Ăn dặm là hành trình quan trọng trong quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy ngay từ ngày ăn dặm đầu tiên của bé đã được phụ huynh đặc biệt chú trọng. Vậy chúng ta cần chú ý những gì trong quá trình này? Mời cha mẹ cùng Sakura Montessori tìm hiểu thông tin để không bỏ lỡ những ngày tháng ăn dặm quý báu của con, giúp cho quá trình phát triển của bé thuận lợi nhất.
Thời điểm cho bé ăn dặm bữa đầu tiên
Ăn dặm đầu tiên là cột mốc quan trọng trên hành trình chăm sóc trẻ, đánh dấu sự phát triển của con chuyển qua một giai đoạn mới. Việc xác định thời điểm cho bé ăn dặm lần đầu vô cùng quan trọng. Bởi cho trẻ ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều có ảnh hưởng không tốt đến bé.
Theo các chuyên gia và các tổ chức Y tế, trẻ nên được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Đây là thời điểm hệ miễn dịch, hệ tiêu hóa cùng nhiều cơ quan khác trong cơ thể trẻ chưa phát triển toàn diện dẫn đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng còn kém. Giai đoạn này trẻ chưa có đủ kỹ năng cần thiết để xử lý thức ăn dặm, chúng ta không nên cho trẻ ăn dặm.
>>Xem thêm: Giải đáp: Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì
Cho trẻ ăn dặm quá muộn (sau 8 tháng) trẻ có thể gặp phải nguy cơ thiếu hụt chất dinh dưỡng làm chậm quá trình phát triển. Hệ miễn dịch đang trong giai đoạn hoàn thiện cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời khi bé ăn dặm quá muộn cũng làm chậm quá trình phát triển các kỹ năng vận động như cầm nắm thức ăn, nhai, nuốt…
Cha mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm bữa đầu tiên khi con 6 tháng tuổi. Đây là thời điểm sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng của trẻ nữa. Ăn dặm giúp bổ sung đầy đủ các chất tạo nền tảng để trẻ phát triển và vận động tốt. Ăn dặm còn giúp phát triển cơ, hàm, lưỡi…. là tiền đề để trẻ phát triển kỹ năng ăn uống và ngôn ngữ sau này.
Tuy nhiên mỗi trẻ có đặc điểm khác nhau, nên thời điểm ăn dặm của trẻ không giống nhau. Cha mẹ nên tham vấn ý kiến của chuyên gia, bác sỹ dinh dưỡng để lựa chọn thời điểm bắt đầu ăn dặm phù hợp nhất cho con.
5 điểm quan trọng trong ngày ăn dặm đầu tiên của bé không thể bỏ qua
Để chuẩn bị tốt cho hành trình ăn dặm của bé, cha mẹ đừng bỏ qua 5 điểm quan trọng trong ngày ăn dặm đầu tiên của con. Chuẩn bị tốt, chọn thời điểm thích hợp, nắm chắc các nguyên tắc hỗ trợ bé ăn dặm sẽ làm cho hành trình mới của con thuận lợi và nhẹ nhàng.
1. Cho bé ăn dặm khi con có nhu cầu
Cho trẻ ăn dặm khi con có nhu cầu là cách làm mang lại hiệu quả tốt giúp trẻ sớm thích nghi với hành trình mới. Cha cần tìm hiểu và quan sát bé để tìm ra thời điểm ăn dặm phù hợp nhất cho con yêu. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện sau, chứng tỏ đã đến lúc cha mẹ nên cho con ăn dặm:
- Trẻ có thể tự ngồi thẳng hoặc ngồi thẳng khi có sự hỗ trợ của cha mẹ hay ghế ăn dặm (kiểm soát được đầu cổ)
- Trẻ có phản xạ mở miệng, thích thú, tò mò với đồ ăn khi cha mẹ đưa đến gần
- Trẻ có phản xạ đưa tay với đến thức ăn
- Trẻ có phản xạ thè lưỡi, dùng lưỡi lấy thức ăn, chủ động nuối thức ăn mà không nhè ra ngoài
- Trẻ có cân nặng gấp đôi lúc mới sinh
Những biểu hiện ăn dặm đầu tiên trên đây của trẻ cha mẹ cần lưu ý quan sát và nhận biết. Kịp thời cho con ăn dặm đúng thời điểm có tác dụng tốt cho sự phát triển toàn diện của con, giúp bé hình thành thói quen ăn uống khoa học sau này.
2. Ưu tiên cho trẻ ăn dặm với những hương vị tự nhiên
Giai đoạn đầu ăn dặm mục tiêu chủ yếu của chúng ta là giúp bé làm quen với hương vị thực phẩm. Chính vì vậy, cha mẹ không nên quá áp lực với việc trẻ ăn được nhiều hay ít.
Khi chế biến thức ăn cho con, phụ huynh nên lưu ý giữ lại hương vị tự nhiên, không nên nêm nếm gia vị. Với trẻ dưới 1 tuổi việc sử dụng đường, muối, bột ngọt… đều không tốt cho sức khỏe của bé.
>>Xem thêm: [Góc giải đáp] Bé ăn dặm có nên thêm gia vị?
3. Cân bằng nhu cầu sữa và đồ ăn dặm của trẻ
Mặc dù bước sang giai đoạn ăn dặm nhưng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng với trẻ. Vì vậy cách cho trẻ ăn dặm đầu tiên hiệu quả là cha mẹ cần cân bằng với nhu cầu sữa của con.
Việc tập trung xây dựng chế độ ăn dặm, dừng uống sữa có thể khiến trẻ ảnh hưởng cả thể chất và tinh thần. Chúng ta nên duy trì cho trẻ bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đến khi 12 tháng tuổi thì giảm dần.
>>Xem thêm: [Hỏi đáp] Ăn dặm xong bao lâu thì uống sữa? – Sakura Montessori
4. Dừng lại đúng thời điểm
Trong quá trình cho trẻ ăn dặm cha mẹ cần chú ý đến biểu hiện của con để dừng lại đúng thời điểm. Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã no không có nhu cầu ăn nữa là ngậm miệng khi đưa muỗng đến gần, quay mặt đi khi cha mẹ cho ăn, phun thức ăn, nghịch thức ăn mà không đưa lên miệng… Việc dừng lại đúng thời điểm khi trẻ tập ăn dặm giúp bé không có cảm giác sợ hãi khi bị ép ăn uống. Con luôn có niềm vui khi ăn, thích thú với các bữa ăn của mình, ăn dặm thực sự có tác dụng tốt cho quá trình phát triển của trẻ.
Bên cạnh đõ, trong quá trình cho con ăn cha mẹ cần thường xuyên theo dõi, quan sát trẻ để nhận biết các dấu hiệu di ứng như mẩn ngứa, phát ban, nôn ọe… Nếu tình trạng nặng chúng ta cần khẩn trương đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và xử lý.
5. Kiên nhẫn với trẻ
Hành trình cho trẻ ăn dặm đòi hỏi phụ huynh cần kiên nhẫn, bởi không phải bé nào cũng hợp tác ngay từ những bữa ăn dặm đầu tiên. Khi chọn các món ăn dặm đầu tiên cho con có thể bé không thích và phun ra. Tuy nhiên cha mẹ nên cho con thử lại với lần khác, tránh việc bỏ cuộc ngay có thể dẫn đến tình trạng trẻ cảm thấy chán và kén ăn sau này.
Theo các chuyên gia, khi tập cho trẻ làm quen với thức ăn mới, cha mẹ nên liên nhẫn cho bé ăn thử từ 5 – 10 lần (2 – 3 ngày). Việc kiên trì khi cho trẻ ăn dặm của cha mẹ còn giúp hình thành thói quen tốt cho bé, giúp hành trình ăn dặm của con sau này trở nên dễ dàng hơn.
Hướng dẫn cách cho trẻ ăn dặm lần đầu
Với những phụ huynh lần đầu cho trẻ ăn dặm thường có nhiều băn khoăn, bỡ ngỡ. Để giúp gỡ rối cho cha mẹ Sakura Montessori sẽ hướng dẫn cách cho bé ăn dặm đầu tiên đúng chuẩn. Cha mẹ có thể tham khảo nội dung này ngay trong phần tiếp theo.
1. Chuẩn bị dụng cụ cho con tập ăn dặm
Để con có bữa đầu tiên ăn dặm đúng cách thuận lợi cha mẹ đừng quên chuẩn bị dụng cụ tập ăn dặm an toàn, vệ sinh và đẹp mắt. Các dụng cụ cần thiết để giúp cả bé và cha mẹ sẵn sàng cho hành trình mới của con bao gồm:
- Ghế ăn dặm: Ghế ăn dặm được đánh giá là dụng cụ không thể thiếu giúp trẻ có thể ngồi ăn đúng tư thế, tự ăn một cách tự nhiên, nghiêm túc, tập trung trong cả hành trình ăn dặm. Sử dụng ghế ăn dặm giúp bé hình thành thói quen ăn uống tốt, có lợi cho sự phát triển của hệ tiêu hóa. Cha mẹ có thể chọn cho trẻ ghế ăn dặm bằng gỗ, bằng nhựa, ghế rung đa năng… tùy theo nhu cầu.
- Yếm ăn dặm: Yếm ăn dặm là dụng cụ chúng ta nên chuẩn bị ngay từ bữa đầu tiên ăn dặm cho bé. Đây là thời điển trẻ còn nhỏ, chưa ý thức được việc ăn uống gọn gàng nên yếm giúp bé không bị bẩn, thức ăn không bị rơi vãi lung tung. Trên thực tế có nhiều loại yếm như yếm vải, yếm mãng, yếm nhựa cha mẹ nên chọn loại an toàn cho da trẻ, dễ dàng vệ sinh.
- Bình tập uống: Giai đoạn từ 6 tháng tuổi con có thể uống nước nên chuẩn bị bình tập uống là cần thiết. Cha mẹ nên mua bình tập uống để đảm bảo an toàn, tránh tràn nước vào mũi trẻ. Chúng ta cần chọn loại phù hợp và đảm bảo an toàn cho bé.
- Bát và thìa ăn dặm: Chọn bát, thìa ăn dặm cha mẹ không chỉ chọn loại đảm bảo an toàn mà nên chọn loại nhiều màu sắc hay có hình thù ngộ nghĩnh. Trẻ sẽ hứng thú với bữa ăn dặm hơn nếu sử dụng những món đồ ăn dặm này.
- Dụng cụ chế biến: Các loại dụng cụ chế biến hỗ trợ tốt cho quá trình chế biến đồ ăn dặm cho trẻ bao gồm nồi/ cốc nấu cháo có định lượng, máy xay thực phẩm, dụng cụ nghiền nhuyễn thức ăn, rây lọc cháo, dụng cụ chia và bảo quản thức ăn. Cha mẹ nên chọn các loại dụng cụ chế biến an toàn, không chứa BPA và thuận tiện cho quá trình sử dụng.
2. Chọn thực phẩm phù hợp
Chọn thực phẩm phù hợp chế biến các món ăn dặm đầu tiên cho bé đóng vai trò quan trọng trên hành trình ăn dặm của con. Trong giai đoạn tập ăn dặm, cha mẹ nên ưu tiên cho bé ăn các loại bột hoặc cháo loãng, sau đó chuyển sang cháo đặc, cơm nát. Cụ thể:
- Bột/ cháo vị ngọt: Giai đoạn đầu tập ăn dặm (6 – 7 tháng tuổi) cha mẹ nên cho con tập ăn với bột hoặc cháo loãng vi ngọt ăn 1 – 2 bữa/ngày. Một số thực phẩm phù hợp cho giai đoạn này là bột gạo, cháo loãng tỉ lện 1:10, bột/cháo nấu cùng rau củ…
- Bột/ cháo vị mặn: Bước sang giai đoạn từ 7 – 8 tháng cha mẹ có thể chuyển sang bột/ cháo có vị mặn cho con bổ sung thêm chất đạm từ thịt, cá kết hợp với rau củ. Lưu ý cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt và các bữa ăn phụ cho bé.
- Cháo ăn dặm: Trẻ từ 8 – 9 tháng trở nên có thể chuyển ăn cháo ăn dặm đặc hơn giai đoạn trước với 2 – 3 bữa/ ngày kết hợp với 1 – 2 bữa phụ. Giai đoạn này trẻ có thể ăn nhiều loại thực phẩm từ rau củ, hoa quả, các loại thịt đa dạng hơn giai ddaonj trước.
3. Xem xét liều lượng tập ăn dặm cho bé
Liều lượng tập ăn dặm cho trẻ là vấn đề quan trọng mà cha mẹ cần chú ý. Chúng ta nên cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, tránh tình trạng cho trẻ ăn quá nhiều ngay từ những ngày đầu tiên gây áp lực lên hoạt động của hệ tiêu hóa. Trong những bữa đầu tiên ăn dặm cho bé, chúng ta chỉ nên cho con ăn khoảng 113g thực phẩm, tương đương 1 muỗng cà phê. Sau đó tăng dần liều lượng sau 1 thời gian cho trẻ ăn dặm.
Phụ huynh có thể tham khảo công thức ăn dặm với liều lượng như sau:
- 40g bột gạo
- 20g rau xanh
- 10g dầu ăn
- 20g thịt, cá, trứng
4. Sắp xếp thời gian biểu cho trẻ ăn dặm lần đầu
Khung giờ ăn dặm thích hợp cho trẻ ăn dặm lần đầu là vào buổi sáng. Đây là thời điểm mà trẻ đói sau 1 đêm dài nên sẽ khiến bé hào hứng ăn dặm hơn. Thời điểm cho trẻ ăn dặm cha mẹ nên tránh những lúc con không thoải mái, con quấy khóc, bé bị sốt, bệnh hoặc con mới uống sữa.
Ngoài ra, chúng ta nên lưu ý khi tập ăn dặm bữa đầu tiên nên cho con ăn 1 ít sữa mẹ hoặc sữa công thức, sau đó chuyển ăn 1 muống thức ăn nhỏ và tiếp tục uống sữa. Đây là cách làm tạo cảm nhận thú vị của trẻ khi con trải nghiệm việc ăn uống mới mà hoàn toàn không thấy quá lạ lẫm để thích nghi.
3 gợi ý các món ăn dặm đầu tiên cho bé
Gợi ý chọn món bữa đầu tiên ăn dặm cho bé
Lựa chọn món cho bữa đầu tiên ăn dặm cho bé cũng là gợi ý quan trọng. Theo đó phụ huynh có thể cho con ăn với một số món ăn sau:
1. Bé ăn dặm bữa đầu tiên với bột
Cách cho bé ăn dặm đầu tiên được nhiều phụ huynh áp dụng là cho con ăn với bột ngọt:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bột gạo xay
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Các bước thực hiện
- Hòa tan bột với nước trong nồi và đặt lên bếp nấu đun nhỏ lửa, khuấy đều để bột không bị vón cục
- Khi bột chín, đổ ra bát ăn dặm, điều chỉnh độ loãng bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức đảo đều
- Cho trẻ thưởng thức khi bột còn ấm
2. Ngày ăn dặm đầu tiên của bé với cháo
Trong ngày đầu tiên cha mẹ có thể cho trẻ ăn dặm với cháo loãng, công thức chế biến như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Gạo tẻ
Các bước thực hiện
- Vo sạch gạo vào cho vào nồi nấu tỉ lệ 1 : 10 (1 gạo : 10 nước)
- Khi cháo chín nhừ, lọc qua rây tách lấy phần nước và cho trẻ ăn dặm
3. Cho trẻ tập ăn dặm với các loại quả
Các loại quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể của trẻ. Đồng thời quả có vị thơm ngọt tự nhiên kích thích vị giác cho bé. Cách cho trẻ ăn dặm đầu tiên với các loại quả được thực hiện như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Các loại quả thích hợp cho trẻ ăn dặm lần đầu: Chuối, bơ, xoài
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Các bước thực hiện
- Các loại quả chín bỏ vỏ, bỏ hạt, tách lấy phần thịt quả, cắt nhỏ, xay nhuyễn
- Cho quả xay nhuyễn ra bát ăn dặm, thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức điều chỉnh độ loãng thích hợp
- Cho trẻ thưởng thức trực tiếp
Ngày ăn dặm đầu tiên của bé là dấu mốc quan trọng đánh dấu hành trình mới với cả trẻ và cha mẹ. Sakura Montessori hy vọng những kiến thức trên đây sẽ hữu ích để hỗ trợ cho cha mẹ chuẩn bị đầy đủ cho việc ăn uống của con. Chúc phụ huynh và các bé có thời gian làm quen với việc ăn dặm thuận lợi, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, năng lượng cho sự phát triển toàn triện của trẻ.