Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón là tình trạng có thể gặp phải do hệ tiêu hoá của trẻ còn non nớt. Cùng tìm hiểu ăn dặm kiểu Nhật là gì, những sai lầm trong quá trình ăn dặm khiến trẻ bị táo bón và gợi ý cách khắc phục tình trạng này từ chuyên gia trong bài viết dưới đây.

1. Ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Ăn dặm kiểu Nhật giúp trẻ dễ cảm nhận từng mùi vị món ăn riêng biệt

Ăn dặm kiểu Nhật là hình thức ăn dặm có sự phối hợp từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, tạo sự đa dạng trong bữa ăn, đồng thời phù hợp với sự phát triển của trẻ. Cách nấu ăn dặm kiểu Nhật thường mẹ sẽ không cần dùng máy xay mà sử dụng cối giã, rây để làm mịn các loại thức ăn giúp trẻ hấp thu được đầy đủ hương vị, độ ngon riêng của từng món ăn.

Thông thường, ăn dặm kiểu Nhật trong những tuần đầu sẽ có món chính là cháo rây theo tỷ lệ 1:10. Quá trình ăn dặm ban đầu chỉ mang tính chất giới thiệu món ăn ngoài sữa mẹ và làm quen với việc dùng thìa dĩa, nuốt thức ăn.

2. Những sai lầm cơ bản khiến bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Táo bón khi ăn dặm gây nhiều biến chứng đến sức khoẻ

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón có thể do nhiều nguyên nhân. Cụ thể những sai lầm cơ bản của mẹ khiến hệ tiêu hoá của trẻ bị ảnh hưởng như sau:

2.1. Cho trẻ ăn dặm quá sớm

Trẻ ăn dặm bị táo bón nguyên nhân đầu tiên có thể là do mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm ăn dặm sớm khiến hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện của trẻ gặp áp lực gây hiện tượng táo bón.

Thông thường, trẻ dưới 4 tháng nếu sẽ chưa thể nhai nuốt tốt và hệ tiêu hóa không hấp thu được hết chất dinh dưỡng ngoài sữa mẹ. Vì vậy, thời điểm ăn dặm lý tưởng nhất là khoảng trên 5 tháng.

2.2. Chế biến món ăn không đúng chuẩn

Ngoài ra, tình trạng trẻ bị táo bón khi ăn dặm còn có thể do nhiều nguyên nhân từ thói quen chăm sóc bữa ăn của trẻ. Cụ thể như sau:

  • Thực đơn ăn dặm của trẻ thiếu lượng chất xơ cần thiết dẫn đến trẻ bị táo bón.
  • Pha sữa công thức tỷ lệ sai so với hướng dẫn sử dụng làm tăng nguy cơ khó tiêu, táo bón ở trẻ.
  • Thực đơn ăn dặm thừa chất đạm khiến trẻ khó tiêu hoá gây hiện tượng phân cứng khô, khó đi nặng.
  • Trẻ bị thiếu nước trong giai đoạn ăn dặm khiến cơ thể mệt mỏi và hệ tiêu hoá hấp thu kém.

3. Mức độ ảnh hưởng

Trẻ ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón dẫn đến nhiều hệ luỵ cho sức khỏe. Nếu tình trạng táo bón kéo dài, hệ tiêu hoá của trẻ sẽ bị ảnh hưởng xấu đồng thời khiến trẻ dễ mắc phải các vấn đề sau:

  • Nứt kẽ hậu môn: Trẻ táo bón lâu ngày dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ phân hay áp xe quanh hậu môn.
  • Bệnh trĩ: Trẻ nhỏ ăn dặm bị táo bón dẫn đến ứ đọng phân ở trong trực tràng cản trở tuần hoàn máu. Nếu không được điều trị sớm trẻ có thể dễ mắc những bệnh lý như trĩ hay sa trực tràng.
  • Tắc ruột: Biến chứng nguy hiểm của táo bón là tình trạng tắc ruột ở trẻ nhỏ. Khi đại tràng tích một lượng lớn phân rắn lâu ngày sẽ bị tắc lại gây biểu hiện đau bụng từng cơn, bụng chướng to ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4. Gợi ý cách khắc phục tình trạng bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón từ chuyên gia

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Cách khắc phục bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón

Tình trạng bé an dặm kiểu nhật bị táo bón có thể được cải thiện bằng những cách cụ thể như sau:

4.1. Bổ sung thêm chất xơ

Chất xơ được đánh giá là một trong những nhóm chất quan trọng giúp cải thiện tình trạng táo bón hiệu quả ở trẻ. Một số thực phẩm giàu chất xơ mẹ có thể tham khảo như:

  • Các loại rau: Rau khoai lang, súp lơ, rau diếp cá, rau bina, mồng tơi…
  • Các loại quả: Cam, bưởi, đu đủ, chuối, lê, mãng cầu…
  • Các loại củ: Khoai lang, củ cải…

Ngoài bổ sung chất xơ, bạn nên hạn chế các nhóm chất béo và chất đạm trong thực đơn hàng ngày cho trẻ. Các nhóm chất này gây áp lực đến hệ tiêu hóa non nớt của trẻ. Vì vậy, trong giai đoạn trẻ ăn dặm bị táo bón mẹ nên giảm lượng thực phẩm giàu chất béo, chất đạm và thay vào đó là chất xơ, vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể.

4.2. Cung cấp đủ nước

Trẻ cần được cung cấp hàm lượng nước cần thiết mỗi ngày để giảm tình trạng táo bón. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, mẹ cần tăng cường cho trẻ bú mẹ hoặc bổ sung thêm sữa công thức nếu sữa mẹ không đủ. Trẻ từ 6 – 12 tháng có thể uống lượng nước nhỏ mỗi ngày theo tư vấn của bác sĩ để giảm tình trạng táo bón.

Ngoài ra, sữa chua là thực phẩm tốt chứa hàm lượng probiotic có tác dụng sản sinh vi khuẩn có lợi cho tiêu hoá. Cho trẻ ăn sữa chua giúp hệ tiêu hoá của trẻ hoạt động tích cực hơn, tăng cảm giác ngon miệng, giảm khó tiêu và ngừa táo bón hiệu quả.

>>Xem thêm: [Góc chuyên gia] Bé ăn dặm có cho uống nước không?

4.3. Tập thể dục hằng ngày cho bé

Vận động nhiều là cách tốt nhất giúp kích thích nhu động ruột co bóp đẩy thức ăn di chuyển đến đại tràng và đào thải cặn bã ra ngoài. Trong trường hợp trẻ nhỏ, cha mẹ có thể giúp trẻ tập bài tập đạp xe đạp cải thiện hệ tiêu hoá.

Đầu tiên, hãy đặt trẻ nằm ngửa trên giường và dùng hai tay nắm cổ chân trẻ. Mẹ tiến hành di chuyển hai chân trẻ lên xuống giống như đang đạp xe. Động tác này nên tập khoảng 3 lần mỗi ngày để cải thiện tình trạng táo bón một cách tốt nhất.

4.4. Massage vùng bụng cho bé

Khi trẻ có biểu hiện khó chịu do táo bón, cha mẹ có thể tham khảo phương pháp massage vùng bụng cải thiện hệ tiêu hoá. Quá trình táo bón khiến phân ứ đọng trong trực tràng làm cho bụng bé đau, đầy hơi gây khó chịu.

Cha mẹ có thể massage nhẹ nhàng bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ giúp đường ruột trẻ dễ chịu hơn. Sử dụng phương pháp massage thường xuyên giúp trẻ giảm hiện tượng đầy hơi và khó chịu. Massage vùng bụng không nên làm khi trẻ ăn no. Cha mẹ nên massage cho trẻ sau khi tắm xong hoặc khi trẻ đang đói.

4.5. Tắm nước ấm cho bé

Tấm nước ấm là cách giúp trẻ dễ chịu hơn khi đang bị táo bón. Nước ấm giúp cơ thể thư giãn, tăng hoạt động nhu động ruột đồng thời kích thích cơ vòng hậu môn giúp trẻ đi đại tiện trơn tru hơn.

4.6. Luyện tập cho bé thói quen đi ngoài đúng giờ

Luyện tập thói quen đi đại tiện đúng giờ là cách giúp cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. Thời điểm đi vệ sinh như thế nào tùy thuộc vào lịch sinh hoạt của từng trẻ. Việc luyện tập thói quen đi vệ sinh đúng giờ không mang tính chất ép buộc và cần sự kiên trì lâu dài để giúp bé hình thành thói quen tốt có lợi cho tiêu hoá sau này.

4.7. Thay đổi chế độ ăn của mẹ

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Thay đổi chế độ dinh dưỡng khi bé bị táo bón

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón một phần có thể do nguồn sữa mẹ. Trẻ trong giai đoạn ăn dặm, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính. Vì vậy, ngoài quan tâm các yếu tố gây táo bón từ thực phẩm con dung nạp hàng ngày thì cần thay đổi cả chế độ ăn của người mẹ. Để giảm tình trạng táo bón, mẹ nên bổ sung thực phẩm nhiều chất xơ, giảm chất đạm và chú ý uống nhiều nước để có nguồn sữa mát cho trẻ.

4.8. Pha sữa công thức

Pha sữa công thức sai tỷ lệ là một trong số những nguyên nhân khiến trẻ táo bón. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo pha sữa cho trẻ với tỷ lệ muỗng sữa và nước đúng theo khuyến cáo trong hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, nhiệt độ nước pha sữa cùng cần chú ý để tránh sữa bị vón cục hoặc các dưỡng chất trong sữa bị biến chất gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

4.9. Chế biến món ăn đủ đạm 

Thực đơn ăn dặm của trẻ chứa quá nhiều đạm cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Để đảm bảo an toàn cho hệ tiêu hoá của trẻ, mẹ nên cân nhắc lên thực đơn ăn dặm hàng ngày với độ đạm vừa đủ. Việc bổ sung quá ít món ăn chứa đạm khiến trẻ không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng cần tiết chế không nên bổ sung quá nhiều gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

5. Thực đơn ăn dặm cho bé bị táo bón

Tình trạng trẻ bị táo bón khi ăn dặm có thể cải thiện bằng cách xây dựng thực đơn khoa học cho trẻ. Một số món ăn dễ tiêu, giảm táo bón hiệu quả thích hợp cho bé trong giai đoạn ăn dặm mẹ có thể tham khảo như sau:

5.1. Bột khoai lang

Món bột khoai lang
Món bột khoai lang tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ

Khoai lang là loại củ chứa nguồn tinh bột và chất xơ dồi dào cung cấp dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hoá. Món bột khoai lang có vị ngọt đặc trưng và cách làm dễ dàng, tiết kiệm thời gian cho mẹ.

  • Khoai lang sau khi rửa sạch, gọt vỏ mẹ đem thái nhỏ và hấp cho đến khi chín mềm.
  • Nghiền nhuyễn và rây qua lưới lọc trước khi cho bé ăn.
  • Kết hợp bột khoai cùng nước ép táo để món ăn thêm thơm ngon và bổ dưỡng.

5.2. Bột bí đỏ

Súp bí đỏ mịn
Súp bí đỏ mịn và thơm cho bé ăn dặm

Bí đỏ là thực phẩm lành tính giàu chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hoá và kích thích độ ngon miệng cho trẻ. Cách làm bột bí đỏ cho trẻ ăn dặm như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 30g bí đỏ, 10g bột gạo và 10g sữa bột bé đang uống.
  • Luộc chín bí đỏ và nghiền nhuyễn.
  • Bột gạo khuấy cùng nước lạnh cho đến khi tan và thêm bí đỏ đã nghiền vào sau đó nấu trên bếp bằng lửa nhỏ.
  • Cho thêm sữa bột đã pha khuấy đều và tắt bếp.

5.3. Súp khoai tây, cà rốt kết hợp củ cải

Món súp khoai tây, cà rốt và củ cải thơm ngon
Món súp khoai tây, cà rốt và củ cải thơm ngon

Củ cải có vị ngọt tự nhiên và tính mát được biết với tác dụng giải nhiệt, giảm táo bón hiệu quả. Nấu củ cải cùng cà rốt và khoai tây đồng thời sẽ làm tăng hiệu quả hỗ trợ hệ tiêu hoá cho trẻ. Cách làm rất đơn giản như sau:

  • Chuẩn bị lượng cà rốt, củ cải trắng và khoai tây vừa đủ.
  • Khoai tây, cà rốt, củ cải gọt vỏ rửa sạch và thái nhỏ.
  • Cho khoảng 100ml nước vào đun cho khoai chín mềm sau đó nghiền nhuyễn.
  • Cà rốt đun cho đến khi nhừ thì cho củ cải vào đun tiếp khoảng 5 phút.
  • Nghiền hỗn hợp cà rốt và củ cải qua rây sau đó trộn cùng bột khoai tây đã nghiền.

5.4. Bột chuối ăn dặm

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Chuối chín đem nghiền nhỏ và rây mịn cho trẻ ăn dặm

Chuối có tính mềm, vị thơm và kích thích tiêu hoá hiệu quả. Cách làm như sau:

  • Chuẩn bị một quả chuối chín, cắt miếng nhỏ và dầm nhuyễn.
  • Bỏ thêm 1 – 2 giọt nước cốt chanh và trộn đều.
  • Cho bé ăn ngay sau khi chế biến xong để đảm bảo dinh dưỡng tốt nhất.

5.5. Cháo rau xanh trị táo bón

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Cháo rau xanh trị táo bón

Rau xanh có nhiều chất xơ hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón hay gặp ở trẻ nhỏ. Me có thể nấu cháo với rau bina, rau mồng tơi hay rau lang cho bé ăn thường xuyên hơn để kích thích hệ tiêu hoá hoạt động giúp trẻ đi đại tiện dễ dàng hơn.

6. Một số câu hỏi thường gặp

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón cần thay đổi thực đơn sao cho phù hợp và có những biện pháp hỗ trợ cho hệ tiêu hoá của trẻ. Dưới đây là một số thắc mắc cần giải đáp trong quá trình ăn dặm mẹ có thể quan tâm!

6.1. Tại sao trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm lại bị bón?

Trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm bị táo bón là tình trạng thường gặp. Khi cơ thể của trẻ không được cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết sẽ làm cho phân bị khô khó đẩy ra ngoài. Những chất này tích tụ bên trong lâu ngày sẽ dẫn đến tình trạng táo bón.

Ngoài ra, trẻ ăn dặm bị táo bón có thể do mẹ cung cấp quá nhiều chất đạm trong bữa ăn của trẻ. Điều này vô tình tạo áp lực lớn cho hệ tiêu hoá dẫn đến tình trạng khó tiêu. Việc cung cấp dư đạm lâu ngày sẽ gây ra tình trạng táo bón ảnh hưởng đến sức khoẻ.

6.2. Bé ăn dặm bị táo bón nên ăn gì?

Bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón
Chọn các loại thực phẩm giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ

Bé ăn dặm bị táo bón cần thay đổi thực đơn, chế độ dinh dưỡng để tình trạng này được cải thiện. Trẻ táo bón nên tăng cường chất xơ và giảm chất béo, chất đạm trong thực đơn hàng ngày. Đồng thời, mẹ cần chú ý cung cấp đủ nước từ nhiều nguồn như sữa mẹ, sữa công thức, nước trái cây, cháo loãng để giảm tình trạng táo bón một cách hiệu quả nhất.

Một số loại rau như rau lang, rau bina, rau mồng tơi hay các loại củ quả như khoai lang, chuối, lê rất tốt cho trẻ bị táo bón. Mẹ có thể cho trẻ ăn hàng ngày để cải thiện tình trạng này.

6.3. Bột ăn dặm cho bé không bị táo bón?

Bột ăn dặm cho bé trên thị trường có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên, không phải loại bột ăn dặm nào cũng an toàn cho các bé hệ tiêu hoá kém và đang gặp tình trạng táo bón. Một số loại bột ăn dặm đến từ các thương hiệu nổi tiếng được nhiều gia đình ưa chuộng hiện nay phải kể đến như:

  • Bột ăn dặm Hipp: Loại bột ăn dặm đến từ thương hiệu Đức được sản xuất theo công nghệ organic chuẩn châu Âu. Thành phần dinh dưỡng của bột ăn dặm đa dạng với nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn.
  • Bột ăn dặm Ridielac: Loại bột ăn dặm của thương hiệu Vinamilk đã khá quen thuộc với người dùng Việt. Bột thích hợp sử dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi cung cấp hơn 20 loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho trẻ.
  • Bột ăn dặm Heinz: Loại bột ăn dặm xuất xứ từ nước Anh được sản xuất với quy trình nghiêm ngặt, chặt chẽ. Dòng bột ăn dặm này có đa dạng hương vị và thành phần dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ.

Bài viết trên là những chia sẻ về vấn đề bé ăn dặm kiểu Nhật bị táo bón. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu ở độ tuổi ăn dặm.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm