>> Đón nghe nhiều hơn những Podcast dạy con thông minh từ những chuyên gia của Sakura Montessori nhé!

Việc chọn lựa phương pháp nào để giáo dục và nuôi dạy con được xem là vấn đề được rất nhiều quý phụ huynh quan tâm. Hiện nay các trường mầm non đang áp dụng phương pháp Montessori và Steiner vào trong quá trình giảng dạy. Vậy ưu nhược điểm của hai phương pháp giáo dục Montessori và Steiner là gì. Cùng với Sakura Montessori (SMIS) chia sẻ cụ thể về phương pháp giáo dục Montessori và Steiner chi tiết nhất ở bài viết sau nhé.

Phương pháp Montessori và Steiner

Các điểm giống và khác nhau của phương pháp Montessori và Steiner

1. Những điểm giống nhau giữa Phương pháp Montessori và Steiner

Mặc dù cả 2 phương pháp trên khác nhau về phương thức giáo dục nhưng chúng vẫn có nhiều điểm giống nhau. Cụ thể như:

  • Kích thích trẻ phát triển khả năng sáng tạo và nâng cao tiềm lực xã hội.
  • Trẻ được xác định là trung tâm của phương pháp giáo dục, được tự do sáng tạo, độc lập và tự chủ.
  • Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, chỉ giúp trẻ khi cần và tôn trọng lựa chọn của trẻ.
  • Cả gia đình, nhà trường và xã hội đều là yếu tố cần thiết không tách rời nhau.
  • Không có thành tích, không thưởng phạt, không có sự thi đua cạnh tranh.
  • Học sinh được đánh giá thông qua các hoạt động hàng ngày và không thông qua các bài kiểm tra.

2. Điểm khác nhau giữa Phương pháp giáo dục Montessori và Steiner

Ngoài các điểm giống nhau ở trên thì phương pháp giáo dục MontessoriSteiner sẽ có nhiều điểm khác biệt nhau. Dưới đây SMIS sẽ chia sẻ cho bạn các điểm khác nhau giữa 2 phương pháp trên.

2.1. Khái niệm

Montessori là phương pháp giáo dục do nhà giáo dục nổi tiếng người Ý Maria Montessori sáng lập. Phương pháp này tôn trọng cá tính riêng biệt, tính tự lập và tự do của trẻ thông qua các giáo cụ trực quan. Bên cạnh đó, Montessori tôn trọng trẻ phát triển theo năng lực, sở thích của mình tối đa nhất, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thực tiễn.

Steiner là phương pháp giáo dục sớm ra đời từ Đức do triết gia Rudolf Steiner nghiên cứu. Phương pháp này tập trung vào các hoạt động trải nghiệm của chính bản thân trẻ và cho phép trẻ học thông qua ví dụ, trò chơi tưởng tượng. Mục tiêu của phương pháp này là tạo ra các em bé có cảm giác tốt với thế giới xung quanh.

Phương pháp Montessori và Steiner: Ưu nhược điểm khi áp dụng

Khái niệm phương pháp Montessori và Steiner

2.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu giáo dục

Mặc dù cả 2 phương pháp Montessori và Steiner đều có mục tiêu là trẻ ở trung tâm để hỗ trợ tối đa phát triển tiềm năng của bé. Tuy nhiên mỗi phương pháp sẽ có những quan điểm, định hướng giáo dục riêng.

Trong phương pháp Montessori sẽ nhấn mạnh vào tính thực tế. Các bé sẽ được phân biệt thế giới thực tại và thế giới ảo. Môi trường học tập có đầy đủ dụng cụ và phương pháp giáo dục giúp trẻ phát triển.  

Còn ở phương pháp Steiner chủ yếu là hướng tới sự cân bằng việc học tập và phát triển của bé về tình cảm, trí tuệ và thể chất. Phương pháp này giáo viên sẽ chọn dạy cho bé những gì bé cần hoặc hiểu. Tuy nhiên vẫn có khuyến khích tinh thần tự học, tự khám phá thế giới xung quanh.

2.3. Giáo cụ và đồ chơi

Phương pháp Montessori sẽ cần phải chuẩn bị giáo cụ trực quan, gắn liền với bài học cụ thể. Để bé có thể tự chơi và học hỏi kiến thức, kỹ năng mới cho mình. Giáo cụ học tập của Montessori vô cùng đa dạng bao gồm nhiều lĩnh vực như: Cảm quan, toán học, khoa học, ngôn ngữ ,thực hành cuộc sống. 

Ở Steiner thì ngược lại, phương pháp này quan niệm trí tưởng tượng của trẻ là vốn quý và sẵn có. Nên các bé sẽ không chơi các món đồ chơi cụ thể. Đồ chơi của trẻ rất đơn giản là các đồ vật có sẵn trong tự nhiên. Trẻ sẽ tự mình tạo ra đồ chơi theo ý thích và khám phá cách sử dụng chúng.

Giáo cụ và đồ chơi đa dạng cho bé học tập

Giáo cụ và đồ chơi đa dạng cho bé học tập

2.4. Môi trường

Ở Montessori giáo viên chủ yếu đóng vai trò quan sát trẻ trong các hoạt động. Con được tự do tham gia các hoạt động theo sở thích của mình  và bất kỳ độ tuổi nào cũng đều có thể tham gia vào các hoạt động cùng nhau. Cùng với đó là các giáo cụ với màu sắc đa dạng kiểu dáng, kích thước được chọn lựa kỹ lưỡng để giúp con học tập tốt nhất.

Trong môi trường học tập Steiner giáo viên chú ý đến giáo dục thiên nhiên. Cả cô và trò sẽ cùng nhau tham gia vào quá trình học tập giúp trẻ có thể phát huy tốt nhất trí tưởng tượng. Phương pháp này sẽ giúp con tham gia được nhiều hoạt động nghệ thuật ngoại khóa như làm thủ công, dệt, vẽ màu nước,..

2.5. Thiết kế các buổi học

Lớp học Montessori chia thành các góc với bố trí riêng rẽ, khoa học đảm bảo đủ 5 góc cơ bản về: Toán học, ngôn ngữ, văn hóa, cuộc sống và giác quan. Trẻ sẽ được tự quyết định và lựa chọn hoạt động theo sở thích của mình và chỉ học khi trẻ sẵn sàng.

Còn ở lớp học Steiner không chỉ tập chung vào các môn chính mà trẻ sẽ được học các môn kịch nghệ, hội họa…Để từ đó tìm ra thế mạnh, đam mê của mình để phát triển.

Thiết kế buổi học hợp lý với từng góc riêng cho trẻ tự do lựa chọn

Thiết kế buổi học hợp lý với từng góc riêng cho trẻ tự do lựa chọn

2.6. Thế giới thực và ảo

Giáo dục Steiner quan niệm lớp học mang màu sắc cổ tích còn Montessori lại mang đến bầu không khí khoa học, hiện đại. Ở Montessori nhấn mạnh việc chơi của trẻ thông qua tích lũy kiến thức, kỹ năng vận động. Còn phương pháp Steiner trí tưởng tượng bay bổng, trẻ được vui đùa hòa mình vào thế giới không có thực.

2.7. Cách xây dựng kỹ năng xã hội

Cả phương pháp Montessori và Steiner đều nhấn mạnh sự cần thiết khi xây dựng kỹ năng xã hội cho bé. Tuy nhiên ở phương pháp Montessori trẻ thích nghi với xã hội như một cá thể độc lập cùng tồn tại trong một tập thể. Bé được rèn luyện kỹ năng cá nhân, cách hạ cái tôi để tôn trọng các quy tắc ứng xử trong cộng đồng. Còn ở Steiner thì hướng tới sự gắn kết cộng đồng cao hơn. Bé sẽ cùng các bạn và giáo viên tham gia các hoạt động tập thể để phát triển cái tôi của bản thân.

3. Một số câu hỏi thường gặp

Cùng SMIS tìm hiểu một số câu hỏi thường gặp về hai phương pháp giáo dục Steiner và Montessori ở phần sau nhé.

3.1. Nhược điểm của phương pháp Steiner

Ngoài các ưu điểm nổi bật thì phương pháp Steiner cũng sẽ tồn tại một số nhược điểm nhất định như: Môi trường áp dụng Steiner khá thoải mái nên trẻ sẽ không có tính kỷ luật tốt. Tuy nhiên tính kỷ luật của trẻ sẽ có thể được hình thành từ tình yêu thương, trách nhiệm mà quý phụ huynh giáo dục là chính. Bên cạnh đó phương pháp Steiner không thể áp dụng rộng rãi ở các trường mầm non bởi phương pháp này cần có người hướng dẫn có kinh nghiệm, thấu hiểu trẻ để có thể hiểu rõ tính cách, đam mê của từng bé.

3.2. Phương pháp Montessori và Steiner nên áp dụng cái nào?

Không thể khẳng định phương pháp Montessori và Steiner cái nào sẽ ưu việt hơn bởi cả 2 phương pháp đều có những ưu – nhược điểm nhất định. Khi áp dụng Montessori sẽ giúp trẻ có tính thông minh, logic và độc lập hơn còn phương pháp Steiner sẽ hướng trẻ với trí tưởng tượng phong phú hơn.

Tùy thuộc vào tính cách của trẻ, các bậc phụ huynh hãy chọn phương pháp dạy sao cho phù hợp với khả năng và tư duy của trẻ nhé.

Phương pháp Montessori giúp con độc lập, thông minh hơn

Phương pháp Montessori giúp con độc lập, thông minh hơn

3.3. Có nên áp dụng cả hai phương pháp Montessori và Steiner cùng lúc cho bé?

Việc áp dụng cả 2 phương pháp Montessori và Steiner sẽ mang lại nhiều lợi ích cho bé phát triển. Mỗi một phương pháp có những lợi ích nhất định khi kết hợp lại sẽ hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện bản thân nhất về mọi mắt. Không chỉ là tư duy, thể chất, trí thông minh mà còn cả các kỹ năng mềm cần thiết cho con trong tương lai.

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết của SMIS về phương pháp Montessori và Steiner sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn và lựa chọn được ngôi trường giáo dục tốt cho bé. Nếu bạn đang tìm kiếm trường mầm non chất lượng cho bé, hãy liên hệ ngay với Sakura Montessori nhé. Chúng tôi tự hào là trường mầm non tiên phong áp dụng phương pháp giáo dục Montessori hiện đại, giúp trẻ phát triển tốt nhất trong tương lai.

0/5 (0 Reviews)

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm