Tại sao trẻ ăn dặm hay khóc là băn khoăn mà nhiều bậc phụ huynh gặp phải trên hành trình chăm con nhỏ. Đâu là nguyên nhân và cách giải quyết triệt để luôn làm cha mẹ phải đau đầu? Chúng ta hãy cùng Sakura Montessori tìm hiểu ngay sau đây nhé.

tại sao trẻ ăn dặm hay khóc
Tại sao trẻ ăn dặm hay khóc

Tại sao trẻ ăn dặm hay khóc?

Trẻ ăn dặm hay khóc là tình trạng khá phổ biến, cách nhanh nhất để làm dịu cơn khóc của con là cha mẹ cần tìm đúng nguyên nhân để khắc phục. Dưới đây Sakura Montessori tổng hợp 7 nguyên nhân khiến bé khóc nhiều thường gặp nhất, mời cha mẹ tham khảo.

>>Xem thêm: Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ

1. Trẻ bị thiếu ngủ

tại sao trẻ ăn dặm hay khóc
Buồn ngủ khi ăn dễ dẫn đến tình trạng trẻ quấy khóc khó chịu

Trẻ nhỏ cần được ngủ đủ giấc mỗi ngày trong giời gian kéo dài từ 11 – 16 giờ tùy theo giai đoạn phát triển. Nếu con không được đảm bảo giờ ngủ rất dễ dẫn đến tình trạng quấy khóc, mệt mỏi và không muốn ăn.

2. Trẻ quá đói hoặc khát

Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất là trẻ khóc do đói hoặc khát. Cha mẹ hãy quan sát trẻ để kịp thời phát hiện dấu hiệu cho thấy trẻ đói hoặc khát: đưa tay lên miệng, bặm môi, rướn người…

3. Trẻ đã no

tại sao trẻ ăn dặm hay khóc
Khi đã no mà cha mẹ vẫn tiếp tục ép con ăn khiến trẻ không thoải mái

Khi trẻ đã no mà cha mẹ vẫn tục ép con ăn cũng khiến trẻ quấy khóc. Chúng ta nên kiểm tra lại lượng thức ăn trẻ đã dung nạp và kịp thời ngừng cho ăn khi bé đã no để giải quyết vấn đề khóc khi ăn dặm của con.

4. Trẻ ngồi sai tư thế khi ăn dặm

Khi ngồi ăn sai tư thế dễ dẫn đến việc trẻ khó tiếp cận thức ăn hoặc khó nuốt. Điều này thường mang đến cho trẻ cảm giác cáu gắt, mệt mỏi. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ vừa ăn vừa quấy khóc.

>>Xem thêm: Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm phát triển thể chất, trí tuệ

5. Trẻ mất tập trung khi ăn

Nhiều phụ huynh nhầm tưởng việc trêu đùa, cho trẻ nghe nhạc, xem video… trong khi ăn giúp con ăn ngon và ăn nhiều hơn. Trên thực tế nhiều bé cảm thấy phiền hay căng thẳng khiến trẻ ăn chậm, thậm chí quấy khóc.

6. Trẻ bị nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn

Ngoài những nguyên nhân trên thì việc bị nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn cũng là nguyên nhân tại sao trẻ ăn dặm hay khóc. Khi thấy trẻ quấy khóc kèm theo các dấu hiệu như chát nước mắt, cơ thể nổi mẩn ngứa hoặc ban đỏ, đi ngoài… cha mẹ nên kiểm tra tình trạng dị ứng thức ăn ở trẻ.

7. Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe

Ngay cả khi cha mẹ tích cực dỗ dành, nhiều trẻ vẫn quấy khóc nhiều nếu cơ thể không khỏe. Phụ huynh cần cẩn trọng khi thấy con khóc bất bình thường. Hãy kiểm tra xem con có bị sốt không, có chỗ nào bị đau không…

>>Xem thêm: [Góc chuyên gia] Bé ăn dặm có cho uống nước không?

Xoa dịu tình trạng khóc của trẻ khi ăn dặm hiệu quả

Cách xoa dịu
Cách xoa dịu tình trạng khóc của trẻ ăn dặm hiệu quả

Giải quyết tình trạng đau đầu của cha mẹ tại sao trẻ ăn dặm hay khóc, Sakura Montessori đưa ra một số cách xoa dịu tình trạng này của trẻ. Tham khảo thông tin chắc chắn cha mẹ sẽ biết cách nên làm gì khi con khóc.

  • Trẻ bị thiếu ngủ: Để khắc phục tình trạng trẻ khóc trong giờ ăn dặm vì thiếu ngủ, cha mẹ hãy kiểm tra lại thời gian của của con đã đủ chưa. Nếu trẻ có biểu hiện muốn đi ngủ như dụi mắt, vừa khóc vừa nhắm mắt… hãy dỗ trẻ ngủ ngay để giải quyết tình trạng này
  • Trẻ quá đói hoặc khát: Phụ huynh quan sát và thấy trẻ khóc kèm các biểu hiện đưa tay lên miệng, bặm môi, rướn người… Như vậy có thể nguyên nhân là do đói hoặc khát, chúng ta cần cho trẻ ăn ngay để con không còn cảm giác khó chịu.
  • Trẻ đã no và khóc vì không muốn ăn: Nếu trẻ quấy khóc khi ăn dặm, chúng ta nên kiểm tra lại lượng thức ăn trẻ đã dung nạp và kịp thời ngừng cho ăn khi bé đã no để giải quyết vấn đề nhanh chóng.
  • Trẻ ngồi sai tư thế khi ăn dặm: Trong quá trình con ăn, cha mẹ cần kiểm tra và điều chỉnh lại tư thế phù hợp, thuận tiện cho con ăn uống.
  • Trẻ mất tập trung khi ăn: Cha mẹ ta nên điều chỉnh các yếu tố tác động xung quanh làm con không tập trung để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, không còn quấy khóc.
  • Trẻ bị nhạy cảm hoặc dị ứng với thức ăn: Khi thấy trẻ quấy khóc kèm theo các dấu hiệu như chảy nước mắt, cơ thể nổi mẩn ngứa hoặc ban đỏ, đi ngoài… hãy nhanh chóng kiểm tra lại thực phẩm. Đồng thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra và điều trị kịp thời.
  • Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe: Hãy kiểm tra xem con có bị sốt không, có chỗ nào bị đau không… Nếu trẻ khóc dài không dứt cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe.

>>xem thêm: Cá hồi nấu món gì cho bé ăn dặm không tanh, thơm ngon, hấp dẫn

Biện pháp giúp trẻ hợp tác trong suốt bữa ăn

Đa dạng hóa thực đơn
Đa dạng hóa thực đơn và cách chế biến giúp trẻ hợp tác ăn uống

Trẻ quấy khóc khi ăn, trẻ không chịu ăn uống kéo dài có thể khiến con thiếu chất, suy dinh dưỡng và cha mẹ vô cùng lo lắng. Xấu hơn, tình trạng này còn là nguyên nhân hình thành thói quen biếng ăn có hại trong suốt quá trình phát triển của trẻ.

Không còn đau đầu với câu hỏi tại sao trẻ ăn dặm hay khóc, những biện pháp hay này sẽ giúp cho bé yêu nhà bạn hợp tác trong suốt bữa ăn:

  • Đa dạng hóa thực đơn và cách chế biến: Cha mẹ nên kết hợp đa dạng thực phẩm có lợi vào thực đơn của trẻ thông qua cách chế biến khéo léo. Món ăn thơm ngon, lạ miệng, hấp dẫn, nhiều màu sắc sẽ làm cho con luôn hào hứng với những bữa ăn dặm của mình.
  • Tạo không khí thoải mái khi ăn: Không nên ép trẻ ăn nếu con không thích, không có nhu cầu ăn, không hợp tác. Hãy kiên nhẫn, dành thời gian rèn luyện cho con ăn dặm 1 cách từ từ. Như vậy sẽ tránh tình trạng đến bữa là trẻ có cảm giác sợ hãi không muốn ăn, dẫn đến kén ăn, chán ăn. Luôn động viên, cổ vũ, khen ngợi để khích lệ tinh thần của trẻ. Sử dụng các loại đồ dùng, dụng cụ ăn dặm xinh xắn, dễ thương để trẻ hào hứng hơn.
  • Quan sát phản ứng để tìm ra điều con muốn thể hiện: Quá trình ăn dặm trẻ nhỏ chưa biết nói, do đó phản ứng của trẻ để thể hiện điều con muốn. Nếu trẻ khóc cha mẹ hãy quan sát, tìm hiểu nguyên nhân để đáp ứng nhu cầu giúp con trở nên thoải mái, hợp tác.
  • Rèn luyện thói quen ăn uống khoa học: Ngay từ đầu hãy rèn luyện cho con thói quen ăn uống khoa học thông qua thời gian biểu ăn dặm phù hợp. Hãy đảm bảo con ngồi vào bàn ăn uống nghiêm túc khi bụng không quá no hay quá đói để trẻ không khó chịu, quấy khóc. Tập cho con ăn thô, nhai nuốt, cầm nắm thức ăn đưa vào miệng theo từng giai đoạn một cách khoa học. Điều đó có lợi cho quá trình phát triển kỹ năng, thói quen ăn uống khoa học của trẻ. Quá trình ăn dặm sẽ trở nên hiệu quả, cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng giúp trẻ phát triển toàn diện.

>>xem thêm: Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ

Câu hỏi thường gặp

1. Có nên cho trẻ ăn khi khóc? 

Trẻ khóc khi ăn là biểu hiện con không muốn ăn, không hợp tác. Nhiều cha mẹ khó lòng bỏ qua các bữa ăn của trẻ, sợ con đói, sợ con không đủ chất, sợ con sụt cân… Tuy nhiên đối với trường hợp này, chúng ta tuyệt đối không nên ép trẻ ăn uống. Khi con quấy khóc, ho, không chịu ngồi yên mà cha mẹ vẫn ép ăn dễ dẫn đến tình trạng nôn trớ hoặc hít vào phế quản thức ăn làm hóc dị vật.

Ép trẻ ăn còn dẫn đến tình trạng trẻ sợ hãi các bữa ăn, lâu dần làm con kén ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển trí não, thể chất. Khi cho con ăn cha mẹ nên kiên nhẫn, bình tĩnh để giải quyết vấn đề, nhất là với những bé hay quấy khóc, kháng cự.

2. Những sai lầm cần tránh khi cho bé ăn dặm?

tại sao trẻ ăn dặm hay khóc
Phụ huynh cần tránh sai lầm khi cho con ăn dặm

Trong quá trình chăm sóc trẻ ăn dặm, nhiều phụ huynh vấp phải những sai lầm, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ không hợp tác ăn uống:

  • Cho trẻ ăn dặm quá sớm hoặc quá muộn làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của trẻ
  • Cho con ăn thức ăn không phù hợp, trẻ không hợp tác
  • Thiếu kiên nhẫn khi cho con ăn dặm, thường xuyên ép con ăn trong khi trẻ không muốn
  • Cho trẻ ăn dặm sai nguyên tắc: cho con ăn quá nhiều từ lần đầu tiên, cho con ăn quá đặc khiến trẻ khó nuốt, chế biến đồ ăn dặm thừa hoặc thiếu nhóm chất cần thiết, kéo dài thời gian ăn với hy vọng con ăn được nhiều, hâm đi hâm lại cháo nhiều lần trong ngày…
  • Dụ trẻ ăn bằng mọi cách như hát, múa, nói chuyện, đi rong, cho trẻ vừa xem tivi vừa ăn…

3. Trẻ ăn dặm khóc thường xuyên có cần đưa đến bác sĩ không? 

Nếu trẻ thường xuyên quấy khóc, không tìm ra nguyên nhân, kèm theo các dấu hiệu sau đây cha mẹ cần tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ:

  • Trẻ khóc liên tục không thể dỗ, không tìm ra nguyên nhân kéo dài lên đến 2 giờ
  • Trẻ quấy khóc kèm theo sốt cao trên 38 độ C
  • Trẻ không chịu ăn và khóc trong thời gian dài
  • Trẻ không đi vệ sinh kéo dài, đi vệ sinh ra máu
  • Trẻ không phản ứng với bất cứ điều gì

Đến đây, chắc hẳn tình trạng tại sao trẻ ăn dặm hay khóc sẽ không còn là vấn đề với các bậc cha mẹ nữa. Mong rằng những thông tin trên sẽ giúp chúng ta nhanh chóng cải thiện tình trạng khóc ăn dặm của các bé nhà mình. Mọi thắc mắc, băn khoăn của cha mẹ trên hành trình chăm sóc trẻ hãy gửi đến chúng tôi, các chuyên gia của Sakura Montessori luôn sẵn sàng hỗ trợ.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm