Giáo dục trẻ em ngay từ sớm là điều mà cha mẹ Nhật luôn đặc biệt quan tâm. Trong cách dạy con của người Nhật, mọi trẻ em đều hướng đến sự tự lập, lễ phép và thông minh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết cách dạy con hay của người Nhật trong bài viết dưới đây và áp dụng cho gia đình mình bạn nhé.

phương pháp dạy con của người Nhật
Phương pháp dạy con của người Nhật

1. Cách dạy con của người Nhật khác người Việt ở đâu?

Cách dạy con của người Nhật có nhiều sự khác biệt so với người Việt. Một số điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất trong cách giáo dục con của cha mẹ Nhật với cha mẹ Việt phải kể đến như sau:

  • Trẻ em Nhật được tập ngủ riêng ngay từ khi lọt lòng, ngồi ghế ăn ngay từ thời điểm ăn dặm và tập chơi một mình từ sớm.
  • Trẻ em Nhật ở độ tuổi đi học có thể đi bộ đến trường, học cách tự bắt xe buýt và tự đi chợ.
  • Trẻ em Nhật được dạy cách đối xử công bằng với mọi người, lễ phép và lịch sự khi giao tiếp với người lớn, cư xử lịch thiệp với bạn bè.
  • Trẻ em Nhật được tự do giải trí, vui chơi và học tập trong môi trường an toàn.

Sở dĩ người Nhật có thể để con tự khám phá, học tập và vui chơi một phần là do đất nước này có môi trường sống an toàn hơn so với Việt Nam. Với nền văn hoá và môi trường sống khác biệt, cách nuôi dạy con của Nhật và Việt Nam cũng sẽ có sự khác nhau tương đối.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng phương pháp giáo dục con của người Nhật hiện đang được nhiều nước trên thế giới học tập, trong đó có Việt Nam.

>> Xem thêm: 5 phương pháp giáo dục mầm non nổi tiếng thế giới

cach day con kieu nhat duoc danh gia cao
Cách dạy con kiểu Nhật được đánh giá cao

2. Tổng hợp 15 cách dạy con nghe lời của người Nhật hay nhất

2.1. Dạy con tính kỷ luật

Tính kỷ luật là điều trẻ cần hình thành ngay từ những năm đầu đời. Ở Nhật Bản, trẻ em được học cách tự ăn, tự ngủ từ sớm và học cách xếp hàng khi qua đường, xin lỗi khi làm sai và cảm ơn khi cần. Kỷ luật của trẻ em Nhật không được hoàn thiện bằng đòn roi mà bằng sự kiên nhẫn và nhẹ nhàng của người làm cha mẹ.

2.2. Dạy con sự tự tin, độc lập

Ngoài cách dạy con nghe lời của người Nhật, trẻ em Nhật còn được dạy về sự tự tin và độc lập. Trẻ hình thành thói quen tự chơi, tự ngủ, tự ăn ngay từ trong những năm đầu đời. Nhờ được tập luyện từ nhỏ, trẻ luôn tự tin trong các hoạt động hàng ngày và tăng được dạy cách tôn trọng và công bằng với mọi đối tượng, mọi ngành nghề. Trong trường học Nhật, các thầy cô luôn đối xử một cách bình đẳng với tất cả kỹ năng giải quyết vấn đề.

Có lẽ ba mẹ thường nghĩ, con còn nhỏ nên không thể tự làm được việc gì cả hoặc đôi khi do ba mẹ bao bọc quá mức, không muốn con động tay động chân vào bất cứ thứ gì. Ba mẹ đừng lo nhé, con có thể tự làm được những công việc nhỏ, và chính nhờ sự tự lập này có thể giúp con phát triển tốt hơn. Học tập phương pháp dạy con của người Nhật và ứng dụng phương pháp Montessori vào giảng dạy, tại trường Sakura Montessori các con đã có thể tự làm được rất nhiều công việc, không phụ thuộc vào thầy/cô hay ba mẹ, cùng theo dõi các con nhé!

2.3. Dạy con nhận biết sự tôn trọng và công bằng

Trẻ em Nhật Bản ả các học sinh bất kể giàu nghèo. Những năm đầu đời, trẻ em được dạy văn hoá cúi đầu cảm ơn, chào hỏi với người lớn tuổi.

Trẻ em Nhật được dạy cách tôn trọng mọi người
Trẻ em Nhật được dạy cách tôn trọng mọi người

2.4. Dạy con tự giác

Tính tự giác của trẻ cần được hình thành ngay từ trong giai đoạn 2 – 3 tuổi. Trẻ em được bố mẹ khuyến khích tự xúc cơm, cầm đũa và tự vệ sinh cá nhân. Trẻ em Nhật ý thức được việc mình phải làm là gì và không đợi người lớn nhắc nhở hay làm hộ.

2.5. Khuyến khích con bộc lộ năng lực bản thân

Trong 12 cách dạy con của người Nhật, cách dạy con bộc lộ năng lực bản thân là điều mọi gia đình Việt cần noi theo. Cha mẹ Nhật luôn cố gắng khuyến khích, tạo cơ hội cho trẻ học những môn năng khiếu mà conhứng thú hay tham gia những buổi ngoại khoá, cắm trại cùng bạn bè.

2.6. Cha mẹ làm gương cho con

Cách dạy con của người Nhật là cha mẹ cần làm tấm gương sáng cho con trẻ noi theo. Muốn trẻ đọc sách cha mẹ cần đọc sách với trẻ, muốn trẻ nề nếp và kỷ luật cha mẹ cũng cần làm điều đó đầu tiên. Một đứa trẻ được lớn lên trong gia đình cha mẹ luôn làm tấm gương cho con cái sẽ trưởng thành và hình thành những nhân cách tốt, phát triển toàn diện về tâm hồn và trí tuệ.

Cách dạy con của người Nhật - Cha mẹ Nhật làm gương cho con cái
Cách dạy con của người Nhật – Cha mẹ Nhật làm gương cho con cái

2.7. Cách dạy con của người Nhật khi bị bạn đánh

Cách dạy con của người Nhật khi bị bạn đánh luôn đảm bảo sự tinh tế và nhân văn. Cha mẹ Nhật luôn lắng nghe con, dạy con về nơi an toàn để trú ẩn và tâm sự khi bị bạn bắt nạt. Ngoài ra, người Nhật sẽ hướng dẫn trẻ cách giải quyết vấn đề đảm bảo an toàn cho bản thân và tránh ảnh hưởng đến hoà khí giữa bạn bè.

2.8. Cách khen con tinh tế

Cha mẹ Nhật luôn khen con theo hành vi cụ thể trẻ đã làm tốt. Điều này giúp trẻ dễ hình dung hơn việc mình làm để khiến bố mẹ hài lòng và sẽ lặp lại trong lần tiếp theo. Ví dụ thay vì nói “Con giỏi quá” một cách chung chung, cha mẹ Nhật sẽ khen hành vi của trẻ như “Con hôm nay ăn rất ngoan”, “Con đã tự thay quần áo rất giỏi”.

2.9. Hỗ trợ, hướng dẫn con nghiên cứu, tìm tòi

Nước Nhật là một trong những đất nước được đánh giá cao với vô số thần đồng nhí nhờ cách giáo dục thông minh của các bậc cha mẹ. Người Nhật luôn nỗ lực dạy con cách tìm tòi, tự nghiên cứu vấn đề để đảm bảo trẻ hiểu sâu và nhớ lâu hơn.

Trẻ được học tìm đường bằng bản đồ, tra cứu từ điển, tìm kiếm kiến thức sao cho phù hợp với độ tuổi của mình qua nhiều trò chơi bổ ích hàng ngày.

Trẻ được tư do khám phá và trải nghiệm
Trẻ được tư do khám phá và trải nghiệm

2.10. Không chỉ trích lỗi lầm của trẻ

Cách dạy con của người Nhật giúp trẻ hình thành sự tự tin, nuôi dưỡng lòng tự trọng là không chỉ trích những lỗi lầm của trẻ. Cha mẹ sẽ không phạt trẻ những hình phạt gây tổn thương tinh thần hay đay nghiến, chỉ trích những lỗi lầm mà trẻ mắc phải.

2.11. Không quy chụp hay áp đặt trẻ

Quy chụp hay áp đặt trẻ là một lỗi lớn mà đại đa số cha mẹ Việt đều gặp phải. Với người Nhật, họ quan niệm trẻ em cần sự thoải mái về tâm lý tự do làm những điều mình thích. Cha mẹ không dùng lời lẽ tiêu cực với trẻ và không áp đặt trẻ trong mọi trường hợp.

2.12. Kiên nhẫn với con

Trẻ em trong độ tuổi từ 3 – 7 tuổi thường xuyên có những câu hỏi khá ngây ngô và thường hỏi đi hỏi lại nhiều lần. Cha mẹ Nhật luôn sẵn sàng lắng nghe câu hỏi và kiên nhẫn giải thích cho trẻ cùng một vấn đề cho đến khi trẻ nhớ rõ và chuyển sang các câu hỏi khác.

Cách dạy con của người Nhật - Cha mẹ Nhật kiên nhẫn với trẻ
Cách dạy con của người Nhật – Cha mẹ Nhật kiên nhẫn với trẻ

2.13. Không nói về con của mình

Các bậc phụ huynh Việt đôi khi có thể dành nhiều giờ để nói về con của họ bằng giọng điệu tự hào. Ngược lại, cha mẹ Nhật không có khái niệm khoe con vì tránh trẻ trở nên tự phụ, tự tin thái quá. Họ cho rằng những lời khen vô thưởng vô phạt không giúp ích gì cho con mình và mang tính chất khoe khoang không cần thiết.

Nếu con có điểm nổi bật hơn đứa trẻ khác, điều cha mẹ Nhật làm là mong muốn sẽ có cách tự nhiên để mọi người tự thấy về điều này. Ví dụ như trẻ thi đỗ trường nổi tiếng sẽ có đồng phục trường và mọi người khi nhìn vào sẽ tự nhận ra điều đó.

2.14. Tổ chức những chuyến đi gia đình

Những chuyến đi gia đình luôn là trải nghiệm tuyệt vời đối với trẻ. Cha mẹ Nhật thường xuyên tổ chức những hoạt động cắm trại hàng tuần, hàng tháng để gắn kết tình cảm gia đình và giúp con có cơ hội gần gũi với thiên nhiên.

2.15. Dạy chữ cho con từ sớm

Trẻ em Nhật được dạy chữ sớm nhằm tăng khả năng tư duy, ghi nhớ và trí thông minh. Dạy chữ sớm kiểu Nhật thường dạy qua những món đồ chơi thông minh phù hợp với độ tuổi như bảng chữ cái, sách vở.

Cách dạy con của người Nhật - Dạy chữ sớm giúp trẻ thông minh, năng đông
Cách dạy con của người Nhật – Dạy chữ sớm giúp trẻ thông minh, năng đông

3. Lưu ý quan trọng cho ba mẹ khi dạy con 1 tuổi

Những nguyên tắc quan trọng trong cách dạy con của người Nhật cha mẹ cần biết như sau:

  • Cho trẻ tiếp cận với nhiều môi trường: Trẻ em được tiếp cận với thiên nhiên và được tạo điều kiện khám phá thế giới giúp trẻ tăng hiểu biết, nhận thức thông tin từ sớm.
  • Tôn trọng con trong quá trình dạy: Theo nghiên cứu, 3 tuổi là thời điểm bắt đầu hình thành cá tính riêng. Vì vậy, trẻ cần được tôn trọng và khuyến khích hoàn thiện sở thích riêng của bản thân.
  • Dùng ngôn từ nhẹ nhàng: Trẻ em luôn bắt chước lời nói và hành động của cha mẹ. Vì vậy, cha mẹ cần dùng ngôn từ nhẹ nhàng, gần gũi phù hợp với độ tuổi của trẻ.
  • Dạy con đúng cách theo độ tuổi: Mỗi độ tuổi trẻ sẽ tò mò và hứng thú với những vấn đề khác nhau. Việc của cha mẹ thông thái là nắm bắt từng thời điểm nhạy cảm của trẻ và định hướng cho trẻ trong việc phát triển kỹ năng mà trẻ đang yêu thích.
  • Không dỗ dành, nuông chiều trẻ: Cha mẹ Nhật không dỗ dành và nuông chiều con ngay cả khi con khóc hay mè nheo. Điều này để tránh trẻ hình thành những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sau này.
Cách dạy con của người Nhật - Dạy trẻ trên tinh thần tôn trọng cái tôi của trẻ
Cách dạy con của người Nhật – Dạy trẻ trên tinh thần tôn trọng cái tôi của trẻ

4. Một số câu hỏi thường gặp

4.1. Cách phạt con của người Nhật như thế nào?

Cha mẹ Nhật dạy con không sử dụng đòn roi, la mắng. Nguyên tắc chung của người Nhật là nghệ thuật kỷ luật đúng cách. Cha mẹ Nhật nói chuyện riêng với trẻ khi trẻ mắc lỗi, không la mắng con ở chốn đông người.

4.2. Sách dạy con của người Nhật?

Phương pháp nuôi dạy con của người Nhật xuất hiện trong nhiều cuốn sách, cụ thể như:

  • Cha mẹ Nhật dạy con tự lập
  • Tự nảy mầm tự vươn lên
  • Chờ đến mẫu giáo thì đã muộn
  • Cha mẹ Nhật dạy con lắng nghe hơn là la mắng
  • Ăn dặm kiểu Nhật
  • Nghệ thuật dạy con là việc nhà của người Nhật

4.2. Nuôi dạy con kiểu Nhật – giai đoạn 0 tuổi như thế nào?

Dạy con trong giai đoạn 0 tuổi được người Nhật đặc biệt chú trọng. Trẻ được nuôi dưỡng tình yêu với sách vở, làm quen với những đồ chơi âm thanh thú vị và các trò chơi hấp dẫn giúp cải thiện kỹ năng nói sau này.

Bài viết trên là những chia sẻ về cách dạy con của người Nhật thông minh, tự lập đáng học hỏi. Hãy liên hệ với Sakura Montessori để cập nhật thêm nhiều phương pháp nuôi dạy trẻ, giáo dục sớm giúp trẻ phát triển toàn diện nhất trong những năm đầu đời.

Tải tài liệu

  • Tải tài liệu ngay!
  • Họ và tên ba mẹ
  • Số điện thoại liên hệ
  • Email