Giáo dục mầm non là cấp học quan trọng, chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng ban đầu và tạo nền tảng tốt cho việc tiến vào cấp tiểu học. Tuy nhiên có nên cho trẻ đi học sớm không lại là vấn đề làm đau đầu nhiều bậc phụ huynh. Để giải đáp băn khoăn của cha mẹ, hãy cùng Sakura Montessori đi tìm đáp án cho câu hỏi trẻ nên đi học lúc nào là phù hợp ngay trong bài viết này nhé.

có nên cho trẻ đi học sớm
Có nên cho trẻ đi học sớm hay không?

Trẻ có nên đi học sớm không?

Trên thực tế, chúng ta thấy nhiều gia đình cho con đi học từ lúc 12 đến 18 tháng tuổi. Một số gia đình khác lại để khá lâu, khi trẻ hơn 3 tuổi mới cho con đến trường. Vậy cho trẻ đi học sớm có lợi hay có tác động xấu đến con?

Nếu con được giáo dục trong một môi trường tốt từ sớm sẽ giúp con sớm hình thành được nền tảng phát triển ngay từ những năm đầu đời. Các con sẽ học được rất nhiều điều trên lớp, được sống trong môi trường có bạn bè, có thầy cô. Ba mẹ hãy cùng ngắm nhìn các con nhà Sakura Montessori đã có những thay đổi tích cực như nào nhé!

1. Lợi ích của việc cho trẻ đi học sớm

Giáo dục nhà trẻ, mầm non chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng ban đầu như sự tự lập, khả năng hòa đồng, khả năng diễn đạt, sự chia sẻ, sự kiềm chế… Bên cạnh đó giai đoạn này giúp trẻ hình thành nên thói quen, sự hứng thú với việc đến trường. Từ đó giúp con tăng khả năng chủ động bước vào các cấp học tiếp theo.

Chọn thời điểm cho trẻ đi học phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên tại sao trẻ nên đi học sớm? Bởi việc cho trẻ đi học sớm mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể:

Đến trường trẻ được chăm sóc và giáo dục một cách khoa hoc

Thực tế cho thấy phần lớn các bà mẹ cần trở lại với công việc sau khi nghỉ thai sản 6 tháng. Do đó quá trình chăm sóc con cần nhờ đến ông bà, người giúp việc và nhà trẻ. Nhiều phụ huynh e ngại vì sợ con đi học sớm không được chăm sóc chu đáo. Hoặc lớp học quá đông các giáo viên không thể chú ý đến con mình dẫn đến tâm lý ngại cho con đi học sớm.

Tuy nhiên, các cô giáo đã trải qua quá trình đào tạo các kỹ năng cần thiết cho công việc. Vì vậy, khi trẻ đến lớp các bé được dạy dỗ theo quy trình chung khoa học. Từ đó giúp con phát triển đúng độ tuổi 1 cách toàn diện.

Bên cạnh đó, khi trẻ đến lớp, bé ăn uống theo thực đơn tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng. Thực đơn thay đổi liên tục giúp bé hợp tác ăn uống vui vẻ góp phần tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Trẻ tiếp thu nhanh, hiểu biết nhanh và sớm hòa nhập

Tại trường, các giáo viên có phương pháp dạy dỗ đúng cách giúp trẻ tiếp thu và xử lý thông tin nhanh. Từ đó các con nâng cao khả năng hiểu biết, nhận thức thế giới xung quanh và sớm biết nói. Trẻ tăng cường khả năng vận động, khám phá, thường xuyên đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến của riêng mình.

Trong môi trường lớp học, trẻ mở rộng sự giao tiếp, được vui chơi kết nối với bạn bè. Con sớm bộc lộ khả năng cá nhân, cha mẹ sớm phát hiện và hỗ trợ bé phát triển một cách tốt nhất. Trẻ nâng cao khả năng làm việc nhóm, hòa động với bạn bè, hình thành thói quen tốt, kỹ năng sống cho cuộc sống sau này.

Đến trường, trẻ được tham gia hoạt động phong phú theo thời khóa biểu như học nói, học hát, kể chuyện, đọc thơ, múa… Đây là những hoạt động có tác động tốt đến quá trình phát triển trí não của trẻ đặc biệt trong giai đoạn vàng từ 0 – 6 tuổi.

Trẻ ngoan hơn, hình thành thói quen vui vẻ đến trường

có nên cho trẻ đi học sớm
Trẻ đi học sớm ngoan hơn, hình thành thói quen vui vẻ đến trường

Khi ở nhà trẻ thường được cha mẹ người thân chăm lo, bảo bọc và chiều chuộng. Việc đáp ứng tất cả các đòi hỏi có thể dẫn tới tính ỷ lại, ương bướng và mè nheo ở trẻ. Thậm chí, nhiều bé ngang ngạnh, có những hành động quá khích khi không được đáp ứng yêu cầu.

Tuy nhiên, khi đến trường sớm, trẻ sớm học được tính tự giác, chủ động. Trẻ 2 tuổi đã có nhận thức, việc tách bé ra khỏi người nhà để đi học sẽ gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cho trẻ đi học sớm khiến con hình thành thói quen, sự yêu thích đến trường. Từ đó việc đến lớp là niềm vui, hoàn toàn không phải là gánh nặng, cha mẹ chắc chắn sẽ ngạc nhiên vì con ngoan và nề nếp.

Rèn luyện tính độc lập, chủ động cho trẻ

Trẻ ở nhà rất dễ ỷ lại vào ông bà, cha mẹ và người thân để nhõng nhẽo, mè nheo. Tuy nhiên. Khi đến trường dưới sự dìu dắt của giáo viên, động viên của vũ của bạn bè các bé có tinh thần tự lập, tự phục vụ bản thân. Cha mẹ dễ nhận thấy bé có thể tự làm các việc như mặc áo khoác, xách cặp, đi giày dép, rửa tay trước khi ăn…

Các việc thường xuyên thực hiện tại lớp giúp con hình thành thói quen tốt. Từ đó giúp trẻ hình thành tư duy chủ động, linh hoạt xử lý các tình huống phát sinh, sẵn sàng đương đầu với khó khăn.

2. Những tác động xấu đến trẻ khi cho đi học sớm

Đi học mang lại rất nhiều ưu điểm nhưng tại sao nhiều phụ huynh vẫn băn khoăn trẻ có nên đi học sớm không? Cho con đi học mầm non là cột mốc tất cả các bé phải trải qua, tuy nhiên đến trường quá sớm gây ra nhiều tác động xấu. Thậm chí nó còn gây hại cho sức khỏe tâm thần của trẻ nếu bạn cho con đến ngôi trường không tốt.

Trẻ có thể bị ảnh hướng đến kiến thức, kỹ năng

Chương trình học mầm non không đảm bảo yêu cầu, không được soạn thảo chuyên nghiệp sẽ làm hỏng nền tảng ban đầu của quá trình học tập của trẻ. Không được học tập những điều đúng đắn, phù hợp, chương trình học nặng nề, nhồi nhét khiến trẻ mệt mỏi, giảm đi sự chú ý, tập trung đối với lớp học. Do đó, trẻ có nguy cơ gặp phải áp lực, căng thẳng, quá trình kéo dài khiến kiến thức, kỹ năng của trẻ bị ảnh hưởng.

Trẻ có thể bị bạo hành, ám ảnh bởi việc đến trường

có nên cho trẻ đi học sớm
Đừng để trẻ ám ảnh bởi việc đến trường

Gửi con đến môi trường học tập không đảm bảo, giáo viên không có kinh nghiệm, không được đào tạo bài bản dễ khiến trẻ bị thương. Thậm chí có nhiều trường hợp trẻ gặp phải tình trạng bạo hành. Con bị ám ảnh với trường lớp sẽ mất luôn sự tò mò, hứng thú học tập, lúc này việc đến trường trở thành nỗi sợ hãi.

Trẻ nhiễm thói quen xấu làm ảnh hưởng đến tính cách

Trẻ học tập tại môi trường không được quan sát, chăm sóc, rèn luyện cẩn thận khiến bé dễ mắc phải thói quen xấu. Trong khi giai đoạn mầm non, bé đang học hỏi về thế giới xung quanh, hình thành tính cách. Điều này làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển và tương lai của trẻ.

Trẻ gặp phải một số vấn đề không mong muốn

Khi cho trẻ đến trường sớm, nhiều bậc phụ huynh đau đầu vì con gặp phải một số vấn đề không mong muốn:

  • Trẻ quấy khóc, ăn vạ, không chịu đến trường: Việc quấy khóc trong những ngày đầu tiên hoàn toàn không đáng lo, nhưng nhiều bé không hợp tác và không quen với môi trường mới. Con không chịu đến trường, không dứt quấy khóc gây ảnh hưởng đến sức khỏe khiến nhiều phụ huynh lo lại trẻ có nên đi học sớm không.
  • Trẻ dễ mắc bệnh: Các chuyên gia hàng đầu về sức khỏe đã khẳng định khi trẻ tham gia vào nhóm trẻ đông đều có thể bị mắc bệnh, nhất là các bệnh về hô hấp. Vì vậy khi cho con đi học, những bé đề kháng kém thay đổi môi trường rất dễ lây bệnh.
  • Trẻ thay đổi tâm lý: Những ngày đầu đi học có những bị không muốn nói chuyện với ai, đòi người thân, khóc nhiều… Đây là biểu hiện sốc tâm lý khi thay đổi môi trường tiếp xúc nhất là với những trẻ nhút nhát.

Trẻ nên đi học lúc nào là phù hợp?

có nên cho trẻ đi học sớm
Cha mẹ nên chọn thời điểm thích hợp cho trẻ đi học

Đi học quá sớm hay đi học muộn đều có ảnh hưởng không tốt đến trẻ. Vậy trẻ nên đi học lúc nào là phù hợp?

Khi tìm hiểu chúng ta thấy rằng, hoàn toàn không có công thức chung về việc cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi. Tại các nước trên thế giới, tùy thuộc vào nhịp sống hoàn toàn không có quy định độ tuổi đi học của trẻ. Ví dụ: Canada trẻ em thường đến trường mẫu giáo từ 2 tuổi, Thụy Điển là 1 tuổi, Mỹ nhận trẻ từ 6 tuần tuổi, Trung Quốc độ tuổi trung bình trẻ đến trường mầm non là 3 tuổi…

Theo các chuyên gia tâm lý, trong các giai đoạn phát triển của trẻ thì từ 1 – 3 tuổi là thời kỳ phát triển mạnh mẽ về giác quan, nhận thức. Trẻ bắt đầu hiểu người lớn nói gì, cùng với sự phát triển ngôn ngữ, trẻ chủ động giao tiếp và có nhu cầu kết bạn. Do đó đây chính là thời điểm thích hợp đưa con đến nhà trẻ. Trẻ càng lớn, thời gian thích nghi càng lâu, khởi đầu đến trường của con có thể không suôn sẻ và nhẹ nhàng nữa.

Trên thực tế, 12 tháng tuổi nhiều bé còn khá non nớt, mới tập nói bé có thể gặp nhiều khó khăn để hòa nhập với môi trường mới. Thời điểm thích hợp nhất để cho con đến trường là từ 16 đến 24 tháng tuổi. Giai đoạn này trẻ đã cứng cáp, có khả năng thích nghi cao, ăn uống sinh hoạt tốt. Bé ham thích học hỏi, vui chơi, dễ hòa nhập, có khả năng tiếp thu, khám phá, tìm hiểu thế giới bên ngoài.

Chọn thời điểm cho con đến trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển, kỹ năng giao tiếp, tình trạng sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó nhiều bậc phụ huynh cần cân nhắc điều kiện gia đình để điều chỉnh độ tuổi đi học cho con phù hợp.

Một số lưu ý quan trọng khi cha mẹ cho trẻ đi học sớm

Dù cho con đi học mầm non ở thời điểm nào thì một số vấn đề quan trọng dưới đây cha mẹ vẫn nên lưu ý để đảm bảo bé có môi trường học tập tốt nhất.

1. Chuẩn bị tâm lý cho con trước khi đến trường

có nên cho trẻ đi học sớm
Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho con trước khi đi học

Đột ngột thay đổi môi trường sẽ khiến trẻ khó thích nghi, bởi vậy cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý trước khi đưa bé đến trường. Hãy nói với con về việc sắp đến lớp, giúp con hình dung ra các hoạt động thú vị khi đi học. Cho con cảm giác tò mò, háo hức bằng cách kể về các hoạt động vui nhộn, các bạn bè con có thể gặp, các trò chơi đa dạng như thế nào.

Đừng để trẻ cảm thấy sợ hãi, bị bỏ rơi khi cha mẹ đưa con đến lớp và để mặc con cho cô giáo. Nếu có nhiều thời gian phụ huynh hãy cho con đến trường làm quen với trường lớp, thầy cô, bạn bè. Tiếp cận dần là cách tốt để con cảm nhận và ý thức được đây sẽ là nơi con gắn bó trong thời gian tới. Lúc này trẻ sẽ an tâm khám phá những điều mới mẻ khi có cha mẹ ở bên cạnh.

2. Trao đổi trước với giáo viên về tâm lý, thói quen của con

Khi hiểu về thói quen ăn uống, vui chơi, sinh hoạt của bé ở nhà giáo viên sẽ có cách hỗ trợ tốt nhất cho con ở lớp học. Trẻ sẽ cảm thấy thoải mái, nhanh thích nghi với môi trường mới. Con không còn thấy bị sốc, lo sợ khi đến trường.

Những trẻ cần chế độ dinh dưỡng riêng hay phải sử dụng các loại thuốc, cha mẹ có thể đề nghị giáo viên hỗ trợ. Nếu cần cha mẹ hãy trao đổi về tình trạng sức khỏe của bé để cô giáo quan tâm, chăm sóc con hơn.

3. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết khi cho bé đến trường

Một số đồ dùng cần thiết cho trẻ mầm non cha mẹ cần chuẩn bị là quần áo, ba lô, bình nước, bình sữa… Cha mẹ nên cho bé cùng đi chọn lựa, mua đồ để bé cảm thấy vui vẻ, háo hức và mong chờ đi học. Phụ huynh nên xếp vào balo của bé 1 – 2 bộ quần áo để thay khi cần thiết. Nếu trẻ đi học mầm non sơm cần có cả tã, bỉm, bình sữa, sữa…

Trong những ngày đầu trẻ đi học, cha mẹ có thể để con mang theo món đồ chơi yêu thích. Như vậy, bé sẽ cảm thấy thân thuộc và yên tâm hơn.

4. Trấn an, động viên trẻ những ngày đầu đến trường

Tâm lý chung của trẻ những ngày đầu đến trường thường có chút sợ hãi, lo lắng. Vì vậy, cha mẹ đừng quên trấn an con bằng những cái ôm, những lời động viên để bé yên tâm hơn. Tuy nhiên không nên chào tạm biệt quá lâu khiến bé khó rời xa cha mẹ.

Vào cuối ngày khi đón bé hãy giữ tâm trạng hào hứng, vui vẻ và khen con “hôm nay con đi học giỏi quá”. Trò chuyện với con thường xuyên để kịp thời giúp trẻ giải quyết vấn đề trên lớp. Giúp trẻ nhận thấy rằng việc đi học là việc làm rất tốt, con hãy tiếp tục phát huy vào những ngày tiếp theo.

5. Quan tâm đến sức khỏe và tâm lý trẻ sau khi đi học

Sau khi đi học, nhiều trẻ có biểu hiện tâm lý bất thường như khóc nhiều khi chuẩn bị đến trường, khóc trong khi ngủ, sợ hãi… Cha mẹ không nên quá lo lắng hoặc bỏ qua những biểu hiện này. Đây là dấu hiệu cho thấy con chưa thích nghi, hòa đồng với môi trường mới.

Để giải quyết tốt vấn đề cha mẹ nên dành thời gian trò chuyện cùng con, hiểu vấn đề con đang cảm thấy không ổn. Chung ta có thể kể chuyện cho bé trước khi đi ngủ, nhẹ nhàng vỗ về khi con khóc mơ… Tuy nhiên người lớn cần tuyệt đối tránh việc hù dọa khiến bé càng sợ hãi với việc đi học.

Một vấn đề phổ biến khác là nhiều trẻ ốm vặt, sụt cân, biếng ăn khi đến trường. Cha mẹ cần bổ sung dưỡng chất bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế độ ăn uống lành mạnh. Nếu như trẻ chưa quen với các món ăn ở trường, thời gian đầu cha mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn cho con gửi cô giáo.

6. Tìm cho trẻ môi trường học tốt và phù hợp

có nên cho trẻ đi học sớm
Sakura Montessori môi trường học tập tốt cho trẻ

Chọn trường mầm non cho bé luôn là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Chúng ta hiểu rằng môi trường giáo dục tốt không chỉ giúp con phát triển toàn diện, mà còn mang đến cho bé những năm tháng tuổi thơ vui vẻ, hứng thú với việc học.

Tùy điều kiện gia đình cha mẹ có thể cân nhắc và chọn lựa trường phù hợp. Tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý một số tiêu chí sau:

  • Vị trí địa lý: Trường thuận tiện giao thông, đưa đón trẻ đi học
  • Điều kiện cơ sở vật chất: Trường có cơ sở vật chất hiện đại, khuôn viên rộng rãi, đủ phòng học, sân chơi, bếp ăn… bố trí khoa học
  • Chương trình giảng dạy: Chương trình giảng dạy phù hợp với lứa tuổi, phương pháp giảng dạy hiện đại giúp trẻ phát triển tốt nhất
  • Đội ngũ giáo viên: Giáo viên được tuyển chọn kỹ lưỡng, có kinh nghiệm, tận tâm với nghề và yêu trẻ

Câu hỏi thường gặp

1. Cần chuẩn bị những đồ dùng gì khi cho trẻ đi học sớm?

Chuẩn bị tốt đồ dùng cần thiết cho trẻ đi học sớm giúp bé cảm thấy quen thuộc, gần gũi như ở nhà. Từ đó con tránh khỏi tâm lý e dè, nhút nhát khi tiếp xúc với môi trường mới lạ. Những đồng dùng cha mẹ nên chuẩn bị cho bé bao gồm:

  • Ba lô: Chọn ba lô với màu sắc dễ thương, họa tiết con yêu thích để đựng tất cả đồ dùng sẽ khiến bé có tâm lý vui vẻ thoải mái khi đeo đi học.
  • Quần áo: Cha mẹ nên xếp sẵn 2 – 3 bộ quần áo theo mùa để thay cho trẻ trên lớp. Phụ huynh nên chọn quần áo chất liệu mềm mại, thoải mái, thông thoáng giúp cho quá trình vận động con không bị đổ nhiều mô hôi.
  • Chăn gối: Để trẻ luôn có cảm giác thân thuộc khi đến lớp cha mẹ có thể chuẩn bị chăn gối sẵn từ nhà. Cần chú ý vệ sinh chăn gối thường xuyên để tránh nấm mốc, vi khuẩn gây bệnh cho con.
  • Tã, bỉm: Trẻ đi học mầm non sớm chưa hình thành kỹ năng tự đi vệ sinh, cha mẹ cần chuẩn bị tã bỉm cho bé và trao đổi với giáo viên nhờ hỗ trợ. Con cần được thay tã bỉm khi cần để cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
  • Sữa, bình sữa, đồ ăn riêng: Nếu trẻ theo chế độ ăn riêng cha mẹ cần mang theo sữa, bình pha, đồ ăn để nhờ giáo viên cho con ăn uống. Ăn uống đầy đủ, giữ sức khỏe tốt khiến bé không cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi đến trường
  • Đồ dùng cá nhân: Cha mẹ chuẩn bị cho con các loại đồ dùng cá nhân cần thiết như khăn mặt, bàn chải, khẩu trang, giày dép, mũ …
  • Đồ chơi quen thuộc: 1 món đồ chơi quen thuộc khiến trẻ cảm thấy an tâm, không còn hoảng sợ khi đi học sớm. Đây chính là người bạn đồng hành với con khi đến một môi trường xa lạ.

2. Khi bé mới đến trường có nên cho con nghỉ học không?

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con đến trường khóc liên tục, ốm vặt, biếng ăn thường mang tâm lý xót con và cho trẻ nghỉ học. Tuy nhiên trong trường hợp này chúng ta nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách khắc phục, hạn chế tối đa việc cho con nghỉ học. Cha mẹ cần kiên trì, động viên, hỗ trợ bé làm quen với môi trường mới. Tìm ra nguyên nhân do đâu trẻ không muốn đi học để cùng nhà trường, thầy cô giúp bé đi học vui vẻ, thoải mái.

3. Cha mẹ cần làm gì nếu trẻ khủng hoảng tâm lý khi đi học sớm?

Việc khủng hoảng tâm lý khi rời xa vòng tay cha mẹ, người thân đến trường ở trẻ là vấn đề không hiếm gặp. Biểu hiện ở những vấn đề như trẻ chán ăn, khóc nhiều, không chơi cùng bạn, sợ đi học… Khi phát hiện cha mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân, để có biện pháp khắc phục ngay, tránh để tình trạng kéo dài làm ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của trẻ.

  • Tạo ấn tượng tốt cho con với trường lớp bằng cách kể chuyện, dẫn con đến tham quan, làm quen lớp học…
  • Động viên, hỏi han, chia sẻ với con mỗi ngày để con hiểu tầm quan trọng của việc đến trường, đi học là việc cần thiết, thân quen và đơn giản.
  • Áp dụng chế độ sinh hoạt ở trường tại nhà cho bé không cảm thấy bỡ ngỡ, tránh tình trạng khủng hoảng tâm lý vì sự khác biệt.
  • Giữ đúng lời hứa với trẻ để con yên tâm đi học, được tôn trọng.
  • Không lấy cô giáo ra hù dọa để trẻ sợ nên phải đến trường, điều này gây áp lực, sự hoảng hốt cho bé.
  • Không nên dùng đòn roi khi con không muốn đi học, hãy nhẹ nhàng khuyên bảo giải thích để con không lặp lại lỗi lầm hay hành động sai trái.

Cho con đi nhà trẻ không chỉ là thay đổi lớn với bé mà với cả cha mẹ. Vì vậy có nên cho trẻ đi học sớm hay không là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh đau đầu. Tuy nhiên, hãy để trường học là  trường học là nơi chắp cánh cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm