Trẻ sơ sinh ăn dặm có cho muối không là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh đang chăm sóc con nhỏ. Muối vốn là gia vị phổ biến nên nhiều người mặc định đưa vào chế biến thực phẩm cho trẻ ăn dặm. Vậy quan điểm này là sai hay đúng và lượng muối cần cung cấp cho trẻ bao nhiêu là đủ? Mọi thắc mắc sẽ được các chuyên gia của Sakura Montessori giải đáp kỹ lưỡng trong nội dung dưới đây.

Trẻ sơ sinh ăn dặm có cho muối không?

Trẻ sơ sinh ăn dặm có cho muối không chắc hẳn là băn khoăn của nhiều bậc phụ huynh đang chăm sóc con nhỏ. Câu hỏi này cũng gây ra nhiều luồng ý kiến, có người cho rằng không cho muối thì món ăn nhạt nhẽo, trẻ không thích thú và hợp tác. Nhưng nhiều người ý kiến rằng cho trẻ ăn muối sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa là ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ

>>Xem thêm: [Góc giải đáp] Bé ăn dặm có nên thêm gia vị?

Trẻ sơ sinh ăn dặm có cho muối không?
Trẻ sơ sinh ăn dặm có cho muối không?

Theo các nghiên cứu khoa học thì trong trường hợp này câu trả lời là KHÔNG. Tức là không cần thêm muối vào khẩu phần ăn của trẻ ăn dặm. Trẻ không thích thú với thức ăn trong giai đoạn đầu tập ăn dặm là có nhiều nguyên nhân, hoàn toàn không phải do đồ ăn nhạt nhẽo do không có muối. Giai đoạn trước, trẻ chỉ dung nạp loại thực phẩm duy nhất là sữa mẹ, khi thay đổi làm quen với nhiều thực phẩm mới nhiều bé cảm thấy không thấy quen thuộc nên không muốn ăn.

Trẻ dưới 1 tuổi cần lượng muối rất nhỏ, tương đương 1g muối/ngày. Hàm lượng muối này hoàn toàn được đáp ứng với lượng muỗi sẵn có trong các loại thực phẩm tự nhiên cha mẹ chế biến cho con. Vì vậy nếu thêm muối vào đồ ăn dặm sẽ gây áp lực lên hệ tiêu hóa còn non yếu của trẻ. Đặc biệt, thận sẽ ảnh hưởng không tốt nếu cung cấp lượng muối nhiều hơn quy định. Trẻ ăn quá nhiều muối còn gặp phải nguy cơ liên quan đến bệnh tim mạch, bệnh hô hấp, bệnh loãng xương nguy hiểm.

Nguy cơ gây hại cho sức khỏe với trẻ ăn muối quá sớm

Trẻ sơ sinh ăn dặm có cho muối không?
Cho trẻ ăn muối quá sớm gây ra nhiều nguy hại

Muối có vai trò quan trọng trong cân bằng thể dịch , ảnh hưởng đến hoạt động chức năng bình thường của tế bào, các cơ quan, bộ phận trong cơ thể. Vì vậy, để đảm bảo sự phát triển bình thường, trẻ cần được bổ sung muối với lượng vừa đủ.

Tuy nhiên nếu cho trẻ ăn muối quá sớm, lượng muối quá nhiều có thể gây ra nhiều nguy cơ có hại như:

  • Gây nguy cơ rối loạn vị giác, giảm hấp thụ kẽm, khiến trẻ trở nên biếng ăn, loãng xương, tổn thương não bộ…
  • Gây ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ đặc biệt là làm tổn thương thận
  • Chế độ ăn giàu muối khiến huyết áp trẻ tăng cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim ở tuổi trưởng thành
  • Một số trường hợp tiêu thụ lượng muối cao có thể khiến trẻ rơi vào tình huống khẩn cấp cần điều trị y tế
  • Hình thành thói quen ăn mặn lâu dài không tốt cho sức khỏe

Tính toán lượng muối cần thiết cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ăn dặm có cho muối không?
Cần đảm bảo lượng muối theo quy định khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ

Tính toán lượng muối cần thiết cho trẻ được quy định rõ ràng theo từng giai đoạn phát triển. các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra quy định cụ thể như sau:

Lứa tuổi Lượng muối cần thiết
Trẻ 0 – 5 tháng tuổi <= 0,3g muối/ngày
Trẻ 6 – 12 tháng tuổi <= 1g muối/ngày
Trẻ 1 – 3 tuổi <= 2g muối/ngày (tương đương 0.8g natri)
Trẻ 4 – 6 tuổi <= 3g muối/ngày (tương đương 1.2g natri)
Trẻ 7 – 10 tuổi <= 5g muối/ngày (tương đương 2g natri)
Trẻ > 11 tuổi <= 6g muối/ngày (tương đương 2.4g natri)

Gợi ý các kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ

Chú ý kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn
Chú ý kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn của trẻ

Nếu để trẻ hấp thu quá nhiều Natri sẽ gây ra nguy cơ có hại cho sức khỏe. Do đó việc kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn dặm của con đóng vai trò vô cùng quan trọng. Cha mẹ có thể thực hiện bằng một số cách hiệu quả như sau:

  • Chọn các loại thực phẩm không chứa muối: Nên chọn các loại thực phẩm không chứa muối hoặc chứa muối với hàm lượng thấp dành riêng cho chế biến đồ ăn dặm cho trẻ. Với các thực phẩm chế biến sẵn cha mẹ phải cân nhắc kỹ vấn đề này. Một số loại thực phẩm phù hợp chúng ta có thể chọn là ngũ cốc, bột nghiền sẵn, hoa quả nghiền sẵn cho trẻ…
  • Không ướp muối khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ: Khác với chế biến món ăn cho người lớn thường ướp muối và gia vị để thức ăn có mùi vị thơm ngon hơn, đối với trẻ cha mẹ không nên ướp muối vào thịt, cá. Trong quá trình nấu ăn dặm, chúng ta không thêm nước mắm, nước kho, nước tương vào thức ăn. Khi trẻ ăn không cho con chấm các loại gia vị có chứa muối.
  • Chuẩn bị khẩu phần ăn riêng không sử dụng muối cho trẻ: Nên cho trẻ ngồi ăn cùng với gia đình để con cảm thấy hứng thú, vui vẻ và hợp tác ăn uống. Tuy nhiên với trẻ ăn dặm cần chuẩn vị đồ ăn riêng cho con, hạn chế việc cho bé ăn chung đồ ăn với người lớn.

>>Xem thêm: 7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm thích mê

Câu hỏi thường gặp

1. Trẻ dưới 1 tuổi có nên ăn gia vị không? 

Trẻ dưới 1 tuổi có nhu cầu lượng muối cung cấp cho cơ thể rất thấp (không quá 1g/ngày). Cơ thể trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện các chức năng đặc biệt là hệ tiêu hóa. Vì vậy việc nêm gia vị muối, đường vào đồ ăn dặm của con có thể khiến thận của trẻ gặp áp lực dẫn đến tổn thương. Thừa muối trong cơ thể còn làm trẻ có nguy cơ biếng ăn, còi xương, tăng huyết áp, suy thận hay ung thư…

Ngoài muối, đường cha mẹ có thể thêm 1 số gia vị để làm tăng cường mùi vị giúp trẻ ăn ngon miệng hơn là dầu ăn (cung cấp chất béo), các gia vị có nguồn gốc thảo mộc, an toàn. Một số loại rau thơm chúng ta có thể thêm vào khẩu phần tạo hương vị thơm ngon cho các món ăn dặm như hành tươi, rau mùi, quế…

2. Nên cho trẻ ăn nhạt đến khi nào? 

Khi cho trẻ sơ sinh ăn dặm các chuyên gia khuyên rằng chúng ta nên cho bé ăn nhạt, chế biến món ăn có kết cấu mềm, gia vị nhẹ, dễ tiêu hóa. Chế độ ăn nhạt hỗ trợ tốt và giảm kích thích cho đường tiêu hóa còn chưa hoàn thiện của trẻ.

Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi tuyệt đối không nên nếm nếm muối và đường cho trẻ, chỉ giữ nguyên hương vị sẵn có của thực phẩm. Trẻ trên 12 tháng tuổi, phụ huynh bắt đầu nêm gia vị nhưng theo lượng nhất định, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Trước khi trẻ 3 tuổi không nên cho con ăn thừa muối, cha mẹ hãy nhớ rằng trẻ con ăn nhạt hơn người lớn. Nên khi nêm nếm trong khẩu phần ăn của con, cha mẹ thấy nhạt thì trẻ mới thấy vừa.

3. Cách xác định trẻ đang ăn quá nhiều muối

Khi món ăn quá mặn trẻ có phản ứng không tiếp nhận
Khi món ăn quá mặn trẻ có phản ứng không tiếp nhận

Mặc dù trẻ dưới 1 tuổi không nên thêm muối vào khẩu phần ăn dặm, tuy nhiên lượng muối theo nhu cầu của trẻ rất ít (<= 1g muối/ngày) nên rất khó để định lượng. Vậy làm sao để cha mẹ nhận biết là con đang ăn quá nhiều muối?

Thông thường, chúng ta khó nhận thấy tác động của việc ăn nhiều muối ngay lập tức mà cần theo dõi trẻ trong 1 thời gian. Các dấu hiệu cho thấy con đang ăn quá nhiều muối có thể kể đến là:

  • Trẻ khát hơn bình thường nếu ăn khẩu phần ăn quá mặn
  • Trường hợp nặng hơn, chúng ta nhận thấy da trẻ có kết cấu mịn như nhung hoặc nhão
  • Trẻ mới cảm giác ăn mặn có thể khóc thét lên, lắc đầu, lè lưỡi và nhả thức ăn
  • Trường hợp năng, thừa muối dẫn đến tăng hàm lượng natri trong máu khiến con cáu kỉnh, kích động, buồn ngủ thậm chí hôn mê

Trên đây là toàn bộ tổng hợp thông tin để giải đáp vấn đề trẻ sơ sinh ăn dặm có cho muối không. Hi vọng thông qua nội dung bài viết này cha mẹ sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của việc giảm thiểu tối đa cho trẻ ăn muối, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Đừng quên theo dõi Sakura Montessori, chúng tôi thường xuyên cập nhật những kiến thức hiện đại về việc chăm sóc trẻ khoa học.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm