Montessori là phương pháp giáo dục ớm được áp dụng tại nhiều trường mầm non trên khắp cả nước, giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất. Rất nhiều cha mẹ tìm hiểu và muốn áp dụng trong giáo dục trẻ tại nhà. 1000 bài tập Montessori đơn giản sẽ giúp cha mẹ dễ dàng thực hiện. Mời phụ huynh cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích ngay trong nội dung dưới đây về vấn đề này.
Montessori là gì?
Montessori là phương pháp giáo dục sớm được sáng lập vào thế kỷ XX bởi nhà giáo dục người Ý Maria Montessori. Montessori thúc đẩy tiềm năng riêng biệt và độc lập của trẻ bằng môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên. Đây là phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua giáo cụ trực quan ở nhiều lĩnh vực hoạt động.
Phương pháp Montessori ứng dụng hiệu quả cho trẻ ở giai đoạn từ 0 – 6 tuổi, đây là thời kỳ các bé có khả năng học hỏi và tiếp thu mạnh mẽ nhất. Phương pháp này có lịch sử trên 100 năm và áp dụng rộng rãi trong các chương trình giảng dạy tại nhiều nước trên thế giới.
Tại sao nên cha mẹ nên áp dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ?
Phương pháp Montessori không chỉ được giảng dạy tại các trường học mà cha mẹ nên áp dụng sớm ngay tại nhà. Phương pháp được đánh giá là một trong những cách hiệu quả nhất mang lại nhiều lợi ích cho trẻ trong giai đoạn vàng 0-6:
- Rèn luyện tính tự giác, độc lập cho trẻ: Montessori tạo động lực tích cực để trẻ phát huy tính tự giác, độc lập như tự học, tự tìm hiểu, tự chăm sóc bản thân. Khả năng này đóng vai trò quan trọng và liên quan đến năng lực tiếp cận thế giới một cách chủ động của trẻ sau này.
Một em bé Montessori sẽ có khả năng tự giác, độc lập như thế nào? Tại Sakura Montessori – hệ thống trường mầm non tiên phong áp dụng phương pháp Montessori, các em bé tại đây từ rất nhỏ đã có thể tự giác làm những công việc cá nhân như đánh răng, rửa tay, xếp bát đũa,…Dù rất bé, nhưng con có thể tự mặc và gấp quần ào, ba mẹ hãy nhìn con làm nhé!
- Học tập theo tốc độ của mỗi cá nhân, nâng cao nhận thức, phát huy tiềm năng: Khác với hình thức học truyền thống. Montessori giảng dạy dựa theo mức độ tiếp thu và sở thích của mỗi cá nhân. Do đó trẻ được học tập theo nhịp độ riêng, nhanh chóng khám phá được tiềm năng, nâng cao nhận thức và thuần thục các kỹ năng . Trẻ tập trung học tập một cách liền mạch, đến khi hoàn thành bài học mà không bị ngắt quãng.
- Tăng cường khả năng vận động, phát triển thể chất cho trẻ: Phương pháp Montessori khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động vận động, tích cực khám phá những điều mới mẻ xung quanh mình. Đây chính là tiền đề giúp bé rèn luyện phát triển trí tuệ, thể chất, hoàn thiện kỹ năng và tính cách.
- Rèn luyện kỹ năng thực hành: Đây là một trong những ưu thế của phương pháp Montessori được nhiều phụ huynh đánh giá cao. Khác hoàn toàn mô hình lớp học truyền thống, trẻ được tham gia vào các hoạt động thực tế. Trẻ không chỉ được học về lý thuyết mà còn được thực hành từ đó có khả năng ứng dụng lý thuyết vào công việc hàng ngày.
>> Đọc thêm: Góc thực hành trong Montessori
- Đáp ứng các hình thức học khác nhau: Montessori sử dụng giáo cụ hỗ trợ trong việc dạy trẻ, tăng thêm sự phong phú và hấp dẫn cho quá trình học tập. Bên cạnh đó việc áp dụng nhiều cách thức dạy và học trên nhiều phương tiện khác nhau giúp trẻ nhanh chóng nắm bắt và ghi nhớ bài học.
- Rèn luyện kỹ năng sống: Phương pháp giáo dục sớm Montessori định hướng cho trẻ những hành động tích cực, hỗ trợ sự phát triển cân bằng và hạnh phúc. Trẻ xây dựng được sự tự tin, rèn luyện cách ứng xử chuẩn mực, hình thành kỹ năng xã hội và sẵn sàng chuẩn bị hành trang bước ra cuộc sống một cách chủ động.
>> Đọc thêm: Kĩ năng sống cho trẻ mầm non
5 nguyên tắc dạy con theo phương pháp Montessori cha mẹ nên biết
Khi áp dụng phương pháp Montessori tại nhà cha mẹ cần chú ý đến một số nguyên tắc quan trọng. Ghi nhớ những nguyên tắc vàng này sẽ giúp quá trình giáo dục sớm của cha mẹ sớm đạt hiệu quả và thành công.
1. Tôn trọng con
Nguyên tắc hàng đầu trong giáo dục trẻ theo phương pháp Montessori cha mẹ cần lưu ý là tôn trọng trẻ. Cha mẹ tạo cơ hội cho con tự suy nghĩ, thực hành và học hỏi theo nhu cầu của bản thân. Hãy cho trẻ tự do di chuyển khám phá môi trường sống, rèn kỹ năng vận động, trau dồi hiểu biết về thế giới xung quanh. Từ đó con có thể phát huy được những kỹ năng cá nhân để trở thành người tự chủ và tự tin trong các hoạt động.
2. Đặt mọi thứ trong tầm với của trẻ
Để thuận lợi cho quá trình chủ động thực hành của trẻ, cha mẹ nên bố trí mọi thứ trong tầm với của con. Hãy tạo cho trẻ một không gian lý tưởng, với những đồ dùng an toàn, con dễ dàng tiếp cận và sử dụng được.
3. Cho trẻ thực hành
Những hoạt động làm việc tại nhà giúp trẻ rèn luyện sự tự lập, chủ động trong cuộc sống. Vì vậy cha mẹ hãy tôn trọng nguyên tắc cho trẻ tự thực hành bằng những công việc trong khả năng. Ngoài việc tự phục vụ bản thân, làm những việc nhà đơn giản, cha mẹ có thể cùng con chơi các trò chơi sáng tạo để bé có thêm kiến thức. Đồng thời tạo sự gắn kết tình cảm yêu thương giữa các thành viên trong gia đình.
4. Không so sánh, không thưởng phạt
Cha mẹ hãy nhìn nhận lỗi sai của trẻ không phải là vấn đề quá lớn, bởi đây là cơ hội để con tự học hỏi, rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó những thành tích mà trẻ đạt được cha mẹ cũng không nên “tâng bốc” một cách thái quá. Thay vào đó cha mẹ nhẹ nhàng ghi nhận sự cố gắng và nỗ lực của con, động viên con tiếp tục phát huy. Hãy nói không với so sánh, khen chê hay thưởng phạt với trẻ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
>> Đọc thêm: Tôn trọng con trong Montessori
5. Kiên nhẫn, yêu thương và hỗ trợ con
Rèn luyện tính tự lập là bỏ mặc con tự làm mọi thứ là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Trẻ cần sự quan tâm, hỗ trợ phù hợp và kịp thời từ người lớn để giúp con hoàn thành nhiệm vụ. Chính vì vậy cha mẹ cần quan sát con nhiều hơn, nói cho con về sự cần thiết và gợi ý hướng xử lý khi cần thiết. Kiên nhẫn luyện tập cho con kỹ năng tự thực hành, để giúp trẻ tự làm được nhiều việc một cách dễ dàng, thuần thục.
Cách dạy trẻ thông qua 1000 bài tập Montessori
Bên cạnh việc học tập dưới sự hướng dẫn của thầy cô giáo tại trường, cha mẹ có thể dạy trẻ tại nhà thông qua 1000 bài tập thực hành Montessori cho các lứa tuổi. Các bậc phụ huynh hãy chọn những bài tập phù hợp với lứa tuổi, sở thích và khả năng của bé.
1. Các bài tập Montessori cho trẻ sơ sinh
Giai đoạn sơ sinh trẻ phát triển thính giác và vận động chân tay cầm nắm, cha mẹ có thể chọn một số bài tập Montessori như sau:
- Để trẻ tự do di chuyển trong tầm kiểm soát
Mặc dù trẻ sơ sinh còn non nớt, cần được bảo vệ tuy nhiên cha mẹ không nên bắt trẻ nằm cố định trong nôi, không gian hẹp. Hãy cho phép trẻ tự do di chuyển trong tầm kiểm soát ở không gian rộng. Hãy để chân tay bé thoải mái vận động, phát triển thể lực, tiếp xúc với môi trường, nâng cao khả năng phản xạ của trẻ.
- Luyện tập cho trẻ cầm, nắm, quan sát đồ vật và tự chơi
Dành thời gian cho bé rèn luyện sự tập trung, duy trì việc quan sát, cầm, nắm, giữ đồ vật và tự chơi. Tạo điều kiện cho bé tự khám phá xung quanh, không nên bế hay giữ trẻ quá nhiều. Sử dụng các loại đồ chơi có âm thanh, đồ chơi kích thích phát triển tư duy như các loại bóng, xúc xắc, chuông nhạc…
- Trò chuyện cùng trẻ
Trẻ sơ sinh có khả năng nghe, hiểu nên cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện cùng bé. Giao tiếp giúp bé dần hình thành khả năng ngôn ngữ, gắn kết tình cảm, tạo tâm lý thoải mái, vui tươi.
2. Các bài tập Montessori cho trẻ 2 tuổi
Các bài tập Montessori cho trẻ 2 tuổi hướng đến mục tiêu phát triển kỹ năng vận động, sự tập trung và phát triển trí não. Đồng thời giúp bé hiểu được các nguyên lý hoạt động của những đồ vật trong sinh hoạt hàng ngày. Cha mẹ có thể chọn cho bé một số bài tập đơn giản như sau:
- Xúc hạt
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: 1 khay đựng, 2 bát con (1 bát trống và 1 bát đựng hạt đậu/đỗ/lạc), 1 thìa xúc cơm
Cách thực hiện: Đặt 2 bát con trên khay đựng. Hướng dẫn trẻ cầm thìa bằng tay thuận chắc chắn. Xúc hạt từ bát có hạt sang bát trống, chú ý không gây tiếng ồn. Sau khi xúc hết hạt sang bát trống cần nhặt hết hạt rơi vãi vào bát. Thực hiện chuyển hạt trở lại vào bát cũ và hoàn thành công việc.
- Trải và cuộn thảm
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: 1 tấm thảm có kích thước khoảng 40 x 60cm
Cách thực hiện:
+ Trải thảm: cầm thảm bằng 2 tay trên chiều thẳng đứng (1 tay bên dưới, 1 tay bên trên), ngồi xuống và đặt thảm trên sàn. Dùng 2 tay đẩy thảm ra từ từ, vừa đẩy vừa vuốt phẳng bề mặt thảm.
+ Cuộn thảm: Đặt tay phải trên thảm và tạo nếp gấp mép khoảng 3cm. Tiếp tục dùng 2 tay cuộn thảm từ từ và đều ở 2 đầu. Cuộn chặt thảm đến khi hết và cầm lên bằng 2 tay. Đặt thảm lên vị trí ban đầu.
- Dùng ống nhỏ giọt
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: 1 ống nhỏ giọt, 2 bát (1 bát trống và 1 bát đựng nước), 1 khay, 1 khăn lau
Cách thực hiện: Đặt 2 bát lên trên khay. Hướng dẫn trẻ cách dùng ống nhỏ giọt để chuyển nước từ bát có nước sang bát trống. Khuyến khích trẻ tự thực hiện và lau khô nước bắn ra ngoài bằng khăn.
3. Các bài tập Montessori cho trẻ 3 tuổi
1000 bài tập Montessori cho trẻ 3 tuổi nhằm mục đích bồi dưỡng khả năng phối hợp nhịp nhàng của tay và mắt, nâng cao khả năng tập trung và rèn luyện tính độc lập. Cha mẹ có thể áp dụng một số bài tập như sau:
- Rót nước
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: 1 khay, 2 bình rót nước (1 bình trống và 1 bình có nước), 1 khăn lau
Cách thực hiện: Đặt 2 bình lên trên khay, 2 vòi nước trên bình đối diện nhau. Hướng dẫn trẻ cầm chắc bình chứa nước bằng tay thuận, tay còn lại đỡ phía dưới vòi nước của bình. Rót nước chậm từ bình có nước sang bình trống, đến khi hết nước đặt bình về chỗ cũ. Dùng khăn lau sạch nước bắn ra phía ngoài khay và bàn. Sau đó tiếp tục rót nước trở lại bình ban đầu và hoàn thành công việc.
- Gắp đồ vật
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: 1 số loại đồ vật có kích thước khác nhau như viên sỏi, hạt đậu, củ hành, quả bông…, 1 đôi đũa hoặc thìa ăn cơm
Cách thực hiện: Hướng dẫn trẻ cách cầm đũa hoặc thìa gắp từng món đồ vật lên. Trước khi kết thúc bài tập cần yêu cầu bé dọn dẹp lại toàn bộ dụng cụ đã sử dụng.
- Mở và đóng khóa
Chuẩn bị dụng cụ: 1 ổ khóa, vài chiếc chìa khóa khác nhau
Các thực hiện: Chỉ cho trẻ cách chọn chìa khóa phù hợp với ổ khóa bằng cách cho chìa vào ổ khóa và thử mở. Khuyến khích trẻ cách tự thực hiện với các chìa khóa còn lại. Tiếp tục thực hiện tương tự với cách đóng khóa.
4. Các bài tập Montessori cho trẻ 4 tuổi
Giai đoạn trẻ 4 tuổi 1000 bài tập Montessori chủ yếu củng cố, rèn luyện cho các thực hiện những kỹ năng thực tế hàng ngày. Cha mẹ có thể sử dụng các bài tập Montessori như:
- Tắm búp bê
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: búp bê, sữa tắm, nước, chậu tắm, khăn nhỏ
Cách thực hiện: Cho nước vào chậu, thêm 1 ít sữa tắm và đánh bọt. Hướng dẫn trẻ đặt búp bê vào chật và chà từ đầu, cổ, chân tay. Sau đó đưa búp bê lên và dùng khăn lau khô cho búp bê. Khuyến khích trẻ tự thực hiện tắm lại cho búp bê.
- Bưng bê đồ
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: 1 khay, các món đồ khác như bát, đĩa, cốc…
Cách thực hiện: Đặt đồ lên khay và hướng dẫn trẻ cách bưng khay cân bằng để các đồ vật không bị đổ. Bê khay di chuyển và đặt lên vị trí khác. Thực hiện động tác nhẹ nhàng, tránh tạo ra tiếng ồn.
- Tự mặc quần áo
Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: Chọn một số bộ quần áo dễ mặc của bé (cha mẹ nên để bé tự chọn quần áo yêu thích việc luyện tập sẽ hứng thú hơn)
Cách thực hiện: Hướng dẫn thao tác mặc quần áo cho trẻ. Khuyến khích trẻ tự thực hiện và quan sát trẻ để hỗ trợ khi cần thiết. Trước khi dừng bài tập cần rèn luyện cho trẻ thói quen cất quần áo đúng nơi quy định.
5. Các bài tập montessori cho trẻ 5 tuổi
1000 bài tập Montessori cho trẻ 5 tuổi đa dạng và phong phú nhằm mục tiêu phát triển tính độc lập, sự kiên trì khi gặp khó khăn. Bên cạnh đó cha mẹ cần trú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp, sự khéo léo trong các hoạt động và khả năng tự đặt giới hạn cho bản thân.
Trong giai đoạn này phụ huynh nên rèn luyện cho con các bài tập đã được học tại trường. Tạo điều kiện cho trẻ tự chăm sóc bản thân bằng các bài tập tự vệ sinh cá nhân, đeo giày, chuẩn bị balo đi học, mặc quần áo. Ngoài ra phụ huynh cho bé tham gia các công việc nhỏ đơn giản giúp bé tăng thêm kỹ năng sống, sự tự tin và độc lập như sắp xếp bàn ăn, cùng cha mẹ chuẩn bị đồ ăn, lau bàn ghế, chăm sóc cây cảnh…
Câu hỏi thường gặp
1. Áp dụng các bài tập Montessori tại nhà có cần chuẩn bị giáo cụ không?
Giáo cụ đóng vai trò quan trong trong phương pháp giáo dục Montessori. Giáo cụ giúp trẻ dễ dàng nhận tiếp kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng thực hành thành thạo, kích thích phát triển tư duy, nhận thức. Mỗi loại giáo cụ phù hợp với từng giai đoạn khác nhau của trẻ do đó cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ lưỡng để có sự chuẩn bị tốt nhất khi áp dụng Montessori tại nhà.
2. Vai trò của cha mẹ trong phương pháp dạy con theo phương pháp Montessori tại nhà?
Cha mẹ đóng vai trò là người tạo điều kiện, theo dõi, khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ khi thực hiện các hoạt động theo phương pháp Montessori. Cha mẹ hãy tạo cho trẻ không gian, thời gian để trẻ học hỏi, làm những việc yêu thích. Từng bước nâng cao, rèn luyện kỹ năng cho con thông qua 1000 bài tập Montessori hàng ngày. Hãy tạo ra không khi vui vẻ, thoải mái để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng.
3. Tại sao nên áp dụng phương pháp giáo dục sớm Montessori cho trẻ giai đoạn 0 – 6 tuổi?
Giai đoạn 0 – 6 tuổi là thời kỳ nhạy cảm đặc biệt trước những kích thích từ môi trường xung quanh. Lúc này trí tuệ của một trẻ giống như miếng bọt biển có khả năng thấm hút tất cả mọi thứ xung quanh. Đây là giai đoạn vàng trong cách dạy con theo phương pháp Montessori giúp trẻ bộc lộ các khả năng về vận động, ngôn ngữ, tính độc lập, phát triển các giác quan, thể hiện đam mê, sở thích cá nhân… Chính vì vậy cha mẹ hãy nắm bắt “cơ hội vàng” áp dụng Montessori cho trẻ càng sớm càng tốt bằng nhiều hoạt động và các bài tập đa dạng giúp não bộ trẻ phát triển, khuyến khích sự tập trung và phát triển tất cả các giác quan.
Trong số những phương pháp giáo dục hiện đại hiện nay, nhiều cha mẹ chọn Montessori cho trẻ. Bởi đây là phương pháp được đánh giá cao mang lại nhiều hiệu quả cho sự phát triển toàn diện cho trẻ từ 0 đến 6 tuổi. Hi vọng 1000 bài tập Montessori và những lưu ý về cách thực hiện tại nhà trên đây sẽ giúp cho việc thực hành phương pháp cho trẻ của phụ huynh trở nên dễ dàng hơn.