Đón nghe thêm nhiều Podcast hấp dẫn về cách dạy con, dạy tiếng Anh cho con hay giao tiếp với con hiệu quả… từ kênh Spotify của Sakura Montessori nha!

Phương pháp Steam và Steiner là 2 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ mầm non đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Mỗi phương pháp đều mang đến những tác dụng tuyệt vời trong việc giáo dục trẻ trong thời điểm “vàng”. Vậy 2 phương pháp này có điểm gì giống và khác nhau? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu để giải đáp câu hỏi này trong bài viết sau đây, hãy cùng dành thời gian theo dõi nhé.

1. Tổng quan phương pháp giáo dục Steam và Steiner

1.1 Phương pháp giáo dục Steam là gì?

Phương pháp Steam
Phương pháp Steam

Phương pháp Steam trong giáo dục mầm non

Phương pháp Steam là phương pháp giáo dục được tích hợp đầy đủ kiến thức và kỹ năng để trang bị cho trẻ về 5 lĩnh vực gồm Science (Khoa học), Technology (Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật), Art (Nghệ thuật), Mathematics (Toán học).

Steam mang đến cho trẻ hình thức học chủ động, sáng tạo, mỗi bài học đều dựa trên những tình huống thực tế. Nhiệm vụ của trẻ là vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống, vấn đề gặp phải một cách hiệu quả nhất. Vì vậy phương pháp giáo dục Steam sẽ giúp trẻ rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức trên sách vở với thực hành để tạo ra được những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày.

Lợi ích của phương pháp giáo dục Steam

– Giúp trẻ rèn luyện và phát triển những kỹ năng quan trọng

Những kiến thức được tích hợp từ 5 lĩnh vực giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng mềm quan trọng như:

+ Kỹ năng đặt vấn đề: Trẻ mầm non sẽ được học cách đặt ra vấn đề cần giải quyết trước khi thực hiện bất kỳ một nhiệm vụ hay thí nghiệm nào. Thông qua việc đặt câu hỏi trước khi tìm câu trả lời sẽ giúp trẻ học được cách phân tích, nhận định vấn đề để đưa ra cách giải quyết tốt nhất.

+ Kỹ năng truy vấn: Tiếp theo trẻ sẽ học được cách sử dụng kỹ năng truy vấn để đặt câu hỏi và tìm đáp án cho bài toán hay vấn đề gặp phải. Từ đó biết được cách để giải quyết các tình huống gặp phải.

+ Kỹ năng quan sát: Phương pháp giáo dục Steam sẽ rèn luyện cho trẻ mầm non kỹ năng tập trung quan sát để tìm ra được bản chất của sự vật, hiện tượng.

+ Kỹ năng làm việc nhóm: Các bài học trong chương trình giáo dục Steam được xây dựng tạo cơ hội cho trẻ có cơ hội hợp tác và làm việc nhóm với bạn bè. Trẻ sẽ cùng nhau bày tỏ và đóng góp quan điểm, ý kiến của mình để tìm ra giải pháp hiệu quả nhất. Thông qua mỗi bài học trẻ sẽ tự hình thành và phát triển kỹ năng làm việc nhóm.

– Tạo cảm hứng và truyền cảm hứng học tập cho trẻ

Phương pháp Steam khuyến khích trẻ khám phá sáng tạo

Phương pháp Steam khuyến khích trẻ tự do tìm tòi, khám phá sáng tạo để thực hiện các thí nghiệm khác nhau. Vì vậy trẻ được thoải mái vui chơi cùng bạn bè đồng thời có thể tích lũy được kiến thức cùng nhiều kỹ năng cần thiết.

– Khơi gợi khả năng sáng tạo

Giáo dục Steam mang đến môi trường vừa học tập vừa vui chơi tạo không khí học tập sôi nổi thông qua những tiết học thực hành thú vị. Điều này giúp trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn. Bên cạnh đó khơi gợi khả năng sáng tạo, hứng thú khám phá điều mới mẻ, ham học hỏi của trẻ, phát huy khả năng tư duy logic.

1.2. Phương pháp giáo dục Steiner là gì?

Phương pháp SteinerPhương pháp Steiner trong giáo dục mầm non

Phương pháp Steiner do nhà giáo dục, triết gia người Áo Rudolph Steiner sáng lập nên. Phương pháp này nhấn mạnh và chú trọng vào 3 yếu tố cơ bản của con người bao gồm: suy nghĩ, ý chí và cảm xúc.

Steiner là phương pháp giáo dục hiện đại hoàn toàn khác biệt với nền giáo dục truyền thống chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức. Phương pháp giáo dục Steiner thúc đẩy sự liên tưởng, hợp tác và tạo cơ hội để trẻ học tập, phát triển trí tuệ thông qua các hoạt động hàng ngày như ca hát, tập đọc hay các hoạt động khác. Quan trọng trẻ được khuyến khích tự thực hiện và trải nghiệm các hoạt động này theo cá tính riêng của mình.

Lợi ích của phương pháp giáo dục Steiner:

+ Phương pháp Steiner chú trọng vào 3 yếu tố cốt lõi là suy nghĩ, cảm xúc, ý chí hoàn toàn không giống như giáo dục truyền thống chú trọng vào thành tích. Do đó phương pháp này giúp chống bệnh thành tích đang là nỗi lo lắng của các bậc phụ huynh.

+ Khuyến khích và tạo cơ hội có trẻ theo đuổi khát vọng, đam mê của riêng mình.

+ Khơi gợi sự sáng tạo, say mê vốn có của từng trẻ

+ Phương pháp giáo dục Steiner nuôi dưỡng trí tưởng tượng cho trẻ   

Tham khảo các phương pháp giáo dục khác dành cho con

2. Điểm tương đồng của 2 phương pháp giáo dục Steam và Steiner

Nguyên tắc áp dụng phương pháp SteinerPhương pháp Steam và Steiner khuyến khích trẻ tự khám phá, sáng tạo

+ Phương pháp Steam và Steiner đều là 2 phương pháp giáo dục sớm được áp dụng cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.

+ Cả Steam và Steiner đều lấy trẻ làm trung tâm của việc giáo dục.

+ Cả 2 phương pháp đều luôn khuyến khích trẻ tự lập, tự thực hành, trải nghiệm và sáng tạo theo cá tính riêng.

+ Chương trình học áp dụng theo phương pháp giáo dục Steam và Steiner được thiết kế phù hợp với năng lực của trẻ mầm non hướng đến mục tiêu chung là khai phá tối đa tiềm năng của từng trẻ.

+ Steam và Steiner cùng giúp trẻ phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, trí thông minh và các kỹ năng xã hội cần thiết.

3. Điểm khác biệt của 2 phương pháp Steam và Steiner

Phương pháp Steam và Steiner có nhiều điểm tương đồng tuy nhiên giữa 2 phương pháp này vẫn có những điểm khác biệt cơ bản. Cụ thể:

3.1. Phương pháp Steam

 

+ Phương pháp giáo dục Steam có nguồn gốc từ Hoa Kỳ và đặc trưng nổi bật của Steam chính là sự tích hợp của 5 lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Nghệ thuật và Toán học trong chương trình giáo dục cho trẻ mầm non. Thông qua kiến thức tổng hợp từ nhiều chủ đề thuộc 5 lĩnh vực này trẻ có thể hiểu rõ kiến thức một cách toàn diện từ đó giúp trẻ phát triển tư duy đa chiều cùng với những kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả.

+ Giáo dục theo phương pháp Steam xem trọng việc thực hành ứng dụng các kiến thức vào thực tiễn thông qua các hoạt động thí nghiệm, nghiên cứu, chế tạo. Mỗi bài học trong chương trình đều là các tình huống, chủ đề thực tế và trẻ cần phải vận dụng nhiều kiến thức để giải quyết vấn đề gặp phải.

+ Trong giáo dục Steam giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ và đồng hành cùng trẻ trong quá trình học tập Trẻ sẽ tự chủ động trong các hoạt động học tập, tiếp thu kiến thức và tự quyết định.

3.2. Phương pháp Steiner

 

+ Phương pháp Steiner có nguồn gốc từ Ý và đặc trưng cơ bản của phương pháp này là cho trẻ tập trung vào hoạt động phát triển trí tưởng tượng, vui chơi ngoài trời, hòa mình vào thiên nhiên.

Các hoạt động trong chương trình mầm non áp dụng phương pháp giáo dục Steiner thường lặp đi lặp lại với các môn nghệ thuật hoặc các trò chơi như vẽ tranh, làm vườn, tưới cây, vui chơi ngoài trời…Các hoạt động lặp lại này giúp bé có thể dự đoán được điều sẽ xảy ra trong chuỗi hành động lặp lại.

+ Trong 7 năm đầu đời trẻ được vui chơi hoàn toàn thay vì học tập và được dạy kiến thức. Vì vậy sau giai đoạn này trẻ mới bắt đầu học tập các kiến thức mầm non cũng như các kỹ năng đọc viết cơ bản.

+ Đối với phương pháp giáo dục Steiner trẻ sẽ làm theo hướng dẫn của giáo viên và giáo viên luôn là tấm gương cho trẻ noi theo.

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Lớp học Steiner có gì đặc biệt?

Lớp học theo phương pháp Steiner sẽ tập trung vào yếu tố vui chơi trẻ được tự do tham gia các hoạt động vui chơi, hòa mình vào cuộc sống thiên nhiên thay vì phải ngồi để nghe giảng, học tập.

Các hoạt động trong chương trình học sẽ được lặp đi lặp lại bao gồm các môn nghệ thuật hoặc trò chơi tự do như vui chơi ngoài trời, vẽ tranh, tưới cây, làm vườn…

Giáo viên sẽ đóng vai trò là người làm mẫu, làm trước mọi việc cho trẻ và trẻ sẽ quan sát rồi làm theo. Những vật liệu, đồ chơi, học cụ trong lớp thường khá đơn giản và tự nhiên có thể là những đồ chơi bình thường hoặc một khối gỗ để có thể phát triển tối đa trí tưởng tượng, sáng tạo của trẻ.

4.2. Giữa Steam và Steiner cái nào nổi trội hơn?

Cả 2 phương pháp giáo dục Steam và Steiner đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng vì vậy rất khó để đánh giá cái nào nổi trội hơn. Điều quan trọng là khi áp dụng cần phải hiểu đúng và áp dụng đúng từng phương pháp đề mang lại hiệu quả cao nhất.

4.3. Có thể kết hợp Steam và Steiner vào giáo dục hay không?

Hai phương pháp này có thể kết hợp với nhau vào giáo dục nhưng cần có sự kết hợp hài hòa và được trẻ tiếp nhận một cách thoải mái, tự nhiên.

Hy vọng sau bài viết này các bậc phụ huynh đã có thể so sánh được sự giống và khác nhau giữa 2 phương pháp Steam và Steiner. Nếu quý phụ huynh có nhu cầu cho con em mình  học tập theo phương pháp giáo dục sớm hiện đại và chất lượng hãy liên hệ với trường mầm non Sakura Montessori.

Hệ thống trường mầm non Sakura Montessori là một trong những ngôi trường mầm non quốc tế hàng đầu hiện nay tại Việt Nam áp dụng phương pháp Montessori vào giảng dạy. Sakura Montessori hứa hẹn sẽ mang đến môi trường giáo dục lý tưởng giúp trẻ phát triển toàn diện.

0/5 (0 Reviews)

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm