Rau củ là thực phẩm cần thiết chứa nhiều dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy các loại rau nên đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ từ sớm. Nhiều phụ huynh quan tâm đến các công thức ăn dặm chứa rau củ cho con, các phối hợp thực phẩm như thế nào cho hợp lý. Vậy các loại rau cho bé 5 tháng ăn dặm lý tưởng như thế nào? Phải chế biến ra sao để con ăn ngon miệng và đủ dinh dưỡng? Cùng Sakura Montessori tìm hiểu thông tin qua nội dung bài viết dưới đây cha mẹ nhé.
5 tháng tuổi và hành trình tập ăn dặm cho trẻ
Theo khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, các chuyên gia, bác sỹ trẻ nhỏ cần được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, trên thực tế cha mẹ cần căn cứ vào nhu cầu khả năng của con để chọn thời điểm thích hợp cho trẻ tập ăn dặm.
Ăn dặm là hành trình bắt buộc trẻ phải trải qua để cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho quá trình phát triển của cơ thể. Vì thế, khi chuyển tiếp từ ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ hay sữa công thức sang giai đoạn mới chúng ta cần tập cho trẻ ăn dặm.
Thời điểm ăn dặm của trẻ có thể bắt đầu từ 5 – 6 tháng tuổi, khi trẻ có những biểu hiện như:
- Trẻ có thể ngồi thẳng chủ động hoặc có sự hỗ trợ từ cha mẹ
- Trẻ có thể giữ thẳng đầu cổ và ngồi được trên ghế ăn
- Con có biểu hiện thèm ăn, hợp tác khi cha mẹ đưa thức ăn đến miệng
- Có phản xạ dùng lưỡi đưa thức ăn từ thìa vào miệng
- Tay cầm nắm và đưa các đồ dùng, đồ chơi lên miệng
- Cân nặng gấp đôi thời điểm mới sinh
Phụ huynh có thể chọn nhiều phương pháp khác nhau để tập ăn dặm cho bé 5 tháng. Tuy nhiên chúng ta cần chú ý, dù cho con ăn dặm theo phương pháp nào thì việc bổ sung dinh dưỡng, thực phẩm thích hợp theo từng giai đoạn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của con. Đặc biệt, cha mẹ cần chú ý đến vai trò của các loại rau củ trong thực đơn các món ăn dặm cho trẻ và cung cấp đầy đủ, đa dạng cho con nhé.
Vai trò của các loại rau củ trong thực đơn tập ăn dặm cho bé 5 tháng
Rau củ là loại thực phẩm quan trọng được đánh giá là có vị tươi ngon, lành mạnh, tốt cho sức khỏe của trẻ. Vai trò của các loại rau củ cho bé 5 tháng ăn dặm thể hiện ở nhiều mặt:
- Thực phẩm cung cấp chất xơ: Chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, khi hệ tiêu hóa của bé còn chưa phát triển hoàn thiện thì chất xơ trong đồ ăn dặm hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Cha mẹ nên cung cấp lượng chất xơ phù hợp để giúp trẻ không bị táo bón, khó tiêu, đầy hơi…
- Cung cấp vitamin, acid amin: Trong rau củ có nhiều loại vitamin, acid amin giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, trí tuệ, chống suy duy dưỡng, phòng ngừa bệnh béo phì. Nếu thiếu các hợp chất này có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe suy giản, kém phát triển. Ví dụ: Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc tăng cường thị lực, sứct đề kháng. Thiết vitamin B đễ gây tình trạng lở tróc, mệt mỏi, tê phù trên cơ thể. Thiếu vitamin C, K có thể làm xuất hiện hiện tượng chảy máu cam, xuất huyết…
- Cung cấp nước cho cơ thể: Rau củ giúp cung cấp 1 lượng lớn nước cho cơ thể của trẻ. Tạo thói quen ăn rau củ cho trẻ làm cho cơ thể được cung cấp đủ nước, đồng thời đẩy lùi được nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, huyết áp, tiểu đường… để bé phát triển khỏe mạnh.
- Xây dựng tế bào và phát triển mô: Trong rau củ có chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể xây dựng tế bào và phát triển mô của các cơ quan.
Giới thiệu các loại rau cho bé 5 tháng ăn dặm lý tưởng
Các loại rau củ đóng vai trò quan trọng trong quá trình ăn dặm cho trẻ 5 tháng tuổi.Tuy nhiên không phát tất cả các loại đều phù hợp cho trẻ đang ở độ tuổi tập ăn dặm. Nhiều loại rau hấp thụ lượng lớn nitrat là hợp chất cho trong đất. Đây là hợp chất không tốt, có thể dẫn đến tình trạng methemoglobin huyết khiến da trẻ chuyển xanh ở miệng, tay chân kèm theo hiện tượng khó thở. Vì vậy trong quá trình chọn rau nấu ăn dặm cho con cha mẹ cần quan tâm đến nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm.
>>Xem thêm: Tổng hợp 15 món ăn dặm từ khoai lang cho bé bổ dưỡng, mau lớn
Dưới đây là giới thiệu các loại rau củ cho bé 5 tháng ăn dặm lý tưởng phụ huynh có thể yên tâm chế biến cho bé:
- Cà rốt: Cà rốt chứa nhiều vitamin A, vitamin C và các dưỡng chất, khoáng chất thiết yếu nhu canxi, sắt, kali. Đây là các hợp chất cần thiết tăng cường sức đề kháng, phát triển trí não, tăng chiều cao cho trẻ. Cha mẹ có thể chọn cà rốt kết hợp với các loại thịt để nấu ăn dặm cho con.
- Khoai lang: Khoai lang là thực phẩm có thành phần dinh dưỡng đa dạng hàng đầu như vitamin, beta-carotene, khoáng chất, tinh bột và chất xơ. Khoang lang có lợi ích lớn cho hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, chống đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng. Với thành phần dinh dưỡng cao, vị ngọt đặc trưng, kết cấu mềm nên khoai lang được ưa chuộng chế biến món ăn dặm cho trẻ.
- Khoai tây: Khoai tây đôi dào vitamin B, C, canxi, sắt… có mùi vị thơm ngon, dễ tiêu hóa nên trẻ yêu thích. Chế biến khoai tây dễ dàng với nhiều cách như hấp, luộc sau đó nghiền nhuyễn cho trẻ thưởng thức.
- Các loại đậu: Rau thuộc nhóm đậu khá đa dạng như đậu cove, đậu đỏ, đậu trắng, đậu đen… Trong nhóm rau họ đậu dồi dào chất béo lành mạnh, vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp trẻ tăng cường đề kháng, cải thiện hệ tiêu hóa. Đặc biệt đây cũng là thực phẩm dễ kết hợp với với các loại thịt cá, dễ chế biến và thơm ngon.
- Rau ngót: Rau ngót là loại rau lành tính, thanh nhiệt chứa lượng lớn vitamin B, C, chất đạm tốt cho sự phát triển của trẻ. Sử dụng ray ngót xay nhuyễn nấu với nhiều loại thịt khác nhau tạo nên món cháo, bột hấp dẫn trẻ tập ăn dặm.
- Bông cải xanh: Là 1 trong những loại mệnh danh siêu thực phẩm, bông cải xanh được nhiều cha mẹ ưa chuộng sử dụng nấu ăn dặm cho con. Trong rau có chứa hàm lượng lớn vitamin A, C, sắt, canxi, chất xơ tốt cho hệ xương, hệ tiêu hóa, thị giác của trẻ.
- Bắp cải: Chứa lượng lớn chất xơ và các khoáng chất thiết yếu, bắp cải có vị ngọt thơm được trẻ yêu thích. Cha mẹ có thể nấu cháo cho con với bắp cải và ít thịt băm nhuyễn thơm ngon và dễ hấp thu.
- Bí đỏ, bí ngòi: Là loại rau mà nhiều trẻ thích thú, bí đỏ và bí ngòi có hương vị ngọt thơm. Ngoài ra trong rau có rất giàu tinh bột, vitamin nhóm B, carotin giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ điều trị bệnh giun sán cho trẻ.
- Rau bina: Rau bina được mệnh danh là loại rau vô cùng bổ dưỡng, giàu dưỡng chất với thành phần có nhiều vitamin A, C, mangan, sắt… được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng. Cha mẹ đừng quên đưa loại rau tuyệt vời này vào các ,món ăn dặm cho bé 5 tháng nhé.
- Súp lơ xanh, súp lơ trắng: Súp lơ là loại rau được nhiều phụ huynh sử dụng chế biến món ăn dặm tự chỉ huy cho bé. Rau có vị bùi, ngọt thanh khiến trẻ cảm thấy thích thú khi thưởng thưởng. Trong súp lơ có nguồn vitamin K, vitamin C, chất xơ dồi dào và các nguyên tố vi lượng như kali, sắt, magie… tốt cho sự phát triển thể chất và tình thần của trẻ.
Mách mẹ công thức các món ăn dặm cho bé 5 tháng với rau củ
Công thức các món ăn dặm cho bé 5 tháng đa dạng để con ngon miệng làm đau đầu nhiều bậc phụ huynh. Thấu hiểu vấn đề này Sakura Montessori mách đến cha mẹ 1 số công thức nấu ăn giàu dinh dưỡng thích hợp cho con tập ăn dặm ngay dưới đây, mời phụ huynh cùng tham khảo.
1. Khoai lang nướng xay nhuyễn trộn sữa
Khoai lang nước có hương thơm hấp dẫn, vị ngọt tự nhiên kích thích trẻ ăn ngon. Kết hợp khoai lang với sữa nghiền nhuyễn cho trẻ ăn không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn tốt cho hệ tiêu hóa của con. Mời phụ huynh tham khảo cách chế biến món ăn này để thêm vào thực đơn tập ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai lang: 1 củ
- Sữa công thức hoặc sữa mẹ: 50ml
Các bước chế biến
- Rửa sạch khoai lang, để ráo nước
- Dùng dĩa châm vào thân củ khoai lang tạo lỗ
- Làm nóng lò nướng ở 200 độ C và cho khoai vào nướng chín trong thời gian khoảng 45 phút
- Lấy khoai lang ra khỏi lò nướng, bỏ vỏ, tách phần thịt và cho vào máy xay xay nhuyễn
- Thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức khuấy đều đến độ sánh phù hợp và cho trẻ thưởng thức
2. Cháo bí đỏ xay nhuyễn
Cháo bí đỏ xay nhuyễn là món ăn dặm dễ dàng chế biến trong thời gian nhanh chóng. Cha mẹ có thể thực hiện ngay hôm nay để đổi món cho con ăn dặm, cung cấp nguồn dih dưỡng dồi dào cho em bé nhà mình.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bí đỏ
- Gạo tẻ
Các bước chế biến
- Bí đỏ gọt sạch vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu
- Gạo vo sạch, cho vào nồi thêm nước và ninh nhừ
- Khi cháo chín thêm bí đỏ tiếp tục đun đến khi bí nhừ
- Cho hỗn hợp cháo bí đỏ vào xay nhuyễn
- Cho cháo ra tô ăn dặm, thêm dầu ăn dặm đảo đều, chờ nguội bớt và cho trẻ thưởng thức
3. Cà rốt trộn sữa
Cà rốt giàu vitamin A và một số khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi cho trẻ tập ăn dặm nấu cà rốt nghiền trộn sữa là cách hay giúp trẻ làm quen với thực phẩm mới 1 cách nhanh chóng. Chắc chắn bé sẽ yêu thích hương vị của món ăn này.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cà rốt: 2 củ
- Sữa công thức hoặc sữa mẹ
Các bước chế biến
- Cà rốt nạo sạch vỏ, rửa sạch và thái nhỏ
- Cho cà rốt vào luộc chín nhừ, xay nhuyễn
- Thêm sữa công thức hoặc sữa mẹ vào trộn đều đến khi đạt độ sánh phù hợp và cho trẻ thưởng thức
4. Bột khoai tây, súp lơ xanh, sữa
Khoai tây, súp lơ xanh và sữa mẹ là sự kết hợp tuyệt vời tạo nên món ăn dặm hấp dẫn. Với món ăn này cha mẹ không phải đau đầu nghĩ cách kết hợp rau củ sao cho trẻ ngon miệng nữa. Công thức chế biến món ăn dặm giàu dinh dưỡng với khoai tây và súp lơ xanh ở ngay đây, mời cha mẹ tham khảo.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Khoai tây
- Súp lơ xanh
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Các bước chế biến
- Khoai tây gọt bỏ vỏ, rửa sạch cắt nhỏ
- Súp lơ xanh rửa sạch, cắt nhỏ
- Cho khoai tây, súp lơ xanh hấp chín và xay nhuyễn
- Thêm sữa vào hỗn hợp và trộn đều, sau đó cho trẻ thưởng thức
5. Cháo cà rốt, bí đỏ, ngô ngọt
Cà rốt, bí đỏ, ngô ngọt là các loại rau củ có vị ngọt thanh tự nhiên mà trẻ nào cũng yêu thích. Hãy kết hợp các thực phẩm này để làm nên món ăn dặm có hương vị mới lạ chon con cha mẹ nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Cà rốt: ½ củ
- Bí đỏ: 1 miếng nhỏ
- Ngô ngọt: ⅓ bắp
Các bước chế biến
- Cà rốt, bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ, cho vào nồi hấp chín tới
- Ngô ngọt tách hạt, rửa sạch cho vào hấp chín
- Cho toàn bộ cà rốt, bí đỏ, ngôt ngọt đã hấp chín vào máy xay, thêm nước và xay thành hỗn hợp mịn
- Có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức hòa đều để tạo độ sánh thích hợp và cho trẻ ăn ngay khi còn ấm
6. Cháo yến mạch, rau củ thập cẩm
Yến mạch là thực phẩm được khuyến cáo đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ từ sớm. Chế biến cháo yến mạch với các loại rau củ tổng hợp sẽ giúp con ăn ngon miệng và hợp tác hơn. Một công thức hay cho món cháo yến mạch sẽ được Sakura Montessori giới thiệu ngay ở đây.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Yến mạch: 20g
- Khoai tây: ½ củ
- Đậu Hà Lan: 2 quả
- Cà rốt: ⅓ củ
Các bước chế biến
- Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và cắt nhỏ
- Đậu Hà Lan tách lấy hạt và rửa sạch
- Yến mạch cho vào nồi rang đến khi có mùi thơm
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước và hầm đến khi chín mềm
- Cho hỗn hợp vào máy xay và xay nhuyễn đến khi sánh mịn và cho ra tô cho trẻ thưởng thức
7. Cháo khoai lang, mồng tơi
Rau củ luôn là thực phẩm được khuyến khích đưa vào thực đơn ăn dặm cho trẻ ngay từ giai đoạn bé tập ăn. Kết hợp khoai lang, mồng tơi tạo nên món cháo vừa giải nhiệt, cung cấp dinh dưỡng và hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa còn non yếu của con. Mời cha mẹ tham khảo công thức chế biến món ăn này ngay ở đây nhé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Rau mồng tơi
- Khoai lang: ½ củ
- Gạo tẻ: 20g
- Dầu ăn dặm
Các bước chế biến
- Khoai lang gọt vỏ, rửa sạch và thái miếng nhỏ, cho vào hấp chín, nghiền nhuyễn
- Mồng tơi nhặt lấy phần lá, rửa sạch, thái nhuyễn
- Gạo vo sạch và cho vào nồi, thêm nước ninh đến khi chín nhừ
- Cháo chín cho khoai lang nghiền nhuyễn, rau mồng tơi thái nhuyễn vào đảo đều vào đun sôi từ 3 – 5 phút
- Múc cháo ra tô, thêm 1 thìa dầu ăn dặm trộn đều, chờ cháo nguội và cho trẻ thưởng thức
8. Cháo thịt heo, bí xanh
Khi trẻ dần quen với chế độ ăn dặm, cha mẹ sẽ cung cấp thêm các loại dinh dưỡng đa dạng cho con bằng cách kết hợp rau củ và thịt. Thịt heo, bí xanh là sự kết hợp hay tạo nên món cháo lành tính, an toàn cho sức khỏe của bé.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Thịt thăn heo: 20g
- Bí xanh: 20g
- Bột gạo: 20g
- Dầu ăn dặm
Các bước chế biến
- Thịt heo rửa sạch, thái miếng nhỏ và băm nhuyễn
- Bí xanh cắt vỏ, rửa sạch thái hạt lựu
- Vo sạch gạo, cho vào nồi thêm nước và ninh đến khi cháo nhừ
- Cháo nhừ thêm thịt heo băm nhuyễn, bí xanh và đun đến khi chín nhừ
- Cho hỗn hợp vào máy xay xay nhuyễn
- Cho cháo ra tô, thêm 1 thài dầu ăn trộn đều và cho trẻ ăn khi cháo còn ấm
9. Bơ xay sữa
Ngoài rau, củ thì hoa quả được khuyến khích chế biến thành bữa phụ cung cấp thêm năng lượng cho bé ăn dặm. Cha mẹ có thể chọn bơ nghiền trộn sữa thơm, béo, bùi lạ miệng để đổi bữa cho con.
Chuẩn bị nguyên liệu
- Bơ: ½ quả
- Sữa mẹ hoặc sữa bột
Các bước chế biến
- Bơ bóc vỏ, bỏ hạt, tách lấy phần thịt quả và cắt nhỏ
- Cho bơ và sữa vào máy xay xay nhuyễn
- Cho hỗn hợp ra tô hoặc cốc và cho trẻ dùng ngay sau khi chế biến
10. Chuối nghiền sữa
Chuối chắc chắn là loại quả không thể thiếu trong thực đơn tập ăn dặm cho các bé 5 tháng. Có nhiều món ăn ngon cho con chế biến với chuối nhưng chuối xay sữa là món nấu nhanh gọn lại được trẻ dễ chấp nhận nhất. Công thức làm món này như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu
- Chuối chín: 1 quả
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Các bước chế biến
- Tách lấy phần thịt chuối, bỏ vỏ, cắt miếng và cho chuối vào xay hoặc nghiền nhuyễn
- Thêm sữa và trộn đều đến độ sánh mịn thích hợp
- Hoàn thành món ăn dặm cho trẻ 5 tháng thưởng thức
Những điều cần lưu ý khi cho bé 5 tháng ăn dặm với rau củ
Tập ăn dặm cho bé 5 tháng là giai đoạn quan trọng, quyết định nhiều đến việc trẻ có ăn ngon miệng, thích thu và phát triển tốt không. Do đó trong quá trình chế biến đồ ăn dặm với rau củ cha mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây:
- Không nên thêm gia vị: Vị giác của trẻ rất nhạy cảm, do đó với trẻ dưới 1 tuổi cha mẹ không nên thêm các loại gia vị nhất là muối và đường vào đồ ăn dặm của con. Việc làm này giúp trẻ có thể làm quen với hương vị mới từ các loại thực phẩm. Đồng thời không gây gánh nặng lên hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện của bé.
- Kết hợp hài hòa các loại rau củ: Để trẻ luôn cảm thấy thích thú, hợp tác ăn uống, tránh tình trạng biếng ăn, phụ huynh nên kết hợp hài hòa các loại thực phẩm trong chế biến đồ ăn dặm. Thay đổi công thức, tạo món ăn nhiều màu sắc hấp dẫn sẽ kích thích trẻ hơn.
- Lưu ý khi chế biến các loại rau cho bé 5 tháng ăn dặm: Trẻ 5 tháng ăn dặm với lượng ít, cha mẹ nên nấu vừa đủ ăn, không đun đi đun lại món ăn dặm nhiều lần trong 1 ngày. Việc làm này sẽ làm món ăn mất đi các chất dinh dưỡng, mùi vị nồng không ngon làm trẻ không muốn thưởng thức.
- Chọn loại rau củ theo mùa: Nên chọn loại rau củ theo mùa nấu ăn dặm vừa đảm bảo tươi ngon và yếu tố an toàn thực phẩm. Rau củ nên chế biến ngay trong thời gian 24 giờ hoặc bảo quản đúng cách để giữ độ tươi và hàm lượng dinh dưỡng.
- Tạo thói quen ăn uống khoa học cho trẻ: Ngay từ đầu cha mẹ nên rèn thói quen ăn uống khoa học cho con như ăn uống tập trung, ngồi vào ghế ăn khi ăn, thời gian mỗi bữa ăn không nên kéo dài quá 30 phút, cho trẻ ăn đúng giờ…
- Theo dõi kịp thời phát hiện tình trạng dị ứng thực phẩm: Trong quá trình còn ăn dặm, phụ huynh cần theo dõi, ghi chép cẩn thận những loại thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ để kịp thời phòng tránh.
- Một số thực phẩm không nên cho trẻ 5 tháng ăn dặm: Cha mẹ cần chú ý không nên cho con ăn các loại thực phẩm cứng dễ gây hóc nghẹn như các loại hạt, quả hạch, thịt miếng… Không nên cho trẻ 5 tháng uống nước trái cây đóng chai không tốt cho sức khỏe của bé. Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn có thể gây dị ứng như đậu nành, sản phẩm từ sữa bò, trứng, đậu phộng, mật ong…
Các loại rau cho bé 5 tháng ăn dặm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng, dinh dưỡng cho trẻ. Nhiều rau củ lành tính, hỗ trợ tốt cho quá trình tiêu háa trong giau đoạn đầu tập ăn dặm của con. Cha mẹ nên kết hợp hài hòa và đa dạng thực phẩm để trẻ luôn cảm thấy ngon miệng. Hãy tham khảo thêm các công thức món với rau của Sakura Montessori đã giới thiệu để làm giàu thực đơn ăn dặm của con cha mẹ nhé.
- Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
- 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ