Dựa trên việc tận dụng tối đa thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ của trẻ, các giáo viên Montessori tại Sakura Montessori tác động hiệu quả vào cơ chế thụ đắc ngôn ngữ tự nhiên của trẻ, giúp trẻ phát triển các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tối ưu nhất từ 0 đến 6 tuổi. 

Thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ của trẻ chỉ đến một lần trong đời

Trải qua nghiên cứu và làm việc với trẻ, nhà giáo dục Maria Montessori đã chỉ ra rằng, thời kỳ nhạy cảm về ngôn ngữ của trẻ bắt đầu từ trong bụng mẹ đến 6 tuổi.

“Hai thời điểm quan trọng nhất trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ phải kể đến giai đoạn 1,5 – 3 tuổi và giai đoạn 3 – 5,5 tuổi. Bởi 1,5-3 tuổi gắn với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ nhất về cả chất và lượng ngôn ngữ của trẻ. Còn giai đoạn từ 3 đến 5,5 tuổi, trẻ nhạy cảm đặc biệt với viết và đọc. Trẻ phát triển các kỹ năng viết, đọc gần như tự nhiên với niềm vui và sự hăng say, không cần nỗ lực. Vì vậy, đây là thời điểm vàng để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ tốt nhất.” – Cô Lê Vân, giáo viên Montessori Quốc tế tại Trường Mầm non Sakura Montessori cho biết. 

Xem thêm: Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ và những điều ba mẹ cần biết

Làm sao để hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả?

Ba mẹ có thể tham khảo những gợi ý của giáo viên Montessori Quốc tế tại Sakura Montessori để hỗ trợ sự phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. 

Trò chuyện với trẻ để thỏa mãn suy luận nguyên nhân – kết quả của trẻ

Theo nghiên cứu của nhà giáo dục Maria Montessori, ở thời kỳ bùng nổ về ngôn ngữ, trẻ đã biết cách suy luận về nguyên nhân – kết quả. Các con thường xuyên đặt ra các câu hỏi vì sao, sao lại thế… và mong muốn được thỏa mãn nhu cầu nguyên nhân – kết quả giữa các đối tượng tồn tại xung quanh con. Do đó, trò chuyện với trẻ mỗi ngày qua các “bài học” về nguyên nhân – kết quả là cách thức cơ bản để người lớn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. 

“Giáo viên Sakura thường cho trẻ trải nghiệm một số hoạt động thực tế và giao tiếp trực tiếp với trẻ. Ví dụ: Sau khi cùng trẻ vui chơi ngoài trời, chúng tôi sẽ hỏi trẻ: “Sao các con lại toát mồ hôi?”, “Sao ngoài trời nóng mà trong lớp lại mát?”, “Vì sao cầu trượt bị ướt”… để trẻ có thể tự đưa ra các cảm nhận của con bằng ngôn ngữ của mình qua chính những gì con quan sát được như “vì con chạy nên toát mồ hôi”, “vì ngoài sân không có quạt”, “vì trời mưa nên cầu trượt bị ướt”… – Cô Lê Vân chia sẻ. 

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng giai đoạn nhạy cảm
Các bài học ngôn ngữ tại lớp học Montessori đa dạng, luôn thu hút và mời gọi trẻ khám phá

Theo cô Vân, ở độ tuổi 1,5-3 tuổi, ba mẹ nên cho trẻ quan sát trời mưa và hỏi trẻ tại sao đường lại ướt? hay thực hiện hành động vò 1 tờ giấy và hỏi trẻ “sao tờ giấy lại bị nhăn?”. Khi vào phòng chúng ta bật điện lên và hỏi trẻ “sao phòng đang tối lại sáng nhỉ?…

Khoảng 2,5 đến 3 tuổi,  người lớn hãy cố gắng ghép danh từ với động từ, tính từ trong các từ ngữ giao tiếp với trẻ. Bạn có thể gợi ra những điều mới mẻ hơn từ một sự vật. Ví dụ: Mẹ có thể miêu tả rõ “lá cây có màu xanh”, “hoa hồng nhung có màu đỏ”,… 

Những hoạt động này tưởng chừng rất ngô nghê nhưng trẻ sẽ thấy ba mẹ thật gần gũi, luôn quan sát từng chi tiết nhỏ cùng trẻ. Điều đó không chỉ tạo nên hứng thú, tò mò trong con mà còn giúp con gia tăng vốn từ vựng, phát triển tư duy logic nguyên nhân – kết quả dễ dàng mà hiệu quả.

Xem thêm: Phương pháp Montessori phát triển ngôn ngữ và tư duy của trẻ thế nào?

Kích thích khả năng viết, đọc của trẻ từ 3 tuổi

Với đặc điểm nhạy cảm về ngôn ngữ, trẻ có sự cảm nhận hình dáng và âm thanh của chữ cái nhanh nhạy vào khoảng 3 tuổi và phát triển khả năng đọc, viết mạnh mẽ ở giai đoạn từ 4,5 đến 5 tuổi. Cho nên, từ hoạt động đơn giản đến phức tạp hay các chi tiết nhỏ trong lớp học Montessori của Sakura Montessori đều nhằm giúp trẻ phát triển khả năng viết, đọc hiệu quả. 

Gián tiếp cho trẻ những mường tượng cơ bản về viết, đọc

Sakura Montessori gián tiếp chuẩn bị cho việc viết, đọc của trẻ thông qua hoạt động Circle Time 1 và 2 ở giờ học Montessori. Trẻ cùng giáo viên đi thăng bằng trên đường kẻ vừa để vận động thư giãn trước khi vào giờ học vừa định hướng thị giác của trẻ theo chiều từ trái sang phải qua cách di chuyển trên đường line giống như nguyên tắc đọc và viết theo chiều từ trái sang phải. Hơn nữa, việc bước đi theo đường elip cũng giúp trẻ có những mường tượng ban đầu về những hình dạng chữ cái khi viết với những nét cong tròn như a, o, c….

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo từng giai đoạn nhạy cảmHay cách sắp xếp các giáo cụ từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ đơn giản đến phức tạp… cũng gián tiếp chuẩn bị cho hoạt động viết và đọc sau này của trẻ theo đúng nguyên tắc trái sang phải, trên xuống dưới.

Tại lớp, trẻ được khuyến khích thực hành các bài học thông qua các giác quan, đặc biệt là đôi bàn tay như các hoạt động chuyển đồ vật bằng tay (bốc hạt, thả hạt, đặt hạt,…), các hoạt động sử dụng dụng cụ thìa, kẹp, dao, kéo, búa… Khi trẻ thực hiện thao tác này lặp đi lặp lại với giáo cụ sẽ giúp trẻ quen tay, cầm đồ vật bằng đúng 3 ngón tay và có các kỹ thuật chuyển tay. Nhờ vậy, trẻ hình thành thói quen cầm, nắm, giữ và tập cầm bút, thao tác với bút đúng cách sau này. 

Xem thêm: Hot Mom Phan Hồ Điệp bật mí một số trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhà

Những bài học ngôn ngữ sinh động

Ở lĩnh vực Ngôn ngữ, trẻ không chỉ được nghe, nói, nhìn thấy các chữ cái qua các giáo cụ mô phỏng chân thật (chữ in, chữ thường), các tấm thẻ ảnh, vật thật liên quan… mà còn trực tiếp được cảm nhận chúng thông qua tiếp xúc của đầu ngón tay trên nền giấy nhám, cát… Bài học về số nhám và chữ cát là những hoạt động thú vị luôn hấp dẫn trẻ, giúp các con dễ dàng làm quen với bề mặt chữ, số để ghi nhớ và mô phỏng các chữ cái và số trên giấy, hình thành kỹ năng viết theo mẫu, viết sáng tạo. 

Đặc biệt, các chữ cái bằng gỗ, có thể tách rời càng tạo điều kiện cho trẻ làm quen và nhận biết về nguyên âm, phụ âm và âm vị của chúng để đọc, hiểu và thao tác tạo từ,… 

Tại lớp, giáo viên Montessori sẽ áp dụng bài học 3 bước (Bước 1: Gọi tên các chữ cái, Bước 2: Tìm các chữ cái theo yêu cầu và Bước 3: Nhắc lại tên các chữ cái) như một trò chơi để khơi dậy hứng thú học tập và giúp trẻ ghi nhớ mặt chữ, cách phát âm chữ cái sâu hơn. 

Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ bằng xô âm: Tăng vốn từ vựng, chuẩn từng phát âm

Tại gia đình, bên cạnh giao tiếp với trẻ thường xuyên, ba mẹ có thể áp dụng cách giáo viên Montessori hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ, đặc biệt là kỹ năng viết, đọc. 

Hãy tạo cơ hội cho trẻ được thực hiện các công việc với đôi bàn tay, cung cấp cho trẻ những đồ chơi, đồ dùng (bảng chữ cái, chữ số, bảng viết phấn, bút dạ…) để con thực hành viết, đọc. Hơn hết, ba mẹ hãy là người điều chỉnh cách sử dụng ngôn ngữ cho trẻ về phép lịch sự, nhã nhặn, cách đọc, viết (cầm bút, tư thế ngồi khi hoạt động…) để trẻ đạt được hiệu quả phát triển ngôn ngữ tốt nhất, sẵn sàng cho các bậc học tiếp theo. 

Nếu ba mẹ đang muốn tìm kiếm một môi trường lý tưởng dành cho con thì ĐỪNG QUÊN đăng ký tại https://sakuramontessori.edu.vn/uu-dai-smisho/
Để có CƠ HỘI nhận ngay ƯU ĐÃI GIẢM 3 THÁNG HỌC PHÍ LIÊN TIẾP nhé!

0/5 (0 Reviews)