Trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ là cấp học đầu tiên của mỗi bạn nhỏ cần trải qua. Bởi vậy môi trường học tập này có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của bé trong giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi. Giáo dục mầm non như “chiếc nôi” ấm áp hay “ngôi nhà thứ hai” – nơi nuôi dưỡng tâm hồn con, giúp con xây dựng nền tảng vững chắc về kiến thức và kỹ năng để chuẩn bị hành trang sẵn sàng cho các bậc học tiếp theo.
❓ Liệu có bao giờ người lớn vô tình lãng quên những đôi mắt nhỏ đang dõi theo mình? Liệu chúng ta có đang chỉ dẫn trẻ sai cách?
Luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một tấm gương phản chiếu của chính chúng ta…
Chọn trường mầm non (trường mầm non công lập, trường mầm non montessori, song ngữ…) mẫu giáo, nhà trẻ cho con yêu đóng vai trò quan trọng, quyết định tới sự phát triển về cả trí tuệ và tinh thần của các bé. Sakura Montessori sẽ cùng phụ huynh phân biệt sự giống và khác nhau giữa 3 môi trường đào tạo mầm non này. Từ đó giúp cha mẹ có thể lựa chọn một trong 3 các hình thức phu hợp để các bé theo học.
Tuy nhiên, nhiều ba mẹ “đánh đồng” ba loại hình này với nhau mà không biết chúng có sự khác biệt. Nhà trẻ, trường mầm non và trường mẫu giáo khác nhau ở điều gì? Các bậc phụ hãy cùng xem lời giải đáp trong bài viết dưới đây để có cái nhìn tốt nhất.
BẠN CÓ BAO GIỜ VÔ TÌNH LÀM TỔN THƯƠNG CON? ĐÓN XEM THƯỚC PHIM VÔ CÙNG Ý NGHĨA ” Ai đã dập tắt ngọn lửa trong con?”
1. Trường mầm non, trường mẫu giáo và nhà trẻ là gì?
Phân biệt các loại hình trường mầm non, mẫu giáo và nhà trẻ giúp phụ huynh nhìn nhận rõ điểm giống và khác nhau cũng như ưu điểm của từng trường. Từ đó có chọn lựa phù hợp để gửi trẻ đến trường trong giai đoạn đầu tiên quan trọng của cuộc đời.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm học 2020-2021, cả nước có 15.480 nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non công lập và ngoài công lập và khoảng 21.236 điểm trường lẻ. Hơn 5,3 triệu trẻ em trong độ tuổi mầm non được tới cơ sở giáo dục mầm non chính quy.
Nhà trẻ là gì?
Theo quy định chính thức của Bộ giáo dục, nhà trẻ là cơ sở giáo dục nhận trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng (3 tuổi). Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ tại nhà trẻ như sau:
- Nhóm trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi: 15 trẻ
- Nhóm trẻ từ 13 – 24 tháng tuổi: 20 trẻ
- Nhóm trẻ từ 25 – 36 tháng tuổi: 25 trẻ
Mục tiêu chính của giáo dục nhà trẻ là giúp các bé phát triển hài hòa về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ và tình cảm – xã hội.
Trường mẫu giáo là gì?
Trường mẫu giáo là cơ sở giáo dục được quyền nhận và chăm sóc trẻ từ 3 tuổi đến 6 tuổi. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25 trẻ
- Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 30 trẻ
- Lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi: 35 trẻ
* Trong trường hợp có trẻ khuyết tật, số lượng trẻ của một lớp được giảm 5 trẻ, tuy nhiên, không thể xếp quá 2 bé khuyết tật cùng một lớp.
Đến trường mẫu giáo sẽ được chỉ dẫn, định hướng để phát triển toàn diện về các mặt nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, thẩm mỹ, tình cảm và kĩ năng xã hội. Trường mẫu giáo sẽ giúp bé chuẩn bị để bước sang bậc tiểu học.
Trường mầm non là gì?
Trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp giữa nhà trẻ và mẫu giáo. Như vậy, theo quy định trường mầm non có thể nhận trẻ trong cả từ 3-36 tháng tuổi và từ 3-6 tuổi.
Các loại hình trường mầm non, trường mẫu giáo và nhà trẻ
#1 Trường mầm non công lập
Trường mầm non công lập cung cấp chương trình giáo dục chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây là cơ sở do nhà nước đầu tư, các hoạt động giáo dục của trường bảo đảm hướng đến không khí vui vẻ, nhẹ nhàng, truyền cảm hứng cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, tinh thần.
Phân loại trường mầm non công lập:
- Nhóm trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ công lập phân khúc dưới: Trường có quy mô nhỏ hơn và thường ở các khu vực dân cư không thuộc trung tâm. Trường có mức học phí thấp hơn, đáp ứng nhu cầu của các gia đình có thu nhập vừa phải. Trường có mức học phí dao động từ 1.000.000 – 1.500.000 đồng/tháng
- Nhóm trường mầm non, mẫu giáo, nhà trẻ công lập phân khúc trên: Trường tọạ lạc ở các vị trí trung tâm của tỉnh, thành phố, quận, huyện. Trường đáp ứng các tiêu chuẩn như khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ trang thiết bị dạy và học hiện đại, tiện nghi nên có mức học phí cao hơn. Trường có mức học phí dao động từ 1.500.000 – 3.000.000 VNĐ/tháng
#2 Trường mẫu giáo dân lập
Trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ dân lập do dân cư ở các cơ sở, bao gồm tổ chức và cá nhân ở thôn, xã, phường, thị trấn… đầu tư xây dựng và phát triển. Trường xây dựng nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu gửi con của các gia đình trong khu vực.
Nhà trường áp dụng chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Mức học phí của trường dân lập thường cao hơn các trường công lập, cụ thể từ 3.000.000 VNĐ/tháng trở lên.
#3 Trường mẫu giáo tư thục
Khác với các cơ sở công lập hay dân lập, trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ tư thục do các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài xây dựng, thành lập và phát triển. Trường học tư thục triển khai chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết hợp song song với các chương trình ngoại khoá, chương trình kỹ năng sống hữu ích với trẻ.
Với mức đầu tư cao hơn về điều kiện cơ sở vật chất, chương trình giảng dạy, trình độ giáo viên nên trường có mức học phí cao hơn từ 4.000.000 VNĐ/tháng trở lên.
#4 Trường mầm non song ngữ
Trường mầm non song ngữ có điểm khác biệt với các trường công lập, dân lập và tư thục. Nhà trường xây dựng chương trình giảng dạy kết hợp giữa chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo và chương trình Tiếng Anh. Trẻ theo học trường song ngữ có cơ hội phát triển linh hoạt Tiếng Anh và Tiếng Việt ngay từ bậc học mầm non.
Điểm khác biệt nữa của trường song ngữ là nhà trường còn có các hoạt động dã ngoại, sự kiện định kỳ… tăng cường nhiều hơn. Trẻ có cơ hội thực hành kỹ năng sống, đặc biệt là sự tự lập, tính kỷ luật và hợp tác linh hoạt hướng đến mục tiêu phát triển toàn diện. Các trường mầm non song ngữ có mức học phí cao hơn công lập, dân lập và tư thục.
Học phí trường song ngữ dao động từ 5.000.000 – 10.000.000 VNĐ/tháng.
#5 Trường mẫu giáo quốc tế
Trường mẫu giáo quốc tế có mức học phí cao nhất, với cơ sở vật chất hiện đại, xây dựng trên khuôn viên rộng, chương trình học 100% bằng Tiếng Anh với các giáo viên bản ngữ. Theo học tại trường trẻ liên tục được thực hành các kỹ năng Tiếng Anh, phát triển mạnh mẽ ngôn ngữ quốc tế trong giai đoạn vàng 0-6 tuổi.
Ngoài ra, điểm khác biệt của trường còn ở các chương trình bổ trợ như phát triển năng khiếu, thể thao, câu lạc bộ, hoạt động nghệ thuật… dành riêng cho trẻ. Học tập tại trường trẻ có điều kiện phát triển tiềm năng sẵn có, phát triển toàn diện tạo bước đệm trở thành công dân toàn cầu trong tương lai.
Học phí trường mầm non quốc tế ở mức cao từ 15.000.000 – 50.000.000 VNĐ/tháng
Nếu đang tìm kiếm một trường mẫu giáo tốt cho con, ba mẹ có thể tham khảo thêm:
- 9 trường mầm non song ngữ tại Hà Nội có chất lượng tốt nhất
- Top 4 trường mầm non quận Nam Từ Liêm.
- Top 4 trường mầm non quận Tây Hồ
2. Nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo – Giống nhau và khác nhau
Sự khác nhau giữa trường mầm non và mẫu giáo?
Để phân biệt giữa các loại hình nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo chúng ta có thể căn cứ vào các đặc điểm sau:
#1 Độ tuổi trẻ nhận trẻ
- Nhà trẻ: Nhà trẻ, nhóm trẻ độc lập nhận trẻ độ tuổi từ 03 tháng tuổi – 03 tuổi
- Trường mẫu giáo: Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ ở độ tuổi từ 03 tháng tuổi – 06 tuổi
- Trường mầm non: Trường mầm non, lớp mầm non độc lập nhận trẻ theo học có độ tuổi từ 03 tháng tuổi – 06 tuổi. Hiện nay, để đảm bảo tạo điều kiện tốt nhất trong chăm sóc và giáo dục trẻ, đa số các trường mầm non chuyển sang nhận trẻ từ 18-24 tháng tuổi – 6 tháng tuổi.
#2 Thời gian hoạt động
- Nhà trẻ: Nhà trẻ hoạt động hàng ngày trong tuần, nhằm giúp các ông bố, bà mẹ có thể gửi con từ khi còn nhỏ (3 tháng tuổi) để thuận tiện làm việc hơn.
- Trường mẫu giáo, mầm non: Trường mầm non, mẫu giáo có khung giờ hoạt động cố định theo thời gian biểu với các hoạt động rõ ràng. Cha mẹ có thể kiểm tra thời gian biểu của con từ giờ học, giờ ăn, giờ nghỉ, giờ vui chơi.. Nhà trường hướng đến việc hình thành thói quen sinh hoạt, học tập khoa học cho trẻ.
Tuỳ độ tuổi của con và mục đích giáo dục, điều kiện của từng gia đình, ba mẹ có thể cân nhắc lựa chọn giữa nhà trẻ và trường mầm non, trường mẫu giáo để trẻ sinh hoạt và học tập trong môi trường giáo dục tốt nhất. Đồng thời giúp cha mẹ và gia đình thuận tiện hơn trong các hoạt động hàng ngày của mình.
#3 Chương trình học
Mặc dù đều hướng đến giúp trẻ phát triển tối ưu trong giai đoạn đầu đời nhưng chương trình học của trẻ ở các nhà trẻ thường nhẹ nhàng hơn các trường mầm non.
Hoạt động học tập ở nhà trẻ giúp các con làm quen với việc học cơ bản qua sách tranh, ảnh, nghe những bản nhạc, các bài thơ, giai điệu bài hát phù hợp với độ tuổi từ 3 tháng đến 3 tuổi. Các con tự do học hỏi những điều mới mẻ trong bầu không khí thoải mái, vui vẻ.
Trong khi đó, chương trình học ở các trường mầm non được thiết kế khoa học và bài bản hơn. Chương trình học ở trường có thể chia thành nhiều môn học như Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh, Âm nhạc, Kỹ năng sống, Phát triển thể chất… Qua đó, các con không chỉ mở rộng thế giới quan, ghi nhận kiến thức đa lĩnh vực, phát triển tư duy logic… để chinh phục các bài kiểm tra IQ, các cuộc phỏng vấn vào trường Tiểu học.
Mầm non và mẫu giáo giống nhau như thế nào?
Như vậy, chúng ta có thể phân biệt nhà trẻ, mầm non, mẫu giáo thông qua quy định về độ tuổi. Còn những điểm giống nhau là gì, hãy tiếp tục khám phá bài viết nhé.
Có rất nhiều điểm giống nhau giữa nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo, cụ thể chúng ta sẽ cùng xem chi tiết:
#1 Chương trình học
- Chương trình học giai đoạn bé từ 03 tháng – 3 tuổi: Trẻ sẽ được xem sách tranh hoặc nghe những bản nhạc, các bài thơ theo giai điệu phù hợp với lứa tuổi.
- Chương trình học giai đoạn bé từ 3 – 6 tuổi: Trẻ làm quen với những môn học cơ bản kết hợp âm nhạc, mỹ thuật, các trò chơi để tạo hứng thú và đảm bảo sự phát triển toàn diện trên mọi mặt.
Tại một số trường cao cấp như Trường mầm non Sakura Montessori sẽ áp dụng những chương trình học hiện đại, đạt chuẩn quốc tế hướng đến mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện.
#2 Hoạt động vui chơi
Vui chơi là hoạt động chủ đạo tại những nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non bởi nó quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý – nhân cách của trẻ.
Ở lứa tuổi mầm non trẻ học qua chơi – trẻ chơi mà học, nên nhà trường chú trọng đến hoạt động vui chơi, trải nghiệm để thỏa mãn nhu cầu của bé. Đó có thể là những trò chơi đơn giản, trò chơi dân gian, đóng vai theo chủ đề… với những dụng cụ, nguyên liệu mở tại không lớp học phù hợp.
Bên cạnh đó, những hoạt động dã ngoại cũng sẽ mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho bé.
#3 Dinh dưỡng cho bé
Chế độ ăn uống của nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo sẽ có sự giống nhau. Các cơ sở giáo dục đều chú trọng đến chế độ dinh dưỡng cân bằng, đủ chất bởi dinh dưỡng đối với trẻ trong 6 năm đầu đời rất quan trọng.
Bé từ 03 tháng – 3 tuổi có thể lựa chọn ăn cơm hoặc ăn cháo theo thực đơn của nhà trường. Trẻ sẽ được rèn luyện và khuyến khích ăn thô phù hợp với lứa tuổi để giúp phát triển cơ hàm và phản xạ nhai nuốt của trẻ.
Các bé từ 3 – 6 tuổi khuyến khích trẻ ăn một cách hạnh phúc, trách nhiệm nhưng không cam kết sẽ ép trẻ ăn vì mục tiêu tăng cân. Toàn bộ thực phẩm được kiểm soát kỹ lưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực đơn bữa ăn cân đối dinh dưỡng, các suất ăn của trẻ trong mỗi bữa ăn được chia theo đúng khẩu tốt cho sức khỏe của trẻ.
#4 Nhiệm vụ và quyền hạn
Căn cứ vào Điều 2 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Văn bản hợp nhất 05/VBHN-BGDĐT năm 2014, nhiệm vụ và quyền hạn của trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được quy định như sau:
- Dựa vào chương trình giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành, cần tuân thủ các công tác, tổ chức thực hiện việc giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em từ 03 tháng tuổi – 06 tuổi.
- Phổ cập giáo dục mầm non, huy động trẻ em trong độ tuổi mầm non đến trường; tổ chức giáo dục hòa nhập cho các trẻ em bị khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
- Quản lý nhân viên, giáo viên mầm non một cách chặt chẽ để thực hiện tốt các nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Thường xuyên tổ chức và tham gia các hoạt động xã hội trong cộng đồng cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và trẻ em
- Phối hợp với các cá nhân, tổ chức và gia đình trẻ em để thực hiện hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ sao cho phù hợp và đúng theo quy định
- Xây dựng cơ sở vật chất theo yêu cầu chuẩn hóa, hiện đại hóa hoặc đạt yêu cầu tối thiểu đối với những vùng đặc biệt khó khăn.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện kiểm định chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3. Như thế nào là trường mầm non, nhà trẻ, trường mẫu giáo uy tín, chất lượng
Các ba mẹ vẫn luôn hiểu rằng việc chọn đúng ngôi trường mầm non, nhà trẻ hay trường mẫu giáo tốt nhất và phù hợp nhất với con có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của trẻ sau này. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ngày càng nhiều trường học trên địa bàn, ba mẹ càng cần phải căn cứ vào các yếu tố cấu thành nên một nhà trường uy tín, chất lượng để có quyết định tốt nhất.
Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục khoa học, hiện đại chính là yếu tố quan trọng đầu tiên xây dựng một trường mầm non, nhà trẻ hay trường mẫu giáo chất lượng. Chương trình phù hợp với nhu cầu và đặc điểm phát triển của trẻ sẽ giúp bé phát huy tối đa tiềm năng sẵn có và mở rộng kiến thức, rèn luyện kỹ năng thế kỷ 21.
Trên thực tế, chương trình giáo dục của từng loại hình hoạt động công lập, song ngữ, quốc tế… khác nhau là khác nhau. Cụ thể:
- Trường công lập: Trường công lập đào tạo theo chương trình của Bộ Giáo dục & Đào tạo đảm bảo và kiểm soát từ giáo án đến cách thức giảng dạy cho trẻ. Trẻ được học những bài học tiêu chuẩn Tiếng Việt, Âm nhạc, Mỹ thuật, Phát triển thể chất…
- Trường song ngữ: Nhà trẻ, trường mầm non, trường mẫu giáo song ngữ lại kết hợp chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chương trình Tiếng Anh hiện đại do giáo viên nước ngoài giảng dạy. Đặc biệt, trường song ngữ cũng thường áp dụng các phương pháp giáo dục quốc tế hiện đại như phương pháp Montessori, STEAM, Glenn Doman…
- Trường quốc tế: Nhà trẻ, trường học mầm non quốc tế giảng dạy theo chương trình quốc tế 100% bằng Tiếng Anh. Nhà trường cũng kết hợp các phương pháp giáo dục hiện đại như các trường song ngữ. Ngoài ra, trường quốc tế cũng có hệ thống chương trình bổ trợ về năng khiếu, kỹ năng toàn diện, các câu lạc bộ ngoại khóa cho trẻ mà các trường hệ công lập và song ngữ không thực hiện.
Hiện nay các phương pháp dạy học và chương trình học tại các trường ngàng phát triển, nhằm tạo điều kiện để trẻ mầm non trải nghiệm học tập nhiều hơn, kích thích giác quan và phát triển mạnh hơn về kỹ năng mềm.
Cơ sở vật chất hiện đại
Trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ chất lượng là ngôi trường sở hữu cơ sở vật chất hiện đại, có khả năng đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi và khám phá không giới hạn của các con.
Trường liên tục đầu tư xây dựng kiến trúc khoa học với hệ thống lớp học, phòng chức năng rộng rãi, thoáng mát, diện cửa kính lớn để đón tối đa ánh sáng mặt trời. Mỗi lớp học đều trang bị đủ giáo cụ, trang thiết bị học tập cho trẻ và giáo viên giảng dạy. Ngoài ra, khuôn viên rộng, rợp bóng cây xanh và khu vui chơi ngoài trời hấp dẫn là một điểm cộng cho các trường học mầm non.
Đội ngũ giáo viên chất lượng
Đối với trẻ, đội ngũ giáo viên trường mầm non chính là những người trợ tá đắc lực của các con. Các trường chất lượng cao chú trọng khâu tuyển dụng, đào tạo giáo viên có chuyên môn, kỹ năng giảng dạy và làm việc với trẻ.
Các giáo viên bộ môn cần có năng lực chuyên sâu và đặc thù theo từng môn học như âm nhạc, Tiếng Anh, Mỹ thuật… Đặc biệt, các giáo viên cần đảm bảo năng lực phẩm chất đạo đức tốt, luôn yêu thương, chăm sóc và tôn trọng trẻ.
Trong suốt quá trình giảng dạy, người giáo viên cũng thường xuyên được tham gia các khoá đào tạo chuyên môn, các buổi workshop, chia sẻ kinh nghiệm của nhà trường, sở, bộ giáo dục để bổ sung kiến thức và trau dồi bản thân.
Chế độ dinh dưỡng khoa học
Dinh dưỡng cho trẻ mầm non là yếu tố nền tảng, giúp con phát triển tối đa về thể chất và trí tuệ, cải thiện tầm vóc cao lớn mỗi ngày. Do đó, một trong những yếu tố quan trọng làm nên chất lượng của một trường mầm non, trường mẫu giáo hay nhà trẻ chính là chế độ dinh dưỡng khoa học và cân bằng dành riêng cho trẻ, tuân thủ theo các khuyến nghị của Viện Dinh dưỡng quốc gia.
Ở các nhà trẻ cũng như các trường mầm non, trường mẫu giáo tốt, mỗi bữa ăn của trẻ đều đáp ứng các tiêu chí quan trọng như: thực đơn đa dạng, phong phú các món ăn, kết hợp rau, củ, quả, trái cây theo mùa, bổ sung cho trẻ sữa và chế phẩm từ sữa như phomai, sữa chua…; đa dạng cách chế biến; hạn chế đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ…; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
Đặc biệt, cùng với sự đi lên của chất lượng giáo dục, nhiều trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ còn thường xuyên tổ chức những bữa tiệc ẩm thực buffet cho trẻ. Các con không chỉ được kích thích ăn ngon miệng hơn mỗi ngày để nạp đủ năng lượng học tập, vui chơi mà còn được giáo dục thêm về văn hóa dùng bữa, kiến thức ẩm thực…
Chi phí học phù hợp
Chi phí học trường mầm non cũng là 1 trong những tiêu chí quan trọng được đặt lên hàng đầu. Yêu cầu đặt ra là mức chi phí cần phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình khi phụ huynh lựa chọn trường cho con. Bởi vậy nếu quyết định cho con học trường quốc tế hay trường song ngữ. Tài chính là một vấn đề quan trọng chúng ta cần xác định có đủ tiềm lực để cho trẻ theo đuổi hay không.
Ba mẹ luôn có mong muốn con sẽ được học trong một môi trường tốt, khoa học và hiện đại. Tuy nhiên việc học của con là một khoản đầu tư lâu dài nên phụ huynh cần cân đối tài chính để không trở thành gánh nặng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu qua về đặc điểm, điểm giống và khác nhau, các yếu tố cấu thành trường mầm non, nhà trẻ, trường mẫu giáo. Hy vọng qua bài viết này, quý phụ huynh sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về 3 hình thức nuôi dạy trẻ ở độ mầm non uy tín, chất lượng. Chúc cha mẹ sẽ tìm được cho con yêu của mình một môi trường giáo dục mẫu giáo phù hợp, để bé luôn đến trường trong niềm hân hoan và phát triển một cách toàn diện.