Ăn dặm là giai đoạn bắt buộc khi nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ tăng cao. Cha mẹ cần chú trọng đến giai đoạn này nhằm cung cấp đủ chất cho con phát triển toàn diện. Tuy nhiên hành trình ăn dặm thường không diễn ra đơn giản dưới sự hợp tác của trẻ. Để con ăn ngon, khỏe mạnh chúng tôi bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán, nhằm hỗ trợ tốt nhất cho phụ huynh chăm sóc trẻ trong giai đoạn này. Cùng Sakura Montessori tìm hiểu thông tin này ngay trong nội dung dưới đây, để lưu lại cách chế biến món ăn cho trẻ cha mẹ nhé.

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán mẹ đừng bỏ lỡ

Tìm hiểu các giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm

Mỗi giai đoạn phát triển khác nhau trẻ có nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng khác nhau. Do đó tìm hiểu các giai đoạn ăn dặm của trẻ là cách giúp quá trình đảm bảo hiệu quả và tránh tình trạng trẻ biếng ăn.

Thông thường độ tuổi ăn dặm chia thành 3 giai đoạn và bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên, cụ thể:

1. Giai đoạn từ 6 – 7 tháng

Giai đoạn từ 6 – 7 tháng tuổi là thời điểm bắt đầu cho trẻ ăn dặm, cha mẹ nên cho con làm quen với bột loãng (4 muỗng bột nấu với 200ml nước) hoặc cháo loãng (Tỷ lệ 1 gạo : 10 nước). Chúng ta nên chế biến các món có mùi vị nhẹ nhàng, thành phần phối hợp các chất và được xay nhuyễn, mịn.

Lúc này trẻ làm quen với kiểu thức ăn có kết cấu mới lạ khác với sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn trước. Cha mẹ có thể thêm vào một số loại rau, thịt đã được làm chín, xay mịn trộn chung với bột, cháo. Hoặc để riêng từng loại thức ăn để trẻ thích nghi với mùi vị riêng.

2. Giai đoạn từ 7 – 9 tháng

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Trẻ ở giai đoạn 7 – 9 tháng, cha mẹ chế đồ ăn dặm đặc hơn

Trẻ ở giai đoạn 7 – 9 tháng, cha mẹ bắt đầu nấu cháo đặc hơn theo tỷ lệ 1 gạo : 7 nước. Đồng thời tăng số loại thực phẩm khi nấu món ăn dặm để con làm quen với hương vị hỗn hợp. Lúc này danh sách thực phẩm cho thực đơn ăn dặm của trẻ khá đa dạng bao gồm thịt gà, cá, tôm, cua, nấm, rau xanh, sữa chua, hoa quả…

Đối với các loại rau quả nghiền nhuyễn, cha mẹ có thể kết hợp với sữa mẹ, sữa công thức, nước sôi để nguội để làm loãng trước khi cho con ăn. Nên cho trẻ thử nhiều loại thực phẩm khác nhau, không nên cho ăn liên tục loại mà bé thích.

3. Giai đoạn từ 9 – 12 tháng

Bước vào giai đoạn thứ 3, khi trẻ 9 – 12 tháng, hãy cho con ăn cháo với tỷ lệ 1 gạo : 5 nước. Kích thước thực phẩm trong đồ ăn dặm to hơn để luyện trẻ kỹ năng nhai thành thạo hơn cho trẻ. Thực đơn ăn dặm được làm phong phú hơn với nhiều loại thực phẩm đa dạng như thịt heo, thịt bò, bột tôm, cá, cua, lươn, các loại rau, củ quả… Để đổi khẩu vị, làm phong phú thêm bữa ăn dặm cho con, ngoài cháo phụ huynh có thể cho con ăn các loại thức ăn mềm như nui, bún, phở, mì..

Ở giai đoạn này, cha mẹ không nên xay nhuyễn thức ăn nữa. Nếu trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn, con sẽ không học nhai, không cảm nhận được mùi vị thức ăn. Từ đó dễ xảy ra tình trạng trẻ chán ăn, dẫn đến biếng ăn, thiết chất, phát triển kém.

10+ công thức ăn dặm cho bé chống ngán

Bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán khá đơn giản, đó chính là việc xây dựng thực đơn đa dạng, phối hợp hài hòa các chất dinh dưỡng. Cha mẹ nên thường xuyên tạo ra sự mới mẻ, giúp trẻ ăn uống vui vẻ, không chán mà vẫn đảm bảo chất lượng.

Với 10+ công thức ăn dặm chống ngán cho bé dưới đây, cha mẹ sẽ dễ dàng vượt qua giai đoạn tập ăn dặm khó khăn cùng con.

1. Công thức ăn dặm cho bé chống ngán giai đoạn 6 tháng tuổi

Trong giai đoạn ăn dặm đầu tiên, ngoài việc bổ sung sữa mẹ hoặc sữa công thức, chúng ta nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm mới. Hệ tiêu hóa của trẻ đã dung nạp được nhiều món ăn từ hoa quả, rau xanh, một số loại thịt nghiền nhuyễn. Một số công thức ăn dặm cho trẻ chống ngán dưới đây sẽ giúp con có nguồn năng lượng dồi dào, phát triển tốt.

Cháo bí đỏ ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Cháo bí đỏ ăn dặm chống ngán cho bé 6 tháng tuổi

Bí đỏ là thực phẩm bổ dưỡng, có vị ngọt, thơm ngon, màu sắc đẹp mắt giúp trẻ hứng thú thưởng thức. Vì vậy nhiều phụ huynh sử dụng bí đỏ làm nguyên liệu chính nấu ăn dặm ngay từ những ngày đầu cho trẻ. Công thức chế biến cháo bí đỏ như sau:

Chuẩn bị

  • 20g bí đỏ
  • 2 thìa cháo trắng nấu tỉ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước)

Chế biến

  • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín và nghiễn nhuyễn
  • Cháo trắng rây mịn và trộn bí đỏ nghiền đảo đều
  • Trình bày ra bát ăn dặm, để nguội và cho trẻ ăn (có thể để trẻ ăn riêng cháo và bí đỏ để cảm nhận mùi vị thức ăn, kích thích vị giác)

Cháo rau cải bó xôi giàu dinh dưỡng

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Cháo rau cải bó xôi giàu dinh dưỡng

Rau xanh là nhóm thực phẩm cần thiết cho cơ thể, được khuyến cáo bổ sung trong thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng. Trên thực tế, các loại rau đa dạng, mang nhiều mùi vị khác nhau thích hợp để thay đổi bữa hàng ngày cho bé. Mời cha mẹ tham khảo công thức nấu cháo rau cải bó xôi đơn giản mà trẻ rất thích dưới đây:

Chuẩn bị

  • 4 lá cải bó xôi
  • 2 thìa cháo trắng nấu tỉ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước)

Chế biến

  • Sơ chế bằng cách rửa sạch rau cải, thái thật nhỏ
  • Cho cháo vào nồi đun, thêm rau cải và nấu trong khoảng 10 phút
  • Rây cháo mịn và trình bày vào bát ăn dặm cho trẻ ăn.

Cháo hạt sen nghiền mịn

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Cháo hạt sen thanh nhiệt, ngăn ngừa táo bón cho trẻ

Hạt sen là thực phẩm có tính mát, giúp thanh nhiệt, ngăn ngừa táo bón cho trẻ. Hạt sen còn giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, hỗ trợ phát triển tốt hệ xương khớp, thần kinh. Vì vậy, loại hạt này được đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng tuổi. Công thức nấu cháo hạt sen nghiền mịn như sau:

Chuẩn bị

  • 30g hạt sen
  • 2 thìa cháo trắng nấu tỉ lệ 1:10 (1 gạo : 10 nước)

Chế biến

  • Hạt sen bỏ tâm, rửa sạch, luộc mềm và nghiền nhuyễn hoặc rây mịn
  • Trộn hạt sen với cháo trắng và trình bày lên bát cho trẻ thưởng thức.

Súp khoai tây thịt bò

Súp khoai tây, thịt bò
Súp khoai tây, thịt bò là món ăn bổ dưỡng trong thực đơn ăn dặm

Súp khoai tây, thịt bò là món ăn bổ dưỡng cung cấp nhiều năng lượng cho quá trình phát triển của trẻ. Trong khoai tây có chứa nhiều vitamin C, acid amin đóng vai trò quan trọng cần thiết cho cơ thể. Trong thịt bò giàu protein, calo, đạm thúc đẩy cân nặng phát triển và giups trẻ ăn ngon miệng. Đây cũng là món súp sánh mịn, thơm ngon thích hợp cho trẻ ăn dặm. Cách chế biến món súp khoai tây, thịt bò như sau:

Chuẩn bị

  • ½ củ khoai tây
  • 50g thịt bò
  • ½ củ cà rốt
  • dầu ăn dặm

Chế biến

  • Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ và hấp/ luộc chín, nghiền nhuyễn
  • Thịt bò rửa sạch, thái miếng, băm nhuyễn
  • Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và thái hạt lựu
  • Cho dầu ăn dặm vào nồi, cho thịt bò, cà rốt vào đảo đến khi chín
  • Thêm 200 – 250ml nước vào nồi, thêm khoai tây và khuấy đến khi được hỗn hợp sánh mịn
  • Cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn, sau đó cho ra bát cho trẻ thưởng thức.

Xoài xay nhuyễn trộn sữa cho trẻ 6 tháng ăn dặm

Xoài xay nhuyễn trộn sữa
Xoài xay nhuyễn trộn sữa cho trẻ 6 tháng ăn dặm

Xoài chín chứa nhiều loại vitamin, chất béo, protein, carbohydrate… kích thích hệ miễn dịch cho trẻ. Cho trẻ ăn dặm xoài chín còn giúp chống táo bón, tốt cho đường tiêu hóa. Cha mẹ có thể chế biến món xoài xay cho trẻ 6 tháng như sau:

Chuẩn bị

  • ½ quả xoài chín
  • 50ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Chế biến

  • Xoài chín gọt vỏ, tách lấy phần thịt, thái nhỏ
  • Cho xoài vào máy xay sinh tố, thêm sữa và xay nhuyễn
  • Trình bày ra bát và cho trẻ thưởng thức

2. Công thức ăn dặm chống ngán cho bé từ 7 – 9 tháng tuổi

Chuyển sang giai đoạn thứ 2, trẻ đã làm quen với nhiều thực phẩm mới, nên cha mẹ có thể cho con ăn thêm nhiều loại khác. Chúng ta cần xác định nhu cầu, quan sát biểu hiện, xem xét thể trọng của trẻ để đa dạng hóa công thức nấu ăn. Từ đó giúp con chống ngán, ăn ngán và hợp tác.

Cháo cá hồi, khoai lang

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Cháo cá hồi, khoai lang

Cá hồi được đánh giá là thực phẩm nhiều chất dinh dưỡng, lành mạnh thúc đẩy quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng giúp trẻ phát triển trí não và thể chất. Cá hồi kết hợp khoai lang tạo nên món cháo không chỉ hấp dẫn bé mà còn tốt cho hệ tiêu hóa. Công thức chế biến cháo cá hồi, khoai lang cụ thể từ chuẩn bị nguyên liệu đến hoàn thành như sau:

Chuẩn bị

  • 50g phi lê cá hồi
  • 30g cháo hạt vỡ
  • 1 củ khoai lang, dầu ăn dặm

Chế biến

  • Cá hồi rửa sạch với hỗn hợp nước muối loãng và nước cốt chanh để khử mùi tanh
  • Áp chảo 2 mặt cá bằng dầu ăn dặm trong 2 phút (mỗi mặt khoảng 1 phút)
  • Khoai lang gọt sạch vỏ, rửa sạch cắt miếng và hấp hoặc luộc chín
  • Tiếp đến cho cháo vào nồi, thêm 300 – 500ml nước đun đến khi nở, thêm khoai lang nấu chín hỗn hợp
  • Cuối cùng cho cá hồi vào nồi đun thêm khoảng 15 phút, tắt bếp, múc cháo ra bát, chờ cháo nguội và cho trẻ ăn.

Cháo tôm tươi, mồng tơi

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Cháo tôm rau mồng tơi

Tôm nấu cùng mồng tơi hòa quyện tạo nên món ăn mềm mịn, thơm ngon, kích thích vị giác trẻ. Trong món ăn dặm này có chứa nhiều chất hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, cung cấp vitamin giúp bé sáng mắt, cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.

Cách chế biến cháo tôm tươi, mồng tơi không khó, cụ thể như sau:

Chuẩn bị

  • 30g cháo hạt vỡ
  • 3 con tôm tươi
  • 25g rau mồng tơi

Chế biến

  • Sơ chế tôm bằng cách bỏ vỏ, bỏ đầu, bỏ chân, bỏ chỉ lưng và rửa sạch, băm nhuyễn
  • Mồng tơi rửa sạch, thái sợi nhỏ
  • Cho cháo vỡ, thêm 500ml nước vào nồi và nấu đến khi chín đều, nở bung
  • Cho tôm vào cháo đun chín, thêm mồng tơi đảo đều và nấu trong 2 – 3 phút
  • Múc cháo ra bát, chờ cháo nguội và cho trẻ ăn.

Súp cua tổng hợp chống ngán

Súp cua tổng hợp thơm ngon, hấp dẫn
Súp cua tổng hợp thơm ngon, hấp dẫn

Món súp cua tổng hợp bao gồm cua, trứng, thịt gà là những thực phẩm bổ dưỡng phù hợp cho trẻ từ 7 – 9 tháng. Món ăn giúp trẻ phát triển tốt hệ xương khớp, củng cố hệ miễn dịch, thông minh, nhanh nhẹn. Mùi vị súp thơm ngon, hấp dẫn khiến trẻ không bị ngán mà vô cùng yêu thích.

Cách nấu món súp cua tổng hợp không khí, cùng chúng tôi chuẩn bị nguyên liệu và tiến hành ngay nhé:

Chuẩn bị

  • 300g cua
  • 200g thịt gà
  • 500g xương gà
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 1 muỗng canh bột năng

Chế biến

  • Rửa sạch xương gà, khử mùi tanh bằng hỗn hợp nước muối loãng và nước cốt chanh
  • Cho xương vào ninh từ 2 – 3 giờ, trong quá trình đun hớt bọt, lọc 2 lần để thu nước dùng trong
  • Thịt gà rửa sạch và cho vào nồi ninh xương luộc chín, vớt ra, để nguội và xé sợi nhỏ
  • Cua rửa sạch, hấp chín, tách riêng phần thịt tránh để lẫn vụn cua làm trẻ hóc
  • Hòa 1 muỗng canh bột năng, cho vào nước dùng đun sôi, vừa đổ vừa khuấy nấu nhỏ lửa
  • Tiếp tục cho lòng đỏ trứng gà đánh tan vào nồi nước dùng và khuấy đều tay đến khi thu hỗn hợp sền sệt
  • Cho thịt cua, thịt gà vào nấu tiếp trong thời gian từ 5 – 6 phút thì tắt bếp
  • Múc súp ra bát, chờ nguội và cho trẻ thưởng thức

Chuối nghiền sữa tốt cho tiêu hóa của trẻ

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Chuối nghiền sữa cho trẻ 7 – 9 tháng ăn dặm

Chuối cung cấp chất xơ, kali, vitamin C, B6 và nhiều dưỡng chất tự nhiên hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện thị lực cho trẻ. Đây chính là thực phẩm tuyệt vời mang đến hiệu quả chăm sóc sức khỏe cho các con. Công thức chuối nghiền sữa nên được đưa vào thực đơn ăn dặm của trẻ:

Chuẩn bị

  • ½ quả chuối
  • 60ml sữa mẹ hoặc sữa công thức

Chế biến

  • Chuối bỏ vỏ và xơ, cho vào bát dùng thìa nghiền nhuyễn
  • Trộn đều chuối nghiền cùng sữa và cho bé thưởng thức

3. Công thức ăn dặm cho trẻ chống ngán trên 9 tháng tuổi

Trẻ 9 tháng có lợi thế hơn trong việc ăn dặm vì con đã mọc răng. Giai đoạn này bé có thể cắn, nhai trơn tru và thưởng thức được thêm nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác 2 giai đoạn trước. Một số công thức ăn dặm cho trẻ chống ngán dưới đây có thể giúp cha mẹ tạo cho con những bữa ăn ngon và bổ dưỡng hơn:

Cháo nấm rơm, cà rốt

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Cháo nấm rơm, cà rốt

Cháo nấm rơm, cà rốt là món ăn cung cấp nhiều chất xơ, hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu hóa, thúc đẩy trao đổi chất trong cơ thể trẻ. Món ăn này lý tưởng vì vừa thơm ngon, chống ngán lại giúp trẻ hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Phụ huynh có thể tham khảo công thức dưới đây để chế biến ngay cho bé thưởng thức nhé.

Chuẩn bị

  • 200g nấm rơm
  • 1 củ cà rốt
  • 100g gạo tẻ
  • Dầu ăn dặm

Chế biến

  • Sơ chế nấm rơm cắt bỏ phần chân, phần dập nát và rửa sạch với nước muối loãng, rửa nước sạch, để ráo và cắt lát
  • Cà rốt gọt sạch vỏ, rửa sạch, thái khoanh nhỏ khoảng từ 2 – 3cm
  • Vo sạch gạo, ngâm nước khoảng 2 giờ, vớt ra để ráo
  • Cho gạo, cà rốt, nấm rơm vào nồi, thêm 300 – 500ml nước và ninh nhừ trong thời gian khoảng 20 – 25 phút (trong khi ninh cần thường xuyên vớt bọt)
  • Cháo chín nhừ, múc ra bát, để nguội và cho trẻ thưởng thức

Súp yến chưng đường phèn bổ dưỡng

Yến chưng đường phèn là món ăn dặm bổ dưỡng
Yến chưng đường phèn là món ăn dặm bổ dưỡng

Yến chưng đường phèn là món ăn giàu dinh dưỡng có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Món ăn này có công dụng giải nhiệt, cung cấp các chất như vitamin B, C, D, E, phốt pho, protein, sắt… Cho trẻ ăn dặm súp yến chưng đường phèn giúp bảo vệ con tăng đề kháng. Dưới đây là công thức chế biến món ăn có mùi thơm dịu nhẹ, mềm mịn được trẻ yêu thích này:

Chuẩn bị

  • 10g yến sào khô hoặc 60g tổ yến tươi
  • 20g đường phèn
  • 20g lá dứa

Chế biến

  • Sơ chế tổ yến bằng cách ngâm nước và nhặt sạch tạp chất hoặc mua tổ yến đã sơ chế sẵn sạch sẽ về sử dụng
  • Đặt nồi lên bếp, thêm 500m nước, lá dứa đã rửa sạch và nấu trong thời gian khoảng 20 phút
  • Loại bỏ lá dứa, giữa lại phần nước đun lá dứa
  • Đặt thố sứ chưng yến vào nồi hấp cách thủy, cho nước lá dứa vào nồi, cho tổ yến vào chưng đến khi nở đều trong thời gian khoảng 25 phút
  • Thêm đường phèn vào thố chưng yến, đun tiếp khoảng 5 phút và tắt bếp
  • Múc yến chưng ra bát, chờ nguội và cho trẻ ăn

Bánh quy ăn dặm chống ngán

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Bánh quy ăn dặm chống ngán

Nhiều phụ huynh băn khoăn vì việc làm bánh quy mất nhiều thời gian và khó thực hiện. Tuy nhiên nếu mua bánh quy trên thị trường lại không yên tâm vì các loại bánh công nghiệp có hàm lượng chất béo cao, nhiều đường. Áp dụng công thức dưới đây, cha mẹ sẽ nhanh chóng có món bánh giòn tan, chống ngán, giúp con rèn luyện khả năng ăn nhai tốt. Đồng thời cung cấp nguồn dinh dưỡng vô cùng tốt cho trẻ.

Chuẩn bị

  • 60g khoai lang
  • 10g bột bắp hữu cơ
  • 100g bột mì hữu cơ
  • 2g bột nở hữu cơ
  • 1 lòng đỏ trứng gà
  • 20ml sữa mẹ hoặc sữa công thức
  • 10ml dầu ăn dặm

Chế biến

  • Khoai lang rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành khúc từ 2 -3 cm, hấp chín khoai và tán nhuyễn
  • Bột bắp hữu cơ, bột mì hữu cơ rây mịn và trộn đều với khoai lang tán nhuyễn tạo thành hỗn hợp
  • Đánh tan lòng đỏ trứng gà với dầu ăn dặm và trộn đều với hỗn hợp bột khoai lang ở bước 2
  • Thêm 2g bột nở, 20ml sữa vào hỗn hợp bột trứng và nhào đến khi thu được khối bột dẻo mịn
  • Rắc bột khô lên mặt phẳng hoặc lót giấy nên và cán mỏng bột, cắt thành miếng vừa ăn
  • Dùng dĩa xăm đều trên mặt từng miếng bánh
  • Làm nóng nồi nướng hoặc nồi chiên không dầu ở chế độ nướng 170 độ trong thời gian 15 phút
  • Xếp bánh vào vỉ nướng, phủ giấy nến lên và đưa vào nồi chiên không dầu hoặc nồi nướng
  • Đặt chế độ nướng 170 độ trong thời gian 18 – 20 phút
  • Kiểm tra bánh chín, xếp ra đĩa, để nguội và cho bé ăn

Nguyên tắc áp dụng công thức ăn dặm cho trẻ chống ngán thành công

Hành trình ăn dặm của trẻ không đơn giản bởi giai đoạn đầu hệ tiêu hóa của trẻ còn rất yếu. Khi áp dụng thực đơn ăn dặm phụ huynh nên lưu ý các nguyên tắc cần thiết, để vừa đảm bảo nhu cầu năng lượng, dinh dưỡng cũng như sự an toàn cho sức khỏe của con.

1. Cung cấp đủ nhóm chất dinh dưỡng

Trẻ từ 6 tháng tuổi đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao hơn, khi một số nhóm chất cần thiết cho sự phát triển không có đủ trong sữa mẹ, con cần được ăn dặm bổ sung. Lúc này cha mẹ cần cung cấp cho con 4 nhóm chất cần thiết là nhóm đạm, nhóm bột đường, nhóm chất béo, nhóm vitamin và khoáng chất.

Ngoài ra, vai trò nhóm chất xơ quan trọng cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh, nên phụ huynh có thể thêm vào các loại rau củ cho con. Cha mẹ thực hiện phương pháp tô màu đỉa ột ằng cách thường xuyên thay đổi thành phần thực phẩm trong món ăn như màu cam của cà rốt, màu xanh của rau, màu vàng của bí…. Từ đó mang đến cho con bữa ăn nhiều màu sắc, đủ dinh dưỡng và tăng tính hấp dẫn.

Giai đoạn này sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho sự phát triển của trẻ. Do đó cha mẹ cần đảm bảo đủ nguồn sữa cung cấp cho con mỗi ngày.

2. Sử dụng lượng thực phẩm thích hợp

bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán
Nấu ăn sử dụng lượng thực phẩm thích hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ

Trong mỗi giai đoạn phát triển cơ thể trẻ cần lượng thực phẩm khác nhau, tùy vào thể trạng của trẻ cha mẹ có những điều chỉnh phù hợp. Với trẻ 6 tháng tuổi bắt đầu ăn dặm thì 1 – 2 bữa ăn dặm/ ngày là vừa đủ. Để cơ thể có thể tiêu hóa hết lượng thức ăn, mỗi bữa nên cách nhau ít nhất  giờ.

Nếu gặp tình trạng trẻ biếng ăn, phụ huynh hãy kiên nhẫn chia nhỏ thành nhiều vữa. Không nên ép trẻ ăn nhiều, dễ dẫn đến tình trạng con sợ ăn, lâu dần trở nên chán ăn. Sau bữa ăn có thể cho con bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cha mẹ nên kiên trì tập ăn dặm lại cho bé để con làm quen dần.

3. Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc

Giai đoạn tập ăn dặm, chúng ta cần tạo điều kiện cho trẻ thích nghi với kết cấu thức ăn mới ngoài sữa. Vì vậy các món ăn dặm nên chế biến từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc. Nên bắt đầu với cháo loãng hay bột loãng, sau đó thêm các thành phần thực phẩm khác.

Cha mẹ hãy cho con ăn lượng tương đương từ 1 – 2 thìa bột hoặc cháo loãng tỷ lệ 1 : 10. Sau 3 – 4 ngày tăng thêm ½ thìa, tiến tới ăn đặc hơn, tăng thô dần.

4. Không nêm gia vị 

Nhiều phụ huynh không tuân thủ nguyên tắc này, vì nghĩ đồ ăn không nêm gia vị sẽ nhạt nhẽo không ngon miệng. Tuy nhiên món ăn dặm của trẻ dưới 1 tuổi theo chuyên gia không nên thêm gia vị, mà chú trọng đến hương vị tự nhiên của các loại thực phẩm.

Giai đoạn này chức năng thận của trẻ con yếu, các gia vị như muối, nước mắm sẽ khiến thận làm việc quá sức. Từ đó dẫn đến các bệnh có liên quan, khiến cơ thể trẻ mệt mỏi.

5. Đảm bảo an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ bao gồm các vấn đề:

  • Chọn thực phẩm an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo tươi ngon. Nên tránh mua các loại rau trái vụ dễ nhiễm thuốc trừ sâu độc hại.
  • Tuân thủ nguyên tắc “ăn chín, uống sôi”
  • Đảm bảo vệ sinh dụng cụ chế biến, rửa tay sạch sẽ, làm sạch thực phẩm khi nấu ăn dặm cho trẻ

Một số lưu ý quan trọng khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ

Chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh tại các địa chỉ uy tín
Chọn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh tại các địa chỉ uy tín

Để tránh trường hợp làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con, trong quá trình cho bé ăn dặm phụ huynh cần cẩn thận từng chút một. Một số lưu ý quan trọng dưới đây sẽ giúp cha mẹ đồng hành cùng quá trình con ăn dặm một cách trơn tru và đạt kết quả tốt nhất:

  • Chọn thực phẩm tại các địa chỉ uy tín, rõ nguồn gốc, có kiểm định, thời hạn sử dụng rõ ràng. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, nhạy cảm nên chúng ta cần tránh các tác động xấu có thể khiến trẻ ngộ độc, nôn trớ, tiêu chảy… Với thực phẩm tươi nên chế biến ngay, tránh bảo quản trong tủ lạnh thời gian dài là suy giảm chất lượng.
  • Chọn loại dụng cụ chế biến đồ ăn dặm phù hợp, an toàn. Cần vệ sinh sạch sẽ tay, dụng cụ và thực phẩm nấu ăn dặm cho trẻ. Ngoài ra cần vệ sinh tay và miệng trẻ sạch sẽ trước và sau khi ăn uống.
  • Chế biến thức ăn đa dạng, đủ chất, mềm và dễ tiêu hóa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
  • Tô màu bột/ cháo để hấp dẫn thị giác, giúp trẻ có cảm giác thích thú với mỗi bữa ăn.

Câu hỏi thường gặp

1. Lợi ích của việc ăn dặm với trẻ?

Ăn dặm là quá trình có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sự phát triển của trẻ. Thực hiện chế độ ăn dặm đúng thời điểm, đúng cách đảm bảo chất lượng mang đến nhiều lợi ích:

  • Giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện:  Đến giai đoạn nhất định, Trong khi sữa mẹ không đủ cung cấp cho quá trình tăng trưởng của bé nữa. Ăn dặm để bổ sung dinh dưỡng từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhằm đáp ứng nhu cầu dưỡng chất và năng lượng ở trẻ ngày càng tăng cao Đây là cách đảm bảo đủ nguồn năng lượng để trẻ hoạt động, khỏe mạnh và phát triển toàn diện.
  • Hệ tiêu tiếp nhận nhiều nguồn dinh dưỡng: Ăn dặm là cách giúp hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ làm quen dần và tiếp nhận nhiều nguồn dinh dưỡng mới. Từ đó, trẻ được cung cấp đủ chất và lượng cho hành trình phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
  • Phát triển cơ hàm: Tập ăn dặm giúp trẻ tập nhai, tăng cường quá trình phát triển cơ hàm. Quá trình này tạo điều kiện cho việc dùng răng, lưỡi, miệng… phối hợp nhuần nhuyễn nhai, nuốt thức ăn.
  • Thúc đẩy phát triển khứu giác, vị giác và kỹ năng ăn uống: Ăn dặm trẻ được làm quen với nhiều thực phẩm, thúc đẩy phát triển khứu giác, vị giác phát triển. Bên cạnh đó, trẻ có thể học được cách tự cầm nắm thức ăn, nhai nuốt… Sau một thời gian các kỹ năng ăn uống của con phát triển tốt.
  • Trẻ hợp tác quá trình ăn uống: Cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm, đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng giúp con phát triển khỏe mạnh. Con sẽ có hứng thú với thức ăn, các món ăn, ăn ngon miệng và hợp tác. Từ đó, trẻ không rơi vào tình trạng kén ăn, chán ăn mà thích thú với bữa ăn của mình.

2. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé mới bắt đầu?

Trong giai đoạn mới bắt đầu ăn dặm, chúng ta vẫn bổ sung sữa cho trẻ kết hợp với việc ăn dặm. Hãy cho trẻ ăn với lượng nhỏ từ 5 – 10ml, tăng dần lên 30ml kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Gợi ý thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 6 tháng mới bắt đầu như sau:

  • Bí đỏ nghiền nhuyễn nấu với bột hoặc sữa
  • Cà rốt nghiền nhuyễn nấu với bột hoặc sữa
  • Khoai lang nghiền trộn sữa hoặc bột
  • Cải bó xôi, khoai lang nghiền
  • Cháo đỗ xanh/cà rốt, su su xay nhuyễn
  • Cháo khoai sọ, phô mai nghiền, cải bó xôi và dầu oliu.
  • Cháo trứng gà, bí xanh nghiền, cà chua, phô mai và dầu óc chó.
  • Bơ, chuối nghiền với sữa
  • Chuối nghiền trộn sữa đậu nành
  • Bơ nghiền trộn sữa

Trong nội dung bài viết trên đây, Sakura Montessori đã bật mí công thức ăn dặm cho bé chống ngán. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích với các bậc phụ huynh, để quá trình chăm sóc trẻ dễ dàng và hiệu quả hơn. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật liên tục các thông tin hay và bổ ích khác nhé.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm