Theo cuốn sách “Phương pháp giáo dục Montessori – Thời kỳ nhạy cảm của trẻ” của tiến sĩ Maria Montessori, thời kỳ nhạy cảm của trẻ là giai đoạn quan trọng cho việc học tập của trẻ. Đây là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển về mặt tâm hồn và tính cách của những đứa trẻ. 

Do đó, quý phụ huynh và thầy cô cần nắm được đặc điểm tâm lý, tôn trọng hành động của trẻ để đưa ra những định hướng cần thiết giúp trẻ không bỏ lỡ cơ hội phát triển toàn diện mình nhất. Vật thời kỳ nhạy cảm của trẻ là gì? Có những giai đoạn nhạy cảm nào để thấu hiểu trẻ giúp con phát triển tối đa tiềm năng. Cùng SMIS điểm qua các thông tin cần biết về thời kỳ nhạy cảm của trẻ ở bài viết sau nhé.

Thời kỳ nhạy cảm của trẻ là gì?

Maria Montessori từng nói: “Những đứa trẻ trải qua thời kì nhạy cảm đang nhận sự chỉ huy từ một mệnh lệnh thần kì trong vô thức, ngay cả tâm hồn bé nhỏ của chúng cũng được sự khích lệ.” Trong quá trình phát triển từ 0 – 6 tuổi, trẻ phải chịu sự chi phối của sức sống nội tại, ở một giai đoạn nhất định nào đó sẽ vô cùng chú ý tới đặc trưng của sự vật, hiện tượng trong môi trường, đồng thời không ngừng lặp lại quá trình thực tiễn. Sau khi vượt qua được thời kỳ nhạy cảm đó, trí tuệ của trẻ sẽ lên một tầm cao mới.

Làm thế nào để ba mẹ có thể nhận biết các thời kỳ nhạy cảm của con? Liệu chỉ nhìn những biểu hiện, ba mẹ có dễ dàng biết được con đang ở thời kỳ nhạy cảm nào không? Ba mẹ hãy lắng nghe podcast này và cùng “chuyên gia tư vấn” Cô Sa tìm ra lời giải nhé!

Thời kỳ nhạy cảm không chỉ là giai đoạn quan trọng cho việc học tập mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm hồn và tính cách của trẻ. Việc nắm được thời kỳ nhạy cảm của trẻ sẽ giúp phụ huynh và giáo viên chuẩn bị môi trường phong phú, hợp lý cho trẻ phát triển đầy đủ mọi mặt tốt nhất.

Thấu hiểu các giai đoạn nhạy cảm của trẻ

1. Thời kỳ con nhạy cảm về ngôn ngữ 

Là một trong các giai đoạn nhạy cảm của trẻ 0-6, giai đoạn nhạy cảm của trẻ về ngôn ngữ xuất hiện từ khá sớm. Cha mẹ có thể nhận biết khi trẻ chú ý đến hình miệng và giọng điệu phát ra của người lớn đó là lúc khả năng ngôn ngữ đã bắt đầu bộc lộ. 

Lúc này, cha mẹ nên thường xuyên giao lưu với trẻ, kể chuyện, nói chuyện cho con nghe hoặc dùng cách đặt câu hỏi để thúc đẩy năng lực biểu đạt của trẻ. Khi trẻ bắt đầu chú ý đến khẩu hình miệng và giọng điệu phát ra tiếng của người lớn, thì khả năng ngôn ngữ đã bắt đầu bộc lộ. Việc làm như vậy sẽ tạo cơ sở vững chắc giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ về sau này.

Theo tiến sĩ Mari Montessori chỉ ra rằng từ 3 tháng đến 6 tuổi trẻ vô cùng nhạy cảm đối với ngôn ngữ. Trẻ có thể phân biệt rõ ràng âm thanh ngôn ngữ, có khả năng bắt chước nên sẽ tiếp thu và học ngôn ngữ khác nhau từ nhiều người lớn. Vì thế, cha mẹ nên cẩn trọng để trẻ có môi trường ngôn ngữ phong phú, lành mạnh, hạn chế nói ngọng, văng tục, chửi thề trước mặt trẻ.

>> Xem thêm: Các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Thường xuyên giao tiếp, nói chuyện với con giúp phát triển ngôn ngữ trong thời kỳ nhạy cảm của trẻ
Thường xuyên giao tiếp, nói chuyện với con giúp phát triển ngôn ngữ trong thời kỳ nhạy cảm của trẻ

2. Thời kỳ con nhạy cảm về tính trật tự 

Giai đoạn nhạy cảm hình thành tính trật tự được bộc lộ khi trẻ lên 2 tuổi và kéo dài trong vòng 2 năm, nổi trội nhất là khi trẻ 3 tuổi. Ở thời kỳ nhạy cảm về tính trật tự sẽ được hình thành tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu và định hướng trẻ ở trong môi trường sống. 

Khi phát hiện ra môi trường quen thuộc bị thay đổi, trẻ sẽ cảm thấy lạ lẫm, sợ hãi và khó hòa nhập vào được. Vì thế, một môi trường có trật tự sẽ giúp trẻ nhận thức về sự vật. Môi trường quen thuộc không chỉ có lợi cho trẻ phát triển mà nó là điều tất yếu giúp trẻ có những căn cứ trực giác về mối quan hệ giữa các sự vật. Ở trong môi trường đó trẻ sẽ dần hình thành được tính trật tự, đồng thời khả năng trí tuệ cũng được phát triển.

Thời kỳ nhạy cảm về tính trật tự
Thời kỳ nhạy cảm về tính trật tự

3. Thời kỳ con nhạy cảm về cảm giác 

Thính giác, thị giác , vị giác, xúc giác sẽ là những giác quan mà trẻ dùng để tìm hiểu được thế giới và sự vật ngay khi sinh ra. Ở giai đoạn từ 0 -3 tuổi, thông qua khả năng tiếp thu nhận thức, trẻ có thể tiếp nhận thông tin từ bên ngoài nhanh chóng hơn. Từ 3 đến 6 tuổi sẽ là tận dụng những giác quan đó để phân tích thông tin từ bên ngoài nhận được. Tính hiếu kỳ của trẻ ở giai đoạn đó phát triển rất mạnh, vì thế cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng giác quan, xác định rõ những cảm giác cụ thể, nhằm đáp ứng đầy đủ nhất về trí tò mò của trẻ.

>> Xem thêm: Phát triển nhận thức toàn diện ở trẻ

Thời kỳ nhạy cảm của trẻ về cảm giác
Thời kỳ con nhạy cảm về cảm giác

4. Thời kỳ con nhạy cảm đối với sự vật nhỏ bé 

Trẻ trong giai đoạn từ 1.5 – 4 tuổi sẽ có góc nhìn hoàn toàn khác với người lớn. Người lớn thường chỉ trông thấy những vấn đề chủ yếu còn trẻ lại phát hiện ra các sự vật vô cùng nhỏ bé ở xung quanh môi trường sống.

Ví dụ như: người lớn nhìn thấy một khu vườn cây cối um tùm, còn trẻ sẽ nhìn thấy các con chim nhỏ trên cây. Vì thế người lớn có thể nhận cơ hội này để bồi dưỡng cho trẻ thói quen cẩn thận, tỉ mỉ, chu đáo quan sát mọi thứ xung quanh toàn diện nhất.

Thời kỳ nhạy cảm của trẻ đối với sự vật nhỏ bé
Thời kỳ nhạy cảm của trẻ đối với sự vật nhỏ bé

5. Thời kỳ con nhạy cảm về hành động 

Bản tính của trẻ giai đoạn từ 0- 6 tuổi sẽ đa phần là hiếu động và nghịch ngợm. Bạn có thể thấy trẻ phát triển từ biết ngồi, bò, đi, chạy và mọi vận động dần dần phát triển hoàn thiện.

Lúc này, cha mẹ cần cung cấp cho trẻ điều kiện tốt nhất với sự vận động giúp trẻ thực hiện các động tác một cách chính xác thuần thục. Hơn nữa cha mẹ cần chú ý rèn luyện các động tác phối hợp giữa tay chân và mắt cho trẻ linh hoạt. Điều này không chỉ giúp trẻ rèn luyện những thói quen sinh hoạt tốt mà còn giúp phát triển cân bằng  não trái và não phải từ đó thúc đẩy phát triển cả về sức khỏe lẫn trí lực.

Thời kỳ nhạy cảm về hành động của trẻ
Thời kỳ nhạy cảm về hành động của trẻ

6. Thời kỳ con nhạy cảm đối với ứng xử xã hội

Trẻ khoảng 2.5 tuổi đã bắt đầu nảy sinh tình cảm đối với người khác, xu hướng thích giao lưu kết bạn và tham gia các hoạt động tập thể ở chỗ đông người. 

Cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè, cho bé tham gia nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu đông người. Trong quá trình đó, trẻ sẽ học được những thói quen, phép tắc sinh hoạt đúng đắn, lịch sự với mọi người.

Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi để phát triển kỹ năng ứng xử
Cho trẻ tham gia nhiều hoạt động vui chơi để phát triển kỹ năng ứng xử

7. Thời kỳ con nhạy cảm về chữ viết 

Hơn 3 tuổi, trẻ sẽ đột nhiên cảm thấy hứng thú với việc “vẽ vời”. Bạn có thể thường bắt gặp trẻ lấy bút vẽ, viết linh tinh. Cho dù trẻ còn chưa biết cách cầm bút chính xác nhưng ba mẹ không nên cấm đoán con mà hãy cố gắng đáp ứng nhu cầu vẽ, viết của trẻ. Cha mẹ có thể trò chuyện, cùng con vẽ tranh, viết chữ theo chủ đề cụ thể về mọi thứ xung quanh trẻ.

Thời kỳ con nhạy cảm về chữ viết 
Thời kỳ con nhạy cảm về chữ viết 

8. Thời kỳ con nhạy cảm về khả năng đọc 

So với các khả năng ngôn ngữ, cảm giác hay vận động, thì khả năng viết và đọc của trẻ xuất hiện tương đối muộn từ giai đoạn 4.5 – 5.5 tuổi. Tuy nhiên trong quá trình phát triển khả năng trên nếu trẻ có thể được tự do học tập, vui chơi thì khả năng đọc và khả năng viết cũng sẽ xuất hiện. Lúc này, ba mẹ có thể lựa chọn cho trẻ những cuốn sách phù hợp, tạo cho trẻ môi trường đọc tốt, giúp trẻ hình thành thói quen yêu thích việc đọc sách và rèn luyện ngôn ngữ.

Thời kỳ con nhạy cảm về khả năng đọc
Thời kỳ con nhạy cảm về khả năng đọc

9. Thời kỳ nhạy cảm về văn hóa (trẻ 6-9 tuổi)

Trẻ trong giai đoạn từ 6 – 9 tuổi đã có khả năng về ngôn ngữ có tư duy logic, khả năng về thị giác không gian, vận động ở một mức độ nhất định. Vì thế, trẻ sẽ bắt đầu có cảm hứng với việc học văn hóa. Để tăng trí tò mò và ham mê tìm hiểu những điều bí ẩn cho trẻ, cha mẹ cần phải cung cấp cho con những thông tin văn hóa đa dạng, phong phú giúp con mở rộng kho tàng kiến thức cho bản thân, tự do đi khám phá mọi thứ xung quanh mình.

thời kì nhạy cảm của trẻ
Thời kỳ nhạy cảm về văn hóa (trẻ 6-9 tuổi)

Tại Sakura Montessori, giáo viên đã hỗ trợ trẻ như thế nào để thỏa mãn thời kỳ nhạy cảm?

Chuẩn bị môi trường sẵn sàng, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ

Tại Sakura Montessori, môi trường lớp học luôn được chuẩn bị sẵn sàng từ không gian đến hệ thống giáo cụ, nhằm đảm bảo mang tới cho trẻ những trải nghiệm học tập thú vị và bổ ích nhất. 

Không gian lớp học luôn sạch sẽ, thoáng mát và nhiều ánh sáng tự nhiên. Cây xanh và tranh nghệ thuật được bày trí tinh tế, vừa tạo nên một tổng thể đẹp mắt, có tính thẩm mỹ cao, vừa giúp trẻ gần gũi, chan hoà với thiên nhiên. 

Chuẩn bị môi trường sẵn sàng, đáp ứng tối đa nhu cầu học tập và vui chơi của trẻ

Các giáo cụ trực quan đa dạng, phong phú, được thiết kế phù hợp với các chất liệu tự nhiên như gỗ, tre, vải… phù hợp với năng lực, nhu cầu và sở thích của trẻ. Toàn bộ giáo cụ được sắp xếp khoa học, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó và đặt trên các giá, kệ vừa tầm với trẻ. Việc sắp xếp như vậy không chỉ mời gọi trẻ trải nghiệm, khám phá mà còn mang lại sự an toàn cho các bạn học sinh. Đặc biệt,  các giáo cụ Montessori còn có cơ chế kiểm soát lỗi, vừa trao cho trẻ cơ hội thử – sai, vừa tránh việc can thiệp của giáo viên một cách vô cớ, làm ngắt quãng sự tập trung của trẻ. 

Xây dựng lộ trình phát triển theo nhịp độ cá nhân của trẻ

Từ việc thấu hiểu sự phát triển của trẻ qua từng thời kỳ nhạy cảm, kết hợp với sự quan sát tinh tế và ghi chép cẩn thận, các giáo viên tại Sakura Montessori sẽ xây dựng lộ trình học tập cá nhân, đảm bảo phù hợp với nhu cầu, sở thích và nhịp độ phát triển cá nhân của từng trẻ.

Xây dựng lộ trình phát triển theo nhịp độ cá nhân của trẻ

Dựa theo dữ liệu đã ghi chép lại, cùng với việc trao đổi với giáo viên phụ trách các góc học tập, giáo viên có thể điều chỉnh kế hoạch bài học cho từng bạn học sinh theo tuần hoặc tháng, nhằm hỗ trợ trẻ kịp thời, qua đó giúp các con thỏa mãn thời kỳ nhạy cảm và phát huy tối đa tiềm năng sẵn có của bản thân. 

Sử dụng hình thức giao tiếp hiệu quả với trẻ

Về mặt giao tiếp, giáo viên Montessori tại Sakura Montessori luôn lắng nghe tích cực bằng cách tập trung sự chú ý của mình vào trẻ, tiếp nhận, xử lý thông tin và phản hồi lại với những câu hỏi, nỗi băn khoăn hay những chia sẻ của trẻ. 

Sử dụng hình thức giao tiếp hiệu quả với trẻ

Bên cạnh đó, các cô cũng sử dụng “lời nói thể hiện cảm nhận của bản thân” để bày tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của mình với trẻ khi trẻ mắc sai lầm, thay vì la mắng trẻ, như “Cô cảm thấy lo lắng khi con đẩy bạn ngã vì con sẽ khiến bạn mình bị đau…”. Điều này vừa có tác động tích cực, sớm xoa dịu trẻ, vừa giúp trẻ tự nhận ra sai lầm của bản thân và tự điều chỉnh hành vi của mình. 

Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để hỗ trợ tối đa thời kỳ nhạy cảm của trẻ

Sakura Montessori sử dụng đa dạng các hoạt động kết nối giữa Nhà trường và Phụ huynh nhằm thúc đẩy sự phát triển tối đa cho trẻ trong thời kỳ nhạy cảm. Nhà trường sẽ gửi ba mẹ báo cáo định kỳ về sự phát triển của học sinh qua phần mềm quản lý trường học. Ngoài ra, các Giáo viên cũng sẽ trao đổi trực tiếp với ba mẹ thông qua buổi họp Phụ huynh 1:1, họp định hướng Phụ huynh đầu năm học cũng như các sự kiện gắn kết: Cafe cùng Hiệu trưởng, giao lưu, hội thảo chia sẻ, diễn đàn “Nghề làm cha mẹ”… 

Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để hỗ trợ tối đa thời kỳ nhạy cảm của trẻ

Thông qua đó, gia đình có thể đồng hành cùng Nhà trường trong việc phát hiện năng lực tiềm ẩn của các con và hỗ trợ con trong hành trình tìm kiếm, khám phá những điều mới lạ ở thế giới xung quanh. 

Các giai đoạn trong thời kì nhạy cảm ở trên có thể là những thách thức hoặc sẽ là cơ hội trong hành trình nuôi dạy trẻ của ba mẹ. Điều đó sẽ phụ thuộc vào sự nỗ lực của ba mẹ trong việc chọn cho con một môi trường giáo dục thích hợp, có áp dụng phương pháp Montessori hay sử dụng những giáo cụ Montessori để giúp trẻ phát huy tối đa thế mạnh, tận dụng tốt những giai đoạn nhạy cảm giúp trẻ phát triển vượt bậc và toàn diện nhất.

0/5 (0 Reviews)