độc lập qua các giờ hoạt động cá nhân và tương tác cùng bạn bè trong lớp qua các hoạt động nhóm.

#2. Montessori chỉ dành cho trẻ đặc biệt? – Thực tế là: Montessori hiệu quả cho mọi đối tượng 

Phương pháp Montessori lấy trẻ làm trung tâm, đặt trọn niềm tin vào sự phát triển toàn diện của trẻ, khai phá sức mạnh và tiềm năng bên trong mỗi trẻ. Vì vậy, nó mang tới môi trường học tập cá nhân hoá với lộ trình học tập khoa học, bài bản, được thiết kế phù hợp với từng đặc điểm, nhu cầu và nhịp độ phát triển của từng trẻ. Khi được giáo dục theo phương pháp Montessori đúng cách, bất cứ trẻ nào dù là trẻ có năng khiếu đặc biệt hay trẻ gặp khó khăn trong việc nhận thức đều có cơ hội phát triển tối ưu. 

#3. Montessori buộc trẻ phát triển quá nhanh – Thực tế là: Trẻ phát triển theo nhịp độ cá nhân

Triết lý giáo dục Montessori tập trung vào sự cá nhân hoá. Theo đó, trẻ được phát triển theo nhịp độ cá nhân để thoả mãn thời kỳ nhạy cảm, nhu cầu, sở thích… Trẻ sẽ được làm việc liên tục mà không bị làm phiền, ngắt quãng. Giáo viên sẽ lùi lại phía sau quan sát, định hướng, hỗ trợ trẻ và chỉ can thiệp khi trẻ sử dụng giáo cụ sai mục đích hoặc gây nguy hiểm cho bản thân và những người xung quanh. 

#4. Học Montessori, trẻ chỉ hoạt động cá nhân – Thực tế là: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm đan xen linh hoạt

Ở lớp Montessori 0-3, chu trình học của trẻ gồm hoạt động cá nhân và 1 hoạt động nhóm/buổi  Trong đó, thời gian hoạt động cá nhân của trẻ 0-3 là từ 1 đến 1,5 tiếng. Giáo viên có thể linh động sắp xếp hoạt động nhóm trước hoặc sau hoạt động cá nhân. 

Ở lớp Montessori 3-6, chu trình học của trẻ tuân theo 1 trật tự nhất định: Hoạt động nhóm – Hoạt động cá nhân – Hoạt động nhóm. Trong đó, thời gian hoạt động cá nhân của trẻ từ 2 đến 2,5 tiếng.

#5. Lớp học Montessori quá phức tạp, kìm hãm trẻ – Thực tế là: Trẻ tự chọn hoạt động học, tự khám phá chính mình 

Phương pháp Montessori trao quyền cho trẻ được phép tự do lựa chọn các hoạt động có mục đích. Trẻ có thể tự do vận động, tự do khám phá thế giới xung quanh, tự học hỏi, được phép thử – sai để trải nghiệm, tích luỹ tri thức cũng như trau dồi các kỹ năng. 

#6. Trẻ không được theo sát trong lớp học Montessori – Thực tế là: Giáo viên lùi lại quan sát, hỗ trợ trẻ khi cần

Sau khi cung cấp các bài học, hướng dẫn trẻ cách thực hiện từng bước một, giáo viên Montessori sẽ lùi lại quan sát từng trẻ và ghi chép. Theo đó, giáo viên sẽ xây dựng lộ trình phát triển cá nhân cho từng trẻ và điều chỉnh hàng ngày/tuần/tháng để hỗ trợ kịp thời nhất cho trẻ. 

0/5 (0 Reviews)