Mục lục show

Ngày đầu tiên chuyển sang cấp tiểu học khiến con có nhiều lo lắng và bỡ ngỡ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần có bước chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 cả về kiến thức, tâm lý và các kỹ năng mềm cần thiết. Cùng tìm hiểu những lưu ý dưới đây để có bước chuẩn bị cho trẻ vào ngày đầu tiên đi học thật suôn sẻ và dễ dàng bạn nhé.

chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Học lớp 1 có thể nói là dấu mốc đặc biệt quan trọng trong cuộc đời trẻ. Đây là lúc con sẽ gặp nhiều người bạn mới, trong môi trường mới và được học hỏi thêm nhiều điều mới lạ. Tuy nhiên, vào lớp 1 cũng là thử thách lớn khi trẻ rời vòng tay chăm sóc của mẹ và các cô giáo mầm non.

Hành trang trọn gói giúp ba mẹ chuẩn bị cho con vào lớp 1

Trẻ cần học cách tự lập, tự giải quyết vấn đề và học cách hòa nhập với bạn bè xung quanh. Để trẻ có thể hòa nhập tốt nhất trong môi trường mới, các giáo viên tiểu học đã đưa ra những lời khuyên rất bổ ích cho các bậc phụ huynh để chuẩn bị cho con trong ngày trọng đại này.

10 tips cần chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

10 típ chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
10 típ chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Trẻ vào lớp 1 sẽ gặp nhiều thay đổi trong hình thức giảng dạy, môi trường học tập, bạn bè và thầy cô. Để giúp con tự tin và vui vẻ hơn trong năm học đầu đời, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ những kỹ năng cơ bản sau đây.

1.1. Kỹ năng học tập – Nhận biết bảng chữ cái và các số

Chuẩn bị vào lớp 1 đòi hỏi trẻ cần làm quen với các kiến thức nhất định, trong đó có kiến thức quan trọng là nhận biết chữ cái và các số. Trong những năm vừa qua, các phụ huynh đa số đều quan tâm đến giáo dục và cho trẻ tham gia các lớp tiền tiểu học từ sớm trước khi vào lớp 1.

Vì vậy, đa số các trẻ khi vào lớp 1 đều đã biết nhận diện và đọc bảng chữ cái, các số cơ bản. Ngoài ra, cha mẹ nên rèn luyện kỹ năng đọc sớm để giúp trẻ có thêm niềm yêu thích với sách vở và dễ dàng tiếp thu kiến thức sau này.

1.2. Kỹ năng học tập – Biết viết tên mình

Biết nhận diện và viết tên của mình là một trong những kỹ năng các bậc cha mẹ cần trang bị cho trẻ trước khi vào lớp 1. Bạn có thể hướng dẫn con viết và dán tên mình vào các vật dụng như sách vở, bút thước, quần áo giúp trẻ dễ dàng nhận diện được đồ cá nhân, tránh mất mát.

1.3. Kỹ năng học tập – Tiếp thu, tư duy và đặt câu hỏi

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, chúng ta cần rèn luyện cho bé kỹ năng học tập bao gồm khả năng tiếp thu, tư duy và đặt câu hỏi. Trẻ lớp 1 cần được rèn luyện tính kiên trì trong học tập, khả năng tiếp thu nhanh nhạy và tư duy phù hợp với độ tuổi. Ngoài ra, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ cách đặt câu hỏi trong mỗi bài học để hiểu bài và nhớ lâu hơn.

Nâng cao khả năng học tập và tư duy để con tự tin vào lớp 1

1.4. Kỹ năng sống – Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp rất cần thiết trong môi trường học tập. Trẻ được học kỹ năng giao tiếp với bạn bè, thầy cô sẽ tự tin hơn trong môi trường mới. Kỹ năng giao tiếp sẽ bao gồm cách lắng nghe, tôn trọng người khác và giải quyết tình huống, vấn đề sao cho suôn sẻ, hợp lý nhất.

1.5. Kỹ năng sống – Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi

Trẻ dù ở độ tuổi nào cũng cần biết cách nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc, đúng chỗ. Đây là kỹ năng sống quan trọng mà cha mẹ cần trang bị cho con trước khi vào lớp 1. Trẻ biết cảm ơn và xin lỗi sẽ tạo thiện cảm được cho thầy cô đồng thời được bạn bè quý mến.

Kỹ năng sống - Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi
Trẻ cần được trang bị các kỹ năng sống cần thiết

1.6. Kỹ năng sống – Kỹ năng tự lập và bảo vệ bản thân

Trẻ vào lớp 1 sẽ cần nhiều sự tự lập hơn hẳn so với giai đoạn mầm non. Để tránh trẻ bỡ ngỡ, cha mẹ nên tâm sự với trẻ về những sự khác biệt trong môi trường mầm non và tiểu học như vấn đề ăn uống, vệ sinh, ngủ nghỉ. Trẻ cần được học cách tự chăm sóc bản thân như tự ăn, tự mặc quần áo, vệ sinh cá nhân.

Ngoài ra, khi bước vào lớp 1 trẻ sẽ tiếp xúc với rất nhiều người như giáo viên, bảo vệ, huấn luyện viên… Trẻ được khuyến khích giao tiếp hoà đồng với mọi người nhưng cần học cách cẩn trọng với người lạ. Cha mẹ có thể dạy trẻ về “vòng an toàn” là những người con có thể tin tưởng và nhờ giúp đỡ khi cần như giáo viên chủ nhiệm, thầy hiệu trưởng, bác bảo vệ…

>> Xem thêm: Dạy kĩ năng sống cho trẻ 5 tuổi

1.7. Kỹ năng sống – Tôn trọng thầy/cô, bạn bè

Để trở thành một đứa trẻ ngoan con cần biết cách tôn trọng thầy cô và bạn bè. Học cách lễ phép chào hỏi thầy cô là điều nên làm giúp con hình thành tính cách tốt cho tương lai. Ngoài ra, cha mẹ nên khuyến khích trẻ biết giúp đỡ bạn bè, thầy cô khi cần.

>> Xem thêm: Bí quyết dạy con ngoan từ tấm bé

1.8. Kỹ năng sống – Biết lắng nghe và cảm thông

Kỹ năng lắng nghe là một trong những kỹ năng sống cần thiết trong môi trường học tập. Trẻ cần biết cách lắng nghe tâm sự của bạn bè và thể hiện sự cảm thông đúng cách. Trẻ biết lắng nghe và cảm thông trước người khác sẽ được bạn bè yêu quý, tin tưởng. Nhờ vậy, trẻ sẽ tự tin hơn và vui vẻ trải nghiệm môi trường học tập mới của mình.

1.9. Chuẩn bị tâm lý – Tạo sự thích thú khi đến trường

Chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 rất quan trọng quyết định việc trẻ đến trường với một tâm thế vui vẻ hay lo sợ. Điều quan trọng trong việc chuẩn bị cho con vào lớp 1 là tạo sự hứng thú khi đến trường. Cha mẹ có thể cho trẻ cùng đi mua cặp sách mới, quần áo mới hay bàn học, sách vở mới để con háo hức hơn trong ngày đầu đến lớp.

Ngoài ra, không ít cha mẹ hiện nay thường mang trường lớp, thầy cô ra dọa trẻ. Điều này vô tình khiến trẻ có tâm lý sợ đến trường. Hãy kể cho con nghe những câu chuyện thú vị vị về lớp 1, thầy cô, bạn bè để khơi gợi trí tò mò của trẻ.

1.10. Chuẩn bị tâm lý – Vượt qua nỗi sợ khi vào lớp 1

Trẻ vào lớp 1 có nhiều nỗi sợ vô hình do phải làm quen với môi trường, bạn bè, thầy cô xa lạ. Để giúp con vượt qua nỗi sợ này, cha mẹ cần khích lệ và tạo động lực kịp thời cho trẻ. Trong ngày đầu đến lớp, cha mẹ có thể giới thiệu với con về lớp học, sân trường, nhà vệ sinh và hướng dẫn con hòa nhập với bạn bè để giảm sự lo lắng.

Chuẩn bị tâm lý cho con
Tạo tâm lý vui vẻ, hào hứng trong ngày đầu đến trường

7 điều cha mẹ cần lưu ý khi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 là điều quan trọng giúp con hòa nhập nhanh hơn với môi trường mới. Một số lưu ý cha mẹ cần đặc biệt quan tâm như sau:

2.1. Tìm hiểu kỹ về trường học khi chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1

Mỗi đứa trẻ có một tính cách, năng lực và sở thích khác nhau. Vì vậy, việc chọn trường cha mẹ cần lưu ý cân nhắc sao cho tiêu chí và chương trình giáo dục của trường phù hợp nhất với con. Tìm hiểu kỹ các thông tin về trường học, sẽ giúp cha mẹ có cái nhìn tổng quan hơn về trường và an tâm cho con theo học tại ngôi trường đó.

>> Xem thêm: 10 tiêu chí thiết yếu khi chọn trường mầm non cho con

2.2. Đến thăm trường , lớp học trước ngày khai giảng

Để tạo tâm lý chủ động cho trẻ, cha mẹ nên dẫn trẻ đến thăm trường và lớp học trước ngày khai giảng. Khi đến thăm trường, cha mẹ có thể tận dụng cơ hội để giúp trẻ làm quen với những không gian như lớp học, nhà vệ sinh, nhà ăn… Nhờ được làm quen với môi trường trước, con sẽ vui vẻ và tự tin hơn, tránh tâm lý lo sợ trong ngày đầu tiên đi học.

2.3. Trò chuyện với con về cảm xúc đối với trường lớp

Sau khi đến lớp vào ngày đầu tiên, cha mẹ nên dành thời gian để hỏi con về những cảm xúc với trường lớp mới, những thầy cô và người bạn mới. Chúng ta cần xem xét con có khó khăn gì, có câu hỏi nào thắc mắc hay không để kịp thời giải đáp, hỗ trợ con đúng cách. Nếu trẻ có tâm lý lo sợ khi đến trường hay khó hòa nhập với các bạn cùng lớp, cha mẹ có thể hướng dẫn con cách giao tiếp và nhờ giáo viên chủ nhiệm can thiệp khi cần.

2.4. Đặt mục tiêu với con cho năm học sắp tới

Ngoài chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, cha mẹ cần biết cách đặt mục tiêu cho trẻ trong năm học mới, nhằm tạo sự hứng thú khi học tập. Các mục tiêu nên chia làm mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, để kích thích trẻ hoàn thành thử thách một cách tốt nhất.

Sau khi hoàn thành mỗi mục tiêu ngắn, cha mẹ nên có hình thức khen thưởng và khích lệ trẻ. Những món quà nhỏ hay đơn giản là những lời khen từ cha mẹ, sẽ khiến trẻ vui vẻ và hào hứng hoàn thành các thử thách tiếp theo.

2.5. Mua sắm dụng cụ học tập cho con

Để tạo hứng thú trong học tập, cha mẹ nên mua sắm dụng cụ học tập theo sở thích của trẻ. Bạn có thể đưa trẻ cùng đi chọn sách vở, dụng cụ học tập, bàn ghế, cặp sách để trẻ tự lựa chọn theo đúng sở thích của mình. Điều này giúp trẻ cảm thấy háo hức và mong chờ ngày đến trường.

2.6. Giao tiếp với thầy/cô giáo chủ nhiệm của con

Thầy cô chủ nhiệm sẽ là người trực tiếp chăm sóc và đảm bảo sự an toàn của trẻ khi đến trường. Vì vậy, cha mẹ cần lấy số điện thoại của thầy cô để liên lạc khi cần. Ngoài ra, hãy tâm sự với thầy cô về tính cách, sở thích và những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của con để thầy cô có thể giúp đỡ con khi cần.

2.7. Thiết lập lại lịch trình sinh hoạt của con

Vào lớp 1 là lúc trẻ cần thích nghi với các tiết học tương đối dài, đòi hỏi độ tập trung cao. Ngoài ra, trẻ cần dậy sớm để đi học đúng giờ và làm bài tập về nhà sau giờ học. Để hạn chế việc trẻ cảm thấy choáng ngợp với lịch học mới, cha mẹ cần thiết lập lại lịch sinh hoạt cho trẻ trước khi chính thức bước chân vào lớp 1.

Thực hiện theo thời khoá biểu đã định sẵn sẽ giúp trẻ có nhịp sống đều đặn, khoa học hơn. Việc chuẩn bị và làm theo thời khoá biểu từ sớm đồng thời cũng là cách khiến những ngày đầu tiên vào lớp 1 của trẻ diễn ra nhẹ nhàng và vui vẻ hơn rất nhiều.

chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1
Cha mẹ cùng con chuẩn bị hành trình vào lớp 1

3. Một số câu hỏi thường gặp

Chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1 như thế nào là lỗi băn khoăn của nhiều phụ huynh. Dưới đây là những câu hỏi thường gặp và lời giải đáp chi tiết giúp phụ huynh lên kế hoạch chuẩn bị cho con vào lớp 1 một cách đơn giản nhất.

3.1. Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị giấy tờ gì?

Lớp 1 là giai đoạn chuyển giao giữa cấp mẫu giáo và cấp tiểu học. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần chuẩn bị một số giấy tờ để hoàn thiện thủ tục nhập học cho con. Theo quy định về hồ sơ nhập học lớp 1 năm 2023 – 2024, trẻ vào lớp 1 cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:

  • Đơn xin nhập học theo mẫu của nhà trường.
  • Bản sao giấy khai sinh có kèm bản chính đối chiếu.
  • Bản sao hộ khẩu kèm bản chính đối chiếu.

Tuỳ theo quy định của từng trường, một số trường sẽ yêu cầu thêm một số giấy tờ như giấy khám sức khỏe, giấy tạm trú dài hạn có công chứng. Để biết chính xác thông tin về thủ tục nhập học, phụ huynh có thể liên hệ theo số hotline hoặc theo dõi trên kênh tuyển sinh trực tiếp của các trường học.

3.2. Lưu ý khi dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1?

Chuẩn bị cho con vào lớp 1 đòi hỏi các bậc phụ huynh cần có kinh nghiệm, hiểu biết nhất định về tâm sinh lý của độ tuổi này. Không chỉ cần chuẩn bị về kiến thức, cha mẹ cần chú tâm hướng dẫn trẻ những kỹ năng mềm cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tự chăm sóc bản thân, kỹ năng an toàn…

Ngoài ra, những lưu ý khi dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 cha mẹ cần chú ý như sau:

  • Chuẩn bị cho trẻ các kiến thức cơ bản về môn Toán, Tiếng Việt.
  • Cho trẻ làm quen trường lớp và giới thiệu với trẻ về môi trường học tập mới.
  • Động viên và khích lệ trẻ vượt qua những khó khăn trong thời gian đầu đi học.
  • Hướng dẫn trẻ kỹ năng tự phục vụ, tự ăn và tự vệ sinh cá nhân.
  • Hướng dẫn trẻ cách chơi với bạn bè, giao tiếp với thầy cô.
  • Nắm bắt tâm lý của trẻ và hỗ trợ trẻ kịp thời giúp con vượt qua những lo lắng trong ngày đầu đến trường.
  • Rèn luyện sự tập trung cho trẻ trước khi trẻ học lớp 1.
  • Hướng dẫn trẻ ngồi đúng tư thế, cầm bút đúng và khơi gợi đam mê đọc sách của trẻ.

3.3. Tổng hợp sách chuẩn bị cho bé vào lớp 1 hay nhất?

Trẻ vào lớp 1 cần được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức và tâm lý. Một số đầu sách phụ huynh có thể tham khảo như sau:

  • Bộ sách 6 cuốn “Giúp bé chuẩn bị vào lớp 1”: Bé làm quen với chữ cái, bé học toán, Bé tập tô, bé tập đánh vần…
  • Chào Lớp 1 – Những Điều Cha Mẹ Không Nên Làm Trước Khi Con Vào Tiểu Học
  • Cất cánh cùng lớp 1
  • Phát triển tư duy toán học cùng Thỏ Mặt To
  • Bộ sách Bé vui học Toán

Bài viết trên là những chia sẻ về các bước chuẩn bị cho bé vào lớp 1 và các lưu ý bố mẹ cần biết để giúp con nhanh hòa nhập với môi trường mới. Hy vọng với những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các em học sinh sẵn sàng để trải nghiệm và khám phá những niềm vui học tập mới trong môi trường lớp 1.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email

Ba mẹ cùng tìm hiểu thêm