Khi con 5 tháng tuổi bắt đầu học ăn dặm, hầu hết các bà mẹ đều lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống. Ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng cần đảm bảo những dưỡng chất gì? Đâu là thực đơn phù hợp cho bé? Sakura Montessori sẽ giúp mẹ có câu trả lời chính xác.
Bé 5 tháng tuổi ăn dặm được chưa?
Theo khuyến nghị của Hội Nhi khoa Mỹ (AAP), thời điểm ăn dặm thích hợp cho bé là từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, với một số trẻ, việc bắt đầu ăn dặm có thể xảy ra từ 4 đến 6 tháng tuổi. Tùy thuộc vào cân nặng và khả năng phát triển của bé mà mẹ có thể cân nhắc cho con ăn dặm từ sớm. Do vậy, trong một số trường hợp, mẹ hoàn toàn có thể cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm được
>>Xem thêm: Bé 5 tháng ăn dặm được chưa? Mẹ cần lưu ý những gì
Để nhận biết con đã bắt đầu sẵn sàng ăn dặm, mẹ hay quan sát những biểu hiện ở trẻ như sau:
- Con thường xuyên chóp chép miệng
- Con quan sát người lớn trong bữa ăn
- Con không còn phản xạ đẩy lưỡi khi được đưa thức ăn vào miệng
- Con có xu hướng cầm, nắm đồ vật và đưa lên miệng
Khi thấy con có những biểu hiện trên, mẹ có thể xem xét bắt đầu cho bé làm quen với thức ăn ăn dặm. Nếu con đang 5 tháng tuổi, mẹ nên lựa chọn phương pháp ăn dặm truyền thống để con có thể dễ dàng tiếp nhận và tiêu hóa thức ăn.
Ăn dặm kiểu truyền thống cho bé 5 tháng tuổi cần những chất gì?
Ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi không yêu cầu nhiều về lượng thức ăn, nhưng cần đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài sữa mẹ ra thì khi cho con ăn dặm truyền thống mẹ cần chú ý bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu sau vào thực đơn:
Bột đường
Bắt đầu với các loại ngũ cốc dạng hạt nhuyễn, như gạo nếp, yến mạch hoặc bột ngũ cốc giàu sắt cho trẻ ăn dặm. Chất bột đường cung cấp năng lượng dồi dào cho bé. Đối với bé 5 tháng tuổi, mặc dù lượng thức ăn dặm vẫn còn ít, nhưng chất bột giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng lên do sự phát triển nhanh chóng.
Chất đạm
Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, đậu, đậu phụ, trứng và sữa. Đây là chất cần thiết để bé phát triển cơ bắp và tăng trưởng.
>>Xem thêm: Khi nào bé ăn dặm được thịt cá? Sakura Montessori
Chất béo
Chất béo cần thiết để phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé 5 tháng. Cung cấp từ dầu cá, dầu đậu nành, dầu olive và dầu hạt.
Chất xơ
Chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón, có thể cung cấp chất xơ cho bé 5 tháng tuổi từ các loại rau quả nghiền nhuyễn như bí đỏ, bí ngòi và khoai tây.
>>Xem thêm: 7 cách kết hợp rau củ quả cho bé ăn dặm thích mê
Vitamin & khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển và tăng trưởng của bé. Mẹ cần cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cho bé, như vitamin A, C, D, sắt và canxi.
Cách ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng
Bé 5 tháng tuổi còn khá là nhỏ để có thể bắt đầu việc ăn dặm. Do vậy, khi con bắt đầu ăn dặm mẹ cần tìm hiểu kỹ cách cho bé ăn dặm hợp lý, chuẩn khoa học. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ cần quan tâm:
Cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm đúng thời điểm
Đặc điểm của bé 5 tháng tuổi là hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, bé rất dễ bị tiêu chảy nếu không được cho ăn dặm đúng cách. Thông thường, đối với bé 5 – 6 tháng, thời gian để tiêu hóa được như nước hoa quả hay cháo loãng cần 3 – 4 giờ, thời gian tiêu hóa thức ăn thông thường như bột, cháo cần đến 4 – 5 giờ. Do đó, khi mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé ăn dặm thức ăn 1 bữa/ 1 ngày vào buổi trưa.
Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chủ yếu
Các chuyên gia dinh dưỡng và tổ chức y tế đều đồng ý rằng sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Mặc dù ăn dặm có thể cung cấp cho con nhiều chất dưỡng chất nhưng cũng không thể đảm bảo được dưỡng chất như sữa mẹ. Vì vậy, đối với bé 5 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn là một nguồn “thức ăn” quan trọng và không thể thiếu cho bé.
Ăn dặm truyền thống cho trẻ 5 tháng từ ngọt đến mặn
Bắt đầu bằng việc giới thiệu cho bé các loại bột ngọt như bột ngũ cốc giàu sắt, ví dụ như bột gạo nếp hoặc yến mạch. Mẹ nên lựa chọn những loại bột dễ tiêu hóa và ít gây dị ứng cho bé. Dần dần, sau khoảng 2 – 3 tuần, mẹ hãy giới thiệu cho bé các loại thực phẩm mới và đa dạng hơn. Có thể bắt đầu bằng cách thêm các loại rau quả như bí đỏ, cà rốt, khoai tây… sau đó chuyển sang thịt và cá như gà, thịt bò, cá hồi, cá basa.
Cho trẻ ăn dặm kiểu truyền thống từ bột loãng đến đặc
Khi mới cho con ăn dặm, mẹ nên cho bé làm quen với bột loãng pha tương tự như sữa trước. Khi pha bột cho bé, tỉ lệ nước hoặc sữa mẹ (sữa công thức) cần chiếm phần nhiều hơn. Điều này đảm bảo cho trẻ có thể dễ nuốt và tiêu hóa. Khi con đã thành thạo với việc nuốt thức ăn dặm, mẹ có thể chế biến bột ăn dặm đặc hơn để bé học cách nhai.
Bắt đầu cho bé 5 tháng ăn dặm với khẩu phần nhỏ
Bé 5 tháng tuổi chưa thể hấp thu được hàm lượng thức ăn cao và rất dễ dị ứng với thực phẩm lạ. Vì vậy, mẹ hãy kiên nhẫn cho bé ăn dặm từ lượng thức ăn nhỏ rồi dần dần mới tăng hàm lượng lên. Trong ngày, bé nên được cung cấp lượng thức ăn dặm khoảng 1-2 muỗng canh, tùy thuộc vào sự thèm ăn và sự tiếp thu của trẻ.
Món ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng chuẩn khoa học
Thực đơn 30 món ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng tuổi
Khi cho bé 5 tháng theo kiểu truyền thống, mẹ nên cho con làm quen với các món cháo, súp loãng để con có thể dễ dàng tiêu hóa hơn. Sakura sẽ gợi ý cho mẹ 30 món ăn dặm truyền thống thơm ngon, bổ dưỡng cho bé
Thực đơn | Món ăn |
1 | Cháo gạo tẻ |
2 | Cháo yến mạch |
3 | Súp bí đỏ |
4 | Cháo ngô ngọt |
5 | Cháo bơ yến mạch |
6 | Súp khoai lang sữa mẹ |
7 | Súp khoai tây sữa mẹ |
8 | Cháo hạt sen |
9 | Cháo rau cải bó xôi |
10 | Cháo rau cải ngọt |
11 | Cháo lòng đỏ trứng gà |
12 | Cháo rau ngót |
13 | Cháo bí đao |
14 | Cháo thịt gà |
15 | Cháo thịt bò |
16 | Cháo thịt lợn rau ngót |
17 | Cháo tôm cải bó xôi |
18 | Cháo cá hồi |
19 | Cháo cá basa |
20 | Cháo móng giò |
21 | Sinh tố bơ chuối |
22 | Sinh tố xoài |
23 | Sinh tố đu đủ |
24 | Sinh tố kiwi chuối |
25 | Sinh tố nho |
26 | Sinh tố cà rốt |
27 | Sinh tố chuối, cam, bí đỏ |
28 | Sinh tố táo, lê |
29 | Sinh tố cà rốt, táo |
30 | Sinh tố dưa hấu |
Những món ăn dặm ở trên sẽ giúp bé 5 tháng dễ dàng làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Bên cạnh đó, các món ăn sẽ giúp bé nhận được thêm nguồn dinh dưỡng giúp phát triển cơ thể và trí não
Hướng dẫn chi tiết cách chế biến các món ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng
Dưới đây là cách làm một số món ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng, mẹ hãy lưu lại để làm cho con nhé!
Cháo trắng
Cháo trắng là một lựa chọn tuyệt vời cho bé ăn dặm, đây là món ăn dặm mà hầu hết các bé đều được làm quen đầu tiên. Tuy món ăn đơn giản nhưng mang đến nhiều lợi ích dinh dưỡng và phát triển. Chất xơ có trong yến mạch giúp cải thiện hệ tiêu hóa của bé, giảm táo bón và hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
Nguyên liệu:
– 10g gạo tẻ
– Nước sôi hoặc sữa mẹ/sữa công thức
Hướng dẫn:
- Đun sôi nước trong nồi.
- Khi nước sôi, cho gạo vào nồi và đun nhỏ lửa.
- Khi gạo đã mềm và chín kỹ, dùng muỗng đập nhuyễn hoặc dùng máy xay sinh tố để xay nhuyễn cháo.
- Nếu muốn cháo đậm đặc hơn, mẹ có thể thêm ít nước sôi hoặc sữa mẹ/sữa công thức vào để điều chỉnh độ đặc của cháo.
- Đun cháo trong vài phút nữa và khuấy đều để chắc chắn cháo chín đều.
- Tắt bếp và để cháo nguội xuống trước khi cho bé ăn.
Súp bí đỏ
Bí đỏ là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho bé ăn dặm. Việc bổ sung bí đỏ vào chế độ ăn dặm của bé sẽ giúp tăng cường sức khỏe, sự phát triển và hệ miễn dịch của bé.
Nguyên liệu:
– 1/2 miếng bí đỏ nhỏ (khoảng 200g), bỏ vỏ và cắt thành miếng nhỏ
– 1/2 củ hành tây nhỏ băm nhuyễn
– 1/2 cốc nước dùng hoặc nước sôi
– Sữa mẹ
Hướng dẫn:
- Trước tiên, đun nóng một nồi nhỏ trên lửa vừa.
- Thêm bí đỏ vào nồi và đảo đều với hành tây trong vài phút.
- Đổ nước dùng hoặc nước sôi vào nồi và đun sôi. Sau đó, giảm lửa và nấu trong khoảng 15-20 phút cho đến khi bí đỏ mềm.
- Đun súp trở lại trên lửa nhỏ và thêm sữa vào. Khuấy đều và nấu thêm vài phút và tắt bếp
- Sử dụng máy xay hoặc máy xay sinh tố để xay nhuyễn súp cho đến khi mịn và không còn cục bí đỏ.
- Trở lại lửa nhỏ và nấu sôi súp khoảng 2 phút để đảm bảo nhiệt độ an toàn cho bé.
Cháo ngô ngọt
Ngô ngọt, còn được gọi là bắp ngọt, là một loại thực phẩm ngon miệng và giàu dinh dưỡng cho bé. Ngô ngọt chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển và sức khỏe của bé.
Nguyên liệu:
– 70g ngô ngọt
– Nước lọc
– Sữa mẹ hoặc sữa công thức
Hướng dẫn:
- Rửa sạch ngô hạt và để ráo.
- Đun nước trong nồi cho đến khi nước sôi.
- Khi nước sôi, thêm ngô hạt vào nồi và đun nhỏ lửa.
- Nấu ngô hạt trong khoảng 20-25 phút hoặc cho đến khi hạt ngô mềm nhừ và tắt bếp
- Xay ngô bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay thực phẩm.
- Xay nhuyễn ngô hạt cho đến khi có được chất lỏng như cháo.
- Trở lại nồi, thêm nước vào và đun sôi.
- Giảm lửa và nấu cháo trong khoảng 5-10 phút, khuấy đều để tránh cháy.
Cháo thịt gà
Thịt gà chứa protein chất lượng cao, cung cấp các axit amin thiết yếu cho quá trình xây dựng và phát triển cơ bắp, xương, mô tế bào và các hệ thống cơ thể khác
Dưới đây là hướng dẫn đơn giản để làm cháo thịt gà cho bé ăn dặm:
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
– 30g thịt gà không xương, đã rửa sạch
– 2-3 muỗng canh gạo tẻ.
– 2-3 tách nước sôi.
Hướng dẫn:
- Đun nước sôi trong một nồi nhỏ và thêm gạo đã vo sạch để ráo nước vào nồi. Nấu gạo trên lửa nhỏ trong khoảng 10 phút hoặc cho đến khi gạo mềm và chín.
- Trong khi gạo đang nấu, mẹ có thể nấu thịt gà riêng. Trong một nồi khác, đổ một chút dầu ăn dặm (nếu sử dụng) và xào thịt gà cho đến khi chín.
- Khi gạo đã chín, cho thịt gà đã nấu vào nồi cháo. Khuấy đều để thịt gà và gạo kết hợp với nhau.
- Tiếp tục nấu cháo trên lửa nhỏ trong khoảng 5-10 phút nữa, đảm bảo thịt gà đã chín
- Đổ cháo vào máy xay xay nhuyễn đến khi đạt độ mịn thích hợp
Sinh tố bơ chuối
Một trong những lợi ích chính của chuối là nó là nguồn giàu vitamin C và vitamin B6. Vitamin C giúp củng cố hệ miễn dịch của bé và giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả. Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thần kinh và tạo ra các hợp chất dẫn truyền thông tin trong não.
Nguyên liệu:
– ⅓ quả bơ chín
– 1 nửa quả chuối chín
– 1-2 thìa cafe sữa mẹ (hoặc sữa công thức)
Cách làm:
- Bơ và chuối lột vỏ, cắt miếng nhỏ
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào máy xay sau đó xay nhuyễn trong 2-3 phút.
Sinh tố xoài
Quả xoài là một loại trái cây ngon và giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho bé. Xoài chứa nhiều vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa, tạo nên một nguồn dưỡng chất quan trọng cho sự phát triển và sức khỏe của bé.
Nguyên liệu:
– ½ quả xoài chín
– 2 – 3 thìa sữa mẹ
– Nước lọc
Cách làm:
- Gọt bỏ vỏ và hạt xoài, cắt thành miếng nhỏ
- Cho xoài và sữa và máy xay để xay nhuyễn. Nếu xoài có xơ cần rây thêm 1 lần để sinh tố mịn hơn.
Ăn dặm truyền thống cho bé 5 tháng đòi hỏi mẹ cần tìm hiểu kỹ các thực phẩm trước khi cho con ăn. Mẹ cũng cần đảm bảo rằng con đã sẵn sàng bước sang giai đoạn ăn dặm, tránh việc ăn dặm sớm sẽ khiến con khó thích nghi. Sakura Montessori hy vọng rằng những thực đơn trên đã giúp mẹ trong quá trình chăm con
- Giáo viên Montessori Quốc tế được chứng nhận bởi Hiệp hội Phát triển Montessori Quốc tế (IAPM).
- Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội
- 13 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ nhỏ