Giai đoạn 6 năm đầu đời là giai đoạn quan trọng mà bé bước đầu phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, xã hội. Việc giáo dục sớm cho trẻ trong độ tuổi này khiến không ít bậc phụ huynh lo lắng do không thể dùng sách vở lý thuyết hay bài tập được. Thông qua các nghiên cứu nhu cầu phát triển của trẻ, đồ dùng montessori tự làm được đánh giá là một trong những công cụ hiệu quả để giáo dục sớm cho con.

Đồ dùng montessori tự làm giúp trẻ rèn luyện trí thông minh

1. Đồ dùng montessori tự làm là gì?

Đồ dùng montessori tự làm hay còn gọi là đồ chơi giáo dục, là những giáo cụ khuyến khích trẻ thử nghiệm, từ đó kích thích trẻ tự học hỏi tìm tòi.

2. Khám phá 14 món đồ dùng montessori tự làm đơn giản

Có nhiều ý tưởng đồ dùng montessori tự làm nhưng SMIS đã tổng hợp 5 món đơn giản, phù hợp để cha mẹ và bé cùng nhau thực hiện.

2.1. Bảng Busy Board

Bảng Busy Board là một ý tưởng trò chơi montessori thú vị, giúp trẻ khám phá trong một thời gian dài, kích thích sáng tạo và thúc đẩy vận động. Ba mẹ có thể làm nhiều bảng Busy Board theo các chủ đề khác nhau, gồm nhiều đồ chơi từ dễ đến khó để trẻ khám phá.

đồ dùng montessori tự làm
Bảng Busy Board

Dưới đây là gợi ý cho 1 bảng Busy Board kỹ thuật tự làm với những đồ chơi hấp dẫn trẻ khám phá tìm tòi:

  • Nam châm: Sử dụng để giữ vị trí đai ốc, bu lông, ốc vít và các vật dụng trò chơi bằng kim loại.
  • Bánh răng: Bé sẽ cảm thấy thích thú khi xoay bánh răng và hiểu được cách hoạt động của vật dụng này, từ đó liên hệ với các đồ chơi, công cụ xung quanh có bánh răng.
  • Đai ốc và bu lông: Tập cho trẻ thắt chặt và nới lỏng các ốc vít như những kỹ sư chuyên nghiệp, trẻ sẽ rất thích thú với hoạt động này.
  • Khóa kéo, khóa móc, khóa bấm các loại: Việc đóng mở khóa kéo nhiều lần là sở thích của rất nhiều trẻ, kể cả trẻ sơ sinh. Đây là đồ chơi đơn giản kích thích hoạt động của các giác quan cho trẻ.
  • Công tắc đèn: Hãy thiết kế một hệ thống đèn đơn giản có công tắc để trẻ đóng mở. Trẻ có thể đóng mở công tắc liên tục trong hàng giờ để hiểu về cách chúng hoạt động.
  • Núm và cửa: Con trẻ cũng rất thích đóng mở núm và cửa, đây cũng là lựa chọn tốt để bạn bổ sung vào Busy Board.
  • Bảng trắng và bút hoặc phấn: nếu trẻ đã có thể cầm bút, hãy dành một khoảng trắng ở Busy Board để trẻ vẽ lên những ý tưởng sáng tạo cùng với những vật dụng, trò chơi ở đây.
  • Giày và dây giày: Tập cho trẻ thắt dây giày để rèn luyện sự kiên nhẫn cũng như có trải nghiệm thú vị.
  • Nhạc cụ: một chút âm thanh giúp trẻ làm quen với nhạc cụ cũng như khiến trẻ thích thú hơn với Busy Board.

Bảng Busy Board là một đồ chơi montessori cho bé 2 tuổi thú vị mà bé có thể vừa chơi vừa khám phá, vừa xây dựng hiểu biết về đồ vật, con người, thế giới xung quanh.

2.2. Làm hộp khăn giấy

Từ những nguyên liệu đơn giản, ba mẹ cùng bé có thể hoàn thành hộp khăn giấy hình quái vật mà trẻ yêu thích chỉ trong một vài giờ đồng hồ. Trẻ sẽ rất thích thú khi tự tay hoàn thành món đồ này, bộc lộ sớm sở thích hay thế mạnh về hội họa, thủ công.

đồ dùng montessori tự làm
Làm hộp khăn giấy

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Hộp đựng khăn giấy rỗng có dạng nắp tròn hoặc nắp vuông tùy theo sở thích
  • Thẻ trắng
  • Sơn acrylic trắng và có màu (ít nhất 2 màu để sơn cho bên trong và bên ngoài)
  • Keo dính
  • Que kem và hai hình con mắt
  • Bút đánh dấu màu đen

Các bước thực hiện:

  • Loại bỏ lớp lót bằng nhựa bên trong hộp khăn giấy, sơn lên một màu giống như bên trong miệng quái vật.
  • Sơn trắng phía bên ngoài hộp khăn giấy để tạo nền, sau khi khô hoàn toàn hãy cùng bé sơn lên màu yêu thích.
  • Dùng bút dạ màu đen, tô xung quanh phần mở của hộp khăn giấy để tạo nét giống như miệng quái vật.
  • Tạo đôi mắt bằng cách cắt đôi que kem, sơn cùng màu với màu ngoài hộp giấy, dán 2 con mắt lên trên và đẩy que vào hộp.

2.3. Đồ dùng thí nghiệm

Một trong những đồ dùng montessori tự làm phù hợp để ba mẹ và bé cùng thực hiện dễ dàng ngay tại nhà là các thí nghiệm đơn giản mà thú vị.

Cải thảo sắc màu

Để thực hiện, ba mẹ chuẩn bị 4 cốc nước pha 4 màu sắc khác nhau (nên chọn dung dịch màu đậm bám tốt). Sau đó, cắm cải thảo (có thể chọn rau khác) vào cốc nước. 

Cùng trẻ chờ đợi và quan sát hiện tượng, cho trẻ thấy cây cải thảo ở mỗi cốc đã bị nhuộm những màu sắc tương ứng.

đồ dùng montessori tự làm
Cải thảo sắc màu

Tập cho trẻ tô màu sáng tạo theo cách hoàn toàn mới bằng những quả bông nhiều màu sắc. Ba mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ một bức tranh đã vẽ sẵn, băng dính, những quả bông pompom nhiều màu.

2.4. Làm những đồ chơi cho trẻ vận động

Nếu nhà bạn có đủ không gian an toàn, hãy xây dựng cho trẻ những mô hình chơi vận động như: cắm trại, leo núi, hầm mỏ,… bằng vật dụng trong nhà như gối, đệm,… 

Những đồ chơi montessori này sẽ tạo hứng thú, giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động thô như leo trèo, di chuyển, trú ẩn,… Trẻ yêu thích vận động sẽ có thể hòa nhập với môi trường sau này tốt hơn.

2.5. Đồ dùng kích thích sáng tạo Montessori

Dưới đây là gợi ý các trò chơi theo phương pháp montessori kích thích sự sáng tạo của bé:

Bé tô màu tranh với giấy phân trang

Đầu tiên bé sẽ cần một bức giấy vẽ hình bất kỳ cùng 1 tập giấy phân trang nhiều màu sắc. Những vật dụng này ba mẹ dễ dàng tìm mua ở các hiệu sách, cửa hàng văn phòng phẩm.

Sau đó, hãy cho trẻ thỏa sức sáng tạo bằng cách dán các miếng giấy phân trang nhiều màu sắc để tô màu cho bức tranh.

Bé làm đồ chơi montessori bằng lá cây

Hãy đưa trẻ ra vườn hoặc công viên để thu thập những chiếc lá khô nhiều hình dạng, màu sắc. Sau đó, ba mẹ hãy cùng bé gấp hoặc cắt những chiếc lá này thành hình dạng con vật, đồ vật khác nhau. 

Chắc chắn bé sẽ rất thích thú, tự hào về sản phẩm mà chính mình tạo ra.

2.6. Trò chơi phân loại

Trò chơi phân loại sẽ giúp trẻ kích thích tính tư duy logic, giúp trẻ tập trung quan sát, phán đoán và nhận định. Trẻ sẽ được làm quen từ việc so sánh – phân loại đồ vật từ ít đến nhiều, từ đơn giản đến phức tạp. 

Một số trò chơi ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ: trò chơi phân loại đồ vật (vỏ sò, ốc, tất, thìa, nắp chai), phân loại màu sắc, phân loại con vật…trẻ sẽ dựa vào hình dạng, kích thước, màu sắc của đồ vật để so sánh và phân loại sắp xếp. Ba mẹ có thể chơi cùng con hoặc chia nhóm để kích thích sự hứng thú của con khi chơi.

* Vật dụng cần chuẩn bị:

– Đồ vật (vỏ sò, ốc, tất, thìa, nắp chai), phân loại màu sắc (tất màu, giấy màu, nắp màu, que tính), phân loại con vật, chữ cái, số…

– Một chiếc rổ/ khay lớn và hai, ba, bốn rổ nhỏ/ khay/ đĩa nhỏ tùy thuộc vào số lượng đồ vật mà ba mẹ muốn cho con phân loại.

– Trộn các đồ vật vào trong rổ/ khay lớn, sau đó xếp các rổ nhỏ/ khay, đĩa nhỏ thành hàng để bé phân loại.

* Cách chơi:

– Yêu cầu bé phân loại các đồ vật/ phân loại màu sắc/ phân loại con vật/ phân loại chữ cái/ phân loại số và để mỗi đồ vào một rổ. Mỗi rổ để một loại, trong một rổ chỉ có các đồ vật giống nhau. 

– Lưu ý khi cho trẻ chơi thì hãy cổ vũ động viên trẻ, không giới hạn về thời gian giúp trẻ chiến thắng chính bản thân trẻ.

2.7. Trò chơi lắp ghép

Lắp ghép giúp trẻ phát triển tính độc lập, tư duy logic và sáng tạo. Khi tham gia trò chơi, trẻ sẽ được thỏa sức sáng tạo, trẻ ở giai đoạn này rất thích sắp xếp, xếp cái này chồng lên cái kia, đặt cái này cái kia vào. 

Ba mẹ hãy cho trẻ có không gian và thoải mái thời gian để xây dựng và lắp ghép các khối lego, các khối gỗ thành không gian của chính trẻ và theo cách trẻ muốn.

Gợi ý: Trò chơi ghép hình

* Chuẩn bị: Chuẩn bị 5 chiếc đĩa giấy, trên mỗi đĩa giấy để một hình và một màu cơ bản, cắt đôi 5 chiếc đĩa giấy đó theo các đường (thẳng, dọc, chéo, ziczac).

* Hướng dẫn: Hãy yêu cầu bé tìm đúng mảnh ghép để ghép được hình có màu giống nhau.

2.8. Hát

Với khả năng ngôn ngữ của trẻ 2 tuổi, việc bạn giới thiệu với trẻ một vài bài hát có giai điệu, lời ca ngắn sẽ giúp trẻ dễ thuộc, dễ nhớ và làm giàu cảm xúc cho trẻ. Bài hát sẽ giúp trẻ yêu đời, lạc quan hơn đấy ạ.

âm nhạc tại trường mầm non sakura
Hát giúp trẻ rèn luyện khả năng ngôn ngữ

2.9. Rèn luyện trí nhớ

Để trẻ phải suy nghĩ, nhớ lại những món đồ mình đã được nhìn thấy trong khoảng 1 phút thật là một thử thách. Nhưng ba mẹ sẽ phải ngạc nhiên vì trẻ, trẻ có thể ghi nhớ và tìm đúng đồ vật còn thiếu. 

Ba mẹ hãy chuẩn bị 3 món đồ và giới thiệu với trẻ. Sau 1 phút hãy bảo trẻ nhắm mắt lại, ba mẹ hãy lấy đi một món đồ và bảo trẻ đoán xem đồ vật nào đã biến mất. Trò chơi sẽ rất thú vị khi ba mẹ cho tăng dần số đồ vật lên và cùng trẻ rèn luyện trí nhớ nhé. Trẻ sẽ khiến chúng ta bất ngờ và rất thích thú khi chơi trò chơi này.

2.10. Trò chơi đóng vai

Thật đáng yêu khi trẻ được đổi vai, được làm những con người hoàn toàn khác như bác sĩ, như cô y tá, như chú cảnh sát giao thông, người bán hàng hay được làm mẹ, làm bố. Trẻ sẽ bắt chước hành động của ba mẹ, của các nhân vật mà trẻ đã từng được nhìn thấy và trẻ sẽ bắt đâu sử dụng ngôn ngữ để trở thành những nhân vật theo cách nhìn của trẻ. Bạn sẽ thấy ngôn ngữ của trẻ được bộc lộ rõ qua trò chơi đóng vai này, và việc ba mẹ cần chuẩn bị đó là làm bạn diễn với trẻ, cho trẻ một không gian để trẻ tự nhiên diễn xuất.

2.11. Làm quen với bút

Trong cuộc sống hàng ngày, cho trẻ làm quen với việc cầm bút, cầm bút lông, tô tô vẽ vẽ theo cách cảm nhận riêng của trẻ và trẻ còn có thể nói cho bạn biết ý nghĩa của những thứ trẻ đang tô vẽ quả là rất thú vị. Ba mẹ sẽ thấy trẻ rất sáng tạo, trẻ sẽ thể hiện sự tập trung, sự sáng tạo qua con mắt của trẻ qua những thứ trẻ vẽ và trẻ nói cho bạn biết.

Trẻ thể hiện sự tập trung, sự sáng tạo qua con mắt của trẻ với những thứ trẻ vẽ và trẻ nói

Ba mẹ hãy chuẩn bị cho bé một chiếc bút và giấy để trẻ học cách kiểm soát chiếc bút và thỏa sức tưởng tượng sáng tạo với không gian của trẻ.

2.12. Trò chơi với nước 

Ngay từ trong bụng mẹ, trẻ đã được làm quen với nước chính vì thế trẻ nhỏ rất thích nước, đặc biệt là trẻ sẽ say mê, hứng thú và rất tập trung khi được chơi với nước. Trẻ sẽ học được các bài học về trọng lượng, chìm – nổi khi chơi với nước. Vì thế ba mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ không gian thật thoải mái để trẻ khám phá về nước nhé.

2.13.Trò chơi vận động với bóng

Các bé trong giai đoạn này rất hăng hái với việc vận động, trẻ sẽ nhanh nhẹn hoạt bát hơn nếu được vận động thường xuyên và đặc biệt các bé rất thích bóng. Trẻ sẽ được phát triển cả thể chất và tinh thần khi được chạy, nhảy và chơi cùng bóng.

Một số trò chơi mà ba mẹ có thể chơi với bóng cùng trẻ đó là: tung – bắt bóng, đá bóng, ném bóng, thả bóng, chuyền bóng. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, sự khéo léo khi tham gia hoạt động này. 

2.14.Thả đồ vật

* Một số trò chơi thả: thả bóng, thả hình, thả bi vào lọ, thả hạt vào lọ, thả cúc.

* Chuẩn bị: Một thùng giấy có khoét một lỗ nhỏ vừa với quả bóng, một lỗ khác to hơn bên dưới thùng dùng để lấy bóng ra.

* Cách chơi: Trẻ lấy bóng thả vào đúng lỗ trên hộp giấy.

Trò chơi thả bóng giúp trẻ tập trung, kích thích trẻ tìm và nhận định vị trí rơi của đồ vật trong không gian hẹp. Trẻ cần phải khéo léo để thả bóng trúng và quan sát đường đi của bóng trong chiếc hộp.

3. Kinh nghiệm khơi gợi sự hứng thú của bé với đồ dùng montessori tự làm

Để khơi gợi sự hứng thú, khiến bé thích thú tham gia những trò chơi montessori, ba mẹ sẽ cần những bí quyết sau:

Cùng đồng hành với con

Trẻ trong giai đoạn phát triển luôn cần sự đồng hành, cổ vũ của ba mẹ trong nhiều hoàn cảnh. Do vậy khi chơi montessori, ba mẹ hãy dành thời gian cổ vũ, động viên, hướng dẫn để con tự tin khám phá.

đồ dùng montessori tự làm
Hãy luôn đồng hành cùng con khi chơi montessori

Kiên trì

Không chỉ trong những trò chơi giáo dục như montessori, khi chỉ dạy con ba mẹ cần thực sự nhẫn nại, không nôn nóng hay bắt ép trẻ. Trẻ nhỏ sẽ rất nhanh chán, sự kiên trì của ba mẹ giúp trẻ từ từ bắt nhịp được với trò chơi.

Đừng quên động viên bé

Đừng tiếc lời động viên, khích lệ khi trẻ hoàn thành tốt trò chơi, nếu không trẻ sẽ tự ti và không còn hứng thú. Ngoài lời nói, việc ôm con vào lòng hay những cử chỉ xoa, hôn con dịu dàng sẽ giúp con cảm thấy được yêu thương và tự tin hơn.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Tự làm học liệu Montessori có khó không?

Tự làm học liệu montessori hoàn toàn không khó, hầu hết đồ chơi đều khá đơn giản, trẻ có thể hoàn thành cùng với ba mẹ. Tùy theo độ tuổi và sở thích của trẻ, ba mẹ lựa chọn đồ chơi montessori phù hợp vừa khiến trẻ có hứng thú, vừa giúp trẻ học và khám phá được nhiều.

4.2. Một số giáo cụ Montessori 0 3 tự làm phổ biến?

Ba mẹ có thể tự làm những giáo cụ montessori đơn giản sau đây phù hợp với trẻ 0 – 3 tuổi, giúp trẻ vui chơi và học tập hiệu quả.

  • Giáo cụ montessori kích thích thị giác: hình đen trắng, giáo cụ vui nhộn hình con vật, đồ chơi vòng tròn nhiều màu sắc,…
  • Giáo cụ montessori khám phá: đồ chơi xỏ dây, bộ hình thực hành (hình tam giác, hình chữ nhật, hình lục giác),…

4.3. Cách chọn đồ chơi Montessori như thế nào?

Ba mẹ nên chọn đồ chơi montessori phù hợp với từng độ tuổi của trẻ để hỗ trợ trẻ phát triển tốt nhất. Cụ thể như sau:

  • Trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi: chọn đồ chơi montessori phát triển thị giác
  • Trẻ từ 4 tháng tuổi – 1 tuổi: chọn đồ chơi montessori phát triển thính giác (có âm thanh), đồ chơi vừa tay cầm nắm của trẻ.
  • Trẻ từ 1 – 3 tuổi: chọn đồ chơi montessori an toàn, giúp trẻ nhận dạng màu sắc, phát triển kỹ năng nguyên nhân – kết quả, các mẫu vật đơn giản, gần gũi, dễ nhớ.
  • Trẻ từ 4 – 5 tuổi: Ba mẹ nên chọn đồ chơi montessori phù hợp với sở thích và cá tính của trẻ, tập cho trẻ sử dụng bàn tay khéo léo hoặc làm quen với mặt chữ, mặt số.

Như vậy SMIS đã cùng ba mẹ tìm hiểu về những đồ dùng montessori tự làm đơn giản để chơi cùng con tại nhà. Nếu áp dụng tốt, đây là cách giáo dục sớm cho con hiệu quả, giúp con phát triển toàn diện về các giác quan, thể chất, ngôn ngữ, nhận thức và xã hội

0/5 (0 Reviews)