Nhiều bậc phụ huynh băn khoăn, trăn trở khi xác định thời điểm cho trẻ đi học mầm non. Cho trẻ đi học quá sớm cha mẹ lo bé khó thích nghi, dễ bị ốm. Ngược lại, cho trẻ đi học muộn con thiếu nề nếp, kỷ luật, trong khi nhiều gia đinh không có người trông trẻ. Vậy có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học hay không? Sakura Montessori sẽ cùng cha mẹ giải đáp câu hỏi này, để chúng ta chọn thời điểm tốt nhất cho em bé nhà mình đến lớp nhé.

Có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học không?

có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học
Có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học không

Hiện nay xuất hiện 2 quan điểm đến từ các gia đình có trẻ nhỏ chuẩn bị đến tuổi đi học mầm non. Nhiều gia đình cho rằng 18 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để cho bé đến trường. Nhưng ngược lại nhiều bậc phụ huynh muốn con ở nhà thêm 1 thời gian nữa để con cứng cáp hơn. Vậy đâu là quan điểm đúng đắn?

Theo các chuyên gia tâm lý, hiện nay chưa có quy định một độ tuổi thống nhất thích hợp đưa trẻ đến trường mầm non. Mỗi quốc gia khác nhau trên thế giới, độ tuổi thích hợp cho trẻ đi học cũng khác nhau. Việc xác định thời điểm đưa trẻ đi nhà trẻ phụ thuộc vào điều kiện gia đình, mức độ nhận thức và khả năng hòa nhập của mỗi đứa trẻ.

Xét theo khía cạnh phát triển tâm lý, giai đoạn từ 10 – 18 tháng tuổi được xem là “thời điểm vàng” để trẻ phát triển tính cách, khả năng giao tiếp. Chính vì vậy, việc cho trẻ đi học sớm trong giai đoạn này sẽ mang đến một số lợi ích nhất định. Việc có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học không căn cứ vào sự cân nhắc, chọn lựa và xem xét của phụ huynh với con em mình.

Lợi ích của việc cho trẻ 18 tháng tuổi đi học mẫu giáo

Cho trẻ đi học mẫu giáo sớm mang lại nhiều lợi ích tốt cho sự phát triển. Dưới đây là phân tích về các lợi ích đó, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo.

có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học
Lợi ích khi cho trẻ 18 tháng tuổi đi học mẫu giáo

1. Trẻ được chăm sóc và dạy dỗ khoa học

Khi trẻ đến trường, bé được chăm sóc bởi các giáo viên đã qua trường lớp đào tạo, có chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng đảm bảo mang đến môi thường tốt cho trẻ. Đi học, trẻ được chăm sóc và dạy dỗ khoa học, chu đáo, tận tình bởi những người có đạo đức nghề nghiệp và yêu thương trẻ.

Ngoài ra, các trường học xây dựng quy trình ăn uống, sinh hoạt khoa học dựa trên nghiên cứu có chuyên môn về sư phạm, chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Cha mẹ chỉ cần tìm cho con môi trường giáo dục uy tín và phù hợp với trẻ, là chúng ta có thể yên tâm gửi gắm con mình.

>> Xem thêm: Trước và sau khi đi học tại Sakura Montessori, con thay đổi thế nào?

2. Phát triển khả năng giao tiếp

Đưa trẻ đến trường ở giai đoạn vàng phát triển tính cách, kỹ năng cha mẹ dễ dàng nhìn nhận được sự phát triển khả năng giao tiếp của bé. Khi trẻ được làm quen, trải nghiệm môi trường học tập mới có giáo viên, bạn bè con sẽ sớm học hỏi phát triển khả năng giao tiếp. Mở rộng các mối quan hệ thay vì chỉ tiếp xúc với người thân trong gia đình, giúp trẻ tăng thêm sự tự tin khi đứng trước đám đông hay người lạ.

Tại trường, giáo viên có nhiều phương pháp giảng dạy khoa học giúp trẻ phát huy khả năng bản thân. Các hoạt động tương tác trên lớp học làm cho kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng hoạt động của trẻ phát triển tốt hơn các bé không đến trường từ giai đoạn sớm.

>> Xem thêm: Phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả cho trẻ mầm non

3. Nâng cao khả năng tiếp thu và phát triển tư duy của trẻ

Một lợi ích khi cho trẻ 8 tháng tuổi đi học mẫu giáo không thể không kể đến là nâng cao khả năng tiếp thu, phát triển tư duy cho bé. Tại trường trẻ được hướng dẫn, hỗ trợ để tiếp thu kiến thức, kỹ năng mới nhanh chóng.

Cha mẹ có thể thấy sự tiến bộ của trẻ sau 1 thời gian ngắn đến trường như con nhanh biết nói, biết đi, nhận thức tốt về các sự vật, hiện tượng xung quanh cuộc sống. Tại lớp học trẻ được cô hướng dẫn nhiều kỹ năng như đọc, hát, múa, kể chuyện… tạo điều kiện kích thích sự phát triển tư duy, trí tuệ toàn diện của trẻ.

>> Xem thêm: Cách rèn luyện tư duy cho trẻ tại trường mầm non quốc tế

4. Trẻ dễ hòa nhập với môi trường

có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học
Trẻ dễ hòa nhập với môi trường

Giai đoạn 18 tháng tuổi, trẻ chứa quá quấn người thân trong gia đình và chưa có nhận thức rõ ràng về việc đến trường, gặp gỡ người lạ. Do vậy, thay vì để trẻ 4 – 5 tuổi mới đi học, cha mẹ hãy cho trẻ đến trường sớm. Trẻ càng lớn càng khó tiếp xúc, hòa nhập với mọi người, cảm giác lạ lẫm khi đi học sẽ khiến con không muốn rời xa vòng tay của cha mẹ.

Cho trẻ đi học sớm, trẻ hòa nhập nhanh hơn, cảm thấy hứng thú và hình thành thói quen học tập. Đến trường sớm, trẻ dễ hòa nhập với môi trường, cảm thấy việc đi học là niềm vui chứ không phải là gánh nặng. Trẻ sớm học tập được cách chia sẻ, cách làm việc theo nhóm và các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này.

5. Trẻ hình thành khả năng tự lập

Đến trường, trẻ được giáo viên hướng dẫn cách tự chăm sóc bản thân, tự ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt điều độ có giờ giấc và theo nề nếp. Từ đó, con sẽ hình thành khả năng tự lập, tự chủ động trong cuộc sống. Thêm vào đó, bé sẽ biết cách quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ, giúp đỡ những người xung quanh.

>> Xem thêm: Bí quyết để dạy con cách tự lập ngay từ nhỏ

Những khó khăn khi trẻ 18 tháng tuổi đi học

có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học
Những khó khăn khi trẻ 18 tháng tuổi đi học

Cho trẻ đến trường sớm mang đến nhiều lợi ích, tuy nhiên cha mẹ có thể gặp phải một số khó khăn khi trẻ 8 tháng tuổi đi học. Những hạn chế khi cho trẻ đến trường mà con chưa sẵn sàng, chưa hợp tác có thể là:

1. Trẻ quấy khóc, không chịu đi học

Nhiều trẻ gặp phải cảm giác lo sợ khi phải rời xa vòng tay gia đình, cảm thấy mất an toàn và trẻ quấy khóc không chịu đi học. Nếu môi trường học tập, giáo dục không phù hợp với tính cách có thể dẫn đến áp lực, sự nặng nề cho trẻ. Hiện tượng này dễ gặp ở những bé có tính cách nhút nhát, thụ động. Tình trạng kéo dày có dễ hình thành xu hướng tiêu cực, tâm lý chống đối của trẻ sau này.

2. Trẻ lười ăn, dễ nôn trớ

Một số trẻ lần đầu đến trường chưa làm quen với chế độ sinh hoạt thay đổi như giờ ăn, giờ ngủ… trở nên lười ăn, không chịu ăn, dễ nôn trớ. Thậm chí, trẻ còn khó ngủ, sợ ngủ, ngủ giật mình, khóc đêm. Vì vậy thời gian đầu đi học nhiều trẻ có thể sụt cân, dễ bị ốm.

3. Trẻ mất đi hứng thú học tập

Nếu chúng ta để cảm giác sợ đi học, không muốn đi học kéo dài liên tục ở trẻ sẽ khiến bé mất đi hứng thú học tập, tâm lý luôn căng thẳng và không thoải mái. Ngoài ra, khi phụ huynh chọn môi trường và chương trình học không phù hợp, trẻ không theo kịp lại trở thành gánh nặng cho sự phát triển.

4. Giáo dục mầm non không hiệu quả với trẻ

Mục tiêu giáo dục mầm non hướng đến kích thích sự phát triển trí tuệ cho trẻ. Tuy nhiên nếu sự giáo dục rập khuôn, cứng nhắc có thể khiến trẻ không còn hào hứng, hao mòn sự sáng tạo. Trong trường hợp giáo viên không quan sát cẩn thận, không hỗ trợ kịp thời có thể khiến trẻ hình thành những thói quen không tốt. Những giáo viên thiếu đạo đức nghề nghiệp, không có kinh nghiệm chăm sóc trẻ còn dễ mất kiểm soát, làm xảy ra tình trạng bạo hành.

Những điều phụ huynh cần chú ý khi cho trẻ đi học sớm

lưu ý khi gửi trẻ
Những điều phụ huynh cần chú ý khi cho trẻ đi học sớm

Khi quyết định cho trẻ đi học sớm, để quá trình học tập của bé trở nên dễ dàng, ít áp lực phụ huynh nên chú ý một số điểm dưới đây:

  • Chọn môi trường học tập phù hợp: Căn cứ vào lứa tuổi, đặc điểm tính cách, tình hình kinh tế gia đình… cha mẹ chọn trường mầm non có môi trường giáo dục phù hợp với trẻ.
  • Chuẩn bị tâm lý trước cho trẻ: Cha mẹ nên dành thời gian để cho trẻ làm quen dần với việc xa rời vòng tay người thân đến trường. Đầu tiên hãy kể cho bé nghe về những điều thú vị ở trường học và tâm sự, động viên con có cảm giác hứng thú với môi trường mới. Điều này nên thực hiện trước khi cho trẻ đến trường khoảng 2 tuần.
  • Chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ đi học đầy đủ: Cha mẹ hãy chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ cho trẻ đến trường như cặp sách, bình sữa, tã bỉm, quần áo… Chúng ta có thể đưa trẻ cùng đi mua đồ để con chọn những thứ con thích và làm quen dần với việc đến trường.
  • Đưa trẻ đến trường: Nên đưa trẻ đến trường làm quen trong 1 vài buổi đầu với thời gian ngắn. Khi chính thức đến trường không nên đưa con đến quá sớm, nên đón trẻ đúng giờ, tránh để con phải đợi quá lâu. Những buổi đầu nên chia tay trẻ nhanh, không nên bịn rịn để tránh làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.
  • Trao đổi với giáo viên giảng dạy: Phụ huynh cần giữ liên lạc, thường xuyên trao đổi với giáo viên giảng dạy để nắm bắt thay đổi tâm lý của con để kịp thời điều chỉnh.

>> Xem thêm: Trải lòng mẹ bỉm: Chọn trường mầm non đầu đời cho con khó mà không khó

Câu hỏi thường gặp

1. Quy định độ tuổi đi nhà trẻ tại các nước trên thế giới như thế nào?

Trên thực tế, chưa có quy định bắt buộc đi học cho độ tuổi mầm non. Tại các nước chỉ đưa ra độ tuổi trùng bình đưa bé đi nhà trẻ và việc quyết định là phục thuộc vào các bậc phụ huynh.

Dưới đây là độ tuổi trung bình cho trẻ bắt đầu học mầm non tại một số quốc gia trên thế giới:

  • Việt Nam: 24 – 30 tháng tuổi
  • Trung Quốc: 3 tuổi
  • Nhật Bản: 3 tháng tuổi
  • Anh: 3 – 4 tuổi
  • Mỹ: 18 tháng tuổi
  • Canada: 24 tháng tuổi
  • Thụy Điển: 12 tháng tuổi
  • Đức: 1 tháng tuổi

2. Kinh nghiệm chọn trường mầm non gửi trẻ 18 tháng tuổi?

Chọn trường mầm non cho trẻ đi học là nỗi niềm băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh. Kinh nghiệm chọn trường như thế nào là phù hợp, cha mẹ hãy căn cứ vào một số tiêu chuẩn sau:

  • Chất lượng dạy học: Chất lượng giảng dạy là tiêu chí hàng đầu chúng ta cần quan tâm khi chọn trường mầm non cho con. Cha mẹ nên chọn trường có chất lượng cao, giáo viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, có chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học.
  • Học phí: Học phí cho trẻ đến trường có liên quan trực tiếp đến điều kiện kinh tế gia đình. Vì vậy hãy căn cứ vào mức chi phí có thể chi trả cho học phí của trẻ để chọn trường công lập, tư thục hay trường song ngữ, trường quốc tế cho bé.
  • Vị trí địa lý: Đưa đón trẻ đến trường là vấn đề cần được xem xét, cha mẹ nên chọn trường có vị trí gần nhà hay gần đơn vị công tác hoặc nằm trên trục đường đi làm.
  • Chọn lớp học phù hợp: Không chỉ chọn lớp học phù hợp độ tuổi của trẻ, cha mẹ nên quan tâm cả đến vấn đề giáo viên giảng dạy. Chúng ta nên gặp trực tiếp giáo viên để trao đổi về thói quen sinh hoạt, đặc điểm của trẻ để cô có chế độ chăm sóc phù hợp.

3. Bé chưa biết nói có nên cho đi nhà trẻ không?

Mỗi đứa trẻ có nhận thức, tính cách khác nhau nên việc quyết định thời điểm cho trẻ đến trường phụ thuộc vào đánh giá của phụ huynh. Giai đoạn 18 tháng tuổi là thời điểm vàng phát triển nhân cách, khả năng giao tiếp xã hội của trẻ. Vì vậy việc trẻ biết nói nhiều hay nói ít chưa phải là thước đo đánh giá nhận thức của trẻ. Đưa trẻ đến trường, gián tiếp tạo điều kiện cho bé thu nhận vốn từ, trau dồi thông tin để dần hoàn thiện giao tiếp.

Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn chưa thể nói bập bẹ, chưa hiểu những gì người khác nói. Thêm vào đó các kỹ năng khác như nhai nuốt, tự xúc ăn, không muốn tiếp xúc với người khác… thì cha mẹ nên cân nhắc việc đưa trẻ đến trường.

Thông qua nội dung bài viết, chắc hẳn cha mẹ đã tìm ra được lời giải cho bài toán có nên gửi trẻ 18 tháng tuổi đi học. Cha mẹ luôn quan tâm, thấu hiểu con và mong muốn dành cho con những gì tốt đẹp nhất. Vì vậy phụ huynh hãy cho trẻ đến trường sớm nếu bé đã sẵn sàng.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm