Bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 là nội dung kiến thức cơ bản trẻ phải học khi đến trường. Tuy nhiên để việc học của trẻ thuận lợi, ghi nhớ tốt tạo nền tảng cho việc học chữ sau này cha mẹ cần dạy thêm cho con ở nhà. Thông qua nội dung bài viết dưới đây Sakura Montessori gửi đến các bậc phụ huynh thông tin chuẩn nhất và phương pháp hướng dẫn trẻ học bảng chữ cái phù hợp. Từ đó giúp cha mẹ tìm ra và áp dụng phương pháp tốt nhất cho em bé nhà mình
Bảng chữ cái lớp 1 tiếng Việt là gì?
Môn học tiếng Việt có rất nhiều sự thay đổi sau nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 cũng có nhiều khác biệt so với thời các bậc phụ huynh đã học. Vậy bảng chữ cái lớp 1 tiếng Việt hiện nay là gì?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảng chữ cái lớp 1 tiếng Việt được viết theo dạng chữ in hoa và chữ thường. Trong đó bao gồm 29 chữ cái là 17 nguyên âm đơn, 12 phụ âm ghép và 5 dấu thanh.
>>Xem thêm: [CẬP NHẬP] Bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn Bộ Giáo Dục mới nhất
Nguyên âm, phụ âm, dấu thanh và các nét trong bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1
Tìm hiểu nguyên âm, phụ âm, dấu thanh và các nét trong bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 giúp cha mẹ chủ động trong quá trình dạy trẻ đạt hiệu quả.
1. Tìm hiểu về nguyên âm khi dạy chữ cái tiếng Việt lớp 1
Trong bảng chữ cái tiếng Việt chuẩn có tổng cộng 12 nguyên âm đơn là a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y. Ngoài ra còn có 3 nguyên âm đôi có nhiều cách viết: ua – uô, ia – yê – iê, ưa – ươ. Để đọc nguyên âm chuẩn cha mẹ cần lưu ý:
- Nguyên âm a – ă có cách đọc gần giống nhau (giống về độ mở miệng, uốn lưỡi và khẩu hình phát âm)
- Nguyên âm ơ – â có cách đọc tương tự nhưng ơ là âm dài, â là âm ngắn hơn.
- Các nguyên âm có dấu như: ơ, ư, ô, ă, â là âm khó nhớ, khó đọc cần đọc từ từ, chậm rãi.
- Âm â – ă sẽ không đứng một mình trong chữ tiếng Việt.
>>Xem thêm: Những nguyên tắc dạy con đọc, viết trước tuổi đi học từ Hot Mom Phan Hồ Điệp
2. Bảng phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt của lớp 1
Bảng phụ âm trong bảng chữ cái tiếng Việt của lớp 1 bao gồm 17 phụ âm đơn và 10 phụ âm ghép. Cụ thể:
- 17 phụ âm đơn: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x
- 10 phụ âm ghép: ch, gh, gi, kh, ng, ngh, nh, th, tr, qu
Các phụ âm ghép là sự kết hợp của phụ âm đơn và một số nguyên âm. Ngoài ra, trong bảng chữ cái còn có phụ âm ghép từ 3 chữ cái là ngh. Tuy nhiên những phụ âm ghép dài này khá khó học, cha mẹ cần chú ý để dạy trẻ đầy đủ
3. Dấu thanh (thanh điệu) trong bảng chữ cái tiếng Việt
Trong bảng chữ cái tiếng Việt sẽ gồm có 5 thanh dấu là:
- Dấu sắc (´): nhú, trú, dấu…
- Dấu hỏi (ˀ): hỏi, ngủ, nghỉ, tỏa…
- Dấu huyền (`): già, bà, cà, quỳnh…
- Dấu nặng (.): trọng, họng, hiệu…
- Dấu ngã (~): ngã, chữ, hãy…
Việc đặt dấu thanh ở đâu trong từ tiếng Việt cũng vô cùng quan trọng, đảm bảo cho việc viết đúng chính tả sau này. Cha mẹ cần lưu ý một số nội dung dưới đây:
- Dấu thanh đặt ở nguyên âm trong từ có 1 nguyên âm: ngủ, nghỉ…
- Dấu thanh đặt ở nguyên âm thứ 1 trong từ có nguyên âm đôi: của, già…
- Dấu thanh đặt vào nguyên âm thứ 2 nếu từ có nguyên âm 3 hoặc nguyên âm đôi cộng với 1 phụ âm thì: quỳnh, khuỷu…
- Dấu thanh ưu tiên đặt ở nguyên âm ơ và e: thuở, nghé…
>>Xem thêm: Hướng dẫn cha mẹ dạy bé học chữ cái nhanh thuộc, nhớ lâu
4. Nét cơ bản trong bảng chữ cái
Trong bảng chữ ghép vần tiếng Việt lớp 1 có 3 nét cơ bản cha mẹ cần hướng dẫn trẻ thành thạo trước khi viết chữ. Có như vậy việc học viết chữ của trẻ sẽ trở nên dễ dàng và đẹp hơn.
- Nét thẳng cơ bản: Đây là nét đầu tiên cần dạy bé, nét thẳng là 1 đường viết thật thẳng và đều. Nét thẳng gồm 3 dạng là nét thẳng ngang, nét thẳng dọc và nét thẳng xiên. Nét này dễ viết nhất trong các nét cơ bản.
- Nét cong cơ bản: Nét cong là đường cong uốn lượn, liền mạch. Nét cong khá khó viết nên cha mẹ cần luyện tập nhiều cho trẻ để cơ tay mềm dẻo, đưa bút liền mạch không bị đứt quãng, độ cong đều thì chữ viết mới đẹp. Khi con bắt đầu tập viết phụ huynh nên chấm sẵn thành đường cong để trẻ tô theo, khi thành thạo hơn hãy để trẻ tự viết.
- Nét khuyết cơ bản: Nét khuyết cơ bản được đánh giá là nét khó nhất đối với trẻ mới tập viết. Cha mẹ cần tập cho con xác định đúng vị trí dừng bút và rê bút để đảm bảo đúng kỹ thuật, tạo nét đều đẹp.
Ngoài 3 nét cơ bản nhất phụ huynh cần hướng dẫn trẻ nét móc và nét hất. Trong đó:
- Nét móc: Nét móc là dạng nét có dạng như móc câu theo chiều ngược và chiều xuôi.
- Nét hất: Nét hất là các nét kết thúc khi viết chữ thường, chữ sáng tạo, chữ hoa. Các loại chữ in hoa không có nét hất.
>>Xem thêm: Tài liệu dạy con tại nhà
Các bước dạy đánh vần bảng chữ ghép vần tiếng Việt lớp 1
Để đảm bảo quá trình học đánh vần bảng chữ ghép vần tiếng Việt hiệu quả, cha mẹ đừng bỏ qua trình tự dạy học chuẩn xác. Sau đây là các bước dạy trẻ, mời phụ huynh tham khảo để tiến hành tuần tự, đừng vì nóng vội kết quả mà ép trẻ học nhanh chóng hay đốt cháy giai đoạn.
Bước 1: Dạy trẻ ghi nhớ mặt chữ in thường
Làm quen và ghi nhớ mặt chữ là bước đầu tiên khi cha mẹ dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Việt. Mỗi ngày cha mẹ hãy cho con học từ 2 – 5 chữ và lặp lại đến khi trẻ thuộc lòng 29 chữ cái trong bảng. Thời gian học kéo dài tùy thuộc vào nhận thức của mỗi đứa trẻ.
Bước 2: Học thuộc mặt chữ cái in hoa
Sau khi trẻ ghi nhớ 29 chữ cái in thường, cha mẹ tiếp tục cho bé học chữ in hoa. Cần phân biệt rõ cho trẻ các viết khác nhau của 2 loại chữ. Nhưng phụ huynh cũng cần lưu ý cách phát âm 2 loại chữ này là giống nhau.
Bước 3: Dạy trẻ học dấu thanh
Sau khi trẻ học thuộc 2 dạng chữ in thường và in hoa, cha mẹ cho bé học phần âm sắc, dấu thanh thông qua các từ nối đơn giản. Ví dụ chữ B A, khi kết hợp với dấu thanh thành BA, BÀ, BÁ… Áp dụng tương tự với các từ nối từ đơn giản đến phức tạp khác.
Bước 4: Cho trẻ tiếp xúc, nhận biết chữ cái tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi
Việc cho trẻ tiếp xúc chữ cái tiếng Việt mọi lúc, mọi nơi giúp trẻ ghi nhớ và biến thành phản xạ tự nhiên. Biến bảng chữ cái thành 1 phần cuộc sống hàng ngày, giúp con ghi nhớ các kiến thức đã học, trẻ tự tư duy và xây dựng sự hứng thú. Cha mẹ cho trẻ tiếp xúc bảng chữ cái bằng cách giới thiệu hoặc đố trẻ tự phát hiện qua các biển hiệu quảng cáo khi đi đường, nhãn mác thực phẩm ở siêu thị, sách truyện tại gia đình…
Một số chú ý quan trọng khi dạy chữ cái tiếng Việt lớp 1 cho trẻ
Để giúp trẻ học nhanh, sớm thành thạo tiến tới đánh vần bảng chữ ghép vần tiếng việt lớp 1 cha mẹ cần chú ý gì trong quá tình dạy con học? Chúng ta cần nhớ bảng 29 chữ cái không phải là số lượng nhỏ, vì vậy từ khi bắt đầu đến khi kết thúc trẻ cần có thời gian để ghi nhớ. Việc hướng dẫn, khuyến khích, động viên con học vô cùng quan trọng. Cha mẹ cần lưu ý thêm một số tips hay để dạy trẻ hiệu quả hơn.
Dạy trẻ học bảng chữ cái tiếng Việt theo nhóm chữ
Phụ huynh hãy chia 17 nguyên âm, 12 phụ âm tron bảng chữ cái thành các nhóm từ có cách viết và cách phát âm giống nhau. Sau đó giải thích về nét chữ, cách phát âm và sự tương đồng của nhóm chữ này để trẻ dễ học hơn. Ví dụ:
- Nhóm chữ có nét cơ bản là nét cong: c, o, ô, ơ…
- Nhóm chữ có nét cơ bản là nét móc: i, u, ư, n, m…
- Nhóm chữ có nét cơ bản là nét khuyết: h, l, b, y…
- Nhóm chữ có nét cơ bản là nét phối hợp: s, v, r…
Kết hợp dạy trẻ vừa đọc vừa tập viết
Theo nhiều nghiên cứu của các chuyên gia đã khẳng định việc học đọc kết hợp tập viết là cách học thuộc nhanh nhất. Vì vậy ngoài việc cho bé học phát âm cha mẹ kết hợp cho con luyện tập viết hàng ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cha mẹ hãy cho trẻ tập viết chữ thường trước, mỗi ngày 2 – 3 chữ, mỗi chữ 5 lần. Việc học viết chữ giúp con rèn luyện nề nếp vở sạch chữ đẹp, tính cẩn thận ngay từ khi còn nhỏ.
Tập cho bé phát âm chuẩn
Việc tập phát âm chuẩn là cần thiết, tuy nhiên cha mẹ nên lưu ý khi mới học phần lớn trẻ chưa phát âm chuẩn. Vì vậy quá trình dạy học đòi hỏi cha mẹ cần kiên trì, không nên ép buộc, quát mắng khi con đọc sai.
Trong quá trình dạy trẻ học, cha mẹ cần phát âm mẫu, thường xuyên để ý nếu con phát âm sai thì chỉnh sửa lại. Sau 1 thời gian trẻ sẽ dần cải thiện và phát âm chuẩn.
>>Xem thêm: Phát triển ngôn ngữ bằng xô âm: Tăng vốn từ vựng, chuẩn từng phát âm
Tạo sự hứng thú học tập với các công cụ hỗ trợ
Trẻ luôn có cảm giác thích thú với các hình ảnh ngộ nghĩnh, các video nhiều màu sắc sống động… Vì vậy cha mẹ hãy kết hợp sử dụng các công cụ hỗ trợ như bảng chữ cái màu sắc, các truyện tranh vui nhộn, video phù hợp trẻ nhỏ nhằm thu hút sự chú ý của bé. Trẻ vui thích học tập sẽ nhớ lâu, nhanh thuộc và tạo niềm yêu thích học tập cho con.
Tạo điều kiện cho trẻ học tập với bạn bè cùng trang lứa
Được học mà chơi, chơi mà học với bạn bè cùng trang lứa là động lực giúp bé học tốt, nhớ lâu hơn. Cha mẹ có thể liên kết với phụ huynh khách để tổ chức buổi học, buổi dã ngoại hay các cuộc thi nhỏ cho các bé giao lưu, học tập. Các hoạt động ngoài trời cũng là ý tưởng hay để trẻ năng động, hoạt bát và học vui, học tốt hơn.
Hình thành thói quen, nề nếp học tập hàng ngày cho trẻ
Ở lứa tuổi mầm non phần lớn trẻ ham chơi và ít chú ý đến việc học. Do đó cha mẹ cần tạo sự hứng thú và hình thành thói quen học tập hàng ngày cho trẻ. Đây cũng là tiền đề tốt để bé chuẩn bị bước vào lớp 1.
Phụ huynh hãy tạo ra 1 khung giờ học cố định, rèn luyện trẻ quen dần. Sau 1 thời gian con sẽ hình thành nề nếp sắp xếp thời gian học tập, việc học của trẻ sẽ mang lại hiệu quả tốt.
Câu hỏi thường gặp
1. Tại sao cha mẹ cần hiểu rõ về bảng 29 chữ cái tiếng Việt?
Bảng 29 chữ cái tiếng Việt có nhiều sự thay đổi theo mỗi cần phổ cập giáo dục. Do đó ở thời điểm hiện tại, bảng chữ cái tiếng Việt có sự khác biệt so với thời các bậc phụ huynh đi học. Vì vậy trước khi hướng dẫn trẻ học phụ huynh cần tìm hiểu để hiểu rõ về bảng chữ cái. Nắm vững kiến thức, các phương pháp dạy trẻ cha mẹ sẽ giúp trẻ tiếp cận và học các chữ cái một cách hiệu quả. Tạo nền tảng tốt nhất cho con trước khi bước vào lớp 1.
2. Có bao nhiêu loại bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1?
Bảng 29 chữ tiếng Việt theo quy định có 2 loại là bảng chữ in hoa và bảng chữ in thường. Trong đó:
- Bảng chữ in hoa: là bảng chữ viết in lớn bằng chữ hoa hay gọi là chữ in hoa
- Bảng chữ in thường: là bảng chữ viết in thường hay chữ in thường
Trên thực tế của nhiều mẫu chữ in hoa và in thường khác nhau với cách viết các nét cơ sự thay đổi nhưng vẫn giữ lại những nét cơ bản. Tuy nhiên, cách phát âm chữ in thường và chữ in hoa hoàn toàn giống nhau.
>>Xem thêm: Kinh nghiệm dạy trẻ chậm nói cha mẹ cần xem ngay
3. Những sai lầm phụ huynh cần tránh khi dạy bé học chữ cái tiếng Việt lớp 1?
Trong quá trình dạy trẻ học chữ cái tiếng Việt lớp 1, cha mẹ cần tránh 1 số sai lầm dễ mắc phải dưới đây:
- Dạy con bảng chữ cái lớp 1 tiếng Việt quá sớm: Tùy thuộc vào điều kiện, môi trường, khả năng của trẻ cha mẹ có thể bắt đầu dạy bảng chữ cái tại các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên không nên dạy trẻ từ quá sớm (dưới 2 tuổi), nên bắt đầu lúc 2 – 3 tuổi là hợp lý. Ban đầu nên cho con làm quen các chữ cái quá các sách truyện, video… để trẻ cảm thấy hứng thú. Khi các con chủ động với việc học thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn.
- Ép buộc trẻ phải học nghiêm túc: Quan điểm bắt trẻ con phải học nghiêm túc đã không còn đúng đắn, bởi có rất nhiều nghiên cứu khẳng định với lứa tuổi còn nhỏ việc học mà chơi, chơi mà học mới mang lại hiệu quả. Điều này không chỉ mang lại kết quả học tập tốt mà còn góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ.
Để quá trình dạy trẻ bảng chữ cái tiếng Việt lớp 1 đạt hiệu quả tốt, đòi hỏi cha mẹ có quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm ra phương pháp phù hợp với em bé nhà mình. Hy vọng thông qua những thông tin trên đây, Sakura Montessori sẽ mang đến cho cha mẹ những thông tin có ích. Từ đó cha mẹ và các bé có trải nghiệm học tập vui vẻ và hiệu quả nhất.