6 năm đầu đời (0-6 tuổi) của trẻ là độ tuổi “giai đoạn vàng” của trẻ. Lúc này trẻ có khả năng tiếp thu và học hỏi phi thường – “Thấm hút như miếng bọt biển” từ vận động, nhận thức đến khả năng ngôn ngữ. Theo tiến sỹ, bác sỹ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori, những năm năm đầu đời là giai đoạn “nhạy cảm” đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ

Theo tiến sỹ, bác sỹ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori, 6 năm đầu đời là giai đoạn “nhạy cảm” đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ. Nếu giáo dục đúng cách và môi trường sẵn sàng, trẻ hình thành và thẩm thấu ngôn ngữ nhanh chóng. Vậy làm thế nào tôi có thể sử dụng trọn vẹn thời gian này để dạy tiếng Anh cho trẻ mầm non một cách hiệu quả?

Để giải đáp được câu hỏi này, quý phụ huynh hãy cùng trường mầm non quốc tế Sakura Montessori tham khảo một số thông tin hữu ích về phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non ngay dưới đây nhé!

Trẻ hình thành và thẩm thấu ngôn ngữ rất nhanh nếu giáo dục đúng phương pháp và chuẩn bị môi trường sẵn sàng
Trẻ hình thành và thẩm thấu ngôn ngữ rất nhanh nếu giáo dục đúng phương pháp và chuẩn bị môi trường sẵn sàng

Học Tiếng Anh cho trẻ mầm non

Việc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non vốn là bài toán khó đối với trẻ mầm non khi các con còn quá nhỏ. Nhưng nếu người lớn nắm bắt đúng các giai đoạn vàng trong quá trình tiếp nhận ngôn ngữ mới của trẻ thì hoàn toàn có thể hỗ trợ trẻ học Tiếng Anh hiệu quả ngay tại nhà.

3 thời điểm vàng cho bé học Tiếng Anh

Trẻ nhỏ có 3 giai đoạn học Tiếng Anh hiệu quả nhất, gồm giai đoạn 2,5 – 5 tuổi, 6 – 10 tuổi và từ 11 tuổi trở lên. Nếu bỏ qua những thời điểm vàng này, trẻ rất khó lấy lại được để học Tiếng Anh một cách hiệu quả và phát triển ngôn ngữ vượt trội nhất.

  • Giai đoạn từ 2,5 – 5 tuổi: Đây là giai đoạn vàng tiếp thu ngôn ngữ nhanh và mạnh mẽ như “miếng bọt biển thấm hút nước” của trẻ. Nếu trẻ được tạo điều kiện tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai, bên cạnh tiếng mẹ đẻ, trẻ dễ dàng ghi nhớ, hình thành sự phản xạ và tư duy Tiếng Anh cũng như các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết một cách thuần thục.
  • Giai đoạn từ 6 – 10 tuổi: Ở giai đoạn này, trẻ phát triển mạnh mẽ về não bộ với khả năng tư duy logic và hiểu vấn đề nhanh. Chìa khoá cho sự phát triển của não bộ chính là sự trò chuyện thường xuyên, chơi cùng mọi người xung quanh và có một môi trường sinh hoạt, học tập đa dạng. Bởi vậy, những hoạt động học Tiếng Anh sôi nổi thông qua vận động, trò chơi… giúp khơi nguồn cảm hứng cho trẻ, khiến con yêu thích việc học Tiếng Anh nhiều hơn.
  • Giai đoạn từ 11 tuổi trở lên: Ở thời điểm này, trẻ có sự thay đổi rõ rệt về nhận thức, cảm xúc khi các con bước vào độ tuổi vị thành niên. Các con có sự tăng trưởng vượt bậc về kiến thức và phát triển vượt trội về kỹ năng. Đặc biệt, trẻ từ 11 tuổi dần hình các quan điểm cá nhân, thích thể hiện cái tôi độc lập và cá tính riêng biệt. Vì vậy, học Tiếng Anh thông qua các dự án sáng tạo, dự án nghiên cứu độc lập và trải nghiệm thực tế sẽ phù hợp với trẻ ở giai đoạn này.

Các dự án học tập sáng tạo hay quá trình nghiên cứu sẽ giúp các con phát triển năng lực tư duy ngôn ngữ để tự tin thể hiện quan điểm, suy nghĩ của bản thân, rèn các kỹ năng tổng hợp thông tin, phân tích và giải quyết vấn đề. 

Ba mẹ có nên cho con học Tiếng Anh từ sớm? 

Thắc mắc của ba mẹ Giải đáp của chuyên gia giáo dục tại Trường Mầm non Sakura Montessori?
Có nên cho con học Tiếng Anh sớm không? Việc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non nên được bắt đầu từ mầm non. Bởi 0-6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm đặc biệt của trẻ về ngôn ngữ với khả năng ghi nhớ và phát triển từ vựng, các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết mạnh mẽ.
Con chưa nói sõi Tiếng Việt thì học Tiếng Anh sớm có gây loạn ngôn hay không? Con hoàn toàn có thể học hai ngôn ngữ song song cùng một lúc mà không gây ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận hay loạn ngôn ở con.
Việc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non sớm mang tới lợi ích gì? Theo các nghiên cứu về sự phát triển của trẻ, việc cho trẻ học Tiếng Anh càng sớm, khả năng phát triển ngôn ngữ như tiếng mẹ đẻ càng cao. Học Tiếng Anh sớm còn giúp trẻ rèn luyện tư duy ngôn ngữ để ứng dụng trong mọi lĩnh vực khác.

5 nguyên tắc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non 

Có thể thấy, các phụ huynh đều rất muốn chủ động dạy Tiếng Anh cho trẻ tại nhà. Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh đều chưa biết cách dạy trẻ sao cho hợp lý và hiệu quả. Dưới đây là 5 nguyên tắc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non mà ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm.

5 nguyên tắc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non
5 nguyên tắc dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non

1. Dạy Tiếng Anh một cách tự nhiên 

Dạy Tiếng Anh cho trẻ một cách tự nhiên nhất chính là để trẻ từ từ tiếp cận với Tiếng Anh, không bắt ép hay nhồi nhét trẻ học một cách thái quá. Việc học Tiếng Anh tự nhiên giúp trẻ cảm thấy hứng thú và dễ dàng thích ứng với ngôn ngữ mới hơn, từ đó khơi dậy niềm đam mê và yêu thích Tiếng Anh từ nhỏ trong trẻ.

Ba mẹ có thể khơi dậy hứng thú học Tiếng Anh ở trẻ bằng cách đọc truyện Tiếng Anh cho con nghe và giải thích cho con hiểu, cho con nghe nhạc Tiếng Anh, cùng con xem phim hoạt hình bằng Tiếng Anh…

2. Thực hành Tiếng Anh thật nhiều 

Một trong những yếu tố quan trọng để trẻ phát triển tối ưu khả năng Tiếng Anh chính là thực hành thật nhiều. Bởi luyện tập càng nhiều càng tạo cơ hội để trẻ tập phản xạ Tiếng Anh, giúp các con tư duy ngôn ngữ nhiều hơn để giao tiếp trôi chảy mỗi ngày.

Ngay tại nhà, ba mẹ hãy cùng trẻ tạo nên môi trường thực hành Tiếng Anh mỗi ngày. Hãy bắt đầu trò chuyện với trẻ bằng Tiếng Anh thông qua các mẫu câu ngắn, thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong học và chơi cùng con.

Hãy bắt đầu trò chuyện với trẻ bằng Tiếng Anh thông qua các mẫu câu ngắn, thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong học và chơi cùng con
Hãy bắt đầu trò chuyện với trẻ bằng Tiếng Anh thông qua các mẫu câu ngắn, thường xuyên sử dụng Tiếng Anh trong học và chơi cùng con

3. Chọn giáo trình cho con khéo léo 

Để dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả, lựa chọn giáo trình khéo léo là điều không thể thiếu. Những cuốn giáo trình Tiếng Anh có thể giúp ba mẹ, thầy cô định hướng trẻ học Tiếng Anh hiệu quả, củng cố vốn từ vựng, ngữ pháp thông qua hệ thống bài tập…

Một số loại sách Tiếng Anh cho trẻ mầm non mà ba mẹ nên tham khảo như:
1. Alphabet Learning Workbook
2. My Little Island level 1, 2, 3
3. Hooked on phonics
4. Reading A-Z
5. Letters and Sounds

4. Khen thưởng con đúng cách 

Trẻ thường cảm thấy vui vẻ và hứng thú với việc học hơn nếu được ba mẹ khen ngợi khi con hoàn thành một nhiệm vụ nào đó. Bởi vậy, trước sự cố gắng của con, ba mẹ hãy dành tặng con những lời khen ngợi hoặc các phần thưởng ý nghĩa như sách, truyện… để có thể khích lệ, động viên con trong học tập.

Khen thưởng con đúng cách
Khen thưởng con đúng cách

8 phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả nhất 

Để dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả, ba mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây cũng như khám phá xem chương trình dạy tiếng anh tại Sakura Montessori bao gồm những gì nhé!

tiếng Anh tại Sakura montessori
Chương trình tiếng Anh tại Sakura montessori có gì?

1. Phương pháp chuẩn Common Core Mỹ 

Tại các trường mầm non song ngữ – quốc tế, nhà trường thường chú trọng triển khai các phương pháp dạy Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ từ các chương trình Tiếng Anh chuyên sâu trên thế giới. Với chương trình Tiếng Anh chuẩn Common Core Hoa Kỳ, 4 phương pháp dưới đây được ví như 4 công cụ đắc lực, hỗ trợ ba mẹ phát triển ngôn ngữ tối ưu cho trẻ nhỏ.

Phương pháp chuẩn Common Core Mỹ
Phương pháp chuẩn Common Core Mỹ

Phương pháp TPR (Total Physical Response – Phản xạ toàn thân): Ba mẹ kết hợp hoạt động ngôn ngữ và vận động thể chất. Trẻ được thúc đẩy vận động cơ thể để phản ứng và tương tác ngay lập tức với lời nói của người lớn, hình thành phản xạ nghe, nói hiệu quả.
Ngay tại nhà, ba mẹ hãy kết hợp việc học Tiếng Anh của trẻ với các trò chơi vận động.

Ví dụ: Khi học các từ vựng liên quan tới các môn thể thao, ba mẹ có thể cùng bé chơi các bộ môn thể thao để minh hoạ cho từ vựng đó.

Phương pháp SSS (Short Simple Story – Học qua câu chuyện ngắn): Trẻ thực hành kỹ năng đọc, phát triển tư duy ngôn ngữ, óc sáng tạo qua nhờ được làm quen với các câu chuyện ngắn thú vị, mới lạ theo chủ đề.

Ví dụ: Trong quá trình dạy Tiếng Anh cho trẻ tại nhà, ba mẹ có thể sử dụng các câu chuyện ngắn về một sự vật, hiện tượng hay những chủ đề thú vị về khoa học, đời sống, lịch sử… để kể cho trẻ nghe. Khi kể chuyện cho trẻ, hãy sử dụng giọng Tiếng Anh chuẩn, có ngữ điệu và kết hợp ngôn ngữ cơ thể để thể hiện cốt truyện. Điều này giúp trẻ vừa dễ hình dung câu chuyện, vừa luyện kỹ năng nghe Tiếng Anh hiệu quả.

Phương pháp PPP (Presentation, Practice, Production): Hoạt động dạy và học Tiếng Anh được tiến hành theo 3 bước quan trọng Presentation (ba mẹ giảng dạy kết hợp sử dụng trò chơi, âm nhạc, tranh ảnh, vật thật…) – Practice (trẻ thực hành) – Production (trẻ tạo ra sản phẩm của riêng mình từ bài học & thực hành). Trẻ chủ động tiếp cận, làm chủ và vận dụng hiệu quả ngôn ngữ tiếng Anh trong cuộc sống.

Ví dụ: Khi học về âm B, ba mẹ có thể gợi ý cho bé các từ vựng bắt đầu bằng âm B như bee, bear… bằng hình ảnh các con vật. Sau đó, ba mẹ hãy để trẻ thực hành tự tìm kiếm các từ vựng liên quan tới âm B và thực hành ghép vần để tạo thành từ chính xác.

Nhà trường thường chú trọng triển khai các phương pháp dạy Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ từ các chương trình Tiếng Anh chuyên sâu trên thế giới
Nhà trường thường chú trọng triển khai các phương pháp dạy Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ từ các chương trình Tiếng Anh chuyên sâu trên thế giới

Phương pháp Scaffolding (phương pháp giàn giáo): Trẻ nhận được sự hỗ trợ đắc lực, hướng dẫn và theo dõi, đánh giá sát sao sự tiến bộ ngôn ngữ qua từng ngày của ba mẹ. Nhờ vậy, các kỹ năng sử dụng tiếng Anh của con được cải thiện liên tục, đạt được sự thành thạo nhất.

2. Phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non bằng ngôn ngữ Parentese

Trong giai đoạn đầu đời 0-6 tuổi, dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non bằng ngôn ngữ Parentese là một trong những phương pháp hiệu quả hơn cả. Ngôn ngữ Parentese được hiểu là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày giữa trẻ và ba mẹ cũng như mọi người xung quanh. Việc sử dụng ngôn ngữ Parentese cung cấp cho trẻ các cuộc đối thoại hiệu quả, nhằm nâng cao trình độ của trẻ một cách từ từ.

Với phương pháp này, ba mẹ có thể áp dụng như sau: Trong giao tiếp hàng ngày, ba mẹ hãy lặp đi lặp lại những câu nói ngắn gọn, đủ ý thường xuyên để trẻ ghi nhớ và vận dụng. Hãy trò chuyện với trẻ một cách chậm rãi, phát âm rõ từng từ Tiếng Anh, kết hợp ngôn ngữ hình thể để trẻ hiểu đúng, hiểu đủ những gì bạn đề cập. Ngoài ra, trong quá trình trò chuyện với trẻ, ba mẹ có thể giao tiếp bằng mắt và kiên nhẫn chờ đợi phản hồi của trẻ để khích lệ con giao tiếp Tiếng Anh tự tin hơn mỗi ngày.

3. Học nói nhiều hơn nghe – viết 

Trẻ 0-6 tuổi bắt chước và ghi nhớ rất nhanh. Vì vậy, trong giai đoạn này, ba mẹ hãy dạy trẻ học nói nhiều hơn nghe và viết để trẻ có thể nhớ và mở rộng vốn từ vựng, cấu trúc câu hay bắt chước cách phát âm, ngữ điệu của người lớn khi giao tiếp Tiếng Anh hàng ngày. Việc học nói Tiếng Anh sớm sẽ là nền tảng để trẻ phát triển các kỹ năng nghe – hiểu và viết Tiếng Anh sau này.

4. Dạy Tiếng Anh qua Flashcard

Trẻ nhỏ luôn hứng thú với các hình ảnh trong quá trình học tập Tiếng Anh của mình. Đó là lý do những thẻ Flashcard luôn được tận dụng triệt để để dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non.

Dạy Tiếng Anh qua Flashcard
Dạy Tiếng Anh qua Flashcard

Không chỉ trên lớn, ngay tại nhà, ba mẹ có thể dành 5-7 phút giới thiệu cho trẻ các thẻ ảnh, xem tranh Tiếng Anh cùng trẻ và giải thích cho trẻ bằng những từ tiếng Anh đơn giản và lắng nghe những bài nhạc Tiếng Anh vui nhộn. Những cách thức này vừa giúp trẻ nhạy cảm hơn với ngôn ngữ Tiếng Anh, bổ sung vốn từ vựng qua từng ngày vừa tăng cường sự gắn kết giữa ba mẹ và con cái.

5. Dạy Tiếng Anh qua trò chơi, bài hát 

Hoạt động chủ đạo của trẻ trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là chơi. Trẻ thích chơi và muốn được chơi hơn là ngồi một chỗ học nên việc tạo ra những hoạt động kết hợp học và chơi sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Trẻ sẽ tiếp thu nhanh hơn qua các hình ảnh sinh động, các trò chơi linh hoạt, đóng kịch nhập vai và học hát,… Những hoạt động này sẽ giúp trẻ rèn luyện phát âm, phản xạ ngôn ngữ tự nhiên, kích thích phát triển khả năng giao tiếp chuẩn và tự xây dựng vốn từ riêng cho mình. Do đó, ba mẹ hãy dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non thông qua trò chơi, bài hát.

Dạy Tiếng Anh qua trò chơi, bài hát
Dạy Tiếng Anh qua trò chơi, bài hát

Ví dụ: Ba mẹ có thể tổ chức hoạt động “Show and Tell” tại nhà để bé có cơ hội được chia sẻ với mọi người xung quanh về câu chuyện của riêng mình. Trẻ tự do nói về những đồ vật, tranh ảnh… con yêu thích thông qua ngôn ngữ giao tiếp tiếng Anh. Điều này giúp tăng khả năng phản xạ tiếng Anh, rèn luyện cách phát âm và giúp con tự nhiên, dạn dĩ hơn khi sử dụng một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ.

6. Tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh mọi lúc mọi nơi

Môi trường giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong việc học tiếng Anh của trẻ. Hãy để con giao tiếp tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Đây chính là thói quen giúp trẻ ghi nhớ từ mới, phát âm chính xác và tăng cường sự hứng thú với ngoại ngữ.

Cha mẹ có thể tạo môi trường học tiếng Anh cho trẻ bằng nhiều cách:

  • Thường xuyên giao tiếp tiếng Anh với những mẫu câu đơn giản, phù hợp lứa tuổi để trẻ dễ làm quen.
  • Tạo điều kiện cho bé giao tiếp tiếng Anh với bạn bè, người bản xứ.
  • Cho trẻ xem các video, tranh ảnh, bài hát, truyện audio, phim hoạt hình tiếng Anh.
  • Cho con theo học tại các trường, trung tâm có 100% giáo viên người nước ngoài.

7. Cho trẻ làm quen với ngữ pháp tiếng Anh một cách tự nhiên

Việc học ngữ pháp tiếng Anh đóng vai trò quan trọng trong hành trình học ngoại ngữ của trẻ. Tuy nhiên khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ không nên ép trẻ học ngữ pháp khô cứng và vượt quá sự hiểu biết của con. Chúng ta không cần phải dạy con các quy tắc ngữ pháp 1 cách rõ ràng.

Giải pháp học ngữ pháp tốt nhất với trẻ nhỏ là cho con làm quen với các cấu trúc ngữ pháp khác nhau trong từng ngữ cảnh. Để giúp trẻ sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên nhưng chính xác trong hoàn cảnh phù hợp.

8. Tập thói quen nói tiếng Anh thường xuyên 

Tạo cho trẻ thói quen nói tiếng Anh sẽ giúp trẻ hình thành phản xạ quen thuộc cho não bộ. Cha mẹ hãy để trẻ học tiếng Anh mỗi ngày theo khung giờ nhất định. Hãy bắt đầu với thời gian học từ ngắn đến dài để trẻ thích nghi.

Tuy nhiên, phụ huynh cần chú ý, hãy bắt đầu học khi trẻ có tâm lý thoải mái, để tiếp thu bài học một cách tốt nhất. Khi trẻ làm quen và hứng thú với ngoại ngữ, chúng ta tăng thời gian học kéo dài hơn.

Gợi ý các chủ đề dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non 

Nếu ba mẹ đang băn khoăn không biết bắt đầu dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non từ đâu thì dưới đây là một số gợi ý chủ đề dạy và học Tiếng Anh từ các chuyên gia giáo dục tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori.

1. Bài hát Tiếng Anh cho trẻ mầm non

Các bài hát Tiếng Anh có khả năng kích thích trí não và phản xạ ngôn ngữ của trẻ
Các bài hát Tiếng Anh có khả năng kích thích trí não và phản xạ ngôn ngữ của trẻ

Các bài hát Tiếng Anh có khả năng kích thích trí não và phản xạ ngôn ngữ của trẻ. Ba mẹ có thể tham khảo một số bài hát Tiếng Anh phổ biến để cùng tập hát, múa với trẻ ngay tại nhà như:
– ABC song
– Baby Shark
– Bingo song
– Five Little Ducks (Bài hát tập đếm số)
– Happy birthday
– Twinkle Twinkle Little Star
– The number song
– Four seasons in a year

2. Trò chơi Tiếng Anh cho trẻ mầm non

Trò chơi Tiếng Anh cho trẻ mầm non
Trò chơi Tiếng Anh cho trẻ mầm non

Trẻ sẽ thích thú với việc vừa học, vừa chơi hơn là việc chỉ học qua sách vở. Đó là lý do ba mẹ nên cùng bé tổ chức các trò chơi ngôn ngữ để giúp con phát triển các kỹ năng nghe, nói và phản xạ Tiếng Anh ở nhà.
Một số trò chơi Tiếng Anh thú vị như:
– Word Masking – Đoán từ vựng thông qua hành động, cử chỉ: Ba mẹ hãy chuẩn bị các từ vựng Tiếng Anh theo chủ đề và diễn tả các từ vựng đó bằng ngôn ngữ cơ thể để bé đoán.
– Remembering Pictures – Tư duy từ vựng qua hình ảnh: Đây là trò chơi Tiếng Anh cho trẻ mầm non khá phổ biến ở nhà trường. Ba mẹ có thể chuẩn bị các bức tranh có sẵn và đặt câu hỏi để bé trẻ lời.
Ví dụ: Với bức tranh quả táo, ba mẹ hỏi bé một số câu hỏi như: “What’s this?”, “It’s an apple”. “What’s the color of apple?”… Bé sẽ lần lượt đưa ra các câu trả lời của mình. Theo đó, ba mẹ sẽ lắng nghe và sửa lỗi phát âm, diễn đạt cho bé.
– Word of Mouth: Đây là trò chơi Tiếng Anh thường xuất hiện trong các giờ học Tiếng Anh của bé tại trường. Cô giáo sẽ đưa thông điệp từ vựng cho bạn đầu hàng và nhiệm vụ của các bé sẽ là truyền tai nhau từ vựng đó đến bạn cuối cùng. Nếu bạn cuối cùng phát âm từ vựng đúng với bé đầu hàng, cả nhóm sẽ giành chiến thắng.

3. Truyện Tiếng Anh cho trẻ mầm non

Truyện Tiếng Anh cho trẻ mầm non
Truyện Tiếng Anh cho trẻ mầm non

Nếu muốn dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non hiệu quả tại nhà, ba mẹ không thể bỏ qua những cuốn truyện Tiếng Anh sau đây:
– Brown Bear
– Little Fox
– Bộ sách Usborne
– Pegpa Pig
– Bộ truyện All Aboard Reading
– I can read

Đặc biệt, khi đọc truyện cho bé nghe, ba mẹ hãy chú ý phát âm chuẩn xác, ngữ điệu phù hợp để bé có thể dễ tiếp nhận ngôn ngữ Tiếng Anh và rèn kỹ năng phát âm chuẩn ngay từ nhỏ.

Lưu ý khi chọn giáo trình Tiếng Anh cho trẻ mầm non

Vẫn biết rằng những cuốn giáo trình Tiếng Anh là yếu tố không thể thiếu cho việc dạy trẻ Tiếng Anh nhưng người lớn hãy lưu ý khi lựa chọn chúng để việc truyền đạt ngôn ngữ cho trẻ hiệu quả và đúng đắn.
Một số lưu ý khi chọn giáo trình Tiếng Anh cho trẻ mầm non:
– Lựa chọn các giáo trình Tiếng Anh của nhà xuất bản có uy tín.
– Lựa chọn giáo trình Tiếng Anh chuyên biệt cho từng kỹ năng nghe, nói, đọc, viết
– Lựa chọn giáo trình Tiếng Anh phù hợp với trình độ của trẻ, tránh dạy “level” quá cao trong khi trẻ chưa sẵn sàng tiếp nhận tri thức ở cấp bậc đó.

Các câu hỏi thường gặp về dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non
1. Cho trẻ học Tiếng Anh sớm liệu có khiến con mắc chứng loạn ngôn ngữ không?
Thực tế, việc cho trẻ học Tiếng Anh nói riêng và một ngôn ngữ khác tiếng mẹ đẻ sớm hoàn toàn phù hợp với đặc điểm phát triển tự nhiên của mỗi trẻ. Trẻ không bị loạn ngôn, ngược lại các con còn có khả năng tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai nhanh và mạnh mẽ, song song với tiếng mẹ đẻ.
2. Ba mẹ giỏi Tiếng Anh có thể dạy con Tiếng Anh không?
Điều này hoàn toàn có thể. Tuy nhiên, không phải ba mẹ nào giỏi Tiếng Anh cũng có thể truyền đạt đúng và đủ ngôn ngữ cho trẻ nhỏ. Điều quan trọng nhất chính là hãy tạo cho trẻ môi trường Tiếng Anh tự nhiên để con có cơ hội thực hành giao tiếp Tiếng Anh mỗi ngày, củng cố vốn từ vựng, cấu trúc câu…
3. Chỉ cần cho bé nghe nhiều Tiếng Anh, bé sẽ giỏi Tiếng Anh từ nhỏ?
Không thể phủ nhận việc cho trẻ nghe nhiều Tiếng Anh từ bé sẽ giúp trẻ luyện kỹ năng nghe, tăng cường phản xạ ngôn ngữ. Tuy nhiên, trong giai đoạn vàng, bé cần được phát triển đồng đều về cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết Tiếng Anh. Cho nên, ba mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non đúng cách để tối ưu năng lực ngôn ngữ của trẻ từ bé.
Với các thông tin về dạy Tiếng Anh cho trẻ mầm non nêu trên, hy vọng ba mẹ có thể đồng hành cùng con tự học Tiếng Anh ngay trong chính ngôi nhà của mình. Chúc các bé và ba mẹ sẽ có những trải nghiệm dạy và học Tiếng Anh hiệu quả nhất.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email