Nhiều ba mẹ khi quan sát con mình phát hiện ra rằng trẻ có những suy nghĩ, hành động, thái độ tương tự mình, đó chính là sự bắt chước. Vậy hành vi bắt chước trong Montessori – một phương pháp giáo dục mầm non hàng đầu hiện nay sẽ được thể hiện như thế nào? Mời ba mẹ tìm hiểu tổng quan qua bài viết dưới đây:
1. Phương pháp Montessori là gì?
Phương pháp giáo dục Montessori giúp thúc đẩy tiềm năng của trẻ qua môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở. Trong đó, các giáo viên được đào tạo bài bản về kiến thức và kỹ năng ứng dụng phương pháp Montessori bài bản và khoa học trong giáo dục trẻ theo tiêu chuẩn quốc tế.
❓ Liệu có bao giờ người lớn vô tình lãng quên những đôi mắt nhỏ đang dõi theo mình? Liệu chúng ta có đang chỉ dẫn trẻ sai cách?
Luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ là một tấm gương phản chiếu của chính chúng ta…
Đặc điểm nổi trội ở phương pháp Montessori chính là tôn trọng cá tính riêng biệt, tính tự lập, tự do mang tính kỷ luật của mỗi trẻ. Dạy con kỹ năng sống tự lập giúp trẻ tự đi trên đôi chân của mình- độc lập và trưởng thành hơn là một trong ngữ tôn chỉ của phương pháp Montessori. Ngoài ra, phương pháp này rất tôn trọng sự phát triển tâm sinh lý tự nhiên của trẻ, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kiến thức thực tiễn.
2. Hành vi bắt chước trong Montessori của trẻ
“Imitation is the first instinct of the awakening mind – Bắt chước là bản năng đầu tiên của một trí tuệ nảy mầm” – Maria Montessori. Điều này đưa ra một lập luận vững chắc về vai trò quan trọng của bắt chước trong đời sống hay trong sự phát triển, học tập của mỗi cá nhân.
Theo tiến sĩ Maria Montessori, tâm lý trẻ 0-6 tuổi bao gồm 2 giai đoạn 0-3 tuổi và 3-6 tuổi. Trong đó, ở giai đoạn 0-3 tuổi, trí tuệ của trẻ thẩm thấu vô thức thông qua việc tiếp nhận thông tin từ môi trường xung quanh. Còn giai đoạn 3-6 tuổi là giai đoạn trí tuệ thẩm thấu có ý thức, não bộ của trẻ sẽ có thay đổi mạnh mẽ về mặt tự duy logic, các giác quan cũng nhạy bén, khả năng vận động nhanh nhạy. Như vậy, trong 6 năm đầu đời, trẻ học hỏi, tiếp thu thế giới xung quanh giống như miếng bọt biển thấm hút nước. Những gì mà trẻ quan sát được từ gia đình, nhà trường sẽ kích thích não bộ của trẻ học hỏi và tiếp thu một cách tự nhiên, mạnh mẽ.
Thông qua việc bắt chước trong Montessori, các chuẩn mực về hành vi, kỹ năng tự phục vụ hay hành động, suy nghĩ của trẻ được hình thành và duy trì. Với trẻ dưới 6 tuổi, bắt chước sẽ là cơ hội giúp não bộ trẻ phát triển nhanh nhạy để học hỏi từ thế giới xung quanh, lĩnh hội hành vi, tiếp thu kiến thức của nhân loại… Điều này càng đúng nếu trẻ bắt chước những điều tích cực từ người lớn.
Ngược lại, nếu người lớn có những hành động, lời nói, thói quen không tốt thì việc trẻ bắt chước những điều đó lại mang tới những ảnh hưởng tiêu cực.
3. 3 biểu hiện bắt chước của trẻ trong lớp học Montessori
Trong giờ học Montessori
Trẻ có xu hướng bắt chước những hoạt động mà bản thân quan sát được. Do đó, mục đích của giáo dục Montessori là chỉ dẫn trẻ cách thực hiện các nhiệm vụ, để trẻ có thể ghi nhớ và tự thực hiện chúng cũng như tiếp nhận các kiến thức hiệu quả.
Hành vi bắt chước trong Montessori được thể hiện ở: con sẽ học cách thực hiện các kỹ năng cá nhân như tự mặc đồ, rót nước, xếp giày dép, quét nhà, chăm sóc cây xanh, lớp học… Những hoạt động tự phục vụ bản thân, tự sắp xếp đồ đạc là chính biểu hiện đầu tiên của một em bé tự lập. Con quan sát thầy cô làm mẫu trên lớp, để có thể lặp lại hoạt động nhanh chóng, tự mình hoàn thành công việc bằng sự ghi nhớ của bản thân. Khi hành vi được lặp lại nhiều lần và thường xuyên, trẻ sẽ thực hiện thành thạo kể cả khi về nhà. Tại gia đình nhỏ của mình, con sẽ áp dụng những gì quan sát ở trên lớp để giúp đỡ bà, giúp đỡ mẹ nhặt rau, vắt nước cam, gấp quần áo,…
Ngoài ra, hành vi bắt chước trong Montessori còn thể hiện rất rõ ở nguyên tắc bài học ba bước. Tại bước 1, giáo viên sẽ đưa ra đồ vật và gọi tên chúng, đến bước 2 sẽ là những trò chơi trải nghiệm tương tác liên kết với đồ vật để tới bước cuối cùng, con sẽ bắt chước nói về các đặc điểm ấy và gọi được tên đồ vật.
Mỗi giờ học Montessori, giáo viên Montessori sẽ trao cho trẻ cơ hội tự do thể hiện bản thân, chỉ hỗ trợ trẻ khi cần nên đòi hỏi trẻ phải tự quan sát, học hỏi qua bạn bè, thầy cô để tự ghi nhận kiến thức.
Thói quen sinh hoạt kỷ luật, lành mạnh
Kỷ luật là một đức tính cực kỳ quan trọng ở hầu hết các lĩnh vực giảng dạy. Thông qua sự bắt chước trong Montessori, trẻ có thể nhìn theo sự hướng dẫn của thầy cô và tự chọn thời gian tham gia và thực hiện việc mình yêu thích theo kế hoạch nhất định. Sau khi thực hiện các hoạt động cá nhân, trẻ lại quan sát thầy cô để lại bộ đồ chơi và giáo cụ Montessori về vị trí ban đầu. Từ đó trẻ cũng cất lại đồ đạc cẩn thận, sau dần hình thành thói quen sắp xếp đồ đạc có trật tự, gọn gàng, ngăn nắp.
Ngoài ra, hành vi bắt chước trong Montessori hướng dẫn trẻ một số thói quen tốt trong cuộc sống như xếp hàng khi đợi tới lượt, chờ được thực hiện hoạt động mình yêu thích, thói quen ăn uống đúng giờ, tự dọn dẹp bàn ăn sau khi ăn xong,…
Sự sẻ chia, nhường nhịn, quan tâm
Một trong những điểm đặc trưng nhất của phương pháp giáo dục Montessori là lớp học trộn lẫn độ tuổi. Ba mẹ sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy con mình học được những gì từ các anh chị lớn cùng lớp. Một đứa trẻ 5 tuổi hoàn toàn có thể hướng dẫn kỹ năng cho trẻ 3 tuổi với những động tác và độ khéo léo mà đôi khi người lớn không làm được.
Trẻ nhỏ đặc biệt có khả năng học hỏi khi quan sát người khác một cách im lặng và chăm chú. Qua đó, các con có nền tảng đầu tiên cho việc trở nên hòa nhập với tập thể sau này. Trong môi trường như vậy, trẻ càng thêm tự tin, năng động hơn. Trẻ sẽ cùng nhau dọn dẹp đồ đạc sau khi làm xong, cùng chăm sóc và giữ gìn lớp học và quan tâm lẫn nhau, theo đó trẻ cũng có thêm kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn trong hòa bình.
4. Phương pháp giáo dục làm gương cho trẻ trong Montessori
Tôn trọng trẻ như một người trưởng thành
Giáo viên Montessori luôn trao quyền làm chủ cho các con, luôn tôn trọng năng lực và sở thích của mỗi đứa trẻ. Sau khi được cô hướng dẫn một chu trình làm việc trọn vẹn, trẻ có thể bắt chước và tự mình làm theo mà không cần sự giúp đỡ của thầy cô. Lúc này, khi trẻ đã làm việc tập trung thì người giáo viên lùi về phía sau để quan sát, ghi chép và hỗ trợ khi cần thiết, không can thiệp vào hoạt động của trẻ. Giáo viên Sakura Montessori chỉ can thiệp khi trẻ gặp tình huống nguy hiểm hoặc sử dụng giáo cụ sai mục đích.
Việc quan sát trẻ là một công việc quan trọng đòi hỏi giáo viên Montessori phải thực sự tập trung và dồn sự chú ý tối đa vào trẻ. Theo chuyên gia Montessori Quốc tế từ Trung tâm Giáo dục Montessori CME|NY, kỹ năng quan sát sẽ giúp giáo viên xây dựng lịch trình học tập phù hợp của từng trẻ, từ đó giúp trẻ phát triển tối ưu theo đúng tiềm năng.
Đó là lý do giáo viên Montessori luôn lùi lại phía sau để quan sát trẻ. Các con được quyền tự do lựa chọn hoạt động của mình và giáo viên chỉ đóng vai trò là người trợ tá, sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi cần thiết. Từ đó, giáo viên sẽ thấu hiểu nhu cầu của môi trẻ để giúp con phát huy tối đa tiềm năng của mình.
Làm gương cho trẻ những hành động, thói quen tốt
Để trẻ hình thành được những kỹ năng sống một cách tốt nhất, giáo viên phải là người làm gương, tiên phong trong hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, tự tìm tòi và sáng tạo trong quá trình giảng dạy, sử dụng tốt các kĩ năng đọc, kỹ năng đặt câu hỏi, phép lịch sự nhã nhặn,… trong lớp học Montessori. Từ đó, hướng dẫn học sinh thực hành, áp dụng trong quá trình học tập của mình.
Đặc điểm tâm lý của lứa tuổi 0-6 là sự tò mò, yêu thích tìm tòi, khám phá khi quan sát các hoạt động của người khác và đặc biệt thích bắt chước theo. Vì vậy, để trẻ hình thành các kỹ năng sống tốt nhất thì những người giáo viên- là người dành nhiều thời gian bên cạnh trẻ sẽ cần phải là một tấm gương tốt để trẻ noi theo.
Tạo môi trường tích cực cho trẻ
Thế giới của trẻ còn rất đơn giản và thuần túy, một ngày phần lớn thời gian của trẻ dành cho thầy cô và bạn bè. Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, bắt chước được coi là kỹ năng quan trọng để trẻ hình thành cách ứng xử, hành vi, thái độ,… Lúc này, trẻ chưa có nhiều sự hiểu biết về cuộc sống, nhưng nếu trẻ bắt chước theo những người thân thiết xung quanh những thói quen tốt như: xếp hàng lấy đồ ăn, tự sắp xếp đồ chơi về vị trí cũ, nhường nhịn bạn bè, giúp đỡ các em nhỏ,… thì dần dần từng ngày, trẻ sẽ hình thành được nề nếp, lối sống lành mạnh. Việc trẻ biết bắt chước trong Montessori những hành động tốt, những câu nói hay còn giúp bé hòa nhập trong môi trường mới dễ dàng hơn, phát triển bản thân và sẵn sàng tiếp thu nhiều kiến thức, kỹ năng hơn.
Giáo viên Montessori cần tạo ra môi trường yêu thương, tích cực, sáng tạo để “thu hút” trẻ làm theo. Các dự án học tập thú vị, sự kiện lớn, chuyến dã ngoại do Nhà trường tổ chức,… sẽ khiến trẻ khai phá được trí tưởng tượng, tính sáng tạo, sự linh hoạt, tinh thần hợp tác và phát triển các năng lực tiềm ẩn khác.
Động viên, khích lệ trẻ
Các giáo viên Montessori tại Sakura Montessori luôn quan sát quá trình trẻ thực hiện để có những lời khích lệ, động viên cụ thể, phù hợp; nhìn nhận cảm xúc của trẻ, mời gọi trẻ nói lên những điều trẻ làm được và sử dụng lời khen ngợi mô tả tập trung vào công việc mà trẻ hoàn thành. Lời động viên, khích lệ mang lại nhiều cảm xúc tích cực cho con người, đặc biệt là ở trẻ em tuổi mầm non. Nó được coi là chất xúc tác tạo nên động cơ hoạt động, học tập và phát triển nhận thức của trẻ. Việc khen ngợi trẻ đúng cách sẽ là phần thưởng vô cùng quý giá cho con.
Trên đây là những chia sẻ về hành vi bắt chước của trẻ trong giai đoạn vàng 6 năm đầu đời, đặc biệt là hành vi bắt chước trong Montessori. Suy nghĩ, lời nói, hành động của môi trường xung quanh ảnh hưởng rất lớn tới trẻ và là chất xúc tác nuôi dưỡng tâm hồn và định hình tính cách của con sau này. Vì vậy, gia đình và nhà trường cần có những hành động tích cực để trẻ được ảnh hưởng tích cực thông qua việc bắt chước.