Ngoài hoạt động ăn uống, ngủ nghỉ trẻ nhỏ cần có các hoạt động vui chơi nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho con phát triển thể chất, trí tuệ. Tuy nhiên, muốn phát huy hiệu quả cha mẹ cần chọn các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm phù hợp. Sakura Montessori gửi đến cha mẹ danh sách các hoạt động hay, kích thích trẻ phát triển toàn diện. Hi vọng sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều ý tưởng vui chơi cho con khi chăm sóc bé tại nhà.

Lợi ích của việc chơi trò chơi cùng trẻ trong giai đoạn ăn dặm

Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm

Ngoài việc phụ huynh đồng hành cùng trẻ trong giai đoạn ăn dặm để con hợp tác, vui vẻ, ăn ngon thì chơi trò chơi cùng con là hoạt động cần thiết. Trò chơi cho trẻ em phù hợp là phương pháp tuyệt vời để trẻ có thể phát triển cả thể chất và tinh thần, trí tuệ.

Việc chơi cùng trẻ trong giai đoạn ăn dặm mang đến nhiều lợi ích:

  • Phát triển thể chất cho bé: Chơi trò chơi ngay từ giai đoạn ăn dặm, với lựa chọn trò chơi phù hợp có tác dụng lớn trong việc phát triển thể chất. Trẻ sớm hình thành thói quen vận động, tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
  • Tăng cường sự tương tác của trẻ với mọi người xung quanh: Khi trẻ hòa mình vào trò chơi, con sẽ có sự tương tác với cha mẹ và người thân xung quanh. Trẻ học được cách biểu hiện cảm xúc yêu thích, cười đùa, giận hờn… đồng thời dần hiểu được cảm xúc của người khác.
  • Phát triển ngôn ngữ: Thường xuyên giao tiếp, giao lưu với mọi người giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, thuận lợi cho quá trình tập nói sau này.
  • Kích thích phát triển trí tuệ: Chơi trò chơi đồng nghĩa với việc trẻ được làm quen và mở rộng nhiều kiến thức mới, hứng thú tìm hiểu thế giới xung quanh. Phát triển trò chơi theo từng giai đoạn của trẻ kích thích phát triển trí tuệ của con.
  • Phát triển, tăng cường khả năng phối hợp giữa các giác quan: Phát triển các giác quan đóng vai trò quan trọng trong phát triển thể chất. Khi chơi trò chơi, bé phối hợp tay chân, mắt để vận động và tiến tới thành thạo.
  • Phát triển tư duy logic: Các trò chơi cho từng lứa tuổi trong giai đoạn trẻ ăn dặm được tính toán sự phù hợp. Trẻ hào hứng tham gia các trò chơi dần hình thành tư duy logic, khả năng giải quyết vấn đề.
  • Phát triển đời sống tình cảm: Trẻ cùng chơi trò chơi giao lưu với cha mẹ, người thân trong giai đoạn ăn dặm tăng cường sợi dây tình cảm yêu thương gia đình, người thân và mọi người xung quanh.

Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm kích thích phát triển toàn diện

Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, ngoài việc bổ sung đủ cho con nguồn năng lượng, dinh dưỡng cần thiết chúng ta cần giúp trẻ phát triển vận động, trí não thông qua các trò chơi. Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên cha mẹ cần chú ý chọn trò chơi phù hợp.

>>Xem thêm: Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào? Lời khuyên từ chuyên gia

Phụ huynh cùng tham khảo một số trò chơi phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, dành thời gian bên con để tăng cường sự gắn kết, thân thiết hơn nhé.

1. Trò chơi phù hợp cho trẻ trẻ 0 – 3 tháng tuổi

Trò chơi phù hợp cho trẻ trẻ 0 - 3 tháng tuổi
Trò chơi phù hợp cho trẻ trẻ 0 – 3 tháng tuổi

Trong giai đoạn 0 – 3 tháng tuổi trẻ có nhu cầu tiếp cận với kích thích bên ngoài như nói chuyện, cười đùa để bắt đầu làm quen và tìm hiểu thế giới xung quanh. Lúc này các trò chơi thích hợp với con cha mẹ nên áp dụng là:

Trò chơi kích thích phát triển giác quan

Cha mẹ nên xoa bóp, massage toàn bộ cơ thể cho bé, nhất là chân tay. Việc massage các ngón chân, ngón tay giúp tay chân con trở nên linh hoạt, thuận lợi cho việc học cầm nắm sau này.

Chọn cho bé các món đồ chơi nhiều màu sắc, đa dạng về hình khối để cách tầm mắt 15 – 20cm thuận tiện cho trẻ quan sát. Đồng thời để con nhìn gương mặt cha mẹ ở khoảng cách gần, con có thể học hỏi các nét thay đổi trên từng nét mặt. Từ đó giúp trẻ hình thành kỹ năng nhìn.

Cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện cùng trẻ để tăng cường sự giao lưu và phát triển ngôn ngữ, khả năng phát âm và thính giác. Ngoài nói chuyện trẻ rất thích nghe phụ huynh hát ru, đọc thơ, kể chuyện cho con nghe mỗi ngày.

>>Xem thêm: Đọc thơ cho bé ngủ: giúp con phát triển ngôn ngữ và các giác quan

Trò chơi vận động

Cha mẹ có thể rèn luyện sự vận động cho trẻ từ giai đoạn 0 – 3 tháng. Chúng ta dùng 1 quả bóng hoặc đồ chơi màu sắc di chuyển qua lại trong bán kính gần. Khi bị thu hút trẻ sẽ cử động đầu để nhìn theo, lâu dần bé cố gắng căng người để với đồ vật đó. Như vậy trẻ được rèn luyện vận động toàn thân.

Tuy nhiên, trong quá trình rèn luyện vận động cho trẻ, cha mẹ chỉ nên tiến hành trong khoảng thời gian nhất định. Khi thực hiện cần cỗ vũ con thật nhiều để bé cố gắng thực hiện. Không nên chơi trò chơi khi trẻ mệt mỏi, khó chịu, không hợp tác.

2. Trò chơi cho trẻ 4 – 6 tháng tuổi phát triển trí não

Trò chơi cho trẻ 4 - 6 tháng tuổi phát triển trí não
Trò chơi cho trẻ 4 – 6 tháng tuổi phát triển trí não

Giai đoạn 4 – 6 tháng trẻ đã biết lẫy, hệ thống xương cơ vững chắc hơn. Con có thể ngồi dưới sự hỗ trợ của người lớn và quan sát thế giới qua góc nhìn mới thay vì chỉ nằm như trước đây. Cha mẹ có thể áp dụng một số trò chơi bổ ích dưới đây cho trẻ:

Trò chơi kích thích phát triển giác quan

Lúc này sẽ yêu thích các món đồ chơi nhiều màu sắc, đồ chơi phát ra tiếng động. Ngoài ra, cha mẹ có thể dạy trẻ thông qua những tấm gương, để giúp trẻ nhận biết những hành động đơn giản như cười, vẫy tay, hoan hô…

Một trong những trò chơi vận động hiệu quả với trẻ 4 – 6 tháng tuổi là vui đùa trong khi tắm. Chúng ta cho con chơi với vài quả bóng nhựa trong chất nước hay thổi bóng nước và làm vỡ chúng. Đa phần trẻ con thích tắm và thích mê với những hoạt động vui vẻ cùng cha mẹ trong lúc này.

Cha mẹ đừng quên tích cực nói chuyện với con, đừng nghĩ trẻ chưa hiểu gì. Chính việc ê, a đầy hào hứng khi nói chuyện với cha mẹ sẽ giúp các bé phát triển ngôn ngữ.

Trò chơi vận động

Giai đoạn này trẻ đặc biệt yêu thích và phản ứng với đồ chơi nhiều màu sắc, có tiếng động. Khi cha mẹ đưa qua đưa lại món đồ trước mặt bé, trẻ sẽ nhìn theo và cố gắng với lấy. Việc làm này là khởi đầu giúp trẻ tập cầm nắm để tay chân thêm linh hoạt. Hãy tạo cho trẻ khoảng thời gian vui chơi cùng cha mẹ vui vẻ, động viên con để con hứng thú vui chơi.

3. Các trò chơi bổ ích cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi

Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Các trò chơi bổ ích cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi

Đến tháng thứ 7, trẻ cần phát triển và hoàn thiện kỹ năng vận động tay chân. Cha mẹ đừng ngại khi con lấm bẩn trong các hoạt động vui chơi, hãy cho trẻ thực hiện một số trò chơi phù hợp sau:

Trò chơi kích thích phát triển giác quan

Thời điểm này thích hợp để dạy trẻ các trò chơi giúp con phát triển kỹ năng phối hợp tay – mắt. Ví dụ cha mẹ cùng con chơi trò ú – òa, chắc chắn các bé hào hứng tiếp nhận và thực hiện.

Đừng quên dạy bé cách tập nhận biết màu từ đơn giản với số lượng ít, nên bắt đầu từ màu đỏ. Cách này không chỉ giúp bé phát triển thị giác mà còn phát triển nhận thức.

Giai đoạn 7 – 9 tháng là lúc bé cần phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ hãy tích cực nói chuyện với con, đọc truyện, hát, đọc thơ cho bé nghe. Một số trẻ đã bắt đầu tập nói những từ đơn giản đầu tiên vào thời điểm này.

Trò chơi vận động

Cùng trẻ chơi các trò kích thích phát triển vật động như vỗ tay và khuyến khích bé thực hiện. Hoặc cho con sử dụng các đồ vật gõ gõ để tạo tiếng động. Chúng ta có thể dạy con phân biệt các bộ phận trên cơ thể bằng việc chỉ trỏ ngón tay.

Một cách hay để luyện kỹ năng trườn bò cho con là cha mẹ đặt đồ vật thú vị ở gần, khuyến khích trẻ chơi với độ vật đó. Sau đó hãy di chuyển đồ vật đi xa dần đê khuyến khích con tiếp cận, khám phá.

4. Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm từ 10 – 12 tháng tuổi

Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm từ 10 – 12 tháng tuổi

Giai đoạn 10 – 12 tháng tuổi trẻ đã hoàn thiện các kỹ năng vận động cơ bản như cầm nắm, trườn bò , ngồi vững. Các trò chơi phù hợp với trẻ giai đoạn này nhằm mục đích rèn luyện sự khéo léo và khả năng bắt chước của con.

Trò chơi kích thích phát triển giác quan

Cha mẹ hãy bắt đầu từ các hoạt động thường ngày như dạy trẻ cầm, nắm, xúc, đưa thực ăn vào miệng. Khi vui chơi, nói chuyện, giao lưu cùng con hãy khuyến khích bé làm theo những hành động của người lớn.

Chọn lựa cho trẻ những loại đồ chơi phù hợp với lứa tuổi và sở thích. Trong nhiều món đồ chơi, lúc này có thể trẻ chỉ chọn món đồ yêu thích, đây chính là sự phát triển đánh dấu khả năng nhận biết của trẻ. Vì vậy cha mẹ hãy khuyến khích để trẻ phát triển khả năng này, tự phát hiện ra sở thích của mình.

Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ chơi các trò chơi giúp có tăng cường sự khéo léo và tự lập. Ví dụ với bé gái hãy dạy con chăm sóc búp bê, bé trai dạy trẻ đóng giả làm cảnh sát.

Trong quá trình cùng con vui chơi, cha mẹ nên lồng ghép các kiến thức cơ bản để giúp trẻ nhận biết thế giới, phát triển trí não. Khi con chơi đồ vật dạy con phân biệt đồ vật lớn nhỏ, dạy con cách đếm số, nhận biết màu sắc…

Trò chơi vận động

Trẻ 10 –  12 tháng tuổi bắt đầu phát triển khả năng vận động mạnh mẽ. Các bé hứng thú với việc tập đứng để chuẩn bị cho quá trình tập đi trong giai đoạn tiếp theo. Vì vậy cha mẹ đừng hạn chế khả năng vận động của trẻ, đừng lo sợ con té ngã đau mà ngăn cản con. Phụ huynh nên dành thời gian cho trẻ đến những khoảng không lớn, rộng rãi, nhiều người hơn như công viên để con hào hứng, tập đi nhé.

Tuy nhiên trong suốt quá trình trẻ vận động, cha mẹ cần thường xuyên theo dõi để kịp thời giúp trẻ tránh nguy hiểm và bảo vệ con.

Lưu ý chọn đồ chơi hỗ trợ trẻ phát triển, hoàn thiện giác quan

Các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Lưu ý chọn đồ chơi hỗ trợ trẻ phát triển, hoàn thiện giác quan

Khi thiết kế các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm giúp trẻ phát triển, hoàn thiện giác quan không thể thiếu các đồ chơi hỗ trợ. Vậy quá trình lựa chọn đồ chơi cần chú trọng những gì? Cha mẹ đừng xem thường việc mua đồ chơi cho con, hãy lưu ý 4 nguyên tắc quan trọng dưới đây:

  • Chọn đồ chơi phù hợp độ tuổi: Mỗi giai đoạn trẻ cần chơi đồ chơi khác nhau, cha mẹ nên lưu ý chọn món đồ phù hợp độ tuổi. Trẻ 0 – 3 tháng tuổi nên cho bé quan sát những món đồ chơi kích thước vừa phải, đồ từ vật liệu mềm tránh gây tổn thương. Trẻ lớn hơn nên cho con chơi cùng đồ chơi nhiều màu sắc, đa dạng hình khối và có âm thanh.
  • Chọn đồ chơi thông minh phù hợp nhận thức: Đồ chơi thông minh mang lại lợi ích lớn cho quá trình phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên đừng tạo áp lực cho bé khi cha mẹ mua cho con các loại đồ chơi quá tầm tư duy. Đồ chơi thông minh lý tưởng phải phù hợp, kích thích khả năng tư duy, trí tò mò tìm hiểu của trẻ.
  • Chọn đồ chơi an toàn cho trẻ: Trong giai đoạn ăn dặm, sức khỏe trẻ còn non yếu, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên dễ bị ảnh hưởng bởi các món đồ chơi độc hại. Khi chọn đồ chơi cha mẹ nên quan tâm đến chất liệu an toàn, thiết kế không gây thương tích cho trẻ.
  • Chọn đồ chơi tôn trọng sở thích của con: Ép trẻ chơi những món đồ không thích sẽ làm con không thoải mái, gây ức chế làm phản tác dụng của trò chơi. Vì vậy chọn đồ chơi mà trẻ thích thú mới giúp con phát triển tư duy, trí não và tính cách. Tuy nhiên không phải trẻ đòi món đồ chơi nào cha mẹ cũng đáp ứng, chúng ta cần cân nhắc đến sự phù hợp và tính hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

1. Những món đồ chơi cho bé 0 – 1 tuổi phù hợp?

Nếu cha mẹ đang muốn tìm những món đồ chơi phù hợp cho sự phát triển của trẻ trong giai đoạn 1 năm đầu đời thì một số đồ chơi dưới đây chính là gợi ý hay cho bé yêu:

  • Thảm nhạc: Thảm nhạc có màu sắc tươi sáng, phát nhạc không chỉ giúp con nằm thoải mái mà còn kích thích thị giác cho bé.
  • Máy phát nhạc tiếng ồn trắng: Máy phát nhạc có sẵn những bản nhạc du dương, có ánh sáng đèn dịu nhẹ hỗ trợ trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
  • Đồ chơi treo xe đẩy, nôi: Những món đồ chơi treo xe đẩy, nôi được tuyển chọn là thiết kế phù hợp cho trẻ sơ sinh đến  12 tháng tuổi.
  • Đồ chơi gặm nướu: Giai đoạn trẻ tập cầm nắm cha mẹ nên chọn cho con set đồ chơi gặm nướu vừa giúp con học tập, lại giúp bé giải tỏa cơn ngứa khi mọc răng
  • Hộp âm nhạc: Âm nhạc chính là phương thức tuyệt vời kích thích sự phát triển trí não của trẻ, cha mẹ hãy chọn hộp phát âm nhạc cho bé khám phá.
  • Thảm sàn: Khi trẻ tập bò, lẫy thì thảm sàn chính là món đồ không thể thiếu. Sản phẩm vừa giúp trẻ vui chơi thoải mái, lại có tác dụng bảo vệ an toàn tốt.
  • Những trái bóng tròn nhiều kích thước: Cha mẹ nên chọn cho con những trái bóng tròn nhiều kích thước, có chất liệu khác nhau phù hợp từng giai đoạn phát triển. Trẻ sơ sinh nên chọn bóng vải nhiều màu sắc, lớn hơn con thích vui đùa, cầm nắm bóng để tăng khả năng phối hợp tay và mắt.
  • Kệ chữ A: Thiết kế kệ chữ A cho trẻ dưới 1 tuổi đẹp mắt, nhiều kiểu dáng và có nhạc. Kệ giúp trẻ tập nhìn, quán sát, tập đứng khi lớn hơn và giúp bé vui chơi, vận động.
  • Đồ chơi lật đật: Đồ chơi lật đật không đổ là món đồ chơi được nhiều trẻ em yêu thích, giúp bé phát triển giác quan hiệu quả.
  • Sách vải: Sách vải có chứa nhiều thông tin, thích hợp với sự phát triển và nhận thức từng giai đoạn của trẻ. Sách loại này an toàn, thân thiện và hữu ích với sự phát triển của bé.

2. Cha mẹ cần lưu ý gì trong cách chơi với trẻ con để kích thích khả năng phát triển toàn diện của bé?

Việc nuôi dưỡng, phát triển giác quan cho trẻ ngay từ giai đoạn ăn dặm thông qua các trò chơi là vô cùng cần thiết. Trong quá trình thiết kế trò chơi, cùng chơi với con, cha mẹ cần lưu ý:

  • Chú trọng phát triển đồng thời 5 giác quan cũng như sự vận động của con. Hãy dành thời gian vui chơi cùng con giúp tăng cường sự tương tác, tình cảm. Đồng thời giúp trẻ chủ động khám phá, tăng tính tập trung, phát triển nhận thức, cảm xúc, phát triển cơ xương chắc khỏe và tăng sức đề kháng.
  • Khi cho trẻ tham gia các trò chơi cha mẹ cần chú ý cho chọn không gian thoáng đãng, cho trẻ mặc quần áo thoải mái để dễ vận động.
  • Nên cho con ăn trước khi chơi ít nhất 30 phút, tránh chơi khi trẻ quá no hoặc quá đói.
  • Tạo không khí chơi vui vẻ, thoải mái tránh khi bé mệt mỏi, khó chịu.

3. Những trò chơi tương tác với con phù hợp giai đoạn trẻ ăn dặm?

Tích cực dành thời gian chơi cùng con là cách hiệu quả cha mẹ giúp con phát triển trí thông minh, đồng thời gắn kết thêm tình cảm gia đình. Dưới đây là một số trò chơi tương tác với trẻ phù hợp trong giai đoạn trẻ ăn dặm:

  • Massage chân tay và toàn thân cho trẻ: Giúp con lưu thông khí huyết, tăng cường vận động và sự linh hoạt cho chân tay.
  • Trò chuyện, đọc thơ, hát cho bé nghe: Ngay cả khi trẻ còn nhỏ chưa biết cách đáp lại cha mẹ nên trò chuyện, hát, đọc thơ… giao lưu nhiều hơn để kích thích các giác quan của con phát triển.
  • Nhận biết đồ vật: Cha mẹ dạy trẻ cách gọi tên các đồ vật để não bộ con tiếp nhận thông tin, từ đó tăng cường khả năng nhận biết và phát triển ngôn ngữ.
  • Chăm sóc thú bông, búp bê: Dạy trẻ cách chăm sóc thú bông hay búp bê giúp trẻ tăng cường vận động, biết cách chăm sóc người khác.
  • Tập thể dục cho trẻ: Tập thể dục cho trẻ thường xuyên giúp trẻ thư giãn, phát triển linh hoạt chân tay.

Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn vì trò tìm các trò chơi cho bé trong giai đoạn ăn dặm rất khó. Hy vọng nội dung bài viết này sẽ giải đáp các vấn đề khó khăn, để cha mẹ có thể dành thời gian chơi cùng con hiệu quả mỗi ngày. Chúc phụ huynh cùng các bé có sự tương tác hiệu quả để giúp con phát triển thể chất, trí tuệ tốt hơn ngay từ khi trẻ còn nhỏ.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm