Việc nuôi dạy trẻ lớn lên khỏe mạnh và thông minh là một thách thức to lớn đối với bất kỳ cha mẹ nào. Để giúp con rèn luyện khả năng tư duy, tính sáng tạo ngay từ nhỏ, cha mẹ có thể áp dụng một số cách dạy con thông minh.
Dưới đây, Sakura Montessori chia sẻ đến ba mẹ 17 bí quyết dạy con đơn giản, dễ áp dụng tại nhà để phát triển não bộ tối đa và giúp trẻ thông minh từ nhỏ nhé!
1. Điểm danh những bí quyết về cách dạy con thông minh cho ba mẹ
1. Ứng dụng phương pháp giáo dục Montessori cho trẻ
Phương pháp giáo dục Montessori là một phương pháp giáo dục phát triển theo hướng tự nhiên và tự do, được phát triển bởi Tiến sĩ Maria Montessori. Đây là một phương pháp giáo dục đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và có thể giúp trẻ phát triển sự thông minh từ khi còn nhỏ.
Phương pháp này nhấn mạnh việc trẻ tự học thông qua việc khám phá và tương tác với môi trường xung quanh.Ví dụ như dạy trẻ cách lau chùi, gấp quần áo, cắt bánh mì hoặc tự chăm sóc cây xanh…Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động mà mình thích dưới sự quan sát của người lớn. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng tự quản lý, tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề.
Một số hoạt động Montessori ba mẹ có thể áp dụng dễ dàng tại nhà:
-Tạo ra một không gian dành cho trẻ: Tại nhà, cha mẹ có thể thiết kế một góc riêng cho trẻ với các đồ dùng, sách và trò chơi ở tầm tay của con, phù hợp với giai đoạn phát triển của trẻ như cốc nước nhỏ, thìa nhỏ…và đảm bảo an toàn cho trẻ.
-Cùng trẻ thống nhất các nguyên tắc như đi bộ, thời gian thực hiện. Điều này tương tự như ở trong lớp Montessori khi trẻ nghe nhạc “Clean up” trẻ sẽ biết hết thời gian hoạt động.
– Khích lệ trẻ tự làm: Động viên trẻ tham gia vào các công việc nhà như tự mặc quần áo, gấp khăn, chuẩn bị bữa ăn… Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng độc lập và tự tin.
– Tạo ra thời gian không gián đoạn: Giống như trong lớp học Montessori, hãy cho trẻ một khoảng thời gian không bị gián đoạn để họ có thể tập trung vào một hoạt động mà họ yêu thích.để trẻ có thể đi theo hứng thú của mình và đạt được các mục tiêu học tập mà không bị ngắt quãng.
– Lắng nghe và quan sát: Thay vì hướng dẫn mọi thứ, hãy lắng nghe và quan sát con, hỗ trợ kịp thời khi con cần.
2. Đọc sách và nói chuyện nhiều với con
Cha mẹ có từng thắc mắc con chưa hiểu được nội dung của sách truyện thì việc đọc sách cho con từ nhỏ có thật sự cần thiết? Trên thực tế đã chứng minh tác động tích cực của đọc sách, trò chuyện đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em, đặc biệt là trong lĩnh vực nhận thức, cảm xúc và ngôn ngữ. Nhiều cha mẹ lầm tưởng con chưa biết đọc, chưa biết nói thì không thể đọc sách nhưng thực tế điều đó không có nghĩa là con không học được gì. Khi cha mẹ đọc sách cho bé nghe, con sẽ học được âm thanh của ngôn ngữ và dần dần hiểu được ý nghĩa của một số từ vựng, câu đơn lặp đi lặp lại. Việc đọc sách còn kích thích trí tưởng tượng của bé, giúp bé tìm hiểu về thế giới xung quanh, tạo hứng thú và đam mê học tập sau này.
>>Xem thêm: Con lười đọc sách, ba mẹ hãy bỏ túi ngay 5 bí quyết cực hay giúp con mê sách từ nhỏ
Đọc sách và trò chuyện với con từ 8 tháng tuổi là cách dạy con thông minh vô cùng tuyệt vời, dễ dàng áp dụng trong cuộc sống gia đình. Cha mẹ hãy cùng con xem sách và chia sẻ về các nhân vật, cảm xúc, tình huống và cả những điều con đang tò mò về nội dung cuốn sách. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng cảm thông, khéo léo quản lý cảm xúc và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
Trong suốt quá trình thảo luận, trò chuyện của cha mẹ, con sẽ được mở rộng thêm vốn từ, kiến thức mới, hoàn thiện kỹ năng trình bày và thể hiện ý kiến. Giao tiếp giữa bố mẹ và con cũng là yếu tố quan trọng trong việc gắn kết tình cảm gia đình và giúp trẻ cảm thấy yêu thương, tôn trọng và tự tin hơn.
Khi trò chuyện với con, bố mẹ nên tạo ra một môi trường an toàn và thoải mái để trẻ có thể tự do diễn đạt ý kiến và tâm sự của mình. Bố mẹ nên lắng nghe chân thành và tương tác tích cực với con, khuyến khích con đặt câu hỏi, chia sẻ câu chuyện và ý kiến riêng của mình.
3. Giải thích những thắc mắc của con
Trẻ nhỏ thường có trí tò mò và khám phá tự nhiên từ khi mới sinh ra. Tại sao mọi thứ lại như thế? Luôn thắc mắc vô vàn thứ xung quanh là bản chất của trẻ nhỏ. Từ giai đoạn sơ sinh, trẻ bắt đầu nhận biết âm thanh, ánh sáng và khám phá các vật thể xung quanh mình, bắt đầu biết để ý và quan sát những thay đổi trong môi trường.
Khi trẻ lớn hơn một chút, khoảng 8 tháng tuổi, trí tò mò của trẻ càng phát triển mạnh mẽ. Đây là giai đoạn mà trẻ sẽ bắt đầu đặt nhiều câu hỏi “Tại sao?” để tìm hiểu nguyên nhân và lý do của các sự việc xảy ra. Lúc này, nhiều cha mẹ lại trả lời hời hợt những câu hỏi “Tại sao?” của con mình mà không biết rằng đang vô tình hạn chế bản năng tò mò, tính ham học hỏi của con.
Cha mẹ hãy cố gắng trả lời mọi câu hỏi của trẻ để chúng cảm thấy sự tò mò của mình là có giá trị và quan trọng. Khi không biết câu trả lời, hãy tìm hiểu cùng trẻ bằng cách sử dụng sách, tạp chí, video hoặc tài liệu phù hợp. Cùng nhau tìm hiểu và khám phá câu trả lời. Điều này cũng truyền đạt cho trẻ thông điệp về tầm quan trọng của việc tìm hiểu và nghiên cứu. Ngoài ra, Thay vì trả lời trực tiếp, hãy đặt lại câu hỏi cho trẻ để khám phá và tự tư duy: “Con nghĩ tại sao điều đó xảy ra?”, “Nếu là con thì con sẽ làm thế nào?”… Điều này khuyến khích trẻ suy nghĩ sáng tạo và phát triển khả năng giải quyết vấn đề.
>>Xem thêm: 15 cách dạy con của người Nhật hay nhất cha mẹ nên tham khảo
4. Không khen con thái quá
Khi bố mẹ khen con quá nhiều, trẻ có thể trở nên phụ thuộc vào sự khen ngợi và cảm thấy chỉ có giá trị khi nhận được lời khen. Điều này có thể làm giảm khả năng tự động thúc đẩy và sự động lực nội tại của trẻ. Nếu con quá quen thuộc với việc nhận lời khen, khi gặp thất bại hoặc không đạt được kết quả như mong đợi, trẻ có thể cảm thấy mất tự tin và có thể né tránh những thử thách mới.
Vậy nên cha mẹ cần sử dụng những lời khen tập trung vào quá trình và nỗ lực của trẻ hơn là chỉ kết quả cuối cùng. Cha mẹ nên tạo ra một môi trường khích lệ, nơi trẻ được đánh giá dựa trên sự cố gắng, sự cải thiện và sự phát triển cá nhân của mình.
>>Xem thêm: Khen ngợi trẻ đúng cách và những điều cha mẹ nhất định phải nắm rõ
5. Nuôi dạy con bằng tình yêu thương
Trên thực tế, con cái không phải cứ cho học trường tốt, đắt tiền thì sẽ được giáo dục tốt nhất.Nền tảng giáo dục tốt nhất để dành cho con cái chính là tình yêu thương và chăm sóc của gia đình. Việc duy trì sự hòa hợp, vui vẻ, yêu thương nhau trong gia đình chính là cách dạy con thông minh hiệu quả nhất. Bởi điều đó sẽ khiến trẻ cảm thấy được hạnh phúc, tự tin hơn trong cuộc sống.
Nếu tâm trạng của người mẹ hay người cha luôn tích cực hoặc tiêu cực thì sẽ đều ảnh hưởng trực tiếp đến các thành viên khác trong gia đình. Cha mẹ nên tạo ra một môi trường trưởng thành an yên, nơi trẻ cảm thấy yêu thương, ấm áp và an toàn. Khi trẻ có một cảm giác an toàn và được yêu thương, con có thể tập trung vào việc học hỏi và khám phá một cách tự nhiên nhất.
6. Không bao bọc con quá mức
Cha mẹ nào cũng có những lo sợ con cái gặp nguy hiểm, hay nhiễm phải các thói quen xấu nên đôi khi can thiệp, bao bọc con quá mức. Từ việc con ăn gì, con học gì, con chơi với ai…cha mẹ đều muốn kiểm soát và đưa ra quyết định. Điều này khiến con không có cơ hội để đối mặt với các thử thách và học cách tự xử lý vấn đề, có thể hạn chế khả năng phát triển kỹ năng tự lập, quản lý tình huống và xây dựng lòng tự tin của trẻ.
7. Đừng quá cứng rắn hoặc quá dễ dãi với con
Một trong những cách dạy trẻ thông minh chính là phụ huynh không nên quá cứng rắn hoặc quá dễ dãi với con. Nếu quá cứng rắn sẽ khiến trẻ càng phản kháng, không nghe lời. Còn nếu quá dễ dãi với con, luôn đáp ứng mọi nhu cầu của trẻ về vật chất và tinh thần sẽ khiến trẻ thiếu nỗ lực, luôn luôn bị phụ thuộc vào bố mẹ. Chưa kể việc nuông chiều con cái quá mức cũng khiến trẻ khó khăn trong việc kiểm soát hành vi và cảm xúc của mình. Vì thế, cha mẹ cần có thái độ mềm mỏng cứng rắn chừng mực để có thể dạy con trở thành một người sống có nguyên tắc và kỷ luật.
8. Phát triển kỹ năng xã hội
Phát triển kỹ năng xã hội là một phần quan trọng trong việc giúp con trẻ trở nên thông minh và tự tin trong giao tiếp, tương tác xã hội. Khi trẻ được tạo điều kiện tham gia vào các hoạt động tập thể, câu lạc bộ, làm việc nhóm,…con sẽ mạnh dạn, khéo léo và biết cách xây dựng mối quan hệ với người khác.
Phát triển kỹ năng xã hội sớm sẽ khiến trẻ có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn trong tương lai. Kỹ năng này giúp các con học cách đưa ra quyết định đúng đắn và có khả năng làm việc nhóm hiệu quả. Ngoài ra, cha mẹ có thể xem thêm những nguyên tắc giúp trẻ giao tiếp hiểu quả để ứng dụng phát triển kỹ năng xã hội cho con.
9. Đặt mục tiêu và kế hoạch dù nhỏ
Mặc dù con bạn ở lứa tuổi Mầm non hoặc lớn hơn thì bé luôn sẽ có những mục tiêu muốn được thực hiện và cần sự đồng hành của cha mẹ. Lúc này, cách dạy con thông minh chính là cha mẹ hãy lắng nghe con và cùng nhau xác định mục tiêu cụ thể. Chẳng hạn, con muốn lắp một mô hình vũ trụ khó, bạn có thể phân chia thời gian mỗi ngày, bộ phận mô hình con có thể tự lắp và bộ phận bố mẹ sẽ hỗ trợ con lắp để cùng hoàn thiện tác phẩm.
Khi con đã thành công trong việc đạt được các mục tiêu nhỏ, hãy khuyến khích con mở rộng và đặt những mục tiêu lớn hơn. Nhớ rằng việc đặt mục tiêu và kế hoạch không chỉ giúp con đạt được thành công, mà còn tạo nền tảng để trẻ dễ dàng hơn trong việc lựa chọn hướng đi của mình trong cuộc sống.
10. Hướng dẫn trẻ vận động
Vận động là nhu cầu quan trọng của trẻ khi ở giai đoạn vàng 6 năm đầu đời. Quá trình vận động giúp điều hòa lượng máu lên não, tái tạo tế bào máu, kích thích trẻ phát triển đa giác quan. Nếu được hỗ trợ đúng cách, trẻ có thể phát triển thể chất một cách tốt nhất.
Vận động không chỉ giúp trẻ khỏe mạnh mà còn giúp trẻ phát triển trí thông minh. Dưới đây là một số bài tập vận động rèn luyện các kỹ năng cần thiết mà ba mẹ có thể hướng dẫn trẻ hai tuổi thực hiện tại nhà.
- Trò chơi phát triển kỹ năng vận động tinh: Vẽ tranh, xé dán giấy, làm đất nặn…
- Trò chơi phát triển kỹ năng vận động thô: Đá bóng, bật nhảy, di chuyển đồ vật…
Đi bộ là một bài tập vận động đơn giản, dễ thực hiện và hữu ích. Ba mẹ có thể cùng con thực hiện bài tập vận động này mỗi ngày ngay tại nhà hoặc công viên, khu vui chơi.
11. Khuyến khích con tự lập
Những em bé tự lập sớm sẽ hiểu chuyện và ngoan ngoãn hơn rất nhiều so với những em được nuông chiều quá mức. Cha mẹ có thể bắt đầu rèn cho con tính tự lập thông qua những nhiệm vụ, công việc vừa sức với lứa tuổi của con. Ban đầu, con được học cách tự phục vụ bản thân như tự mặc quần áo, ăn uống, vệ sinh cá nhân… Cao hơn nữa trẻ có thể giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà như quét nhà, lau bàn ghế, nhặt rau, nấu cơm…Trẻ không còn mèo nheo đòi được phục vụ, không chống đối khi được giao việc.
Những em bé tự lập từ nhỏ sẽ trở nên tự tin khi không có sự giúp đỡ của người khác, quyết đoán, độc lập và dễ dàng thích nghi với môi trường mới. Phương pháp dạy con thông minh này rất quan trọng trong hành trình cùng con khôn lớn.
12. Học qua trải nghiệm thực tế
Với trẻ mầm non, việc trải nghiệm thực tế và khám phá thế giới xung quanh đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình học tập và phát triển. “Học đi đôi với hành”- Những kiến thức trẻ tự mình trải nghiệm, thu nạp từ quá trình vui chơi, học tập ngoài thực tế nằm ngoài giáo cụ, sách vở sẽ khiến con ghi nhớ lâu hơn. Hơn nữa, hoạt động trải nghiệm thực tế giúp trẻ kích thích sự tò mò về tự nhiên và háo hức được khám phá thế giới xung quanh. Trẻ sẽ được tiếp xúc với những điều mới mẻ, hấp dẫn, từ đó tạo động lực để tìm hiểu và học hỏi.
Tại Sakura Montessori, các con có rất nhiều “lớp học mở” ngoài thiên nhiên vô cùng sáng tạo để con cùng các bạn trải nghiệm. Con được tự tay in áo phông, nặn gốm, tạo hình đất sét, thí nghiệm khoa học,…Thông qua từng chủ đề học tập thú vị, trẻ được rèn luyện khả năng tư duy, sáng tạo, tinh thần làm việc nhóm và bồi dưỡng niềm đam mê trong học tập.
13. Khám phá và bồi dưỡng sở thích cá nhân của con
Cha mẹ nên quan sát và lắng nghe con mình để hiểu rõ những sở thích, đam mê và khả năng của con. Hãy chú ý đến những hoạt động, trò chơi và môn học mà con yêu thích, và cố gắng tìm hiểu vì sao con thích những điều đó. Khi con được tạo cơ hội phát triển những điều con thích, con sẽ luôn trong trạng thái háo hức học hỏi và cố gắng tối đa thể hiện bản thân trong khả năng của mình. Được gia đình ủng hộ và tin tưởng, sợi dây kết nối giữa các thành viên trong gia đình cũng bền chặt hơn và con thấy vững niềm tin để thực hiện các mục tiêu sắp tới.
14. Khuyến khích sáng tạo và tưởng tượng
Trí tưởng tượng và óc sáng tạo là cánh cửa tiềm năng giúp trẻ kết nối với thế giới. Khuyến khích sự sáng tạo và tưởng tượng của trẻ chính là một cách dạy con thông minh mà cha mẹ nên lưu ý. Khi trí tưởng tượng được kích hoạt, trẻ sẽ hình dung được một thế giới vô hạn. Điều này giúp các bé có thể nhìn mọi vấn đề và hướng giải quyết theo cách hoàn toàn mới. Nó cũng giúp trẻ thể hiện bản thân và thôi thúc chúng đặt ra câu hỏi về sự vận hành của mọi thứ xung quanh.
Trí tưởng tượng và sự sáng tạo có vai trò vô cùng quan trọng trong những năm đầu đời của bé. Nó giúp trẻ phát triển cảm xúc và kỹ năng như: giao tiếp, vận động, tư duy phản biện, giải quyết tình huống, vấn đề…Cha mẹ hãy gợi ý những câu hỏi mở, những tình huống khác nhau khi đứng trước cùng một vấn đề để trẻ tự suy luận, khuyến khích con đọc sách, vẽ tranh, làm đồ handmade,…
15. Tạo cơ hội cho con tự khám phá
Hiện nay, nhiều trẻ em đang bị lệ thuộc quá nhiều vào các thiết bị điện tử thông minh mà mất đi khoảng không gian, thời gian quý báu để khám phá và trải nghiệm cuộc sống thực. Theo chuyên gia Hoa Kỳ, trẻ em dưới 2 tuổi nên hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử. Phụ huynh cần điều chỉnh thời gian sử dụng thiết bị phù hợp hơn bởi việc dùng quá lâu các thiết bị điện tử sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới thị giác, tư duy của trẻ.
Cha mẹ hãy dành thời gian để cùng con tạo không gian cho các hoạt động ngoại khóa như dã ngoại, thể thao, đi dạo ngoài trời,…Dù con có đổ mồ hôi đôi chút, dù con có lấm lem đôi chút, nhưng con sẽ có những kỷ niệm tuổi thơ tuyệt vời khi được tự mình khám phá thế giới kỳ diệu. Bên cạnh đó, nếu cha mẹ biết quản lý thời gian con sử dụng công nghệ hợp lý thì các thiết bị này cũng đem đến những hiệu quả tích cực. Giao diện đẹp mắt, cách truyền tải thu hút với lứa tuổi,…con hoàn toàn có thể học tập một cách tích cực thông qua công nghệ. Vì thế đây cũng coi là cách dạy con thông minh mà ba mẹ nên áp dụng.
16. Đặt những câu hỏi để con tư duy
Là cha mẹ thông thái, hãy khích lệ con hỏi thật nhiều câu hỏi thay vì bắt con phải nghe lời một cách rập khuôn. Kỹ năng tư duy phản biện được hình thành rõ nhất qua thói quen cho phép con suy nghĩ, phán đoán trước các tình huống khác nhau của sự việc. Từ đó, con sẽ quen dần với việc luôn chủ động tò mò bằng các câu hỏi thắc mắc để giải quyết vấn đề của chính mình.
Hãy khuyến khích con đặt câu hỏi mà không sợ sai hay ngại ngùng. Hãy cho con biết rằng việc đặt câu hỏi là một cách để học hỏi và khám phá, và không có câu hỏi nào là sai. Cách dạy con thông minh là cha mẹ hãy khích lệ con đặt câu hỏi phản biện, đặt câu hỏi để suy nghĩ sâu và phân tích các khía cạnh khác nhau của một vấn đề. Điều này giúp con rèn luyện kỹ năng tư duy phản biện, tư duy logic và phát triển sự hiểu biết sâu sắc.
17. Trở thành tấm gương để con noi theo
Gia đình là nền tảng của xã hội và cũng là cái nôi của mỗi con người. Khi sinh con ra con chính là một tờ giấy trắng mà mỗi ngày bố mẹ, ông bà sẽ vẽ lên đó. Trong giai đoạn 6 năm đầu đời, bắt chước chính là bản năng đầu tiên của trẻ để khám phá thế giới xung quanh. Vì vậy, nếu cha mẹ có những thói quen, nề nếp gia đình tích cực thì cũng sẽ ảnh hưởng tích cực tới con. Hãy cho con thấy rằng cha mẹ luôn tò mò và muốn tìm hiểu về thế giới xung quanh. Đặt câu hỏi, nghiên cứu, và chia sẻ những kiến thức mới mà bạn học được với con cái của mình. Con sẽ học cách tò mò và khám phá từ việc quan sát cha mẹ. Cha mẹ cũng cần tạo dựng những thói quen như đọc sách, kể chuyện, chăm vận động,…để con noi theo kích thích sự thông minh.
2. Một số câu hỏi thường gặp
2.1. Mẹ cần lưu ý gì khi áp dụng cách dạy con thông minh?
Trong quá trình áp dụng cách nuôi dạy trẻ thông minh ở trên, quý phụ huynh cần lưu ý một số điều sau:
- Cần kiểm soát được cảm xúc của mình, bình tĩnh xử lý vấn đề
- Không nên dọa nạt trẻ, to tiếng mà hãy trao đổi với trẻ khi có khúc mắc
- Cần kiên trì, kiên nhẫn trong quá trình giáo dục trẻ
- Mẹ cần phải làm gương cho con noi theo
2.2. 9 cách dạy con thông minh của người Nhật là gì?
Dưới đây là 9 cách dạy con thông minh của người Nhật hiện nay gồm:
- Chú trọng về chuyện cổ tích
- Không quy chụp, áp đặt cho trẻ
- Khen hành vi cụ thể của con
- Không cho con xem TV từ nhỏ
- Dạy chữ cho trẻ từ sớm
- Kiên nhẫn lặp đi lặp lại
- Thường xuyên vận động cho trẻ
- Không được chỉ trích, trách móc lỗi lầm của con
- Dạy con cách tra cứu, tìm tòi
Dựa vào những cách dạy con thông minh của người Nhật ở trên, cha mẹ sẽ có cái nhìn đúng đắn về giáo dục trẻ. Bên cạnh đó là hỏi hỏi thêm các cách hay dạy con của người Nhật để áp dụng cho bé nhà mình giúp con trở nên thông minh và tốt hơn.
2.3. Những đồ vật giúp trẻ kích thích trí thông minh là gì?
Có khá nhiều đồ vật giúp trẻ kích thích trí thông minh như bộ đồ chơi ghép hình, xé dán giấy, bút màu, đất nặn, lego,..để cha mẹ lựa chọn cho bé. Việc cho trẻ tiếp xúc sớm với đồ vật này sẽ giúp con phát triển tốt hơn về nhận thức, hoạt động vui chơi để rèn luyện trí thông minh tốt hơn.
Hy vọng rằng với những cách dạy con thông minh mà Sakura Montessori chia sẻ ở trên đây, cha mẹ sẽ có thêm những kiến thức bổ ích để đồng hành nuôi dưỡng những em bé xinh xắn, khỏe mạnh, tài giỏi và phát triển toàn diện nhất nhé!