Trẻ em là mầm non của tương lai cần được chăm sóc và nuôi dưỡng. Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm được ứng dụng rộng rãi trong nhiều trường mầm non hiện nay. Đặc biệt ở những trường mầm non giáo dục theo phương pháp Montessori – Sự độc lập và triết lý giáo dục luôn xoay quanh quan điểm lấy trẻ nhỏ làm trung tâm cho giáo dục.

Trong bài viết dưới đây, trường mầm non song ngữ Sakura Montessori sẽ chia sẻ đến phụ huynh những thông tin liên quan về quan điểm giáo dục này. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

Triết lý giáo dục trao quyền tại Sakura Montessori
Triết lý giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại Sakura Montessori

1. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là gì?

Lấy trẻ làm trung tâm là gì không phải ai cũng có thể hiểu rõ và áp dụng đúng cách. Ở phương pháp giáo dục truyền thống, giáo viên sẽ là trung tâm và tất cả học sinh trong lớp sẽ học cùng một giáo trình. Phương pháp giáo dục hiện đại lấy trẻ làm trung tâm thì ngược lại, lấy học sinh làm trọng điểm và mọi vấn đề trong giáo dục đều xoay quanh trẻ.

Lấy trẻ làm trung tâm
Lấy trẻ làm trung tâm

Giáo viên giảng dạy theo quan điểm giáo dục này cần có kế hoạch thiết kế, xây dựng bài giảng sao cho phù hợp nhất với trình độ, thế mạnh và sở thích riêng của trẻ. Nhờ đó, tất cả trẻ em sẽ được học tập trong môi trường tôn trọng và có thể phát huy tiềm năng của riêng mình.

2. Tại sao quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được nhiều trường lựa chọn hiện nay?

Quan điểm lấy trẻ làm trung tâm được các chuyên gia giáo dục đánh giá cao và nhận được nhiều sự phản hồi tích cực từ phụ huynh. Các trẻ em được giáo dục trong môi trường đặt quyền lợi của trẻ lên hàng đầu thường có sự tự tin, thoải mái và những trải nghiệm thú vị.

Những lý do khiến quan điểm giáo dục này được nhiều trường lựa chọn hiện nay như sau:

  • Giáo dục xoay quanh đối tượng trẻ em mang lại những cơ hội, quyền lợi tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện.
  • Tạo cho trẻ cảm giác hứng thú trong các hoạt động học tập hàng ngày và phát huy thế mạnh, tiềm năng riêng của từng trẻ.
  • Tạo môi trường lý tưởng cho trẻ trải nghiệm, học hỏi nhiều hơn về các vấn đề đa dạng trong cuộc sống.
  • Trẻ học được cách tôn trọng người khác và nuôi dưỡng lòng tự tôn của bản thân.
  • Tạo cơ hội tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về tính cách, suy nghĩ, trí thông minh và cách ứng xử của trẻ trong hoạt động giao tiếp hàng ngày.
  • Trau dồi kỹ năng sống thiết yếu phù hợp với độ tuổi của trẻ.
Trường mầm non Sakura Montessori tiên phong phương pháp Montessori
Trường mầm non Sakura Montessori tiên phong phương pháp Montessori

3. Nguyên tắc lấy trẻ làm trung tâm – Dạy con sao cho đúng?     

Tại sao phải giáo dục lấy trẻ làm trung tâm chắc hẳn bạn đã có câu trả lời. Trước khi ứng dụng quan điểm giáo dục này vào thực tế, bạn cần tìm hiểu nguyên tắc chung để sử dụng dạy con đúng cách.

Áp dụng quan điểm này đòi hỏi giáo viên và phụ huynh cần hiểu được bản chất riêng của phương pháp. Ngoài ra, cần có sự đồng hành và kết nối nhất định giữa giáo viên và phụ huynh để tạo môi trường xuyên suốt trong quá trình giáo dục trẻ.

Những nguyên tắc giáo viên và phụ huynh cần biết về phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như sau:

Tuyệt đối đặt niềm tin vào trẻ và luôn tin tưởng rằng mọi trẻ em đều sẽ tiến bộ và đang phát triển theo một cách rất riêng.
Tuyệt đối đặt niềm tin vào trẻ và luôn tin tưởng rằng mọi trẻ em đều sẽ tiến bộ và đang phát triển theo một cách rất riêng.
  • Thiết kế riêng những kế hoạch, hoạt động giáo dục phù hợp với sở thích và nhu cầu của trẻ theo từng độ tuổi. Mọi hoạt động đều cần quan tâm đến sở thích và thế mạnh của trẻ để đảm bảo mang lại nhiều lợi ích nhất cho trẻ nhỏ trong quá trình học tập.
  • Tuyệt đối đặt niềm tin vào trẻ và luôn tin tưởng rằng mọi trẻ em đều sẽ tiến bộ và đang phát triển theo một cách rất riêng.
  • Có thể kết hợp những phương pháp học tập, vui chơi khác nhau thông qua các hoạt động hàng ngày giúp trẻ có cơ hội khám phá thế giới, giao tiếp với bạn bè và thỏa sức sáng tạo theo cách riêng.
  • Kế hoạch học tập cần dựa trên những vấn đề trẻ đã biết và có thể làm được. Tránh xây dựng kế hoạch học tập quá khó ảnh hưởng đến sự hứng thú của trẻ.
  • Tôn trọng trẻ trong mọi hoạt động giáo dục. Phụ huynh và giáo viên chỉ là người hỗ trợ khi trẻ cần và đảm bảo trẻ được học tập, vui chơi trong môi trường an toàn nhất.

4. Áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm như thế nào cho đúng?

Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được áp dụng cần có sự kết hợp giữa điều kiện tự nhiên và môi trường xã hội. Khi xây dựng giáo dục mầm non, giáo viên cần cân nhắc những vấn đề sau:

  • Thiết kế hoạt động và môi trường giáo dục tập trung tuyệt đối vào sự phát triển của trẻ nhỏ, đảm bảo trẻ được yêu thương, tôn trọng và an toàn.
  • Cung cấp đầy đủ các giáo cụ, đồ chơi phù hợp nhất với độ tuổi và sở thích của trẻ. Những món đồ chơi cần phù hợp với chủ để và có thể vận dụng theo nhiều cách khác nhau.
  • Tạo cơ hội giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với bạn bè, khuyến khích trẻ tự tin, sáng tạo trong quá trình học tập.
  • Hướng trẻ đến những hoạt động ngoại khoá, cuộc thi, dã ngoại… giúp trẻ hoàn thiện các kỹ năng sống cần thiết cho sau này.
  • Nâng cao nhận thức của gia đình và cộng đồng về ý nghĩa và tác dụng của quan điểm giáo dục này. Qua đó, gia đình và nhà trường có sự phối hợp chặt chẽ với nhau cùng hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Trẻ luôn tự tin, độc lập
Trẻ luôn tự tin, độc lập

5. Lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non như thế nào?

Ngoài tìm hiểu quan điểm lấy trẻ làm trung tâm là gì, ứng dụng quan điểm này như thế nào cũng là điều nhiều người quan tâm. Tại một số trường mầm non hiện đại, quan điểm hãy dành những điều tốt đẹp nhất cho trẻ được các bậc phụ huynh hưởng ứng.

Trường mầm non chính là môi trường giáo dục đầu tiên và quan trọng của trẻ. Vì vậy, chúng ta cần tạo môi trường phù hợp để chăm sóc và nuôi dưỡng cho những mầm non của đất nước.

Tạo cơ hội giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với bạn bè, khuyến khích trẻ tự tin, sáng tạo trong quá trình học tập.
Tạo cơ hội giúp trẻ mở rộng mối quan hệ với bạn bè, khuyến khích trẻ tự tin, sáng tạo trong quá trình học tập.

Xây dựng trường mầm non đạt chuẩn lấy trẻ làm trung tâm cần có chương trình giáo dục phù hợp với độ tuổi của trẻ. Trẻ được phát triển toàn diện về sức khỏe, tâm lý và tăng kỹ năng sống cùng hiểu biết xã hội. Mọi hoạt động giáo dục tại trường đều trên tinh thần giúp ích cho trẻ, động viên và hỗ trợ trẻ hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.

6. Một số câu hỏi liên quan

6.1. Ví dụ liên hệ thực tế lấy trẻ làm trung tâm?

Quan điểm giáo dục này được nhiều trường mầm non trên thế giới áp dụng. Tại Việt Nam, trường mầm non song ngữ Sakura Montessori là một trong những hệ thống giáo dục tiên phong trong việc ứng dụng phương pháp Montessori vào giảng dạy.

Sakura Montessori tự hào với đội ngũ giáo viên chuyên môn cao, yêu trẻ em và tận tâm với nghề. Mọi trẻ em khi đến với ngôi trường này đều được học tập và vui chơi trong môi trường giáo dục hiện đại giúp các em hoàn thiện tốt nhất về sức khỏe, tinh thần và trí thông minh.

6.2. Cơ sở khoa học của quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong giáo dục mầm non là gì?

Quan điểm giáo dục này là trọng điểm cốt lõi trong phương pháp giáo dục sớm Montessori do bác sĩ, nhà giáo dục người Ý Maria Montessori sáng lập. Phương pháp này đã được ứng dụng rộng rãi tại nhiều trường mầm non trên toàn thế giới.

6.3. Tài liệu giáo dục lấy trẻ làm trung tâm?

Các tài liệu liên quan xuất hiện khá nhiều trên Internet, đặc biệt là những website giáo dục nước ngoài. Một số đầu sách bạn có thể tham khảo để làm rõ hơn quan điểm giáo dục này như “Phương pháp giáo dục tối ưu dành cho trẻ 0 – 6 tuổi”, “Cẩm nang nuôi dạy con theo phương pháp Montessori”…

Bài viết trên đây là những chia sẻ về quan niệm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Hy vọng những thông tin kể trên sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về lĩnh vực này. Hãy liên hệ với Sakura Montessori để được tư vấn và trải nghiệm môi trường giáo dục hoàn hảo cho trẻ em Việt Nam.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email