Khi thế giới bước vào kỷ nguyên 4.0, hầu hết các bậc ba mẹ đều mong muốn tìm kiếm một ngôi trường mầm non vừa giúp các con phát triển trí tuệ vừa bồi dưỡng những kỹ năng sống để hội nhập toàn cầu. 

Với đặc điểm tò mò, thích thú khám phá những điều mới lạ của trẻ mầm non trong 6 năm đầu đời, việc xây dựng chương trình học kết hợp với chương trình giáo dục kỹ năng sống trong giáo dục mầm non vô cùng quan trọng. Hiện nay, các trường mầm non ứng dụng phương pháp Montessori đã và đang hoàn thành tốt nhiệm vụ đó khi triển khai song song các chương trình học thuật và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. 

Chương trình học kỹ năng sống sẽ mang đến cho trẻ cơ hội phát triển toàn diện

Tại sao trẻ mầm non cần được giáo dục về kỹ năng sống?

Theo Quỹ cứu trợ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), “kỹ năng sống là những kỹ năng tâm lý xã hội có liên quan đến tri thức, những giá trị và thái độ, cuối cùng thể hiện ra bằng những hành vi làm cho các cá nhân có thể thích nghi và giải quyết có hiệu quả các yêu cầu và thách thức của cuộc sống”

Đối với trẻ Mầm non, kỹ năng sống chính là những thao tác hành động, nhận thức và tình cảm các con sử dụng hàng ngày để đáp ứng nhu cầu bản thân và giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống.

Qua quá trình nghiên cứu và làm việc với trẻ, nhiều chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn từ 0 đến 6, trẻ cần được làm quen với các kỹ năng sống quan trọng như: Kỹ năng nhận thức, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng vận động,  kỹ năng tự phục vụ và tự vệ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng hợp tác linh hoạt (teamwork)… 

Có ý kiến cho rằng, ở độ tuổi còn quá nhỏ của trẻ, việc bồi dưỡng cho trẻ quá nhiều kỹ năng sẽ khiến các con bị “ngợp”. Song, 0 đến 6 là thời kỳ “vàng” của sự phát triển với đặc điểm “trí tuệ thẩm thấu”, trẻ sẽ dễ dàng tiếp nhận và ghi nhớ các kiến thức mình được giáo dục như “miếng bọt biển thấm hút nước”. 

Cho nên, việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời sẽ mang lại những hiệu quả tích cực.

Giáo dục kỹ năng sống mang lại lợi ích gì cho trẻ?

Tại các trường mầm non, chương trình kỹ năng sống sẽ biến kiến thức thành hành vi, hành động của mỗi người trong cách ứng xử, giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi trẻ được trang bị kỹ năng sống toàn diện, các con dễ dàng hòa nhập nhanh và có khả năng ứng phó với sự thay đổi của môi trường; biết cách nhận biết và xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm…

Đặc biệt, những bạn nhỏ được tiếp cận chương trình giáo dục kỹ năng sống từ sớm sẽ phát triển mạnh mẽ về trí tuệ, thể chất và tinh thần; đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới việc định hình nhân cách của các con. 

Trường Montessori giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào?

Hiện nay, tại các trường mầm non Montessori, trẻ được giáo dục kỹ năng sống thông qua các trải nghiệm thực tế và hoạt động thực hành trong các giờ học trên lớp. 

Đặc điểm của các trường Montessori chính là trẻ học tập thông qua các giác quan. Do đó, nhà trường áp dụng triệt để phần “nhìn” và “cảm nhận” các giáo cụ trực quan đa dạng, phong phú mỗi ngày, giúp các con trải nghiệm thực tế các hoạt động của bài học. Trong giờ Montessori, trẻ phải sử dụng tối đa các giác quan của mình như mắt để nhìn, tai để lắng nghe, mũi để ngửi, lưỡi để nếm, tay để sờ, cầm, nắm, cảm nhận… Từ đó, trẻ dần được bồi dưỡng các kỹ năng tự nhận thức, cảm nhận được tính chân thực của các bài học, hiểu thế giới xung quanh qua những lăng kính tự do khám phá của bản thân. 

Trẻ tự do lựa chọn các hoạt động yêu thích trong lớp học Montessori

Bên cạnh đó, ở một số trường mầm non Montessori, các hoạt động giáo dục kỹ năng sống còn được thể hiện ở nhiều hoạt động như sau:

Hoạt động học tập trong lớp học

Ở các lớp học Montessori, trẻ có quyền tự do lựa chọn hoạt động học tập theo nhịp độ phát triển, sở thích và khả năng của bản thân. Giáo viên và trẻ cùng thiết lập những nguyên tắc chung đảm bảo tự do trong khuôn khổ kỷ luật cho phép. Theo đó, việc trao quyền tự do lựa chọn và quyết định cho trẻ là cách giáo viên Montessori bồi dưỡng tính chủ động, sự tự lập và tôn trọng mọi người xung quanh ở mỗi trẻ. 

Các giáo viên Montessori cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu, chia sẻ trong lớp học để các con có thể thể hiện tâm tư, tình cảm và cá tính của bản thân. 

Hoạt động sự kiện, ngoại khóa, dã ngoại

Đây là một trong những hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ hiệu quả. 

Những chuyến dã ngoại ngoài trường học sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện các kỹ năng

Tại nhiều trường mầm non Montessori như hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori, các sự kiện, hoạt động ngoại khóa, dã ngoại như “vitamin” của các bạn nhỏ vào mỗi tháng. Với nhiều chủ đề thú vị theo dòng sự kiện 8-3, 20-10, Ngày thành lập Liên Hợp Quốc, Đại hội Thể thao… hay các chuyến tham quan bảo tàng, dã ngoại công viên, rạp chiếu phim… các con không chỉ có cơ hội vui chơi, học hỏi mà còn phát triển các kỹ năng hợp tác, đoàn kết, biết đồng cảm, sẻ chia và lan tỏa yêu thương… 

Phát triển kỹ năng sống với chương trình bổ trợ

Việc triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống bổ trợ không nằm ngoài chiến lược giáo dục của các trường Montessori. 

Tại Việt Nam, hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori là trường duy nhất tổ chức triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống với tên gọi Văn hóa Nhật cho trẻ mầm non. Chương trình Văn hóa Nhật của Sakura Montessori tập trung khai thác các yếu tố liên quan trực tiếp đến quốc gia Nhật Bản về văn hóa, xã hội và con người. Từ đó, chương trình này không chỉ mang tới cho trẻ những trải nghiệm khám phá văn hóa, đất nước, con người Nhật Bản mà còn dạy trẻ kỹ năng sống, cách ứng xử và tinh thần bền vững của người Nhật Bản. 

Với phương châm “lấy trẻ làm trung tâm”, hệ thống Trường Mầm non Sakura Montessori luôn tận dụng mọi cơ hội để cho trẻ tự trải nghiệm và rèn luyện những kỹ năng mềm cần thiết nhất.  Khi các con đã có nền tảng kỹ năng, trẻ sẽ biết tự mình khai thác các thế mạnh từ việc học hỏi, sẵn sàng hội nhập toàn cầu cũng như tạo lập các mối quan hệ để có thể sống an toàn và hòa bình. 

Hi vọng những thông tin trên giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non tại các trường Montessori. 

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm