Nền tảng vững chắc cho tương lai của trẻ xuất phát từ những kỹ năng cơ bản của cuộc sống…

Thầy Nguyễn Bảo Trọng, Giám đốc học thuật trường mầm non Sakura Montessori, hào hứng chia sẻ: “Giao tiếp, tư duy phản biện, tư duy sáng tạo là những kỹ năng thiết yếu được lồng ghép vào các bài học và hoạt động vui chơi tại tất cả các cơ sở trường trên toàn hệ thống. Từ những trải nghiệm đó, các con sẽ tích lũy một cách tự nhiên và đầy hào hứng”.

5 kỹ năng nền tảng thế kỷ 21 trường Sakura Montessori xây dựng cho trẻ
Học sinh Sakura Montessori được bồi dưỡng 5 kỹ năng nền tảng của thế kỷ 21 để sẵn sàng làm chủ tương lai

1. Tư duy phản biện xuất phát từ phương pháp “Giáo dục trải nghiệm”

Là ngôi trường tiên phong đặt nền móng phương pháp Montessori tại Việt Nam, trường mầm non quốc tế Sakura Montessori bồi dưỡng và giúp trẻ phát huy tư duy phản biện theo phương pháp giáo dục Montessori.

Sakura tôn trọng cá tính và bản sắc riêng biệt của từng trẻ để các con có thể tự do lựa chọn góc học tập, góc chơi theo sở thích, tự do phát biểu và nói lên quan điểm của bản thân.

Nhà trường áp dụng triệt để phương pháp “giáo dục trải nghiệm” – học tập thông qua thực làm và các giác quan để tối ưu sự phát triển tư duy phản biện của trẻ. Cũng dựa theo phương pháp này, sơ đồ giúp học sinh hình thành và phát triển tư duy phản biện tại Sakura Montessori được hình thành như sau:

  1. Học sinh thực hành hoạt động trong và ngoài lớp học tuân theo các nguyên tắc, định hướng của các thầy cô giáo.
  2. Học sinh được khuyến khích đặt câu hỏi và đưa ra các ý kiến, quan điểm cá nhân thông qua quan sát, cảm nhận và trải nghiệm thực tế. Nhờ vậy, học sinh học cách tư duy trong diễn đạt về các kết quả thực hành và dần hình thành khả năng phản biện với ý kiến của mọi người xung quanh.
  3. Học sinh học cách liên hệ lý thuyết với các ví dụ trong thực tế, trực tiếp áp dụng những điều học được vào tình huống thực hành.

Qua đó, dựa trên trải nghiệm thực tế và những đánh giá, phân tích từ các nghiên cứu sẵn có, trẻ sẽ biết cách tiếp nhận, tích lũy và kiến tạo tri thức trong tương lai. Đồng thời, với sự khơi gợi khéo léo của thầy cô, trẻ càng có cơ hội thể hiện mình bằng những suy nghĩ riêng, những lý lẽ, phân tích và lập luận cụ thể.

2. “Lấy trẻ làm trung tâm, dám nghĩ, dám làm” gieo mầm Tư duy sáng tạo

Tôn trọng sự khác biệt, ủng hộ trẻ dám nghĩ dám làm những điều mới mẻ, phát huy tối đa khả năng cá nhân là đặc trưng của môi trường Montessori tại Sakura.

Với phương châm giáo dục cốt lõi “lấy trẻ làm trung tâm”, Sakura Montessori trao quyền làm chủ cho các bạn nhỏ. Trong lớp học Montessori, trẻ tự do lựa chọn hoạt động học tập theo sở thích và sự định hướng của thầy cô giáo. Sakura đề cao sự tương tác của trẻ với các môn học, hoạt động ngoại khóa… bằng nhiều hình thức khác nhau như kể chuyện, vẽ tranh, làm thủ công, múa hát, nghe nhạc,… Trẻ tự do quan sát, đánh giá, cảm nhận và lựa chọn cách giải quyết riêng bằng sự sáng tạo của chính mình.

5 kỹ năng nền tảng thế kỷ 21 trường Sakura Montessori xây dựng cho trẻ
Trẻ vui thích thực hiện các hoạt động sáng tạo, các thí nghiệm khoa học lý thú…

Giáo viên Montessori không bắt ép hay gò bó tư duy của trẻ về một sự vật, sự việc mà luôn tạo không gian mở để trẻ thỏa sức phát huy trí tưởng tượng và thực hiện những điều mới mẻ. Người giáo viên Montessori không chỉ là người dạy mà chính là người bạn đồng hành tin cậy, hỗ trợ và tạo động lực cho trẻ phát triển óc sáng tạo, khai phá tiềm năng và làm chủ tương lai.

3. Kỹ năng giao tiếp hình thành từ các hoạt động Đội, Nhóm

Phát triển kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những mục tiêu giáo dục cốt lõi của mầm non Sakura. Để tăng cường kỹ năng giao tiếp tốt cho trẻ, các hoạt động nhóm, kết nối các bạn nhỏ với thầy cô, bạn bè trong môi trường học tập, vui chơi liên tục diễn ra.

Circle Time trong các giờ Montessori là một ví dụ tiêu biểu cho hoạt động giúp trẻ phát triển khả năng giao tiếp tại Sakura. Trong giờ Circle, các bạn nhỏ và giáo viên sẽ chủ động trao đổi với nhau dưới hình thức trò chuyện chia sẻ, chơi trò chơi, vận động nhảy múa,… Đối với các hoạt động cá nhân, do tính duy nhất của giáo cụ Montessori, trẻ phải vận dụng khả năng giao tiếp, kết nối với bạn bè, thầy cô để đàm phán, thuyết phục để luân phiên  sử dụng giáo cụ chờ tới lượt của mình.

Hoạt động ngoại khóa, dã ngoại bên ngoài lớp học thường xuyên tổ chức với nhiều chủ đề khác nhau cũng khuyến khích trẻ giao lưu, gắn kết và phát triển kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Đó sẽ là nền tảng giúp trẻ phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ bền vững trong cuộc sống.

5 kỹ năng nền tảng thế kỷ 21 trường Sakura Montessori xây dựng cho trẻ
SMISers tự tin cùng nhau biểu diễn âm nhạc trong đại nhạc hội Winter Concert

4. Tinh thần hợp tác làm nền tảng trong mọi hoạt động học tập, trải nghiệm

Với các hoạt động teamwork trong và ngoài lớp học, các bạn nhỏ Sakura Montessori cùng trò chuyện, tương tác với nhau, tham gia quá trình giải quyết vấn đề, cộng tác để đạt hiệu quả cao trong học tập và trải nghiệm.

Việc hợp tác, trao đổi thông tin giữa các SMISers cũng chính là nền tảng giúp các con có thể phát triển kỹ năng phản biện để bảo vệ ý kiến của bản thân, kỹ năng giao tiếp để thuyết phục mọi người. Hơn nữa, khi biết cách phát huy tinh thần hợp tác linh hoạt cùng người khác, các bạn nhỏ còn biết cách thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người cũng như quan điểm trái chiều. Đó cũng chính là điều mà Sakura Montessori luôn mong đợi.

5. Tự lập để sẵn sàng khai mở cánh cửa tương lai

Sakura Montessori cho rằng, mỗi trẻ đều sẵn có khả năng tự lập tuyệt vời nếu người lớn tạo điều kiện tối đa để trẻ phát huy năng lực đó.

Cho nên, áp dụng phương pháp Montessori, nhà trường giáo dục khả năng tự lập của trẻ thông qua nhiều hoạt động học tập thú vị. Ví dụ: Trong lĩnh vực Thực hành cuộc sống, trẻ rèn những kỹ năng tự lập qua một số hoạt động gần gũi như đánh răng, rửa mặt, chải tóc, tự treo quần áo, mũ nón, cài khuy áo, thắt dây giày, tự làm một số món ăn,…

5 kỹ năng nền tảng thế kỷ 21 trường Sakura Montessori xây dựng cho trẻ
Các bạn nhỏ trường Sakura tự lập trong việc thực hiện các bài học trong lớp

Bên cạnh đó, ở hoạt động cá nhân trong lớp, Sakura luôn mang đến cho trẻ một không gian trật tự tuyệt đối, không can thiệp, làm ngắt quãng chu trình làm việc của trẻ. Các con tự lựa chọn góc học tập và thực hiện hoạt động, sau khi hoàn thành phải đem trả giáo cụ đúng vị trí.

Nhờ vậy, tính độc lập, tự giác của trẻ được phát huy cao độ hơn, tối ưu khả năng tự học, tự tiếp nhận tri thức ở mỗi trẻ.

Với hành trang kỹ năng nền tảng của thế kỷ 21 được trang bị từ bé, những bạn nhỏ Sakura Montessori đã sẵn sàng hội nhập và kiến tạo tương lai.

Quỳnh Nga
Theo Dân trí
https://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/5-ky-nang-nen-tang-the-ky-21-truong-sakura-montessori-xay-dung-cho-tre-20190529114832206.htm

0/5 (0 Reviews)