Tại Hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori, một em bé Montessori được hướng dẫn, được bồi dưỡng để hình thành 4 nét tính cách, bao gồm: sự trật tự, tính tự lập, sự tập trung và tính kỷ luật. 

Thầy Bảo Trọng – Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Sư phạm cho biết: “Sakura Montessori tận dụng tối đa 6 năm đầu đời để giúp trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng của thế kỷ 21 và hình thành nhân cách tốt. Thông qua các bài học phong phú với giáo cụ trực quan sinh động, các trải nghiệm thực tế và hoạt động vui chơi, dã ngoại ngoài lớp học, các con tích lũy kỹ năng một cách tự nhiên và đầy hào hứng.” 

4 nét tính cách nổi trội của những em bé Montessori
Em bé Montessori có đầy đủ 4 nét tính cách: tính trật tự, tự lập, tập trung và sự kỷ luật.

Nuôi dưỡng sự trật tự ngay những năm đầu đời

Theo Maria Montessori, sự trật tự bắt đầu được bộc lộ khi trẻ lên 2 tuổi, đáng chú ý và rõ rệt nhất là năm trẻ 3 tuổi. Giai đoạn nhạy cảm hình thành tính trật tự tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu của trẻ và định hướng trẻ trong môi trường sống.

Để trẻ hình thành tính trật tự, Sakura Montessori chuẩn bị cho trẻ một môi trường sẵn sàng và mời gọi trẻ khám phá. Các lớp học có không gian rộng, được trang trí đẹp mắt với tranh nghệ thuật, cây xanh… và hệ thống giáo cụ trực quan đa dạng, sắp xếp trật tự, khoa học, vừa tầm với của trẻ theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó… 

Khi môi trường học tập hàng ngày có tính trật tự và thẩm mỹ cao, niềm yêu thích khám phá ở trẻ được đánh thức. Các con tự do lựa chọn hoạt động Montessori theo đúng thứ tự giáo cụ, ghi nhớ vị trí các giáo cụ để trả về đúng nơi sau khi hoạt động xong… 

Trong hướng dẫn hoạt động cho trẻ, giáo viên Montessori luôn thực hiện từng bước chậm rãi, chính xác. Giáo viên thường áp dụng “bài học 3 bước”  để giúp trẻ hiểu nội dung bài học, mở rộng vốn từ và phát triển ngôn ngữ, theo thứ tự: bước 1 – gọi tên “Đây là…”, bước 2 – Nhận biết và liên hệ “Hãy chỉ cho cô…” và bước 3 – Nhớ lại: “Đây là cái gì?”. 

Với cách dạy này, trẻ Montessori không chỉ phát triển tính trật tự mà còn được kết nối với các trải nghiệm giác quan cùng giáo cụ, lĩnh hội ngôn ngữ hiệu quả: trẻ biết so sánh to – nhỏ, gọi tên và phân biệt các vị (ngọt, mặn, chua, không vị), gọi tên và cảm nhận về xúc giác (nhẵn, ráp, lạnh, ấm), gọi tên và phân biệt các màu sắc, hình dạng,…

“Khi con mới đến trường, các thầy cô hướng dẫn con nhiều thứ, ví dụ những quy định của lớp học, của trường, cách làm quen với các bạn mới…” – Bé Đăng Nhân, cựu học sinh Sakura Montessori chia sẻ. 

Giáo viên cùng trẻ thiết lập các nguyên tắc lớp học và “làm gương” cho trẻ về những nguyên tắc kỷ luật như: đi bộ nhẹ nhàng trong lớp học, nói nhỏ vừa đủ nghe, không gây ồn ào, ảnh hưởng đến người khác, không dẫm lên thảm của bạn khác, trả giáo cụ về đúng vị trí khi hoạt động xong… Trẻ cũng được học phép lịch sự và nhã nhặn về cách chào hỏi, cách cảm ơn và xin lỗi, cách nhận đồ ăn, cách đưa sách, kéo, dao cho người khác…

“Dựa trên các kế hoạch hoạt động và môi trường chuẩn bị sẵn sàng, sự trật tự của em bé Montessori phát triển mạnh mẽ. Con có thể tự lấy và cất giáo cụ theo đúng vị trí, chủ động sắp xếp môi trường khi thấy sự thay đổi, gọn gàng, ngăn nắp hơn, biết tự thực hiện bài học theo đúng thứ tự, biết cách cư xử đúng mực…” – Cô Tuyên, giáo viên Montessori Quốc tế tại Sakura Montessori chia sẻ. 

Tự lập – “chìa khóa” hội nhập toàn cầu

Theo cô Mai Hạnh, Phó Chủ tịch Hội đồng nghiên cứu Khoa học và Sư phạm: “Tại Sakura Montessori, trẻ được tự mình trải nghiệm thế giới xung quanh và được tự giải đáp những thắc mắc của mình, cho dù đó là cách tự mặc quần áo đơn giản, cách làm phép tính nhân chia phức tạp hay truyền đạt nhu cầu của bản thân một cách hiệu quả”

Xem thêm: 5 bước dạy con kỹ năng sống tự lập theo đúng tinh thần phương pháp Montessori

Trẻ được tự lựa chọn các góc học tập, các hoạt động với giáo cụ… phù hợp với nhu cầu, sở thích và nhịp độ phát triển của bản thân. Giáo viên sẽ lùi lại quan sát, ghi chép và hỗ trợ trẻ khi cần. 

Một trong những điểm nhấn của chương trình Montessori tại Sakura chính là dành riêng lĩnh vực Thực hành cuộc sống để bồi dưỡng kỹ năng tự lập cho trẻ. Các con sẽ được hướng dẫn và thực hành các hoạt động gần gũi, chân thực như: cởi mặc áo khoác, treo/gấp quần áo, cài khuy áo, thắt dây giày, tự chuẩn bị món ăn,… 

Bên cạnh đó, các giáo cụ Montessori trực quan đều có tính kiểm soát lỗi, tạo cơ hội để trẻ tự nhận biết và sửa lỗi mà không cần sự hỗ trợ từ giáo viên.  

“Sau khi học ở Sakura Montessori, bé về nhà tự làm được nhiều thứ như dọn bàn ăn, mặc áo, tự chọn đồ cá nhân… Bé có khả năng tập trung cao hơn và độ khéo léo của đôi bàn tay cũng phát triển hơn” – Chị Diệu Hà – phụ huynh Sakura Montessori Hồ Chí Minh chia sẻ. 

Bồi dưỡng khả năng tập trung ở trẻ Mầm non

Mỗi em bé Montessori đều có sự tập trung cao độ bởi các con được sống và học tập trong một môi trường giáo dục Montessori lý tưởng. Ở đó, không gian trật tự, yên tĩnh tuyệt đối được duy trì khi trẻ hoạt động. Giáo viên không can thiệp vào các hoạt động trẻ lựa chọn hay làm ngắt quãng chu trình làm việc của trẻ. Vì vậy, trẻ sẽ không bị phân tâm, tập trung tối đa vào từng bài học và mỗi hoạt động mình lựa chọn để thỏa mãn nhu cầu học hỏi của bản thân. 

Thiết lập tính kỷ luật cho trẻ

Một trong những đặc điểm của môi trường Montessori là hoạt động tự do mang tính kỷ luật. Trẻ không bị gò bó, khuôn khổ mà thay vào đó là sự tự do một cách có kỷ luật, nề nếp. 

Không chỉ xây dựng các nguyên tắc lớp học kỷ luật, thay vì thưởng – phạt, giáo viên sẽ khuyến khích, động viên trẻ, thay thế kỷ luật thông thường thành kỷ luật tích cực. 

Khi xảy ra mâu thuẫn giữa các trẻ, giáo viên sẽ áp dụng bộ công cụ “lời nói thể hiện bản thân” và “lắng nghe tích cực” để tìm hiểu vấn đề trẻ gặp phải, giúp trẻ gọi tên cảm xúc và cùng trẻ giải quyết vấn đề. 

Xem thêm: Sakura Montessori áp dụng kỷ luật tích cực trong giáo dục trẻ

Thay vì trách mắng trẻ: “Con hư quá”, giáo viên Montessori sẽ lắng nghe trọn vẹn để hiểu nguyên nhân dẫn đến hành động đó và dùng “lời nói thể hiện cảm nhận bản thân” như “Cô thấy lo lắng khi con đẩy bạn ngã. Con có thể khiến cho bạn mình đau và bị tổn thương”… để trò chuyện với trẻ. Cách làm này sẽ giúp trẻ tự nhận ra hành động chưa đúng và tự điều chỉnh hành vi mà không bị tổn thương đến lòng tự trọng.

Khi trẻ mất bình tĩnh, giáo viên sẽ can thiệp bằng cách cho trẻ dừng hoạt động đang thực hiện và tách trẻ đến khu vực “time-out” (có thể là bất cứ góc an toàn và yên tĩnh nào trong lớp và có sự giám sát của giáo viên). Trẻ sẽ “time-out” trong khoảng thời gian (số phút ứng với số tuổi của trẻ) để con tự cân bằng tâm lý và trấn an bản thân.

Sau khi hết thời gian đó, giáo viên Montessori nhẹ nhàng lại gần, ngồi ngang tầm nhìn của trẻ, gọi tên cảm xúc của trẻ và “lắng nghe tích cực” để trẻ có cơ hội chia sẻ, đồng thời giáo viên sử dụng “lời nói thể hiện cảm nhận bản thân” để nói lên suy nghĩ của mình trước hành động chưa đúng mực của con gây ảnh hưởng như thế nào đến bạn khác. Nếu trẻ mắc lỗi với bạn khác, giáo viên sẽ đưa trẻ đến nói chuyện với bạn đó để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình. 

Như vậy, trẻ sẽ học được tính kỷ luật, biết đàm phán để thỏa hiệp trong hòa bình, ứng xử lịch sự, nhã nhặn… 

Với các nguyên tắc rõ ràng, 4 nét tính cách của em bé Montessori được thôi thúc hình thành từ bên trong, giúp trẻ phát triển nhận thức, biết thực hành kỹ năng hiệu quả trong cộng đồng. 

Nếu ba mẹ đang muốn tìm kiếm một môi trường lý tưởng dành cho con thì ĐỪNG QUÊN đăng ký tại đây
Để có CƠ HỘI nhận ngay ƯU ĐÃI GIẢM 3 THÁNG HỌC PHÍ LIÊN TIẾP nhé!

  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email
  • Cơ sở trường ba mẹ đang quan tâm
  • Hidden

 

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email