Đón nghe thêm nhiều Podcast hấp dẫn về cách dạy con, dạy tiếng Anh cho con hay giao tiếp với con hiệu quả… từ kênh Spotify của Sakura Montessori nha!
1. Phương pháp giáo dục Steiner là gì?
Phương pháp Steiner được hình thành vào cuối năm 80 của thế kỷ XX do một nhà tư tưởng, triết gia người Áo nghiên cứu. Phương pháp này giúp trẻ em thích thú hơn trong vui chơi, học tập và hình thành nhân cách trong những năm đầu đời.
Phương pháp giáo dục Steiner tập trung vào việc giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo và tình yêu với thiên nhiên qua các hoạt động vui chơi, khám phá thế giới. Đây là một trong những phương pháp giáo dục mầm non được ưa chuộng nhất hiện nay và đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ các bậc phụ huynh.
2. Ưu nhược điểm của phương pháp Steiner
Ngoài phương pháp giáo dục Steiner là gì thì những ưu nhược điểm của phương pháp này cũng là vấn đề đáng được quan tâm.
2.1 Ưu điểm của phương pháp Steiner
Phương pháp giáo dục Steiner là phương pháp được đánh giá cao vì giúp trẻ phát triển tư duy, tình cảm hiệu quả. Steiner đặc biệt chú trọng trong vấn đề phát triển trí não, tăng cường tư duy sáng tạo và nuôi dưỡng sở thích của trẻ.
Các trường mầm non thực hiện theo Steiner đều quan tâm đến ba yếu tố bao gồm Suy nghĩ, Ý chí và Cảm xúc. Môi trường giáo dục cần đảm bảo không gian gần gũi với trẻ em tạo sự thân thiện và an toàn cho trẻ.
Các lớp học theo phương pháp giáo dục Steiner luôn đề cao sự sáng tạo của trẻ và khuyến khích trẻ thoải mái mơ mộng trong không gian ngập tràn màu sắc cổ tích. Trẻ được hoà mình vào thiên nhiên xung quanh và kết nối cùng bạn bè qua những hoạt động tập thể hấp dẫn. Nhờ vậy, kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội khác của trẻ được hình thành và phát triển.
2.2 Nhược điểm của phương pháp Steiner
Theo đánh giá của một số chuyên gia giáo dục, Steiner tạo ra môi trường quá thoải mái với trẻ em. Tuy rằng môi trường giáo dục Steiner sẽ giúp trẻ hình thành tình yêu, trách nhiệm nhưng có thể khiến trẻ thiếu đi tính kỷ luật vì không có sự răn đe.
Ngoài ra, quan điểm trẻ được chơi hoàn toàn trong độ tuổi mầm non cũng gây nhiều tranh cãi. Vì vậy, phương pháp giáo dục này không dễ áp dụng phổ biến tại nhiều trường mầm non vì có khá nhiều ý kiến trái chiều liên quan đến hiệu quả của Steiner với trẻ.
Mỗi gia đình sẽ có hướng giáo dục riêng và mỗi trẻ em cũng sẽ phù hợp với phương pháp giáo dục khác nhau. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần thời gian để tiếp cận, thấu hiểu để tìm ra đam mê của trẻ, từ đó chọn lựa ra phương pháp giáo dục phù hợp.
>> Tìm hiểu về 5 phương pháp giáo dục mầm non hiện đại cho con
3. Đặc trưng cơ bản của phương pháp giáo dục Steiner cho trẻ
Để áp dụng phương pháp Steiner, bạn cần hiểu về đặc trưng cơ bản của phương pháp giáo dục này. Cụ thể, những đặc điểm cần phải tuân thủ khi áp dụng phương giáo dục này như sau:
3.1 Trẻ được vui chơi hoàn toàn
Theo triết lý của người sáng lập ra phương pháp Steiner, tất cả trẻ em ở độ tuổi mầm non đều cần môi trường lý tưởng để vui chơi. Trẻ em cần được tự do để khám phá thế giới và khai phá ra năng lực tiềm ẩn của mình trong 7 năm đầu đời.
Nếu theo phương pháp này, bố mẹ không nên chú tâm vào dạy kiến thức cho trẻ em trong độ tuổi mầm non. Thay vào đó, nhà trường và gia đình nên tạo cho trẻ môi trường lý tưởng nhất để hoạt động vui chơi tăng trí tưởng tượng giúp trẻ có thêm hiểu biết về thiên nhiên, kích thích não bộ phát triển.
3.2 Có nhiều hoạt động lặp lại
Các hoạt động lặp lại hàng ngày giúp trẻ hình thành kỹ năng đoán được những điều sẽ xảy ra. Thông qua các hoạt động hàng ngày như vẽ tranh, ca hát, nhảy múa, khám phá thiên nhiên sẽ giúp trẻ hình thành kiến thức và những trải nghiệm mới mẻ về môi trường, thiên nhiên.
3.3 Giáo viên là người hướng dẫn trẻ
Giáo viên là người hướng dẫn trẻ, giúp trẻ học hỏi và sáng tạo trong môi trường an toàn nhất. Ngoài ra, giáo viên còn là tấm gương cho trẻ noi theo và học tập mỗi ngày. Các hoạt động thường ngày cần do giáo viên hướng dẫn và hỗ trợ để trẻ có thể khám phá và phát huy tính sáng tạo một cách tốt nhất.
>> Như thế nào là một giáo viên mầm non tốt? Cùng tìm hiểu tiêu chuẩn của một giáo viên Sakura Montessori nhé!
3.4 Giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo
Dụng cụ và đồ chơi trong lớp học theo phương pháp Steiner sẽ giúp trẻ phát huy tối đa tính sáng tạo. Các dụng cụ, đồ chơi trong lớp thường không quá đa dạng và nhìn khá đơn giản nhưng có thể chơi theo nhiều cách khác nhau phù hợp với độ tuổi của trẻ mầm non.
3.5 Chân thật và nhẹ nhàng
Theo nhà sáng lập ra phương pháp này, trong 7 năm đầu đời trẻ thường ở trạng thái mơ màng. Tức là trẻ chưa thực sự hiểu rõ về bản thân và những điều xung quanh. Sau ba tuổi, trạng thái này sẽ bắt đầu từ từ biến mất.
Vì vậy, ít nhất trong ba năm đầu đời nhà giáo dục Rudolf Steiner khuyên các bậc phụ huynh không nên quá thúc ép trẻ trong việc học. Hãy đảm bảo mọi chuyện diễn ra hàng ngày thật từ tốn, nhẹ nhàng nhằm giữ trạng thái mơ màng của trẻ diễn ra đúng theo quy trình.
Để trẻ được phát triển một cách tự nhiên nhất, một môi trường chân thật và nhẹ nhàng là điều cần có. Các giáo viên cần có sự gần gũi, nhẹ nhàng cùng trẻ tham gia các hoạt động vui chơi thường ngày và giúp trẻ tránh xa khỏi thiết bị điện tử trong ít nhất ba năm đầu đời.
4. So sánh phương pháp Steiner và Montessori
Điểm chung của cả hai phương pháp này là đều có mục tiêu đặt trẻ làm vị trí trung tâm và hỗ trợ trẻ phát huy tối đa tiềm năng sẵn có. Tuy nhiên, hai phương pháp vẫn sẽ có những điểm khác biệt như sau:
Phương pháp Steiner | Phương pháp Montessori |
Khuyến khích trẻ mơ mộng, sáng tạo theo đúng độ tuổi
Lớp học trang trí mang màu sắc cổ tích Dụng cụ học tập đơn giản cho trẻ thỏa sức sáng tạo Trẻ được chơi hoàn toàn |
Nhấn mạnh vào tính thực tế, phục vụ nhu cầu phát triển của trẻ
Bầu không khí hiện đại, khoa học Dụng cụ học tập giúp trẻ hình thành tư duy logics, kiến thức thực tế Hoạt động chơi và học xen kẽ nhau |
>> Tìm hiểu kĩ hơn về so sánh phương pháp Steiner và phương pháp Montessori
- Phương pháp Steam và Steiner
- Phương pháp Glenn Doman và Steiner
- Phương pháp Reggio Emilia và Steiner
5. Có nên dạy trẻ theo phương pháp giáo dục mầm non?
Việc có nên cho trẻ học theo phương pháp Steiner tuỳ thuộc vào quyết định của gia đình. Mỗi đứa trẻ có tính cách, sở thích và nhu cầu riêng biệt nên sẽ không thể áp dụng cùng một phương pháp giáo dục với tất cả trẻ em.
Để biết trẻ phù hợp với phương pháp giáo dục nào gia đình nên tìm hiểu và so sánh kỹ nhằm đưa ra lựa chọn tốt nhất.
6. Một số câu hỏi liên quan
6.1. Trường mầm non theo phương pháp Steiner?
Tại Việt Nam hiện nay không có nhiều trường mầm non áp dụng phương pháp giáo dục Steiner. Một số trường nổi bật áp dụng phương pháp này bạn có thể tham khảo như trường mầm non Quốc Tế Sài Gòn Pearl ISSP hoặc trường mầm non Nhà Lá, TP,HCM.
6.2. Sách dạy con theo phương pháp Steiner?
Cuốn sách “Nền tảng tâm linh của giáo dục” là một trong những đầu sách chia sẻ khá chi tiết và đầy đủ về phương pháp Steiner. Ngoài ra, bạn có thể tìm hiểu thêm các tài liệu trên mạng để có thêm kiến thức và tầm hiểu biết nhất định về phương pháp này.
6.3. Có thể dạy con theo phương pháp Steiner tại nhà không?
Các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể dạy con theo phương pháp Steiner tại nhà. Tuy nhiên, phụ huynh cần hiểu được bản chất của phương pháp này để mang lại hiệu quả giáo dục tốt nhất.
7. Kết luận
Phương pháp Steiner là gì và có nên dạy trẻ theo phương pháp này không chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Ngoài phương pháp Steiner, giáo dục sớm Montessori là phương pháp được đa số các trường mầm non hiện nay áp dụng.
Trường mầm non Sakura Montessori là đơn vị tiên phong áp dụng triết lý giáo dục Montessori vào giảng dạy tại Việt Nam. Để hiểu thêm về phương pháp giáo dục Montessori, mời quý phụ huynh liên hệ với trường mầm non Sakura Montessori để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
Với hơn 10 năm kinh nghiệm giảng dạy Montessori tại Sakura Montessori, kim chỉ nam của tôi luôn là mang tới những thông tin có giá trị và giúp ích cho người đọc trong nhiều lĩnh vực khác nhau.