Ăn dặm là một giai đoạn quan trọng, không thể thiếu trong hành trình phát triển của mỗi em bé. Để khởi đầu cho hành trình này, mẹ cần có được thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm chuẩn khoa học. Trong bài viết này, Sakura Montessori sẽ gợi ý giúp mẹ 30 thực đơn những món ăn ngon, bổ dưỡng để con có thể làm quen dễ dàng với ăn dặm.
Bé bao nhiêu tháng có thể bắt đầu ăn dặm?
Thời điểm thích hợp để bắt đầu ăn dặm cho bé có thể khác nhau tùy theo sự phát triển cá nhân của từng em bé. Có bé từ 5 tháng đã có thể bắt đầu ăn dặm, cũng có trường hợp bé 7 tháng tuổi mới bắt đầu làm quen với thực phẩm. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em bắt đầu ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Đây là giai đoạn mà hệ tiêu hóa và khả năng nuốt của bé đã phát triển đủ để tiếp thu thức ăn bổ sung ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Để xác định liệu bé nhà mình đã sẵn sàng bắt đầu ăn dặm hay chưa, mẹ có thể xem xét một số dấu hiệu như:
- Bé có thể ngồi vững mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào người lớn
- Bé thường xuyên chóp chép miệng
- Bé quan tâm và theo dõi đến cử động của người lớn trong bữa ăn
- Bé không còn phản xạ đẩy lưỡi (trẻ sơ sinh thường có phản xạ đùn lưỡi khi đưa thức ăn vào miệng)
- Bé có xu hướng cầm, nắm đồ vật và đưa lên miệng
Khi mẹ thấy bé có những dấu hiệu trên thì mẹ hãy cân nhắc bắt đầu cho con làm quen với ăn dặm. Tuy nhiên, hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên cụ thể dựa trên tình hình sức khỏe và phát triển của bé.
>>Xem thêm: Giải đáp: Có nên cho trẻ ăn dặm sớm? Chuyên gia dinh dưỡng nói gì
Nhu cầu dinh dưỡng của bé bắt đầu ăn dặm
Khi bắt đầu cho bé ăn dặm, mẹ cần xác định được cần cung cấp cho con những dưỡng chất thiết yếu nào. Từ đó, việc lên thực đơn sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. Có 4 nhóm chất mà mẹ không thể bỏ qua đó là:
Tinh bột
Các nguồn tinh bột chủ yếu đến từ gạo, bột mì, khoai tây, ngũ cốc và bánh mì. Tinh bột cung cấp carbohydrate, là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan và hệ thống trong cơ thể của trẻ.
Chất đạm
Chất đạm là thành phần cần thiết để xây dựng và phát triển cơ bắp, tạo mô và hỗ trợ chức năng của cơ thể. Mẹ có thể cung cấp chất đạm cho bé thông qua các nguồn thực phẩm như thịt, cá, trứng, đậu, đậu phụ, hạt và sữa chua. Đảm bảo lựa chọn các nguồn thực phẩm chất lượng và đảm bảo chế biến đúng cách để đảm bảo an toàn cho bé.
>>Xem thêm: Khi nào bé ăn dặm được thịt cá? Sakura Montessori
Chất béo
Chất béo cung cấp năng lượng cần thiết cho bé và hỗ trợ sự phát triển của não, mắt, và hệ thần kinh. Chất béo có thể được cung cấp cho bé thông qua sữa mẹ, sữa công thức, mỡ động vật (như dầu cá, dầu cá hồi), dầu thực vật (như dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu dừa), và các loại mỡ tự nhiên từ các nguồn thực phẩm như các loại hạt, quả, và trái cây bơ.
Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng của cơ thể. Các loại vitamin và khoáng chất cho bé thông qua thực phẩm đa dạng như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, thịt, cá, trứng,…
Cách ăn dặm cho bé mới bắt đầu
Khi mới bắt đầu ăn dặm, con sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Để đảm bảo an toàn, hiệu quả mẹ cần có cách cho bé ăn dặm chuẩn khoa học:
Chọn phương pháp ăn dặm phù hợp
Có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay là ăn dặm truyền thống, ăn dặm chỉ huy và ăn dặm kiểu Nhật. Mỗi phương pháp sẽ có những đặc điểm và thực đơn khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi em bé cũng có thời điểm bắt đầu ăn dặm khác nhau và có sự phát triển khác nhau. Do vậy mẹ nên cân nhắc trong việc lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé.
>>Xem thêm: Nên cho trẻ ăn dặm theo phương pháp nào? Lời khuyên từ chuyên gia
Đảm bảo cung cấp đa dạng nguồn thực phẩm
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi cho con ăn dặm mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng. Đặc biệt là 4 nhóm chất: tinh bột, chất đạm và béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bước sang giai đoạn ăn dặm, dưỡng chất từ sữa mẹ là không đủ cho sự phát triển của con. Bởi vậy, mẹ hãy đa dạng và linh hoạt thay đổi trong việc chế biến thực phẩm ăn dặm cho con.
Ăn dặm cho bé mới bắt đầu từ lượng thức ăn ít
Khi mới làm quen với thức ăn dặm, con có thể chưa quen và cơ thể sẽ phản ứng lại với việc tiếp nhận thực phẩm. Mẹ không nên ép bé ăn nhiều từ những ngày đầu tiên vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm lý của trẻ. Hãy bắt đầu cho con với 1 – 2 muỗng thức ăn cho ngày đầu tiên và xem xét tăng dần số lượng lên khi con đã quen.
Cho bé ăn dặm từ loãng đến đặc
Bé mới ăn dặm khó có thể thành thạo trong việc nhai và nuốt thực phẩm, rất dễ bị hóc khi ăn. Bởi vậy, khi nấu bột ăn dặm cho bé mẹ nên để bột loãng cho bé dễ nuốt. Khi bé đã quen hơn với việc ăn bột loãng, mẹ có thể điều chỉnh độ đặc lên để bé chuyển sang giai đoạn làm quen với thực phẩm rắn. Điều này cũng sẽ giúp hệ tiêu hóa của con được làm việc an toàn hơn.
Ăn dặm từ bột ngọt tới bột mặn
Thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm nên được ưu tiên cho những món ngọt từ rau củ, hoa quả thay vì thịt, cá. Bởi khi chuyển từ sữa mẹ sang thức ăn dặm, bé rất khó thích nghi với món ăn có hương vị quá khác so với sữa mẹ. Bên cạnh đó, rau củ sẽ dễ tiêu hóa hơn so với thịt cá nên sẽ phù hợp hơn cho những em bé mới tập ăn.
Sử dụng dụng cụ ăn dặm an toàn
Khi cho con ăn dặm, mẹ sẽ cần đến một số dụng cụ như ghế ăn dặm. tô đựng bột, thìa ăn dặm, yếm…Mẹ nên chú ý đến việc lựa chọn một sản phẩm có chất liệu an toàn, không có cạnh sắc nhọn sẽ khiến con bị tổn thương.
Tổng hợp 30 thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm thơm ngon, dễ làm
Mỗi một phương pháp ăn dặm sẽ có thực đơn và cách chế biến khác nhau. Sakura Montessori xin được gửi tới mẹ thực đơn của từng phương pháp để mẹ có thể có nhiều lựa chọn hơn nhé
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé mới bắt đầu
Ăn dặm truyền thống được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Thực đơn ăn dặm truyền thống thường là bột, cháo, súp rất phù hợp cho bé. Phương pháp này giúp bé dễ dàng làm quen với thực phẩm và tiêu hóa chúng. Cùng tìm hiểu 30 thực đơn của ăn dặm truyền thống nhé!
Số thứ tự | Thực đơn |
1 | Cháo gạo rây 1:10 (1 gạo : 10 nước) |
2 | Cháo khoai lang |
3 | Cháo khoai tây |
4 | Súp bí đỏ |
5 | Cháo cà rốt |
6 | Cháo đậu xanh |
7 | Cháo rau mồng tơi |
8 | Cháo rau ngót |
9 | Súp ngô ngọt |
10 | Cháo rau cải ngọt |
11 | Súp nấm hương, hành tây |
12 | Chuối nghiền sữa |
13 | Cháo khoai lang + Cà rốt |
14 | Cháo bí đỏ hạt sen |
15 | Cháo bò hành tây |
16 | Cháo ức gà rau ngải |
17 | Cháo cá hồi |
18 | Súp tôm rau củ |
19 | Bơ nghiền sữa |
20 | Súp khoai tây + hành tây |
21 | Cháo thịt lợn rau ngót |
22 | Táo hấp nghiền sữa/sữa chua |
23 | Cháo ngô ngọt, thịt gà, nấm hương |
24 | Cháo khoai lang, thịt bò |
25 | Súp cua rau củ |
26 | Cháo cá ngừ rau cải |
27 | Súp rau củ hầm bò |
28 | Cháo yến mạch hạt sen |
29 | Cháo trứng gà thịt heo |
30 | Khoai lang hấp nghiền sữa |
Thực đơn ăn dặm BLW cho bé mới bắt đầu
Ăn dặm BLW hay ăn dặm chỉ huy sẽ dành cho những bé từ 6 tháng tuổi trở đi. Nếu con mới bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cân nhắc cho bé ăn kiểu truyền thống trước 1 – 2 tuần rồi mới chuyển sang BLW. Khi mới ăn dặm BLW, mẹ cũng nên nấu chín mềm thức ăn và cắt nhỏ vừa miệng bé. Mẹ có thể tham khảo thực đơn ăn dặm chỉ huy dưới đây
Số thứ tự | Thực đơn |
1 | Súp lơ hấp + Táo |
2 | Cà rốt luộc + Chuối |
3 | Đậu cove hấp + Bơ |
4 | Bắp non xào + Cá hồi hấp + Nho |
5 | Măng tây xào + Nui hấp + Dưa hấu |
6 | Rau cải ngọt luộc + Cá ngừ hấp + Kiwi |
7 | Rau củ hấp tổng hợp + Cơm nắm rong biển + Thanh long |
8 | Khoai lang tím luộc + Bò hấp sả + Lê |
9 | Cơm nát trộn cá hồi nắm + Bơ, chuối dầm sữa |
10 | Lòng đỏ trứng gà luộc + Măng tây xào thịt bò |
11 | Cá hồi nướng + Rau củ luộc + Táo |
12 | Cá tilapia nướng + Đậu cove luộc + Dưa chuột |
13 | Bò hấp + Ớt chuông xào + Nho |
14 | Thịt lợn luộc + Ngô ngọt xào + Chuối, táo |
15 | Nui xào + Cá ngừ hấp + Bơ dầm sữa mẹ |
16 | Bí đỏ hấp, Thịt bò cuộn nấm + Nước ép lê |
17 | Nui hấp + Thịt ức gà luộc + Hoa quả mix |
18 | Salad rau củ + Thịt bò nước phomai |
19 | Salad hoa quả + Thịt viên chiên |
20 | Salad cá hồi + Hoa quả mix |
21 | Salad cá ngừ + Bơ, táo dầm |
22 | Bò xào măng tây + Cơm nát nắm |
23 | Bò xào hành tây + Nui nướng phomai |
24 | Thịt viên chiên + Susu luộc + Chuối |
25 | Bánh khoai lang áp chảo + Táo trộn sữa mẹ |
26 | Bánh ngũ cốc + Thịt bò cuộn nấm + Kiwi |
27 | Bí đỏ nướng + Cá tilapia hấp + Thanh long |
28 | Nui sốt cà chua + Ức gà nướng + Nước ép lê |
29 | Cơm trộn ruốc nắm + Thịt lợn chiên xù + Dưa hấu |
30 | Gà xào nấm + Rau củ mix luộc |
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật
Ăn dặm kiểu Nhật sẽ là lựa chọn phù hợp nếu như mẹ muốn bé được tiếp xúc với thực phẩm tự nhiên, không qua xử lý nhiều. Tuy nhiên, ăn dặm kiểu Nhật sẽ đòi hỏi mẹ cần nhiều thời gian và công sức để chế biến. Dưới đây là thực đơn kiểu Nhật giúp bé ăn ngon, phát triển toàn diện:
Số thứ tự | Thực đơn |
1 | Cháo rây 1:10 + Nước ép táo |
2 | Cháo rây 1:10 + Nước ép lê |
3 | Cháo rây 1:10 + Chuối nghiền |
4 | Cháo cà rốt + Bơ nghiền |
5 | Cháo khoai môn + Nước dashi |
6 | Khoai tây nghiền sữa + Nước ép cam |
7 | Cháo bánh mì sữa chua + Nước ép đào |
8 | Cháo súp lơ + Nước ép cà rốt |
9 | Cháo mồng tơi + Bơ nghiền sữa chua |
10 | Cháo khoai lang + Nước ép táo |
11 | Khoai tây nghiền trộn nước dashi |
12 | Khoai tây cải thìa nghiền + sữa ngô |
13 | Cà rốt nghiền trộn sữa chua |
14 | Chuối nghiền trộn sữa chua |
15 | Cháo bánh mì + Nước ép lựu |
16 | Cháo rây 1:9 + đu đủ |
17 | Khoai lang nghiền trộn cam |
18 | Cháo rây 1:9 trộn cà chua + khoai lang hấp |
19 | Cá hồi sốt đậu phụ cà chua |
20 | Cháo bí đỏ + Bơ nghiền chuối |
21 | Súp khoai tây + Cá hồi hấp |
22 | Cá sốt đậu Cove + Nước dashi |
23 | Cháo bánh mì + Táo nghiền |
24 | Cháo cá hồi + Đu đủ nghiền |
25 | Cháo rau chân vịt + Sữa đậu nành trộn chuối nghiền |
26 | Mỳ udon nấu nước dashi |
27 | Cháo cá tuyết rong biển + Khoai lang nghiền trộn sữa mẹ |
28 | Cơm nát nắm rong biển + Nước ép nho |
29 | Cơm nát cá hồi + Măng tây hấp + Táo nghiền |
30 | Cà rốt nghiền trộn đậu hũ, sữa mẹ + Kiwi |
Trên đây là 3 mẫu thực đơn theo từng phương pháp mà mẹ có thể lưu lại để chế biến cho bé bắt đầu ăn dặm. Mẹ có thể linh hoạt thay đổi thực đơn theo sở thích và khả năng hấp thu của bé.
3 điều mẹ cần nhớ khi bắt đầu cho bé ăn dặm
Bé mới bắt đầu ăn dặm khó có thể tránh khỏi những trường hợp như dị ứng thức ăn, hóc nghẹn hay không tiêu hóa được. Do đó, mẹ cần đặc biệt chú ý đến 3 điều sau để đảm bảo an toàn cho trẻ:
Những thực phẩm nên tránh khi cho bé bắt đầu ăn dặm
Khi bé bắt đầu ăn dặm, có một số thực phẩm nên tránh để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho bé. Một số thực phẩm thường được khuyến nghị để tránh trong giai đoạn ăn dặm ban đầu mà mẹ cần lưu ý đó là:
- Mật ong: Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum, gây ra bệnh botulism, một bệnh nguy hiểm đối với trẻ nhỏ.
- Sữa bò: Sữa bò nguyên chất không phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi vì nó có thể gây dị ứng và khó tiêu hóa. Nếu muốn cung cấp sữa cho bé, mẹ hãy sử dụng chính sữa mẹ hoặc sữa công thức
- Thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng: Có một số thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ gây dị ứng như trứng, cá, đậu phụ, đậu nành, hạt, hải sản và đồ hầm. Do đó, nếu như cho bé ăn dặm với những thực phẩm này mẹ nên cho bé ăn một lượng nhỏ và theo dõi phản ứng của bé. Sau đó, mới quyết định có cho bé tiếp tục ăn loại thực phẩm đó hay không.
- Thực phẩm có nguy cơ hóc nghẹn: Một số loại thực phẩm dễ gây hóc nghẹn như các loại hạt đậu, hạt ngô…cần được chế biến cẩn thận trước khi cho bé ăn
- Muối: Trẻ nhỏ cần lượng muối rất nhỏ trong khẩu phần ăn. Mẹ nên tránh cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều muối như mì ăn liền, snack mặn, thức ăn chế biến công nghiệp có nồng độ muối cao.
- Đường: Nên giới hạn lượng đường trong khẩu phần ăn của bé. Tránh cho bé ăn các loại đồ ngọt, nước có đường, và các loại thực phẩm chế biến có đường cao.
Ngoài ra, luôn lưu ý theo dõi phản ứng của bé khi bắt đầu đưa thực phẩm mới vào chế độ ăn dặm. Nếu bé có bất kỳ dấu hiệu dị ứng hoặc vấn đề về tiêu hóa, hãy ngừng cho bé ăn thực phẩm đó và tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng
Xử lý khi con bị hóc nghẹn thức ăn
Con mới tập ăn sẽ dễ bị hóc nghẹn do không biết cách nhai và nuốt sao cho đúng. Khi thấy bé có dấu hiệu bị nghẹn thức ăn, mẹ hãy sơ cứu theo bước sau:
Nếu bé còn nhỏ hơn 1 tuổi, thực hiện kỹ thuật hóc màn hình (back blows):
- Đặt bé nằm ngửa trên cánh tay, hướng đầu bé hướng xuống.
- Sử dụng lòng bàn tay để đập nhẹ vào lưng của bé, giữa các cánh tay.
- Lặp lại đập nhẹ cho đến khi mảnh vật bị hóc được đẩy ra ngoài hoặc bé bắt đầu thở lại bình thường.
Nếu bé vẫn chưa hết nghẹn và có chuyển biến xấu, mẹ hãy đưa con đến trạm y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Bé bắt đầu ăn dặm nên ăn mấy bữa một ngày
Thông thường, khi bé mới bắt đầu ăn dặm mẹ chỉ nên cho bé ăn một bữa trong một ngày, sau khi bé ti sữa 30p vào buổi trưa. Khi bé đã quen với những bữa ăn dặm và có nhu cầu nhiều hơn về dinh dưỡng mẹ hãy tăng dần số bữa ăn trong một ngày lên.
Nếu như bé nhà mình đang chuẩn bị bước vào giai đoạn làm quen với thực phẩm, mẹ đừng bỏ qua thực đơn cho bé bắt đầu ăn dặm mà Sakura Montessori đã tổng hợp ở trên nhé. Ngoai ra, chúng tôi đã chia sẻ thêm rất nhiều thông tin bổ ích về những điều mẹ cần quan tâm khi có con mới học ăn dặm. Chúc bé và mẹ luôn có những bữa ăn thơm ngon, đầy đủ dưỡng chất.