Ở giai đoạn bé 2 tuổi được coi là dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Thời điểm này, não bộ cũng như thể chất của bé phát triển rất nhanh vì vậy bé cần được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, cha mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống cho trẻ 2 tuổi. Bài viết này Sakura Montessori (SMIS) sẽ giới thiệu tới ba mẹ các thực đơn cho bé 2 tuổi giúp bé phát triển toàn diện trong giai đoạn 6 năm đầu đời.

1. Chế độ dinh dưỡng cần thiết cho trẻ 2 tuổi

Chế độ ăn cho bé 2 tuổi
Chế độ ăn cho bé 2 tuổi

Trẻ lên 2 tuổi sẽ đòi hỏi nguồn dinh dưỡng đầy đủ vì thế các mẹ khi lên thực đơn cho trẻ 2 tuổi phải nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo cân bằng bữa ăn đủ chất. Mỗi ngày, ngoài ăn cháo và uống sữa cha mẹ cũng nên cho trẻ ăn thêm cơm mềm để bé tập quen dần.

Bên cạnh đó, các thực phẩm cung cấp mỗi ngày cho trẻ phải có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết như: Đạm, chất xơ, Vitamin, Protein,… Ngoài ra các món ăn cho trẻ 2 tuổi cũng nên đa dạng và phong phú để kích thích vị giác cho trẻ ăn ngon mỗi ngày.

Ngoài đảm bảo cung cấp các dinh dưỡng cần thiết, các mẹ cũng phải tìm hiểu kỹ các loại thực phẩm nào có nguy cơ gây hại cho bé. Khi lên 2 tuổi, bé cũng bắt đầu tập nhai và nuốt thức ăn vì thế mẹ cần tránh cho trẻ ăn các thực phẩm khó nuốt như bánh kẹo, xúc xích, thức ăn chưa cắt nhỏ,..

Không những thế, khoảng thời gian 2 tuổi mẹ cũng nên hạn chế đút từng muỗng cho trẻ mà hãy để bé tự xúc ăn. Điều này không chỉ giúp trẻ hình thành được thói quen tốt mà còn giúp trẻ rèn luyện tính tự lập từ sớm.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi
Những phương pháp khác ba mẹ có thể tham khảo cho con

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi

Để giúp các bé ăn ngon miệng và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ thì việc xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số nguyên tắc cần chú ý khi xây dựng chế độ ăn uống cho trẻ mà ba mẹ cần lưu ý.

2.1. Tăng cường bữa phụ

Để kích thích cảm giác thèm ăn cho trẻ cũng như bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thì ngoài 3 bữa chính trong ngày, các mẹ nên tăng cường thêm các bữa ăn phụ cho con.

Ba mẹ có thể tham khảo khung giờ ăn phụ sau:

  • Bữa phụ sáng (9g)
  • Phụ xế (14g00 – 14g30)
  • Chiều (17g00 – 17g30)

Các bữa phụ này, ba mẹ có thể đa dạng sử dụng các thực phẩm khác nhau cho con như chè, trái cây, sữa chua, bánh,… và kết hợp bữa tối là uống sữa để hỗ trợ phát triển cao cho trẻ.

Thực đơn cho bé 2 tuổi bổ sung thêm các bữa phụ
Thực đơn cho bé 2 tuổi bổ sung thêm các bữa phụ

2.2. Đa dạng các loại thực phẩm

Mỗi một loại thực phẩm sẽ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau, vì thế việc cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm sẽ giúp bé hấp thụ cân bằng và đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để phát triển cơ thể.

Các mẹ có thể lựa chọn cách chế biến đa dạng, để thực đơn cho bé 2 tuổi đảm bảo cân đối dinh dưỡng giữa các nhóm thực vật và động vật giúp trẻ hấp thụ đầy đủ.

Thậm chí, các mẹ có thể thay đổi khẩu vị bằng cách đổi giữa các món súp, cháo, luộc, hấp hay chiên để kích thích vị giác của trẻ, giúp trẻ hào hứng trong bữa ăn và không bị nhàm chán.

Da dạng các loại thực phẩm giúp con hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng
Đa dạng các loại thực phẩm giúp con hấp thụ đầy đủ dinh dưỡng

Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý theo dõi sở thích ăn uống của con, đừng cố ép trẻ ăn món bé không thích. Nếu bé kén ăn, mẹ có thể thay đổi cách cho trẻ ăn, thay vì để canh vào bát thì bạn có thể để canh vào chiếc ly xinh xinh với hình thù ngộ nghĩnh.

2.3. Hãy làm món ăn bắt mắt hơn

Việc trang trí các món ăn trở nên bắt mắt và độc lạ sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Bởi trẻ sẽ hào hứng và tò mò về hình dáng, màu sắc của món ăn, từ đó giúp trẻ ăn nhanh hơn.

Tạo hình cho món ăn thêm bắt mắt và độc đáo hơn
Tạo hình cho món ăn thêm bắt mắt và độc đáo hơn

3. Gợi ý thực đơn cho bé 2 tuổi đầy đủ dinh dưỡng

Dưới đây, Sakura Montessori (SMIS) sẽ gợi ý cho bạn một số thực đơn cho trẻ 2 tuổi giàu dinh dưỡng, ngon miệng mà chế biến lại đơn giản. Các mẹ hãy ghi lại và tham khảo lựa chọn cho bé món ăn yêu thích, hấp dẫn nhé.

Thực đơn cho bé sẽ có đầy đủ các bữa ăn chính và bữa phụ bổ sung các dinh dưỡng cần thiết cho cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

3.1. Thực đơn cho thứ 2

  • Bữa sáng: Sữa tươi và bánh mì sandwich.
  • Bữa phụ sáng: Sinh tố xoài.
  • Bữa trưa: Cá kho, cơm, canh khoai mỡ.
  • Bữa chiều: Thịt kho trứng cút, cơm, canh bí đỏ.
  • Bữa tối: Uống sữa.

3.2. Thực đơn cho thứ 3

  • Bữa sáng: Súp cua .
  • Bữa trưa: Cơm, canh rau cải thịt bằm, tôm hấp.
  • Bữa chiều phụ: Sữa.
  • Bữa chiều: Cháo thịt bò bí đỏ
  • Bữa tối: Ngũ cốc

3.3. Thực đơn cho thứ 4

  • Bữa sáng: Phở gà xé nhỏ
  • Bữa trưa: Cơm, thịt sốt đậu, canh mướp rau đay
  • Bữa chiều phụ: Sữa chua
  • Bữa chiều: Cháo lươn
  • Bữa tối: Uống sữa

3.4. Thực đơn cho thứ 5

  • Bữa sáng: Bún bò băm
  • Bữa trưa: Cháo xương hầm rau củ.
  • Bữa chiều phụ: Sữa.
  • Bữa chiều: Cơm, tôm kho, canh bầu.
  • Bữa tối: Măng cụt

3.5. Thực đơn cho thứ 6

  • Bữa sáng: Súp nui
  • Bữa trưa: Cơm, cá quả sốt cà chua, canh bí đỏ thịt bò.
  • Bữa chiều phụ: Uống sữa
  • Bữa chiều: Cơm mềm, thịt băm, rau cải
  • Bữa tối: Hồng xiêm

3.6. Thực đơn cho thứ 7

  • Bữa sáng: Cháo cá hồi
  • Bữa phụ 1: Bánh bông lan.
  • Bữa trưa: Cơm, sườn xào chua ngọt, canh trứng.
  • Bữa phụ 2: Phô mai
  • Bữa chiều: Bò hầm mềm, cơm, canh mướp nấu lòng gà.
  • Bữa tối: Sữa.

3.7. Thực đơn cho chủ nhật

  • Bữa sáng: Sữa và khoai tây nghiền.
  • Bữa phụ 1: Váng sữa.
  • Bữa trưa: Thịt heo nhồi đậu, cơm, canh cá nấu.
  • Bữa phụ 2: Sữa chua dầm hoa quả.
  • Bữa chiều: Gà chiên, cơm, canh chua thịt băm .
  • Bữa tối: Sữa.

4. Một số câu hỏi liên quan

4.1. Có nên áp dụng thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật không?

Việc áp dụng thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật sẽ phù hợp với từng trẻ, không phải ai cũng có thể áp dụng được. Bởi thực đơn cho bé 2 tuổi kiểu Nhật sẽ chú trọng đến việc cho bé ăn theo nhu cầu và sở thích, không hề ép buộc bé phải ăn quá nhiều hay ăn đúng giờ như các bà mẹ Việt. Mỗi một thực đơn dinh dưỡng cho bé sẽ có ưu điểm nhất định.

Thực đơn cho bé 3 tuổi kiểu Nhật thường chú trọng ăn rau củ quả, sử dụng nước Dashi rau củ để nấu cháo cho trẻ và bổ sung những nguồn dinh dưỡng lành mạnh khác để bé khỏe mạnh và chóng lớn.

Thực đơn cho bé 2 tuổi theo kiểu Nhật
Thực đơn cho bé 2 tuổi theo kiểu Nhật

4.2. Thực đơn cho bé 2 tuổi lười ăn nên có những gì?

Nếu bé lười ăn thì quý phụ huynh cần chia nhỏ ra nhiều bữa ăn, mỗi bữa cần đảm bảo có đủ 4 nhóm thực phẩm chính và ăn cách nhau 2-3 giờ. Bên cạnh đó, nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa và hợp với khẩu vị của bé. Cùng với đó là cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày bao gồm nước lọc hoặc nước ép trái cây.

4.3. Thực đơn cho bé 2 tuổi giúp phát triển tối đa chiều cao?

Để giúp bé 2 tuổi tăng chiều cao thì trong thực đơn hàng ngày của bé phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa,  các loại rau củ quả và trái cây tươi, ngũ cốc, trứng …giúp trẻ phát triển tối đa chiều cao. Cùng với đó là chế độ tập thể dục, thể thao thường xuyên.

4.4. Thực đơn cho bé 2 tuổi cần tăng cân ra sao?

Trẻ 2 tuổi thiếu cân có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ngoài việc đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ như ở trên, phụ huynh cần bổ sung thêm một số các món ăn khác vào các bữa phụ và bữa chính của trẻ như: Pho mát, Dầu olive, Bơ, Trứng,..vào thực đơn cho bé 2 tuổi để giúp con khỏe mạnh và tăng cân hiệu quả.

Trên đây là các thực đơn cho bé 2 tuổi hợp lý được Sakura Montessori chia sẻ cho các ba mẹ. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý phụ huynh có thêm kiến thức để xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt nhất giúp trẻ phát triển toàn diện.

Bên cạnh đó, nếu các cha mẹ đang tìm kiếm một ngôi trường giáo dục chất lượng, cung cấp chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ thì hãy chọn Sakura Montessori. Trường Mầm non Sakura Montessori đang triển khai chương trình dinh dưỡng học đường sử dụng tối đa các thực phẩm hữu cơ, thực phẩm thuận tự nhiên an toàn cho trẻ. Vì thế bé sẽ được phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ để phát triển trong tương lai.

0/5 (0 Reviews)

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email